Hôm nay,  

Hoa Kỳ và TQ Tiến Gần Nhau Trong Sự Đảo Ngược Chính Sách

15/02/201700:00:00(Xem: 4988)

Dịch giả: Trần Văn Minh

Trump cam kết sẽ tôn trọng chính sách lâu đời không công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cam kết tôn trọng một thỏa thuận lâu đời rằng Hoa Kỳ sẽ không công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao trong một cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình vào cuối ngày thứ Năm.

Feb. 11, 2017

Quyết định rút lại lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump về việc hủy bỏ yếu tố nền tảng trong quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc đã được thực hiện trước cuộc gọi điện thoại đến Tập Cận Bình của phía bên kia trong tuần này, một phần trong động thái hướng tới tính liên tục trong cách tiếp cận của Washington đối với Châu Á.

Một viên chức cao cấp Mỹ nói, ông Trump và ông Tập nói chuyện điện thoại chưa đầy 5 phút vào đêm thứ Năm khi lời đe dọa của tân chính quyền muốn xé bỏ thỏa thuận lâu đời của Mỹ với Trung Quốc trong việc từ khước công nhận ngoại giao với Đài Loan được bỏ qua một bên.

Ông Tập nói với ông Trump trong một cuộc trao đổi được ghi lại, “Tôi muốn ông duy trì” chính sách Một Trung Quốc.

Viên chức đó nói, ông Trump trả lời, “Thể theo sự yêu cầu của ông, tôi sẽ làm điều đó”.

Ông Trump vừa từ bữa cơm tối với nhà tài trợ Cộng hòa Sheldon Adelson, Ngoại trưởng Rex Tillerson và bà Nikki Haley, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc.

Các viên chức Nhà Trắng từ chối không cho biết ông Trump đã nhận được điều gì khi xuống nước về chính sách Một Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lu Kang, không trực tiếp đề cập đến câu hỏi liệu Trung Quố phải có bước nhượng bộ nào để đáp lại.

Đối với ông Trump, sự việc này đánh dấu một bước tháo lui đáng kể, nhưng cũng đưa tới một cơ hội để tiếp tục đẩy mạnh các cuộc đàm phán về các vấn đề kinh tế và an ninh, rất quan trọng đối với chính sách của ông trong khu vực.

Viên chức cao cấp nói, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc thảo luận dài 45 phút về các vấn đề khác nhau, từ thương mại đến đời sống cá nhân, vợ chồng và gia đình.

Viên chức này nói, “Thực sự là một cơ hội để bảo đảm mối quan hệ với Trung Quốc được thiết lập lại”.

Đây cũng là một cơ hội để ông Trump nói chuyện trực tiếp với ông Tập. Đội ngũ nhân viên Nhà Trắng đã làm việc trong nhiều ngày để sắp xếp cuộc gọi, xảy ra nhiều tuần sau cuộc trò chuyện vào tháng Mười Hai của ông Trump với tổng thống Đài Loan, một cuộc gọi đã phá vỡ nghi thức ngoại giao của nhiều thập niên mà Hoa Kỳ đã đồng ý không công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao.

Đối với ông Tập Cận Bình, thời điểm này phản ánh phương thức chờ đợi của Trung Quốc đối với tân tổng thống Hoa Kỳ mang lại kết quả. Bắc Kinh đã nói rõ với chính quyền Trump rằng sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với chính sách Một Trung Quốc là điều kiện tiên quyết bất khả xâm phạm đối với mối quan hệ.

Bắc Kinh ca ngợi sự thay đổi của ông Trump về chính sách Một Trung Quốc. Ông Tập bày tỏ sự trân trọng trong suốt cuộc gọi, theo thông tấn xã nhà nước Tân Hoa Xã. Một viên chức cao cấp Mỹ cho biết ông Tập đã dành thời gian để khen ngợi ông Trump trong việc thắng cử, là điều tổng thống trân trọng.

Đối với ông Trump, đây là một phần của một thông điệp lớn hơn cho khu vực [Châu Á] trong tuần này và một ngày trước cuộc họp ở Nhà Trắng với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào thứ Sáu.

Sau cuộc họp tại phòng Bầu dục với ông Abe, ông Trump, tại một cuộc họp báo, đã trấn an Nhật Bản và các nước Châu Á-Thái Bình Dương khác rằng ông sẽ không hủy bỏ chính sách đối ngoại nhiều thập niên của Mỹ bằng cách giảm bớt sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực. Đồng minh lo sợ ông sẽ làm như vậy sau khi ông đặt câu hỏi về sự củng cố lực lượng và gợi ý trong chiến dịch của ông rằng các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc nên trang bị vũ khí hạt nhân.

“Chúng tôi cam kết đối với an ninh và tất cả các khu vực dưới sự kiểm soát hành chính của Nhật Bản và tăng cường hơn nữa liên minh rất quan trọng của chúng tôi”, ông Trump cho biết tại một cuộc họp báo chung với ông Abe. “Liên minh Mỹ - Nhật là nền tảng của hòa bình và ổn định ở khu vực Thái Bình Dương”.

Ông ta nói, cuộc trò chuyện với ông Tập và mối quan hệ gần gũi của Hoa Kỳ với Trung Quốc sẽ có lợi cho Nhật Bản.

Ông Trump nói về cuộc điện đàm với ông Tập, “Đó là một cuộc trò chuyện rất thân mật. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang ở trên tiến trình rất thân thiện với nhau. Tôi tin rằng tất cả sẽ suôn sẻ với mọi nước, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và tất cả các nước trong khu vực”.

Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng sự thay đổi trong ngôn ngữ của ông Trump là chuyện đương nhiên.

Zhang Ruizhuang, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nankai ở Thiên Tân cho biết, “Một số điều bạn không cần phải hấp tấp đáp trả bằng phương thức ăn miếng trả miếng. Thay vào đó, cho ông ta một thời gian, và để cho ông ta từ từ tự mình nhận ra sự việc”.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát đã phải thất vọng.

“Tôi đoán tôi luôn biết Tổng thống Trump cuối cùng sẽ tái khẳng định chính sách Một Trung Quốc của chúng tôi, nhưng tôi hy vọng ít nhất là có một cuộc thảo luận cởi mở, thẳng thắn hơn về nguồn gốc và tính thích đáng liên tục của chính sách này trước khi làm như vậy," Sean King, một chuyên gia về Châu Á và phó giám đốc cao cấp của công ty tư vấn Park Strategies nói.

Ông King nói sự đảo ngược sẽ gây tổn thương cho Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.

Cuộc điện đàm giữa ông Trump và bà Thái đã làm dấy lên cả sự vui mừng lẫn lo lắng ở Đài Loan, bao gồm nỗi lo ngại rằng hòn đảo này có thể trở thành một con cờ trong quan hệ Hoa Kỳ -Trung Quốc. Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai kể từ khi Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch thiết lập một chính quyền ở đó vào năm 1949, sau nhiều năm nội chiến.

Thỏa thuận duy trì chính sách Một Trung Quốc của ông Trump đánh dấu một trong hàng loạt quan điểm về Châu Á mà ông lui bước kể từ khi nhậm chức. Ông đã gạt cuộc điện đàm với bà Thái sang một bên cho rằng không có gì quan trọng, và cam kết sẽ sử dụng chính sách Một Trung Quốc như đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề an ninh và kinh tế gây tranh cãi.

Trump cũng đe dọa trong suốt chiến dịch tranh cử rằng sẽ áp đặt thuế thương mại 45% lên hàng hóa Trung Quốc và hứa sẽ tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ vào ngày đầu tiên nhậm chức.

Nhưng ông đã rút lại lời cam kết, nói với The Wall Street Journal trong một cuộc phỏng vấn trước khi nhậm chức hồi tháng trước rằng ông muốn nói chuyện với Trung Quốc trước.

Hôm thứ Sáu, ông Trump hứa chẳng bao lâu sẽ có "một sân chơi bình đẳng" về định giá tiền tệ khi được hỏi liệu ông sẽ tiếp tục gây áp lực lên các nhà lãnh đạo Trung Quốc về các hành động hạ giá đồng tiền của họ trong quá khứ.

Ông Trump nói không cần suy nghĩ, “Đó là cách duy nhất mà bạn có thể cạnh tranh công bằng trong thương mại và những thứ khác”.

Một viên chức cao cấp của Mỹ cho biết vấn đề này đã được nêu lên trong cuộc điện đàm trong bối cảnh các vấn đề kinh tế, nhưng không phải là một điểm quan trọng trong cuộc thảo luận.

David Lampton, một giáo sư tại khoa Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp của trường Đại học Johns Hopkins, cho biết Trung Quốc có thể sẵn sàng làm một vài điều để cố gắng đưa mối quan hệ theo hướng tích cực hơn, chẳng hạn như gia tăng áp lực đối với Bắc Triều Tiên về mối đe dọa hạt nhân hay khởi sự đàm phán về một hiệp ước đầu tư song phương.

Ông nói, “Nếu tôi là Trung Quốc, tôi sẽ hoan nghênh các tuyên bố gần đây, nhưng tôi sẽ không xem thường chúng. Điều này có thể mở ra khả năng cho sự tiến bộ chừng mực ở những lãnh vực khác, nhưng về lâu dài, chính sách này có thể được điều chỉnh khi hai nước tương tác với nhau”.

Eswar Prasad, một cựu chuyên gia Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế và một giáo sư tại Đại học Cornell, cho biết động thái này có thể có tác dụng bổ ích cho doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Ông Prasad nói, “Chuyện này làm dịu bớt những căng thẳng chính trị cũng như kinh tế, là những điều chắc chắn gắn bó với nhau trong môi trường này”.

Trong những ngày gần đây, chính quyền Trump đã tìm cách làm rõ cách tiếp cận với Châu Á. Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã có chuyến thăm đến các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản để trấn an họ rằng Mỹ có kế hoạch tiếp tục đóng quân ở cả hai nước, theo sau đề xuất của ông Trump rằng sự hiện diện của [quân đội Mỹ] – đóng vai trò thành lũy chống lại sự xâm lấn quân sự của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng – quá tốn kém cho Mỹ.

Tương tự như vậy, trước khi được phê chuẩn chức vụ Bộ Trưởng Ngoại giao của Trump, Rex Tillerson lặp lại tuyên bố trước đó rằng Mỹ có thể ngăn chặn sự tiếp cập của Trung Quốc đến các hòn đảo mà họ đã xây dựng ở Biển Đông, nói rằng Mỹ “có thể” hạn chế sự tiếp cận đó, nếu một biến cố bất ngờ xảy ra.

Trong câu trả lời bằng văn bản cung cấp cho Thượng viện, ông Tillerson cũng cho biết ông có ý định tôn trọng chính sách "Một Trung Quốc", nói rằng Đài Loan "không nên được đối xử như một con bài để thương lượng."

Ông Tillerson đã có mặt trong cuộc điện đàm hôm thứ Năm.

Bài viết này với sự góp sức của Kersten Zhang, Josh Chin, Felicia Schwartz và Damian Paletta.

Write to Carol E. Lee at carol.lee@wsj.com and Te-Ping Chen at te-ping.chen@wsj.com

https://www.wsj.com/articles/beijings-patience-pays-off-with-trumps-reaffirmation-of-one-china-policy-1486737397

Ý kiến bạn đọc
15/02/201719:01:17
Khách
Tháng trước, tưởng rồng Tập cận Bình sẽ kinh hãi voi Trump mà cuốn gói rút khỏi biển Đông, ai dè nay voi già Trump lại co vòi quỵ gối trước rồng Tập cận Bình !

Gõ bể bàn phím mà các Việt fans cũng không làm cho voi già Trump ngó mắt thương hại Việt nam mà đuổi giùm giặc Tàu ra khỏi biển Đông !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.