Hôm nay,  

Bài chia sẻ của nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tại Việt Nam ngày 30-01-2017

03/02/201706:23:00(Xem: 4960)

Bài chia sẻ của nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ
tại Việt Nam ngày 30-01-2017
do Huynh Trưởng Nghĩa Sinh chuyển ngữ Anh Việt
 

BBT - Sau đây là nội dung bài chia sẻ của Đức Tổng Giám Mục Joseph E. Kurtz, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ tại Việt Nam ngày 30-01-2017 (nhằm ngày mồng 3 Tết Đinh Dậu) trong thánh lễ đầu Xuân Đinh Dậu. Thánh lễ do Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ sự và Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên đồng tế. Thánh lễ được tổ chức tại Trung tâm Hành hương Thánh Antôn với sự tham dự của gần 25 ngàn giáo dân và lương dân.

Bài chia sẻ lời Chúa của Đức Tổng Giám Mục đã được Huynh Trưởng Nghĩa Sinh chuyển ngữ (từ Anh ngữ qua Việt ngữ).

 
blank 

Tôi hân hoan gởi lời chào mừng nồng nhiệt nhất tới cộng đoàn dân Chúa Giáo Phận Vinh, đại diện cho trên 540 ngàn người Công Giáo thuộc một giáo phận rộng lớn, bao gồm 3 tỉnh của Việt Nam là Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Tôi xin đặc biệt cảm ơn Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, đã có lời chào mừng và chúc lành cho tôi trong ngày mồng 3 Tết.

Tôi cũng xin có lời cám ơn Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, nguyên Giám Mục GP Vinh; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Giám mục Phụ tá; Linh mục Đoàn Giáo Phận Vinh; quý Tu sĩ nam nữ; các Chủng sinh; cùng toàn thể anh chị em. Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả quý vị và quý quyến!

Thật là một niềm vui lớn lao cho tôi được chào đón tất cả quý vị đến tham dự thánh lễ và cầu xin Chúa ban phước lành cho chúng ta. Là một người Công giáo, khi nói “Xin Chúa chúc lành cho anh chị em,” tôi có ý nhấn mạnh rằng, tôi chúc anh chị em những điều tốt đẹp nhất.

Trong buổi cử hành mang đậm văn hóa truyền thống như Tết nguyên đán của anh chị em, lời nguyện xin ơn trên ban phước lành đã có từ ngàn xưa, như mong ước mùa màng cây quả tốt tươi và phong phú trong năm mới, mong rằng mọi người sẽ được sống trong hòa bình và thuận hảo, mong muốn tất cả sẽ phát triển trong trưởng thành - không chỉ tìm kiếm lợi ích của riêng mình, mà là lợi ích của tất cả - lợi ích chung.

Khi tôi xin Chúa là nguồn gốc của ơn phúc, tôi xin nhiều hơn. Lời nguyện xin của tôi không chỉ là một mong ước, mà còn là một lời khẩn cầu một quà tặng. Tôi khiêm tốn nài xin Chúa ở lại với anh chị em và với tôi, và xin Người cung cấp cho chúng ta những gì cần thiết cho những lời cầu nguyện, như: cho mùa màng bội thu trong năm mới; cho an bình và hòa thuận; cho lợi ích của mỗi cá nhân và mỗi gia đình; cho sự tôn trọng nhau để cùng phát triển.

Tôi đến từ Hoa Kỳ; từ bang Kentucky và từ thành phố Louisville, nơi tôi trách nhiệm Tổng Giáo Phận Louisville – một giáo phận được thành lập năm 1808, cách nay 209 với hơn 200 ngàn giáo dân Công giáo.

Tôi đến đây với lòng nhiệt thành và niềm vui lớn lao. Tôi mang những lời cầu nguyện của rất nhiều gia đình người Việt đã chọn Hoa Kỳ là quê hương mới, nhưng trong lòng họ vẫn tràn đầy sự trìu mến, nhớ thương quê cha đất tổ của họ, gia đình họ và những người thân yêu của họ tại Việt Nam. Và hôm nay, tôi và Cha Antôn vinh hạnh mang lời chào mừng của họ đến với anh chị em ở đây.

Tôi đến thăm anh chị em với tư cách là nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ và mang theo lời chào mừng và sự hiệp nhất với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Chúng tôi cũng đến VN trong sự hiệp thông - trong niềm VUI MỪNG để cùng anh chị em bắt đầu năm mới âm lịch, và với lòng TRI ÂN để cùng anh chị em cảm tạ ơn Chúa.

Các bài đọc Thánh Kinh hướng dẫn chúng ta trong thánh lễ. Đầu tiên từ Sách Sáng Thế, chúng ta suy niệm về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Chúng ta nghe Chúa nói với người đàn ông đầu tiên với 2 lệnh truyền là “Hãy nuôi dưỡng và chăm sóc” trái đất.

Hôm nay chúng ta nguyện xin Chúa cho chúng ta có thể làm cả hai việc Chúa muốn. Chúng ta tìm cơ hội để vun trồng trái đất - sử dụng tất cả những biệt tài và khả năng của chúng ta trong công việc hàng ngày. Việc vun trồng trái đất này sẽ giúp tất cả chúng ta thịnh vượng phát triển, giúp đỡ lẫn nhau, giúp cho mỗi gia đình, và cho những người nghèo túng đang cần đến lòng hảo tâm của chúng ta. Chúng ta vun trồng cho trái đất, và đồng thời chúng ta cũng chăm sóc cho trái đất.

Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thông điệp Laudato Si – Ngợi khen Chúa, đã nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta cần xây dựng một hệ sinh thái cho con người: trong đó chúng ta vừa chăm sóc cho công trình tạo dựng của Thiên Chúa, nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta và đồng thời chăm sóc cho những người sinh sống trên trái đất này. Với Adam và Eva, chúng ta cam kết vừa vun trồng và vừa chăm sóc cho trái đất.

Bài đọc 2, trích thư thứ 2 của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, kêu gọi chúng ta bước xa hơn một bước: chúng ta phải luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Đấng “... làm cho mọi ân sủng trở nên dồi dào.” Và chúng ta sẽ biết rằng chúng ta đang cảm tạ Thiên Chúa đúng khi chúng ta nhìn thấy trong lòng chúng ta những dấu hiệu rõ ràng của sự tạ ơn. Dấu hiệu này là một trái tim quảng đại.

Thánh Phaolô đã cảm ơn các Kitô hữu Côrintô vì lòng biết ơn của họ làm cho họ quảng đại với nhau. Người nói, “Chúng tôi đang làm phong phú lòng quảng đại của anh chị em.” Trong năm mới này, xin cho tâm hồn chúng ta được đầy tràn lòng quảng đại.

Tin Mừng hôm nay cho chúng ta những lời thực sự quen thuộc của kinh “Lạy Cha” - lời cầu nguyện đặc biệt mà chính Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ. Anh chị em đã thuộc lời kinh nầy. Anh chị em đã cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha lúc còn trẻ. Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.

Chúng ta được biết rằng trong sa mạc, dân Chúa chọn được ăn manna mỗi ngày. Tuy nhiên, họ chỉ có thể thu thập đủ cho mỗi ngày. Họ không thể tham lam, nhưng việc thu thập dạy họ chia sẻ với nhau và cùng nhau cầu nguyện cho lương thực hàng ngày. Chúng ta muốn có món quà đó.

Cuối cùng, lời cầu nguyện của Chúa nhắc nhở chúng ta tha thứ cho nhau như chúng ta cũng xin Chúa tha thứ cho chúng ta. Thánh lễ tân niên hôm nay sẽ không trọn vẹn nếu chúng ta vẫn còn mang trong lòng sự oán giận và tổn thương. Không, ngày đầu năm mới là một thời gian để gạt ra một bên những oán giận và tổn thương nầy – hãy tìm cơ hội để tha thứ, bắt đầu từ năm nay, với trái tim ngay lành và tinh khiết, chỉ với ước mong được phục vụ một cách vị tha.

Có rất nhiều người Việt tốt lành đã phải đối diện với những khổ đau...


Xin mời đọc tiếp:  http://www.nghiasinh.org/?mode=new_nd&stt=1088


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.