Hôm nay,  

Quê Nhà Quê Người_ Biết Đâu Nguồn Cội

02/02/201708:40:00(Xem: 6131)

QUÊ NHÀ QUÊ NGƯỜI_ BIẾT ĐÂU NGUỒN CỘI

 

Lưu Na

 

Tháng giêng, đầu năm Tây cuối năm Ta, tôi đi về tất bật trong mưa dầm gió giật, trong cái buồn lạnh của đất trời.  Mưa ròng rã lê thê, có những việc cần mà phải hoãn vì không thể hoàn tất, chôn chân ở nhà mà lòng vẫn vui vẫn mừng vì thấy được mưa.  Mưa, những năm đầu đến ở đất này trời cũng có những ngày mưa dai dẳng cả tuần lễ như năm nay.  Những cơn mưa năm ấy đã là sự cứu rỗi cho kẻ lưu lạc bơ vơ trên xứ người, bởi đó là những lúc tôi tìm được quê nhà như Trần Trung Quân nói: “ở đâu cũng đất cũng trời thế gian.”  Tôi đã qua bao cơn mưa nơi xứ người?  Mối hận lòng bị bứt rời khỏi quê hương có bao giờ phai lạt?  Gẫm lại, năm tháng tôi sống nơi đất này đã gần gấp đôi tuổi trẻ với quê hương.  Tôi đã thôi buồn trước những cơn mưa dẫu quê nhà vẫn là hình ảnh ray rứt hoài trong buồng tim khối óc.  Tôi có còn là một người dân Việt?
 

Câu hỏi nảy sinh khi đọc những dòng chữ của Trương Vấn:

Mỗi khi nghĩ và nhớ về buổi chiều Sài gòn với những cơn mưa bất chợt, tôi lại bùi ngùi tội nghiệp cho những người trẻ Việt Nam ở Hải Ngoại.  Họ không có một thành phố của riêng mình, với những quán xá hò hẹn, những con đường bụi bậm đứng chờ nhau mong cho trời đừng đổ mưa để không ướt áo, hay buổi trưa hè chở nhau trên những chiếc xe đạp cũ kỹ, dừng lại bên đường cùng nhau uống chung ly nước mía. (Trương Vấn, Quê Nhà Quê Người, trang 23).

 Câu nói tóm gọn cả một thời niên thiếu của tôi, cả một quê nhà của tôi khi bước chân đi.
 
blank

Tôi rời nhà xa quê năm hai mươi tuổi.  Đủ để biết mùi chiến tranh phân cách khổ đau, đủ để có tí tình còm mà thương mà nhớ, có nụ hôn dưới mưa và những lãng mạn ngu xuẩn ngọt ngào làm kỷ niệm cho tuổi vào thu.  Nhưng quê nhà của tôi chỉ có vậy, không đầy ắp những hệ lụy và hạnh phúc như của bậc đàn anh, và nỗi đau bị bứt lìa quê hương cũng không đắng chát như những dòng hoài niệm của Trương Vấn.
 

Quê nhà của tôi ngoài những dòng đã trích cũng chỉ là những kỷ niệm học trò, những trang sách vàng ố, những buổi lang thang tìm mua sách vỉa hè khi những cuốn báo còn được kẹp bằng những cái kẹp gỗ trên dây thép như thể người ta phơi áo quần, những bi kịch mà tôi may mắn chỉ chứng kiến bên lề chứ không là nạn nhân khổ lụy.  May mắn hay đáng tội nghiệp như Trương Vấn băn khoăn? 
 

Trương Vấn khơi cho tôi nhìn lại mình những năm tháng trẻ nơi xứ người.  Ở đâu cũng đất cũng trời thế gian, dẫu không có thành phố con đường quán xá của riêng mình, tuổi trẻ xứ người của tôi vẫn đầy ắp những gian nan và hạnh phúc, rất riêng, bởi lãng mạn không là của riêng một xã hội một vùng đất một sắc dân, và lãng mạn là điều bất chợt khởi lên tự mảnh đất mình đang sống tự hoàn cảnh mình đang đeo mang, không có gì cụ thể để phân định ngoài cái lòng bồng bột.  Những mối tình của tôi là những mối tình mưa với những người trai cùng huyết thống cùng mang một nỗi đau buồn, không có vỉa hè quán nước đường bụi thì có những đêm biển lạnh căm bên vòng lửa nhảy múa lắt lay, không có tà áo quấn quít bên vòng bánh xe đạp cũ thì có những tấm áo khoác dầy cộm ấp ủ hai tấm thân gầy dưới bóng mưa đêm, không có quê nhà ba mươi năm trở lại thì cũng vẫn đau lòng bắt gặp người xưa nơi góc phố, quán hàng…  Cùng với những mảnh hồn phiêu bạt, chúng tôi, những đứa trẻ bị đẩy ra khỏi quê hương không có cái lãng mạn dại dột xuống đường của Trương Vấn, nhưng có những đêm dài lăn tìm con chữ, níu những tiếng những lời của quê mẹ mong trường tồn một dòng giống lưu truyền một quê hương dù chỉ còn trong tâm tưởng, không lãng mạn lắm sao.


 

Bởi chính nơi con chữ lưu vong xứ người tôi biết rõ một quê hương, biết thương biết hận cho những gì đã mất.  Tôi biết cảm kích những người chiến sĩ vô danh đã bỏ mình cho tôi, trong âm thầm quên lãng, tôi biết kính trọng và thương, thương những người “đã cởi bộ quân phục mặc trên người, đủ bình tĩnh để xếp chúng lại thật ngay ngắn phẳng phiu, cẩn thận cột giây đôi giầy trận theo đúng quy cách quân trường, rồi đặt chúng nằm cạnh bộ quân phục,”...  “còn nhớ cái bóng của mình đã đứng thật nghiêm, bàn tay trái nắm chặt để ngón cái chạy xuôi theo đùi chân trái, tay phải đưa lên ngang tầm mắt, thật dõng dạc chào một lần cuối những thứ vừa cởi bỏ trên người ở chân cầu Bến Lức khi giọt nắng cuối cùng vừa biến mất…” (Trang 63).  Họ là Hoàng Diệu, là Nguyễn Thái Học, là lịch sử, mà chính nơi tuổi trẻ xứ người tôi mới có cơ hội để biết.  Tôi đã nên người, bằng văn hóa nhân bản xứ tạm dung, thứ văn hóa hội nhập và dung chứa, để dẫu không còn là con dân đất Việt tôi vẫn là người Việt nhờ những dòng lịch sử của đất nước mà tôi học được nơi đất này.  Có để làm gì đâu, có được gì đâu hơn là một nỗi ngậm ngùi.  Nhưng ở nơi mất gốc mà tuổi trẻ xứ người tôi đã tìm được bản sắc của mình, để như cây tre dẫu tách muôn ngàn gốc phân bủa khắp nơi trên mặt đất đều cùng lúc nở hoa khi tới kỳ và cùng với những lưu dân Việt khi nhắm mắt tôi vẫn nhớ về đất mẹ.  Tuổi trẻ xứ người đã biến tôi thành một sắc dân pha giống, cung cách suy nghĩ của người Mỹ mà lòng tràn đầy một quê hương đã mất, rất buồn, nhưng cũng như Trương Vấn, tôi không quên cội nguồn – mà giờ đây biết đâu nguồn cội?
 blank

 
Bởi quê nhà khi tôi về lại không còn là một quê nhà chậm rãi bạc phai.  Sắc màu và sự xa hoa quay tít chung quanh xóa nhòa quê cũ, tôi chỉ tìm thấy quê nhà nơi những buổi trưa chậm rầu của những bóng hình đơn lẻ, ăn chén cơm buồn trong thinh lặng giữa bốn bức tường xi măng cốt sắt của nhà cửa thời thoát xác.  Tôi lạc trên quê hương mình như Từ Thức lạc trần.  Dẫu canh cánh bên lòng mảnh đất quê hương, tôi không dám hay đúng hơn là không muốn, như Trương Vấn, gửi nắm xương tàn nơi đất mẹ, nơi quê nhà, dẫu nơi tôi sống vẫn chỉ là đất quê người.
 

Đất quê người, chính mảnh đất ấy đã khiến tôi chăm chú giữ gìn chút truyền thống.  Những năm tháng ấy tôi phải nửa đêm tấn vào người năm ba lớp áo, bó con trai như bó giò, vặn vẹo với từng cơn gió thốc mà đến chùa đêm ba mươi để thắp một nén nhang bứt một trái quít mang về để trên bàn thờ cho ngày mới.  Có khác gì đâu với cảnh anh dẫn vợ con vượt năm trăm dặm đường mang về một đóa quỳnh, mang về một hình ảnh một kỷ niệm của quê hương.  Khi các con gái anh đặt chân lên mảnh đất quê mẹ, con trai tôi đã quanh lại hỏi tôi cái kỷ niệm đi chùa đêm ba mươi của năm xưa _ để nó dẫn bạn gái làm một cuộc hành hương.  Tôi có thể gọi mảnh đất đã cho tôi sống cuộc sống cũ là đất quê người?
 

Chúng ta, dẫu đã phân trăm nhánh trăm dòng, vẫn mỗi người mang một mảnh hồn quê mà gieo mà trồng trên xứ lạ, và dẫu vẫn cùng mang một niềm khắc khoải về quê nhà, lại không cùng một cảm nghĩ về quê người.  Ai đó đã nói, “ngoảnh lại không còn biết đâu là quê nhà…,”  đọc Quê Nhà Quê Người của Trương Vấn chợt thấm thía cái điều “trong cõi riêng buồn thấy lại ta.” (Mai Thảo).

 

Lưu Na

02012017

 

 

 




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.