Hôm nay,  

Sắc lệnh di dân của ông Trump bị chống đối mãnh liệt

01/02/201717:02:00(Xem: 5471)

Sắc lệnh di dân của ông Trump bị chống đối mãnh liệt

(Bản tin tổng hợp từ nhiều nguồn Mỹ, Việt)

Ngày 1-2-2017

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hạn chế người tị nạn nhập cư đối với các công dân đến từ bảy quốc gia Hồi giáo. Ảnh: Reuters

Ngày 27-1-2917 Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hạn chế người tị nạn nhập cư đối với các công dân đến từ bảy quốc gia Hồi giáo. Ảnh: Reuters
 
Tân Tổng thống Donald Trump ngày 27/1 đã ký một sắc lệnh gây xôn xao dư luận, ra lệnh ngừng toàn bộ việc tiếp nhận người tị nạn trong 4 tháng và cấm công dân của 7 nước - gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen - nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày.

Lệnh cấm này được xem là quyết định tuyệt mật trong nhóm kín của ông Trump, chỉ tung ra vào giờ chót khiến các cơ quan di trú không kịp trở tay và gây ra hỗn loạn trại các cửa khẩu quốc tế đối với người nhập cư, và cả di dân đã là thường trú nhân tại Hoa Kỳ, những nhân viên đã chấp nhận nguy hiểm để hoạt động giúp chính phủ Hoa Kỳ lâu năm ...

Sắc lệnh đã bị cộng đồng quốc tế và Hoa Kỳ lên án là vô nhân đạo, kỳ thị tôn giáo, chống lại truyền thống Hoa Kỳ là một quốc gia thành lập và xây dựng bởi di dân, tạo cơ hội tuyên truyền cho những phần tử cực đoan và khủng bố, đem đến nguy cơ cho Hoa Kỳ hơn là bảo vệ công dân Mỹ như ông Trump đã rêu rao.

Sắc lệnh bị người dân biểu tình chống đối khắp Hoa Kỳ và thế giới

Người dân Hoa Kỳ - đủ mọi thành phần và sắc tộc – đã biểu tình khắp nước từ ngay sau hôm sắc lệnh được ban hành (27-1-2017) kéo dài cho đến hôm nay (ngày 1-2-2017).

Các cuộc biểu tình bắt đầu ở các phi trường, nơi những người từ 7 quốc gia Hồi giáo bị cấm đã bị giữ lại, dù có người là thường trú nhân Hoa Kỳ, tức đã có thẻ xanh. Những ngày sau đó, đám đông chống đối đã tụ tập ở cạnh Tòa Bạch Ốc, trước các tòa nhà quốc hội tiểu bang và các tòa án, ủng hộ cho các cuộc khởi kiện sắc lệnh này ra tòa trên căn bản phi pháp và vi hiến.



Người biểu tình phản đối sắc lệnh của ông Trump tại sân bay OHare, Chicago. Ảnh: Reuters

Người biểu tình phản đối sắc lệnh của ông Trump tại sân bay O'Hare, Chicago. Ảnh: Reuters


Quy mô biểu tình tại mỗi địa điểm ở Mỹ được cho là đến hàng nghìn người. Ảnh: Reuters.

Quy mô biểu tình tại mỗi địa điểm ở Mỹ được cho là đến hàng nghìn người. Ảnh: Reuters.
 

Sắc lệnh phi nhân, phi lý và vi hiến – đang bị kiện tại nhiều tòa án

Các nhóm nhân quyền nói rằng sắc lệnh của ông Trump nhắm vào người Hồi giáo vì tín ngưỡng của họ. Thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy chưa có người tị nạn nào bị kết án về các tội danh liên quan tới khủng bố. Các vụ tấn công gần đây nhất tại Mỹ là do các công dân Mỹ hoặc các công dân từ các quốc gia không thuộc nhóm 7 nước trên gây ra.

Khi công bố sắc lệnh, ông Trump viện dẫn loạt tấn công khủng bố 11/9/2001. Nhưng không kẻ nào trong 19 tên không tặc thực hiện các vụ tấn công xuất thân từ các quốc gia có tên trong nhóm 7 nước. Các phần tử khủng bố này tới từ Ả-rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Ai Cập và Li-băng.

Những người chỉ trích cũng nói rằng danh sách 7 nước của ông Trump chủ yếu bao gồm các quốc gia nghèo, bị tàn phá bởi chiến tranh. Riêng các quốc gia có khủng bố tấn công Hoa Kỳ, nhưng lại không nằm trong danh sách cấm là bởi vì ông Trump có thương vụ tại các quốc gia này.

Theo trang news.com.au ngày 30-1, năm 2015, ông Trump đăng ký 8 công ty kinh doanh khách sạn tại Ả Rập Saudi. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông đứng tên 2 tòa tháp đắt tiền. Còn tại Ai Cập, ông Trump có hai công ty. Ở UEA, ông có công việc làm ăn tại hai sân golf.

Theo Reuters, thẩm phán một số tiểu bang, trong đó có New York, đã ra phán quyết tạm thời, ngăn cơ quan chính phủ trục xuất những công dân đến từ bảy nước bị cấm nhập cảnh vào Mỹ, nhưng có thị thực hợp lệ và tới Mỹ trước khi lệnh cấm của ông Trump có hiệu lực.

Cuộc chiến pháp lý đối với lệnh cấm của ông Trump còn dấy lên các câu hỏi về thẩm quyền của Tổng thống đối với việc kiểm soát biên giới Mỹ, và liệu chính sách nhập cư mới này có nhằm chống lại người Hồi giáo một cách vi hiến hay không.

Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Washington Bob Ferguson đã đệ đơn kiện sắc lệnh hạn chế người tị nạn của Tổng thống Donald Trump, tuyên bố lệnh này phi pháp và vi hiến. Đồng thời, lệnh cấm này còn làm tổn thương tới các gia đình người Mỹ, và làm phương hại tới lợi ích tối thượng của bang Washington – một nơi vốn được coi là luôn chào đón người nhập cư và tị nạn.

Trong cuộc họp báo hôm 30/1, ông Ferguson nói: “Không ai được đứng trên pháp luật, kể cả Tổng thống. Tại toà, mọi việc đều phải tuân theo Hiến pháp”.

Thành phố San Francisco, California, hôm 31-1 đã nộp đơn kiện Tổng thống Donald Trump về lệnh ngừng cấp tài chính vì thành phố này bảo vệ người nhập cư. Hằng trăm thị trưởng, chính giới và các trường đại học khắp nơi cũng đã lên tiếng biến thành phố hay quân hạt, campus của mình thành nơi lánh nạn cho những cư dân không có giấy phép cư trú.

Tính đến ngày 30-1-2017, 16 bộ trưởng Tư pháp của các tiểu bang trên toàn nước Mỹ đã có tuyên bố chung phản đối lệnh cấm nhập cư vào Mỹ của ông Trump

Chống đối và lo ngại gia tăng trên toàn cầu

Le Monde nhận định sắc lệnh chống nhập cư của Trump đã làm gia tăng lo ngại trên toàn cầu. Thủ tướng Anh Theresa May,Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đều lên tiếng chỉ trích sắc lệnh vô lý của Tổng thống Trump, cảnh báo người đồng nhiệm Mỹ chống lại “chủ nghĩa cô lập” và kêu gọi “sự tôn trọng” nguyên tắc “tiếp nhận người tị nạn” dựa trên nền tảng dân chủ.

Thủ tướng Canada viết trên Twitter: “Với những người đang chạy trốn khỏi các cuộc đàn áp, khủng bố và chiến tranh, hãy nhớ rằng Canada sẽ chào đón bạn bất kể niềm tin tôn giáo của bạn.”

Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) kêu gọi ông Donald Trump duy trì tiếp nhận những người chạy trốn chiến tranh và khủng bố.

Sáng 28/1, Iran ban hành một tuyên bố gọi sắc lệnh của Trump là “một sự xúc phạm trắng trợn đến thế giới Hồi giáo,” và là “một món quà tuyệt vời cho những kẻ cực đoan và các nhà tài trợ của chúng.”

Dù không nằm trong danh sách nhưng Indonesia, đất nước Hồi giáo lớn nhất thế giới, cũng bày tỏ sự chống đối quyết định này. Các công dân của họ tại Mỹ được cảnh báo đề cao cảnh giác và liên lạc với lãnh sự quán gần nhất nếu có điều gì xảy ra với họ sau khi lệnh cấm được ban hành.

Anh: Biểu tình rầm rộ chống đón tiếp tổng thống Trump

31-01-2017 Sửa đổi ngày 31-01-2017 17:35

media

Biểu tình trước dinh thủ tướng Anh phản đối sắc lệnh giới hạn nhập cư vào Mỹ, Luân Đôn, đêm 30/01/2017. BEN STANSALL / AFP
 

(RFI) Để phán đối sắc lệnh của tổng thống Trump đóng cửa Hoa Kỳ với công dân từ bảy nước đa số theo đạo Hồi, tối ngày 30/01/2017 cả chục ngàn người dân Anh đã biểu tình ở các thành phố lớn yêu cầu chính phủ hủy kế hoạch đón tiếp trọng thể TT Donald Trump.

Một bản kiến nghị cũng với mục tiêu tương tự đã thu thập được hơn 1,5 triệu chữ ký. Báo chí nước Anh ngày 31/01/2017 đưa lên trang nhất hình ảnh mà họ mô tả là khoảng 10.000 người tập trung ngay trước đường vào cổng nhà thủ tướng, chật kín con đường chính nối dài từ tòa nhà Quốc Hội đến Quảng trường Sư Tử. Mức độ mạnh mẽ trong phản ứng của dân chúng Anh thể hiện rõ nhất là những khẩu hiệu phản đối phân biệt chủng tộc và đối xử bất bình đẳng.

Kiến nghị từ phía dân chúng nói rõ tổng thống Donald Trump trong cương vị lãnh đạo chính thức của Hoa Kỳ cần được phép nhập cảnh nước Anh, nhưng không được mời theo nghi lễ trọng thể cấp quốc gia vì như vậy sẽ làm xấu mặt nữ hoàng Anh.

Đây là một thời khắc vô cùng khó xử không chỉ riêng cho thủ tướng Theresa May mà còn cho tất cả mọi thành viên trong chính phủ và cả Quốc Hội Anh.

Hàng trăm nhà ngoại giao Mỹ ký văn bản phản đối Trump

31/1/2017 |-  Hàng trăm nhà ngoại giao Mỹ ở nước ngoài cùng ký vào một tài liệu để chính thức phản đối lệnh cấm nhập cảnh của Trump, cho rằng điều này sẽ gây tổn hại tới đất nước.

Các nhà ngoại giao đồng tình rằng sắc lệnh của ông Trump sẽ không làm nước Mỹ an toàn hơn mà còn gửi thông điệp sai lầm tới thế giới Hồi giáo, làm xa lánh quan hệ với các nước đã hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết động thái của các nhà ngoại giao không phải là bất thường nhưng số lượng người cùng ký một tài liệu lớn như trên là chưa từng có tiền lệ. Theo luật của Bộ Ngoại giao Mỹ, các quan chức bị cấm tìm cách trả đũa những người tham gia ký giấy phản đối theo đúng quy trình. 

Nhưng Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sean Spicer đã thách thức: “Các nhà ngoại giao nên làm theo sắc lệnh hoặc rời khỏi nhiệm sở.”

Lãnh đạo các hãng công nghệ lớ phản đối lệnh cấm nhập cư của ông Trump

Lệnh cấm người tị nạn và nhập cư  từ 7 quốc gia của ông Trump đã tạo nên làn sóng phản ứng mạnh mẽ không chỉ từ người dân, mà hàng loạt các CEO của các hãng công nghệ lớn cũng đã lên tiếng chống đối; có người tuyên chiến bằng cách hứa sẽ dành công ăn việc làm cho di dân.

Các công ty lớn này bao gồm: Box, Lyft, Netflix, Salesforce, Bret Taylor, Slack, Uber, Y Combinator,  Airbnb, Apple, Google, Mozilla, Twitter, Tesla, FaceBook, Microsoft, Intel

CEO của Starbuck hứa sẽ dành 10,000 công việc cho di dân, như họ đã dành đặc quyền cho các cựu quân nhân Hoa Kỳ trước đây.

Nhân viên Google, Facebook, Apple cũng đang "nháo nhào" với sắc lệnh cấm nhập cư của ông Trump. Khoảng cách giữa chính quyền mới và các công ty công nghệ Mỹ đang ngày càng bị khoét sâu. Vốn tuyển dụng rất nhiều lao động nhập cư, các tập đoàn đến từ thung lũng Silicon đã ráo riết vận động hành lang để chính phủ nới lỏng các giới hạn về vấn đề nhập cư.

Ông Jeff Bezos, sáng lập viên kiêm tổng giám đốc công ty Amazon, cho hay công ty đang chuẩn bị hỗ trợ một đơn kiện của tiểu bang nhắm vào Tổng Thống Donald Trump và chính phủ Mỹ liên quan đến vấn đề di trú và người tị nạn.

Hai công ty khác ở tiểu bang Washington là Microsoft và Expedia cũng cho hay họ hỗ trợ đơn kiện này.

Trong khi đó, các nhân viên làm việc tại tổng hành dinh công ty Google ở thành phố Mountain View, California, trưa 30-1-2017 đã có cuộc bãi công để tham dự cuộc biểu tình phản đối sắc lệnh của Tổng Thống Trump,. Các cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra tại văn phòng Google trên khắp thế giới.

TT Trump sa thải Bộ trưởng Tư pháp vì chống lệnh cấm nhập cư

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/1 sa thải quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates vì bà đã ra lệnh cho cơ quan không chấp nhận sắc lệnh của ông Trump.
 

Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Sally Yates

Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Sally Yates
 

...“phản bội” lại cơ quan của mình, khi từ chối thực thi sắc lệnh “nhằm bảo vệ” người dân Mỹ.

Trong bức thư gửi các nhân viên hôm 30/1, Sally Yates nói bà có trách nhiệm đảm bảo quan điểm của bộ Tư pháp phù hợp với nghĩa vụ chính thức của cơ quan là luôn tìm kiếm công lý, bênh vực lẽ phải.

“Hiện tại, tôi không tin rằng việc bảo vệ sắc lệnh cấm nhập cảnh là phù hợp với những trách nhiệm này, tôi cũng không tin rằng mệnh lệnh này hợp pháp”, Washington Post dẫn nội dung trong lá thư của bà Yates.

Hành động của bà Yates được sự ủng hộ của các nhà hoạt động di dân và các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ. Nhưng chỉ 3 giờ sau đó, ông Trump đã ra lệnh sa thải bà, buộc bà tội “phản bội.”

Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ định bà Dana J. Boente, công tố viên của quận Đông Virginia, làm Bộ trưởng Tư pháp tạm thời cho đến khi có bộ trưởng mới.

Bà Sally Yates từng là thứ trưởng Tư pháp dưới thời Tổng thống Barack Obama, và trở thành quyền Bộ trưởng khi người tiền nhiệm Loretta Lynch rời vị trí. Bà được chính ông Trump lưu lại trong thời gian chờ đợi ứng viên bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions được chuẩn nhận từ Thượng viện Hoa Kỳ.




Ý kiến bạn đọc
05/02/201700:50:11
Khách
Phi Nhân chỗ nào???
Phi Hiến chỗ nào????
Ai chống đối ???
Người biểu tình là ai??? Thành phần nào ???
Truyền thông nào đưa tin??
quốc gia nào phản đối???
Ông có thấy không ???
hay chỉ coi báo tin tức truyền thông, ngồi lê đôi mách rồi phang ẩu
"nói có sách mách có chứng"
03/02/201702:14:58
Khách
Nếu vì nhân đạo xuống đường đòi cho di dân các nước hồi giáo vào Mỹ, vậy sao ngày xưa mấy ông Joe Biden, John kerry ... đã cấm cửa thuyền nhân VN mà mấy ông bà chính khách Mỹ hong ai thương dân Việt? trong khi dân Việt không quá khích hay khủng bố ở đâu cả ...
Quá đáng!
03/02/201702:14:51
Khách
Bài này không có tên tác giả. Tác giả là ai?

Trích dẫn từ "Khủng Hoảng Di Dân" của ông Nguyễn Xuân Nghĩa:

Sau 15 năm chiến tranh với một số lực lượng Hồi giáo, dân Mỹ có thể nghi ngờ và chính quyền có bổn phận canh chừng. Chính quyền Barack Obama đã có quyết định canh chừng đó khi nêu danh bảy nước Hồi giáo vào diện “đáng quan tâm”, countries of concern, để thanh lọc di dân. Đấy là bảy nước trong sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump. Tại sao khi đó truyền thông dòng chính không đả kích Obama tội kỳ thị Hồi giáo mà ngày nay người ta nhao nhao chửi ông Trump?
02/02/201721:24:54
Khách
Dân VN tị nạn sao sớm quên? Trí nhớ để đâu???
Tị nạn nằm ở đảo vì chính trị sau cuộc chiến chính đồng minh Mỹ tham gia, nhưng chúng ta phải chờ đợi để thanh lọc,. Có người phải chờ cả năm. Có người chờ đến mỏi mòn và có kể còn phải bỏ thây ở các trại tạm cư. Ngay cả quí vị HO cũng phải qua kiểm tra, thẩm vấn, khám sức khỏe, trị hết bệnh truyền nhiễm trước khi nhập vào HK quá trình có khi cả năm, hai năm, ba năm...
SAO BÂY GIỜ LẠI RA MẶT ỤNG HỘ DI DÂN HG VÀ CHỈ TRÍCH TT LÀM VIỆC VÌ DÂN. VÌ AN NINH CỦA TỪNG NGƯỜI CHÚNG TA??????????????
02/02/201721:09:03
Khách
Xin xem :
https://thanhnientudo.com/2017/02/01/20-dieu-ban-can-biet-ve-lenh-cam-nguoi-hoi-giao-cua-trump/?wref=tp

Ráng dùng đầu óc suy nghĩ trước khi lập lại những lời tuyên truyền láo của bọn DC quá khích .
02/02/201718:19:48
Khách
Theo các luật gia, Tổng Thống có quyền làm việc nầy,. Ông Trump chỉ
tạm thời ngưng cho những thành phần nầy vào nước Mỹ để các cơ quan
an ninh có thời gian thẩm tra, xem xét lại thật kỹ những ai muốn xin vào
nước Mỹ. Đây chỉ là biện pháp an ninh, vậy mà, những tay chống phá
ông Trump, lúc nào cũng thừa dịp để nổi loạn. Họ xem quyền lợi đảng
phái, phe nhóm nặng hơn quyền lợi chung cho cả nước.
02/02/201714:16:48
Khách
Mấy đám biểu tình này phải mời họ sang VN hay Bắc Hàn hay TQ...thì biết liền hậu quả, chú ở đây đuoc ăn nó rồi rủng mỡ, không lo sống theo pháp luật, cứ theo cái bọn người tham quyền cố vị để làm tay sai cho chúng, đây là kết quả 8 năm tẩy não của Obama, đáng buồn thật. Nhưng tôi tin TT Trump sẽ làm sạch môi trường chính trị Mỹ. Đường Trump Trump cứ đi, Chó sủa thì cứ sủa.
Có 1 nữ dân biểu gốc Viết của Florida vừa mới đắc cử vào hạ nghị viện có 2 tháng mà đã ra thông báo chống TT Trump???chắc nữ DB nầy ăn phải cơm lú của Trọng Lú nên mới hành động vậy.
02/02/201704:56:41
Khách
Con gì hay hùa nhau ... nhỉ ?
Có 1 ông người Irag ( Mike Hagger ) cũng nghẹn ngào rưng rưng nói vì lệnh cấm nên bà mẹ gìà của ông khi về thăm quê , bị bịnh nhưng vì bị cấm không được trở lại Mỹ để điều trị nên đã mất ở nhà thương Irag .
Ông đổ tội TT Trump làm mẹ ông chết .
Vài ngày sau ông đạo trưởng ở chổ đền thờ Hồi giáo khu ông Mike ở lên tiếng ,
Đạo trưởng nói mẹ ông bị đau thận rất nặng , và chết ngày 22 , tháng Giêng, năm 2017 , tức là 6 NGÀY TRƯỚC KHI lệnh cấm ban ra .
Buồn nhỉ , NÓI LÁO không chớp mắt là bệnh của đảng nào vậy ta ??
Xin xem :

www.dailymail.co.uk/news/article-4181808/Business-owner-claimed-mom-died-ban-lied.html
02/02/201704:36:35
Khách
Quote "

From Associated Press
February 01, 2017 4:40 PM EST

WORCESTER, Mass. (AP) — A Massachusetts mayor is apologizing after a live microphone captured him calling protesters "freakin' morons" during a public meeting.

The Telegram and Gazette reports (http://bit.ly/2jEfs2I ) that Worcester (WU'-ster) Mayor Joseph Petty apologized Wednesday, a day after making the remarks.

A video of the meeting posted on the city's website shows Petty attempting to quiet protesters. The demonstrators had gathered earlier to protest the immigration policies of Republican President Donald Trump.

At around the three-minute mark of the video, as protesters' shouts delayed the start of the City Council meeting, the Democratic mayor can be heard uttering "freakin' morons. Morons, morons, morons" and calling them uneducated.

On Wednesday, Petty said in a written statement that he was caught in a moment of frustration and he was wrong and embarrassed.

quote "

Ngay chính nhiều người DC cũng CHÁN NGÁN bọn vô công , rỗi nghề này ,
không làm việc , tối ngày hăm hở đi đánh phá và lấy đó làm lẻ sống nhưng vì
PHẢI ĐẠO CHÍNH TRỊ nên họ không nói ra thôi .
Ông thị trưởng Massachusett đã phải kêu lên khi bị đám nhặng này biểu tình phá rối :
Bọn xuẩn ngốc , ngốc , ngốc .
Quân vô giáo dục !
He he .
02/02/201704:25:10
Khách
Mỹ tạm thời lúc này đóng cửa để rà soát lại, xem lại việc an ninh, cũng như xem lại những người nhập cư .... điều rất rõ ràng là dân Mỹ hoàn tòn có gốc từ xưa hông bao giờ là khủng bố !
Tuy 7 quốc gia bị tạm cấm tại vì có trường hợp sảy ra tại Đức, khủng bố đến từ dân nhập cư Syria, khiến thủ tưông Markel phải than thở - Họ đã làm hại đất nước cưu mang họ ! Đảng của bà đã mất phiếu !
TT Trump dè chừng trước, người khôn đón trước rào sau !
Ích lợi cho dân Mỹ hoàn toàn, vì nếu hở ra là dân Mỹ chết, có khi chính tác giả bài viết này và gia đình con cái người chết, chứ dứt khoát Trump chẳng chết !
Sao ngu quá vậy, không nghĩ tới mình và gia đình trước ! thương vay khóc mước ích lợi gì, kể cũng đáng buồn cho một tay bồi bút kiếm chút tiền còm !
Cứ thường t'ac giả viết bài này có tiền ! Sẽ mặc sức nghe chửi tới độ phải cắm mặt không dám lòi tên !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.