Hôm nay,  

Donald Trump Trong Một Thế Giới Đảo Điên

28/01/201700:00:00(Xem: 10071)
Tổng thống Hoa Kỳ muốn viết lại luật chơi cho một trật tự mới...

Người ta cứ cho là Donald Trump đang đảo lộn trật tự thế giới sau khi nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ. Sự thật có khi lại khác. Ông tiếp nhận di sản không phải là tám năm của vị tiền nhiệm bên đảng Dân Chủ mà nhiều thập niên của một trật tự cũ, từ an ninh đến kinh tế, đang tan rã từ Đông sang Tây. Siêu cường Hoa Kỳ nằm giữa tâm điểm của tình trạng hỗn loạn ấy nên Tổng thống thứ 45 mới có tham vọng xây dựng lại một trật tự khác.

Từ Đông sang Tây, người Mỹ thấy gì? Trung Cộng hưởng lợi kinh tế, có thêm phương tiện quân sự để đòi khống chế cả khu vực Đông Á, trong khi Bắc Hàn Cộng sản lại coi trời bằng vung với kế hoạch võ khí hạch tâm nhằm đe dọa vùng Đông Bắc Á. Tại Trung Đông, cuộc chiến chống phong trào Hồi giáo cuồng tín và phương pháp khủng bố không có kết quả sau 15 năm tốn công, của và mạng sống. Cuộc khủng hoảng của thế giới Hồi giáo lan vào Âu Châu với làn sóng di dân, nơi mà tổ chức Liên Âu có 28 thành viên bị chấn động, mất thống nhất, và khối tiền tệ Euro của 19 thành viên Liên Âu chưa ra khỏi cơn khủng hoảng manh nha từ năm 2010. Giữa những biến động tại Âu Châu, Liên bang Nga thừa thắng xông lên và coi thường Minh ước NATO, thách đố trật tự của Âu Châu khi khống chế Ukraine và tiến vào Trung Đông. Dù không thể là siêu cường có khả năng đe dọa quyền lợi Hoa Kỳ như Trung Cộng, Liên bang Nga của Putin cũng là bài toán cần giải quyết sau khi kế hoạch hỏa giải (“reset”) của Chính quyền Obama không thành.

Giải quyết những thách đố ấy với ưu tiên nào khi nội bộ Hoa Kỳ cũng có quá nhiều vấn đề?

Từ hai thập niên qua, Hoa Kỳ bị ảnh hưởng của ba trào lưu lớn là 1/ tiến trình toàn cầu hóa khởi sự mạnh sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc năm 1992, 2/ cuộc cách mạng thuật lý (technology) làm đảo lộn tiến trình sản xuất và cách bố trí phương tiện lẫn nhân lực trong kinh tế; và 3/ nạn lão hóa dân số khi thế hệ Hậu chiến, lớp người sinh đẻ từ 1946 tới 1964 lại bắt đầu về hưu, cần nhiều hưu liễm và dịch vụ y tế hơn khả năng đóng góp của lực lượng lao động.

Những chuyển động trên tại Hoa Kỳ không xuất hiện biệt lập trong biên vực của quốc gia mà hòa chung vào hệ thống giao dịch toàn cầu, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, supply chain, giữa các nước về nguyên nhiên vật liệu và lực lượng lao động. Trong khung cảnh đó, kinh tế Trung Cộng thu được nhiều lợi ích nhờ nhân công rẻ nên công nghiệp hóa nhanh hơn các nước đi trước như Nhật Bản hay Nam Hàn. Ngược lại, khu vực chế biến của Mỹ bị ảnh hưởng nhiều nhất: sản xuất nhiều hơn với ít nhân công hơn mà cũng có tỷ trọng thấp hơn nếu so sánh với khu vực tài chánh và dịch vụ. Sự bất mãn của thành phần lao động trong khu vực chế biến này trút vào một nguyên nhân kinh tế là tự do thương mại, nhưng các nguyên nhân kia chính là khoa học kỹ thuật cùng hệ thống đào tạo và giáo dục của Hoa Kỳ.

Khi nhìn trên toàn cảnh và ra khỏi khuôn khổ Hoa Kỳ, người ta còn thấy hiện tượng lão hóa dân số đang đe dọa nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Trung Quốc, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và cả nước Đức. Giải pháp tiếp nhận di dân - trẻ hơn, nghèo hơn, có tỷ lệ sinh sản cao hơn người bản địa không dễ áp dụng cho các nước hải đảo hay quần đảo như Nhật, Hàn, Đài Loan, và còn gây phản ứng ngược như tại nước Đức và Hoa Kỳ.

Việc Hoa Kỳ mất tiền bảo vệ biên cương của nước khác, như qua Minh ước NATO chẳng hạn, mà không bảo vệ được biên cương của mình tại miền Nam mới dẫn tới ý tưởng “xây tường” tại biên giới với xứ Mexico là điều đã được luật lệ cho phép mà chưa hoàn tất và cũng chẳng có biện pháp cưỡng hành. Lồng trong vấn đề an ninh đó còn có kế hoạch cải cách thuế vụ do đảng Cộng Hòa chủ trương từ Tháng Sáu năm ngoái, nhằm tăng thuế trên hàng nhập cảng và giảm thuế cho hàng xuất cảng. Nếu Hành pháp Trump và Hạ viện Cộng Hòa thống nhất ý kiến về dự luật “điều chỉnh mậu biên” (border adjustment), thuế thu vào từ hàng xuất cảng của Mexico có thể giải quyết được nhu cầu tài chánh.


Chính quyền Trump bắn tiếng rằng thuế suất 20% trên hàng nhập cảng từ Mexico có thể tài trợ việc xây tường có khi chỉ là bước đầu của việc mặc cả mà thôi sau khi bị nhập siêu tới 60 tỷ Mỹ kim từ Mexico (so với nhập siêu từ Canada là chín tỷ).

Người ta đả kích ông Trump là đơn phương rút khỏi Hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà quên rằng Hiệp ước này vô giá trị vì chưa được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn sau khi gặp sự chống đối mạnh từ đảng Dân Chủ, kể cả hai ứng cử viên Dân Chủ là Hillary Clinton và Bernie Sanders, lẫn một số không ít trong giới dân cử Cộng Hòa. Tổng thống không thể “giết” một xác chết chưa chôn, ông chỉ đòi thương thuyết song phương với từng nước trong số 11 quốc gia đã ký kết TPP. Cũng vậy, ông chủ trương thương thuyết lại với từng nước trong Hiệp ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ NAFTA đã ban hành từ năm 1994, là Canada và Mexico.

Chính quyền Mexico lâm vào thế kẹt vì áp lực trong và ngoài mà nếu rút khỏi Hiệp ước NAFTA thì còn bị thiệt hơn nữa.

Sau một tuần nhậm chức, người ta thấy Tổng thống mới của Hoa Kỳ tận dụng hai phương tiện pháp lý là “sắc lệnh hành pháp” (executive orders) và “bị vong lục” (memorandum, số nhiều là memoranda). Sắc lệnh hành pháp chỉ thị cho các cơ quan hữu trách phải thi hành hoặc không thi hành những gì đã được đưa ra trước đó. Bị vong lục (dịch nôm na là “phòng bị cho khỏi quên”) là văn kiện có giá trị hướng dẫn bộ máy công quyền về đường lối chánh sách chung chứ không nêu ra chi tiết về việc thi hành.

Qua hàng chục văn kiện này, người ta thấy Tổng thống Hoa Kỳ vạch ra luật chơi cho trận đấu với Lập pháp cùng doanh giới và, ra khỏi khuôn khổ Hoa Kỳ, cho các quốc gia hay định chế quốc tế.

Theo dõi trận đấu tại Thủ đô Washington với Quốc hôi hay trên thương trường với các đại tổ hợp, người ta có thể thấy rằng Donald Trump muốn tiến tới một trật tự khác. Nhưng với bên ngoài thì các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc hay NATO cùng các quốc gia khác mới phải vò đầu bứt tai vì chủ trương vừa dọa vừa dụ của Tổng thống Mỹ. Chưa ai biết là ông Trump có thành công hay chăng nhưng ai cũng biết rằng sự thể ngày nay đã khác.

Nhìn theo khuôn khổ thời gian lẫn không gian, chúng ta nên nhớ tới sự thất bại của hệ thống mậu dịch toàn cầu khi Tổ chức Thương mại Thế giới WTO không khởi động nổi vòng đàm phán Doha do Chính quyền George W. Bush đề nghị từ Tháng 10 năm 2001 – 15 năm qua rồi. Từ đó ta mới thấy những nỗ lực hợp tác đa phương, ở cấp vùng, giữa từng nhóm quốc gia với nhau. Nỗ lực ấy cũng không thành, thí dụ không chỉ có Hiệp ước TPP mà còn có Hiệp ước Xuyên Đại Tây Dương TTIP giữa Hoa Kỳ và Liên Âu, hoặc Hiệp ước Tự do Mậu dịch giữa Liên Âu với Canada.

Trào lưu từ toàn cầu tụt xuống đa phương đã có trước khi cử tri Hoa Kỳ nghe nói đến ứng cử viên Donald Trump! Ông Trump chỉ có tội hay có công là thúc đẩy trào lưu này với giải pháp song phương, giữa Hoa Kỳ với từng nước. Bắc Kinh có một chữ cho nghệ thuật vận dụng ấy vì họ thi thố từ lâu: “bẻ đũa từng chiếc”.

Chúng ta sẽ còn cơ hội theo dõi những trận đấu này giữa Hoa Kỳ với từng nước, như Nga, Đức, Tầu, Nhật… và không nên quên thế lực kinh tế của Mỹ là rất ít lệ thuộc vào xuất cảng, vẫn còn công xuất khả dụng để thay thế số nhập cảng bị giảm sút. Còn lại, ba chuyển động lớn là toàn cầu hóa, thuật lý và dân số, tiếp tục là bài toán trường kỳ cho nước Mỹ mà Tổng thống Donald Trump chưa chắc đã giải quyết được.

Ít ra, người ta thấy được một chuyện bất ngờ khác: Tổng thống Trump làm đúng những gì đã nói khi tranh cử. Tưởng là chỉ dọa mà chơi, ai ngờ ông ta làm thật! Dễ sợ cho năm Đinh Dậu….


Ý kiến bạn đọc
29/01/201713:52:58
Khách
ông Trump dám nói dám làm, không phải như mấy tay gà mái dùng toàn "empty talks" Nói thì gân cổ xanh lên mà khi phải hành động gì thì co rúm lại. Truyền thông VN hải ngoại toàn đăng theo tin của CNN, New York Times ... là những cái loa của đảng Dân Chủ mà chẳng cần đọc cũng biết các "bạn" ấy đang nói gì ... Khi quý vị đọc báo thấy ông nào viết "cà chua" xin đừng click vào. Không có ai đọc thì tờ báo sẽ phải điều chỉnh thôi.
29/01/201713:36:58
Khách
bro Trọng Nhân,
Guest nói tác giả Vũ Linh vạch trần sự thật phân tích nhiều bài khá chi tiết và cũng giúp Guest học hỏi nhiều, gần đây Vĩnh Tường cũng có tiến bộ hơn, cách viết VT thì còn dài dòng, bày tỏ thái độ thiên hữu nhiều.
công đồng VN cũng phân chia tả hữu qua kỳ bầu cử và đứng trước "thế giới đảo điên" nhiều tình bằng hữu cũng sức mẽ. Nhất là bên VN toàn dich mà lại dịch không chính xác tin tức ý kiến thiên tả của CNN nhiều, người Việt trong nước đều không ưa Trump, lại coi Obama như thánh sống, như nguoi cố giúp VN có TPP mà ko thành vì bị Trump phá huỹ. Dính chưởng mị dân mà vẫn mang ơn tha thiết.
Tuy nhiên các anh chị đấu tranh cho dân chủ thì thích Trump hơn hẳn, vì thái độ cứng rắn của Trump với China và tính cách nói là làm quyết đoán của president Trump.
Guest cũng xin nhắc nhỡ, ai ghét Trump, bất đồng ý kiến với Obama vào FB chúng ta cũng trao đổi chia sẽ lịch sự , cẩn thận cái khẩu nghiệp , kẻo secrect sẻrvices gõ cửa như ca si Madona đang bị cấm diễn và trong vòng điều tra xong lại phải hầu toà , hơn nữa để nguoi trong nước có đọc cũng phải ngưỡng mộ dân VK sống xứ văn minh hành xử "go high not go low"
Mong rằng trang FB vietbao sẽ đi đầu trong lĩnh vực truyền thông qua social media, làm cho đồng hương VN xích lại gần nhau hơn là chia rẽ vì cuộc bầu cử quá nhiều sóng gió vừa qua.

Chúc mừng năm mới với tất cả độc giả VB và các anh chị cô chú đóng góp bài vở , dịch thuật của trang VB.
28/01/201720:40:44
Khách
bài viết bổ ích
Dường như Guest đã nhầm!
Vũ Linh không có tên trong số tuyên truyền, dân vận cho DC!
Kính.
Chúc mừng năm mới!
28/01/201720:27:59
Khách
Bài viết của tác giả NGUYỄN XUÂN NGHĨA với tựa đề “Donald Trump trong một thế giới đảo điên” rất hay vì giúp cho người đọc nhận ra rằng: Trong một thế giới đảo điên, Nước Mỹ đã may mắn có Donald Trump.

Thế giới đảo điên, như tác giả đã đề cập trong bài viết, một Trung Cộng với Tập Cập Bình manh tâm cưỡng chiếm Biển Đông với chiến thuật “Tằm ăn dâu” bằng cách bồi đắp một loạt các đảo nhân tạo sau khi đã “ru ngủ” được ông Obama. Khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) có phán quyết về Biển Đông thì Trung Cộng tuyên bố coi phán quyết này như tờ giấy lộn mà còn cho thế giới thấy qua sự kiện G-20 ở Hàng Châu là việc “cho Tổng thống Hoa Kỳ xuống máy bay bằng cầu thang ở bụng phi cơ” . Một hình thức thị uy của Trung Cộng đối với …
Tác giả cũng nhắc lại sự kiện Liên bang Nga của Putin đã khống chế Ukraine và tiến vào Trung Đông qua ngã Syria v.v…
Ở đời, “có nhân thì có quả”. Với “nhân” mà Nga và Trung Cộng đã gieo, dẫn đến “quả” cũng dần xuất hiện: Tổng thống mới đắc cử của Philippines dám công khai lên tiếng “thóa mạ” Tổng thống Hoa Kỳ Obama + Bắc Triều Tiên của Kim Jung Un (?) lên tiếng hăm dọa sẽ tiếp tục thử tên lửa đạn đạo … => trong thế giới đảo điên, các “đầu gấu” bắt đầu ‘tung hoành’ cho đến khi … Nước Mỹ có kết quả bầu cử Tổng thống: Donald Trump đắc cử.
Nếu tôi không lầm thì từ khi có kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 8/11/2016 thì các “đầu gấu” kể trên bắt đầu im tiếng. Trong thế giới “đảo điên”, cao thủ biết tài nhau mà không cần phải “đụng trận”. Trong giang hồ, đứng trước cao thủ trên tài mình # đại bàng, thì các “đầu gấu” tìm cách tránh đi để khỏi phải … mất mặt hoặc mất mạng.
Đọc bài viết đến đoạn kết THẬT LÀ ĐÃ: “… Ít ra, người ta thấy được một chuyện bất ngờ khác: Tổng thống Trump làm đúng những gì đã nói khi tranh cử. Tưởng là chỉ dọa mà chơi, ai ngờ ông ta làm thật! Dễ sợ cho năm Đinh Dậu….” – hết trích.
Cảm ơn tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa đã có bài viết rất hay trong ngày đầu năm Đinh Dậu 2017.
28/01/201718:57:41
Khách
Có điều là tin tức loan lại của người Việt chúng ta cũng lại lấy tin từ phần lớn TTDC...như vậy muốn có được niềm tin trung thực thì đề... nghị Việt báo network tìm ra được một giải pháp hợp tình, hợp pháp hầu có thể làm người đọc tiếng Việt tin tưởng tin trung thực...ví dụ gia đình tôi thì các con trẻ chê tin loan tải của báo việt mà chỉ tin vào báo chí Mỹ, Tây...tôi cãi thì nó nói báo việt tin vịt Ba nên nghe tin tức báo Mỹ, Tây tôi hỏi vậy thì ai làm chứng là báo Mỹ (TTDC) là không phe đãng....đây là cách nhồi sọ trẻ con mà có người đã đưa lên comment
28/01/201718:25:47
Khách
Đồng ý với bạn Guest, báo chí tiếng Việt tuyên truyền cho đảng Dân Chủ rất lố bịch và rất thiên vị, tâng bốc obama, Hillary như cộng sản tâng bốc 'bác' hồ vậy, đọc thấy bực mình
28/01/201714:51:41
Khách
Tôi nhiều tuổi hơn độc giả 'Guest'
nên không gọi tác giả là 'bác',
nhưng hoàn toàn đồng ý với 'Guest'.
28/01/201708:36:29
Khách
Hiện nay social media network đã ảnh hưởng sâu rộng về mặt truyền thông. President Trump đã thắng cử nhờ vào tweet và facebook để communicate directly với dân . Hầu hết các web tin tiếng Việt hải ngoại lẫn TV đều chủ trương thiên tả và thậm chí truyên truyền cho đảng DC một cách lố bịch. Đề nghi Việt Báo mở một public account Facebook để đăng những bài bình luận hay như của bác Xuân Nghĩa, vạch trần sư thật của Vũ Linh, và tin tức cập nhập tiếng Việt để nguoi Việt có thể share rộng rãi trong cộng đồng không chỉ Mỹ mà cả Châu Âu và Việt Nam được đọc dễ dàng hơn
Những bài bình luận kinh tế chính trị của bác Nghĩa giúp cháu mở mang tầm nhìn kiến thức nhiều. Thành thật cám ơn bác
Cháu cũng muốn nhiều nguoi Việt khác được đọc qua social media network
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.