Hôm nay,  

Sau 42 năm làm thinh, Xuân nầy Việt Nam uống ly rượu mừng

26/01/201711:18:00(Xem: 5726)
Sau 42 năm làm thinh, Xuân nầy Việt Nam uống ly rượu mừng.
Chúc người binh sĩ lên đàng...
 
Giao Chỉ, San Jose.

Cuối năm, anh Linh của Việt Tribune hỏi rằng bác có bài Xuân cho kỳ này không. Tôi trả lời rằng sẽ cố gắng. Từ mấy tuần nay tôi nghe chuyện Sài Gòn rồi Hà Nội rộn ràng với ca khúc Ly rượu mừng. Ngay từ thập niên 50 bài ca bất hủ của Phạm Đình Chương ra đời, ban hợp ca Thăng Long cất tiếng tại Sài Gòn là cả Miền Nam uống ly rượu mừng. Bài ca vui tươi, nhạc điệu trầm hùng, lời ca dung dị đã mau chóng trở thành điệu Xuân ca số một vào dịp Tết. Người ta đơn ca, song ca, tam ca và đồng ca khắp mọi nơi. Không một ca sĩ nào mà chưa một lần uống ly rượu của Phạm đình Chương dù là uống riêng hay uống chung. Uống trên sân khấu, trong tiệc tất niên hay tân niên, uống với mọi người hay nghêu ngao một mình.
 blank
Thời kỳ trước 54 Hà Nội vẫn còn nghe tiếng rót rượu mừng từ Sài Gòn. Khi Geneve cưa đôi đất nước 1954 dân Bắc di cư đem theo tài sản còm cõi trong tay đã có cả ly rượu ngậm ngùi. Vào Sài Gòn anh em ta  hát chung với bạn Nam Kỳ trong kỳ Tết đầu tiên1955 rồi tiếp tục 21 năm với 2 nền cộng hòa. Sau cùng ly rượu ngọt ngào cũng có trong hành trang cay đắng của người di tản đến khắp bốn phương trời. Người Việt miền Nam lưu vong mỗi độ Xuân về là phải thổn thức chúc Tết lẫn nhau trong những ly rượu mang sầu viễn xứ. Cho đến năm nay, năm thứ 17 của thế kỷ thứ 21, biết bao nhiêu ca sĩ hải ngoại trở về nhưng chưa ai đem được ly rượu mừng của Phạm đình Chương qua được cửa khẩu của hải quan từ Hà Nội đến Sài Gòn. Đột nhiên có tin Ly rượu thần tiên của Phạm đình Chương sống lại qua chương trình mà Việt Nam gọi là Giai điệu tự hào. Lần mò suốt đêm trên mạng lưới của thế giới ảo chúng ta thấy cả một thế hệ ca sĩ trẻ Việt Nam ngày đêm say sưa với Ly rượu cũ năm1952 của người nhạc sĩ tài hoa Phạm đình Chương. Ai cũng nói, phải chi tác giả sống lại mà xem thiên hạ đang uống ly rượu ngọt ngào bình dị của ông. Xin các bạn cùng tôi đọc lại lời ca bất hủ một lần.
 

Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi 
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi 
Người thương gia lợi tức 
Người công nhân ấm no 
Thoát ly đời gian lao nghèo khó 
á a a a 
Nhấp chén đầy vơi 
Chúc người người vui 
á a a a 
Muôn lòng xao xuyến duyên đời

********                                                                                          
Rót thêm tràn đầy chén quan san 
Chúc người binh sĩ lên đàng 
Chiến đấu công thành 
Sáng cuộc đời lành 
Mừng người vì Nước quên thân mình 
 
Kìa nơi xa xa có bà mẹ già 
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa 
Chúc bà một sớm quê hương 
Bước con về hòa nỗi yêu thương 
á a a a 
Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính 
á a a a 
Chúc mẹ hiền dứt u tình

********************
Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương 
Xây tổ ấm trên cành yêu đương 
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ 
Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới 


***********************
Bạn hỡi, vang lên 
Lời ước thiêng liêng 
Chúc non sông hoà bình, hoà bình 
Ngày máu xương thôi tuôn rơi 
Ngày ấy quê hương yên vui 
đợi anh về trong chén tình đầy vơi 
******************
Nhấc cao ly này 
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do 
Nước non thanh bình 
Muôn người hạnh phúc chan hoà 
 
Ước mơ hạnh phúc nơi nơi 
Hương thanh bình dâng phơi phới .....
 

Thiên hạ nói rằng, lẽ ra ly rượu của Phạm Đình Chương dù đã vượt biên 75 hay HO năm 90 thì cũng được cho Visa trở về Việt Nam từ 2000. Nhưng chỉ có một câu oan nghiệt mà mấy tay giáo điều cộng sản cứ lần lữa không cấp giấy ra trại. Đó là câu ông Phạm Đình Chương chúc người binh sĩ lên đàng. Cán bộ nói rằng phải chi mà chúc người bộ đội lên đàng có phải là bài ca đã tới bến dễ dàng. Nghệ sĩ thưa rằng sửa lại như vậy không hát được. Trình cán bộ rằng ông Phạm đình Chương làm bài ca này từ rất lâu. Binh sĩ ở đây là chiến sĩ của ta lên đường chống Pháp. Phải chăng cán bộ nhà ta cũng thừa biết đây là lý luận lấy được theo kiểu Stalin nên đã OK và cấp giấy cho Ly rượu mừng ra trại. Và người binh sĩ Sài Gòn của Phạm Đình Chương một lần nữa đã lên đàng. Ca sĩ trẻ Việt Nam hát Ly rượu mừng cùng với biết bao nhiêu bài ca của thời "Tiền Sử" trước 75 mà hân hoan nói với nhau rằng sao nhạc của ông cha ta ở miền Nam ngày xưa hay quá thể.
 

Năm 1975 gia đình chị Nhung chạy loạn có đem theo được một dàn máy AKAI mua từ PX Mỹ kèm theo một thùng đĩa nhựa to tướng. Khuân vác vất vả vào trại ty nạn CA là anh chị bắt đầu làm ăn. Đài phát thanh của trại bắt đầu véo von tiếng ca Thái Thanh và cái Tết đầu tiên trong trại là đã có Ly rượu mừng. Ai cũng tưởng cô Thái Thanh đi thoát. Đệ nhất danh ca vẫn còn ở lại với tang thương Sài Gòn nhưng gia đình chị Nhung thì làm ăn phát đạt với từng bản sao nhạc Vàng của người di tản mua từ trại đem đi khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Bây giờ người chồng hiền lành của chị Nhung đã ra đi từ lâu, để lại 2 dàn máy AKAI là một thùng băng nhạc cũ. Chị đem tặng cho Việt Museum kèm theo 200 US nói là để bảo toàn làm kỷ niệm. Ly rượu mừng của Phạm đình Chương nằm trong dàn máy cũ như ngọn đèn quá khứ khi tỏ khi mờ, lúc còn lúc mất. Nhưng có xá gì chuyện đó. Máy TV mỏng teo bên cạnh luôn luôn có Ly rượu mừng của Asia và Thúy Nga rực rỡ muôn màu.
 
Ngày nay ly rượu cũ sau gần nửa thế kỷ đã trở về quê xưa hát cho người binh sĩ lên đàng, cất tiếng ca cho tự do và dân chủ. Cuộc chiến đấu trên chiến trường văn hóa đã thành công qua lời ca véo von của một đàn ca nhi 20 tuổi hát cho trăm triệu người dân Việt Nam trên quê hương yêu dấu. Chúng ta yêu ông Phạm Đình Chương biết bao nhiêu. Người đi qua đời chúng ta. Chúng ta còn nhớ gì không. Ông để lại lời chúc cho Anh nông phu, người thương gia, công nhân hay bà mẹ già. Chúng ta, những người binh sĩ lên đàng, nhưng chẳng chiến đấu công thành làm sao hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính. Làm sao thấy được Ngày ấy quê hương yên vui đợi anh về trong chén tình đầy vơi. 
-- 
  

Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393

 blank blank  blank blank blank blank

Giao Chỉ, SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.

Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121

Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau




Ý kiến bạn đọc
27/01/201704:54:51
Khách
Mừng gì Bác ơi ,
Đang tính lợi dụng dựng lại Cờ Vàng Ba Sọc để bảo toàn tài sản CƯỚP BÓC TRẤN LỘT ngót một Thế kỷ đấy thôi và bảo toàn luôn cả " Quyền Cướp Trị " .
Nơi Vua Trần Nhân Tông xuất gia bị đập nát tơi bời . Mộ các Chúa Nguyễn Mở Đất Phương Nam như một bãi điêu tàn xơ xác .....
ĐẢNG CƯỚP VỸ ĐẠI NHẤT HÀNH TINH này đối với chúng thì " 16 tấn vàng " chỉ là tiền cắc ...Hỏi làm sao chúng không ca " Ly rượu mừng " ???
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.