Hôm nay,  

Gia Đình Obama Những Người Mỹ Đen Đi Trọn Đường Trần

13/01/201708:47:00(Xem: 7724)
Nhân dịp tưởng niệm mục sư Martin Luther King 2017
 
Gia Đình OBAMA, những người Mỹ đen đi trọn đường trần.
Và chuyện người đàn bà trồng rau tại Bạch Cung.
 

  C:\Users\Giao Chi\Desktop\1024px-Barack_Obama_family_portrait_2011.jpg

  
Giao Chỉ, San Jose

 
Nhớ lại chuyện cũ. Hoa Kỳ tổng tuyển cử 2012:

Tuyển cử thể hiện trọn vẹn tính cách đối lập lưỡng đảng. Sự khác biệt giữa tự do và bảo thủ được trưng cầu dân ý đã giữ lại quân bình cho thể chế dân chủ. Đa số tương đối chấp nhận quan điểm rộng rãi của đảng Dân Chủ qua các vấn nạn: đồng tính, phá thai, bảo hiểm, thuế khóa, di dân, xã hội và đối ngoại. Những khó khăn của quá khứ, thất nghiệp và nợ nần còn tồn đọng để bàn giao cho tương lai. Năm 2012 đảng Cộng Hòa giữ đa số tại hạ viện với 233 ghế so với 193 ghế của Dân Chủ. Vì vậy vẫn còn giữ cán cân giữa hành pháp và lập pháp.

 Với chiến thắng nhiệm kỳ hai, đa số chấp nhận Obama như là một quá khứ không toàn hảo và từ chối một tương lai bất định với ứng cử viên Cộng Hòa Mitt Romney.

 Nếu Obama là chính khách Mỹ trắng thì đây sẽ là một Kennedy của thế kỷ 21. Bởi vì Obama là Mỹ đen nên vẫn còn chịu đựng sự kỳ thị tiềm ẩn trong lòng một phần nước Mỹ. Sau đây là bài viết của Giao Chỉ 2012 khai triển chiều sâu 300 năm của vấn đề đen trắng.

 Năm 2012 Dân Chủ thắng Cộng Hòa.    

Kỳ bầu cử 2012 khởi đi buồn tẻ nhưng đoạn cuối quá hấp dẫn. Bộ máy tranh cử của Cộng Hòa đã chứng tỏ hết sức hữu hiệu. Ứng cử viên của đảng Cộng Hòa không phải là món hàng dễ bán. Dù ngoại hình rất đẹp. Phong độ chững chạc. Gia đình hạnh phúc, nề nếp. Nhưng chính những ưu điểm lại trở thành vấn đề. Giàu có, sang trọng, lịch sự, không phải là yếu tố để người dân thường hâm mộ và bỏ phiếu. (Nhưng 4 năm sau, xu thế của cử tri đã thay đổi.)

Nhưng phe Cộng Hòa đã vận động thành công để những ngày tháng sau cùng cuộc bầu cử trở thành bất phân thắng bại. Báo nào, đài nào và chính khách nào cũng phải nói rằng “To close to call”. Ngang ngửa nên không đoán được. Cuộc đua không phải chỉ là trận tranh đấu của 2 đối thủ. Đây là cuộc chiến tranh giữa 2 đảng, kéo theo cử tri, truyền thông và dư luận thế giới.

 Toàn thể các quốc gia Âu Châu theo dõi. Nga và các nước Đông Âu đợi chờ. Từ Á Châu, cả Trung Hoa và Nhật Bản cũng chờ đợi. Do Thái và Palestine xem tin tức ngày đêm. Thậm chí đến quân khủng bố Taliban và các quốc gia Trung Đông cũng theo dõi. Tại Phi Châu Kenya, cố hương của ông già tổng thống Obama đưa 2 con trâu đen trâu trắng ra đấu để tiên đoán tương lai. Kết quả trâu đen thắng trâu trắng. Cả nước ăn mừng.

  Tng Thng Hoa Kỳ 44 nhim kỳ II (2014 - 2017)                                                                

Thêm một lần nữa Dân Chủ thắng Cộng Hòa.
Barack Obama làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ. Four more years… Four more years…Hơn một nửa nước Mỹ chấp nhận cho ông Mỹ da đen đi trọn đường trần. Obama đã được tái cử với đa số phiếu phổ thông toàn dân và cả phiếu cử tri đoàn.

 Đất nước sẽ thay đổi ra sao. Hay là sẽ chẳng có gì thay đổi. Phải chăng Cộng Hòa hay Dân Chủ thì nước Mỹ cũng vẫn như thế?.

 Tổng thống da đen của Hoa Kỳ.

Chữ nghĩa lịch sự thì gọi là da mầu. Chữ nghĩa lịch sử thì gọi là người Mỹ gốc Phi Châu. Nhưng thực sự ý nghĩa đơn sơ nguyên thủy thì ông Mỹ đen vẫn là ông Mỹ đen.
 

 Trước khi bị ám sát chết, nhà tranh đấu cho dân quyền da đen là mục sư Martin Luther King đã đọc bài diễn văn lịch sử:

Tôi có một giấc mơ https://lh5.googleusercontent.com/proxy/5rb6jNNor65mBl08kTTxSl_1a7O8Ylt870pHlb5hIJN8d-xz5rDPUV8ah5Po7WBHyWeIFWbG5kM9nFbawQ=w5000-h5000. Trước 200,000 dân da màu tập hợp biểu dương trên DC năm 1963, nhà tranh đấu Mỹ đen đã nói rằng:”Đã đến lúc người Mỹ phải trổi dậy để sống đúng với ý nghĩa trung thực trong niềm xác tín là mọi người sinh ra đều bình đẳng.”

 Vì vậy vào năm 2008, một thành viên dân cử gần như còn vô danh tên là Barack Obama đánh bại ứng cử viên lừng danh của đảng Dân Chủ là bà tổng thống Hillary Clinton. Đó mới là lúc nước Mỹ thực sự rũ bỏ được bản án kỳ thị trên toàn thế giới.

 Lịch sử đen tối của dân nô lệ da đen kéo dài suốt 200 năm từ 1609 đến 1807. Dân da đen của rừng già Châu Phi sống từng bộ lạc, ngôn ngữ khác nhau, tại miền Trung và Tây Phi đã bị đám buôn người da trắng bắt cóc như thú vật. Các trại chủ miền Nam Hoa Kỳ chia cắt các gia đình nô lệ và tách rời từng bộ lạc để không còn nói cùng ngôn ngữ. Dân nô lệ da đen hoàn toàn mất nguồn gốc và bản sắc. Sống như trâu ngựa và sinh sản như thú vật nuôi trong nhà. Lao động cực khổ và được mua đi bán lại giữa các trại chủ. Bị xét xử bởi chủ nhân và thậm chí bị đánh đập và xử tử vì những tội rất vô lý. Năm 1860 Hoa Kỳ có 4 triệu nô lệ da đen chiếm 14% toàn thể dân số. Ngay từ khi cuộc cách mạng dành độc lập chiến thắng Anh quốc, nước Mỹ tuyên ngôn độc lập với áng văn chương nhân quyền bất hủ đã ghi nhận con người sinh ra bình đẳng.

 Bản văn đầy huyền thoại như ánh đuốc tinh cầu soi đường cho nhân loại cũng chỉ là ngôn từ giả dối đối với dân nô lệ da đen. Phải chờ đến cuôc nội chiến Nam Bắc 4 năm từ 1861-1865 miền Bắc thắng miền Nam, hàng trăm ngàn chiến binh 2 bên phải hy sinh, vấn đề nô lệ da đen mới được tháo gỡ. Lịch sử da đen Hoa Kỳ từ bùn lầy đau thương vươn lên dần dần với rất nhiều gian khổ.

 Hoa kỳ ban hành bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ từ 1862 nhưng thực tế nô lệ vẫn chưa được giải phóng. 10 năm sau phong trào Ku Klux Klan nổi dậy lại bắn giết và đốt nhà dân da đen vừa được tự do. Chính phủ liên bang phải ra thêm đạo luật dân quyền 1964 rồi tiếp theo đến luật bầu cử 1965 người da đen mới được bảo vệ để đi bầu.
 

 Giai đoạn da đen nổi dậy.

Từ nguồn gốc nô lệ, sống như súc vật, không được đi học. Phần lớn mù chữ, không có căn bản đạo đức gia tộc, dân da đen bắt đầu ngồi lại và đấu tranh.Năm 1955 người phụ nữ nổi danh Rosa Parks không chịu ngồi phía sau xe bus đã làm thành một cuộc đình công vĩ đại ở Montgomery kéo dài 382 ngày. Sau cùng chính quyền da trắng phải bãi bỏ luật cấm da đen ngồi phía trên. Đến lượt Malcoln X chủ trương bạo động không chịu hợp tác với da trắng. Mục sư King chủ trương bất bạo động. Cuộc đấu tranh dần dần có kết quả dù cả Malcoln X bạo động và King bất bạo động đều bị giết chết.

 Dân da đen dần dần hội nhập thành công về thể thao, âm nhạc, điện ảnh. Đã có 2 vị thẩm phán vào tối cao pháp viện. Có đại tướng tổng tham mưu trưởng liên quân Colin Powell. Có nữ bộ trưởng ngoại giao Condoleezza Rice và có tỷ phú là bà hoàng của show TV Oprah Winfrey.

 Sau cùng, trong số gần 40 triệu người Mỹ gốc Phi, đảng Dân Chủ Hoa Kỳ đã tìm được một người để đưa ra làm tổng thống Hoa kỳ. Đó là Barack Obama.Tính từ năm 1609 khi người nô lệ da đen đầu tiên đến Mỹ cho đến năm 2008 Obama lên ngôi tổng thống, con đường da đen đi qua đã dài gần 400 năm.

 Đất nước của cơ hội. Khi con tàu Hoa tháng năm Mayflower đến Hoa kỳ năm 1620 tân lục địa là đất của cơ hội dành cho người Âu Châu. Sau cuộc chiến ly khai với Anh quốc, Hoa kỳ trở thành vùng đất cơ hội của người Mỹ. Hoàn cảnh chưa dành cho các sắc dân khác. Da đỏ bị tập trung, dân Mễ phải di tản. Da đen bị giữ lại làm nô lệ. Da vàng từ Nhật và Trung Hoa đến thì cũng chỉ làm lao công. Nhưng thời gian trôi qua, sự tranh đấu gian khổ của di dân và cùng với tư tưởng tiến bộ phát huy, người Mỹ đã xây dựng được tinh thần hào hiệp và dần dần mở rộng tấm lòng cho mọi sắc dân. Obama không phải là thần thánh của dân da đen. Ông cũng chỉ là một thành viên xuất sắc gốc Phi Châu trong lãnh vực chính trị. Không khác gì một tuyển thủ bóng rổ vô địch trên sân chơi Michael Jordan. Không khác gì một ca sĩ thần tượng trên sân khấu Michael Jackson.

Vào một buổi chiều xuất sắc trên diễn đàn đảng Dân Chủ người thanh niên da đen đã được lựa chọn và đưa ra chính trường. Người thanh niên trẻ tuổi, chưa hề đi quân dịch, chưa hề chỉ huy một trung đội, chưa hề làm giám đốc một công ty, chưa hề phát huy một sáng kiến.

Xuất thân chỉ là một thứ con lai da đen, chợt bước ra ánh sáng chói lòa, bắt được thời cơ, trở thành tổng thống và 2012 lại tái cử nhiệm kỳ hai. Vinh quang như một phép mầu. Đó là phép mầu của nước Mỹ. Đó chính là ý nghĩa của miền đất cơ hội. Obama không phải lên làm tổng thống vì thiên phú hay thiên tài.   

Tất cả đều nằm trong đường lối của đảng Dân Chủ. Nhưng Obama có ở phía sau là 398 năm lịch sử nhọc nhằn của dân nô lệ da đen tại Hoa kỳ. Obama có ở phía trước là tấm lòng hào hiệp hơn 50% phiếu bầu của người dân Mỹ.

  

Mặc dù yếu tố kỳ thị không hề đặt ra trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa kỳ vào thế kỷ 21, nhưng nó vẫn tiềm ẩn trong lòng người Cộng Hòa bảo thủ chưa rũ bỏ được toàn vẹn sự đố kỵ mầu da.

 Yếu tố kỳ thị vẫn còn vấn vương cả trong lòng người Dân Chủ. Nhưng với lá phiếu tái cử vị tổng thống da đen, tấm lòng mở rộng của người bỏ phiếu chợt thấy nhẹ nhàng.

 Người ta không khó chịu mà lại dường như có thiện cảm với da đen. Ít nhất trên một đoạn đường. Cho phép anh chàng nghị sĩ Illinois lên làm tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ.

 Trông cậy gì ở vị tổng thống dù trắng hay đen mà một sáng một chiều sẽ thay đổi kinh tế toàn cầu từ đen thành trắng. Clinton đã nói là mỗi thảm kịch kinh tế phải 10 năm chưa ra thoát. Tài gì mà gỡ ngay được. Không chết hết đã là may. Chủ trương của đảng Dân Chủ là tháo gỡ các nút chặn bảo thủ của Cộng Hòa. Vì vậy nên chấp nhận cộng đồng Gay, cho phép phá thai, hòa giải với thế giới Hồi Giáo. Tháo gỡ hận thù, nhẹ tay với dân Mễ chui rào, tiếp tục giúp cho các nhu cầu xã hội và giáo dục. Nuôi dưỡng 50% dân Mỹ từ trẻ thơ đến bà già. Không nói ra nhưng chấp nhận lạm phát, và chấp nhận nợ nần. Hạ hồi phân giải. Tất cả những quyết định rất khó chịu đó đều giao vào tay anh tổng thống da đen. Xem ra người Mỹ đi bầu đã hiểu rõ con đường phải trải qua của nước Mỹ. Và nghĩ cho kỹ, nếu không giữ Obama lại bằng lá phiếu 2012 thì có nghĩa nước Mỹ đã đuổi anh tổng thống da đen đầu tiên ra khỏi chức vụ. Không được tái cử có nghĩa là bị cất chức.

 Trong số 50 tiểu bang Hoa Kỳ có 9 tiểu bang bản lề qua số phiếu phân vân thường quyết định sinh tử số mệnh ứng cử viên tổng thống. Đó là các tiểu bang VA, North Carolina, Ohio, Colorado, Wiscousin, Iowa vân..vân. Tổng số trên 100 phiếu cử tri đoàn quyết định, kỳ này đã đồng lòng tặng cho Obama cơ hội ở lại.

 Vì vậy người Mỹ dù đã từng nghe Obama nói trời nói đất và ông có thể tiếp tục cất tiếng gáy thêm vào buổi bình minh năm 2014. Nhưng ai cũng biết, nhân vô thập toàn và tổng thống thì cũng lực bất tòng tâm. Obama vốn là hậu duệ của những người da đen suốt 3 thế kỷ không được đi cửa chính. Con cháu của những công dân hạng nhì phải ngồi ghế sau xe Bus cả trăm năm. Nay trở thành nguyên thủ quốc gia, được ở lại trọn vẹn 2 nhiệm kỳ. Ngồi trong Bạch Cung, bay Air Force One. Ông được như vậy vì những cuộc bầu phiếu 2012 là thử thách dành cho lương tâm nước Mỹ.

 Vài chục năm sau, sẽ có một bà tổng thống con cháu gốc Mễ. Lịch sử ghi rằng thân mẫu của tổng thống vốn chui rào từ Mễ qua San Diego sinh ra bà tay đã cầm sẵn cái thẻ công dân. Và rồi đến lượt da vàng. Da đen, da đỏ, da trắng, da vàng ở vùng đất cơ hội, ông trời của nước Mỹ sẽ không đóng cửa riêng ai.

Michelle.                               Người đàn bà trồng rau trong Bạch Cung. (Giao Chỉ, San Jose)

C:\Users\Giao Chi\Desktop\imagescc.jpg C:\Users\Giao Chi\Desktop\images.jpg C:\Users\Giao Chi\Desktop\ert.jpg

Nếu Obama là người da đen thành công tại nhà Trắng thì sau lưng ông có một người đàn bà. Trong kỳ tranh cử năm 2016 cả hai phe đã lần lượt đọc những bài diễn văn. Đa số báo chí và khán giả chọn bài của đệ nhất phu nhân là xuất sắc nhất. Dân da đen bị hành hạ và phỉ báng suốt lịch sử lập quốc của Hoa Kỳ. Đàn ông da đen còn có thể chống đỡ bằng cả lời nói lẫn chân tay. Đàn bà da đen đa số câm nín chịu đựng.Tổng thống Obama bị gọi là thằng mọi đen. Đệ nhất phu nhân da đen Michelle đã bị công khai miệt thị là Khỉ đột đi giày cao gót. (An ape in heels) Một nhân vật Cộng Hòa khác còn tàn nhẫn nói rằng Hãy thả con mẹ vào lồng khỉ gửi trả Phi Châu. Ngôn ngữ kỳ thị như vậy thà rằng không có tiếng nói như thú vật còn khá hơn. Anh em ta đem dịch Việt Ngữ những lời mạ ly và hớn hở chuyển tiếp để rộng đường dư luận. Rất tiếc cho những hành động như vậy. Riêng phần bà Michelle cá nhân chúng tôi không có cơ hội tìm hiểu. Chỉ riêng có thấy báo chí ghi nhận rằng bà dạy 2 cô con gái cố sống bình thường trong Bạch Cung, tối thiểu là sáng dạy phải làm giường. Chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa lớn lao biết bao. Ngoài ra chúng tôi không có cơ hội biết đến những công việc đệ nhất phu nhân đã làm trong 8 năm qua. Nhân có bài viết của một cây bút nữ Việt Nam về bà Michelle xin giới thiệu với quý độc giả...
  

Từ Washington DC: 4 năm nữa, tôi sẽ nói với các con về "ứng cử viên Michelle Obama"

                            Bài của Hiệu Minh - 10/01/2017

  Nếu các cháu hỏi tại sao, tôi sẽ nói, bà Obama là người phụ nữ "vượng phu ích tử" chưa kể vượng toàn cầu.

Hơn năm trước cháu út nhà tôi học lớp 7, về nhà hay bàn về ông Trump có vẻ thích thú. Hỏi sao, cháu bảo ở lớp có "tranh luận" về bầu cử. Rồi cháu hỏi "Con có được bầu không?" Tôi bảo, con chưa đến tuổi, mấy năm nữa thành công dân Mỹ, con sẽ được bầu. Nhưng con bầu ai mới được. À, con không thích Trump.

Dù cháu không thích thì ông Trump vẫn thành Tổng thống. Việc chuyển giao quyền lực bắt đầu và báo chí hỏi bà Michelle Obama có kế hoạch gì đặc biệt.

Vào ngày 20-1, gia đình bà phải trao chìa khóa cho người chủ mới, người từng không tiếc lời chê bai về nhiều chủ Nhà Trắng trước đó. Trump gọi Obama là tổng thống tồi tệ nhất nước Mỹ.

Tám năm trước cũng vào ngày 20-1-2009, vào Nhà Trắng, bà Michelle Obama được hỏi, sẽ làm đệ nhất phu nhân như thế nào.

Bà nói vui sẽ làm "Mom in chief - người mẹ chỉ huy" bởi có hai con gái nhỏ cùng lứa tuổi với hai đứa con của tôi, ngoài ông chồng làm Tổng thống.

           C:\Users\Giao Chi\Desktop\MICHELLE\untitledOBA.png C:\Users\Giao Chi\Desktop\170107-obama-era-mn-34_f1d70ec44051f1984da4d0303775e022_nbcnews-ux-1024-900.jpg

Bà không tự so sánh mình với bất kỳ phu nhân nào trước (phu nhân của Trump lúc tranh cử đã kể, bà ấy được nhiều người khen giống Jacky Kennedy).

Khi ông Obama ra tranh cử, báo giới hỏi về an ninh cho chồng, bà bảo, là người da đen, anh ấy có thể bị bắn bất kỳ lúc nào, có khi ở trạm xăng. Sống trong Nhà Trắng luôn phải đối mặt với những thách thức từ báo chí, đảng Cộng hòa. Không ít người vẫn mang nặng đầu óc về mầu da, bà từng bị gọi là khỉ đột đen, đối với Mom in chief không hề đơn giản.

Bà bắt đầu bằng những chuyện đơn giản như đi shopping, trồng rau trong vườn của Nhà Trắng, dạy con học, như bao người phụ nữ khác. Xuất hiện trên tivi bà khuấy động mạng xã hội qua ngôn ngữ đời thường như cách đi mua bán, đùa vui nhẹ nhàng và từng bước lôi cuốn công chúng.

Trồng rau như một việc nhỏ bà biến thành dự án "Let’s move - chúng ta hãy vận động" nhằm chống xu hướng béo phì trong trẻ em, nhất là trẻ da mầu. Thông qua các hoạt động, ăn uống điều độ, vệ sinh, nuôi dưỡng một cách khoa học, thông tin cho cha mẹ đầy đủ về cách nuôi dạy trẻ nhỏ, thức ăn lành mạnh (healthy food) cho trường học, dự án mở đầu đã được đón nhận hồ hởi.

Thấy tự tin, bà thêm vài sáng kiến khác như "Join forces - Tham gia giúp quân đội", "Reach Higher - Hãy học cao nữa", và "Let Girls Learn - Hãy để các em gái được học tập".

Năm 2011, bà Obama cùng với phu nhân Phó Tổng thống Jill Biden đưa sáng kiến "Join Forces" kêu gọi dân chúng giúp người trong quân ngũ, cựu chiến binh, gia đình thông qua tìm việc làm, giáo dục và động viên họ đúng lúc. Dự án đã giúp 1,2 triệu cựu binh và vợ hoặc chồng của người tham gia quân đội. Hơn 90 ngàn bà vợ được tuyển vào làm việc tại 300 công ty. Hơn 50 ngàn người phục vụ trong quân ngũ có cơ hội học hành.

Năm 2014, bà tiếp tục khởi động sáng kiến "Reach Higher" cùng với các hiệu trưởng trường trung cấp học nghề (College), quỹ học bổng, các lãnh đạo địa phương, hàng trăm trường, các tổ chức, cố vấn giáo dục báo về là học đã giúp sinh viên trung cấp tiếp cận nguồn tiền tới 5 tỷ đô la, hơn một triệu sinh viên mới vào học và 10 triệu khác đang tiếp tục học tới khi tốt nghiệp.

Là người phụ nữ lo việc nhà, đảm việc nước, bà hiểu sự quan trọng của giáo dục đối với các em nữ ngay từ bé.

Đầu tư cho bé gái đi học sẽ tác động lớn hơn rất nhiều cho xã hội, bởi họ sẽ làm mẹ của những đứa con. Nếu mẹ không có học dẫn đến con thất học, nuôi dưỡng không khoa học, xã hội thêm gánh nặng. Sáng kiến "Let Girls Learn" năm 2015 cùng với bộ Ngoại giao và một số tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy xã hội ưu tiên cho các bé gái tới trường, hưởng thụ nền giáo dục tốt để sau này các em có thể đóng góp tối đa. 

Tại Hoa Kỳ, bà kêu gọi các em nữ hãy trở thành công dân toàn cầu, đăng ký 62 triệu tài khoản vào mạng xã hội để cùng lên tiếng. Sự kiện này được ghi nhận tới 2 tỷ ấn tượng, được bàn nhiều đứng số 1 tại Mỹ và thứ 3 trên thế giới.  Đi nhiều nước trên thế giới như Liberia, Morocco, Tây Ban Nha, Cuba, Campuchia, Nhật và Pakistan để gặp gỡ các em gái, bà lắng nghe các câu chuyện, lên tiếng về rào cản không cho các bé gái tới trường.

Tháng 10-2016, Ngân hàng Thế giới và IMF tuyên bố dành 2,5 tỷ đô la cho mục đích giáo dục các bé gái trong 5 năm tới. USAID chi 70 triệu đô la hy vọng có khoảng 200 ngàn bé gái được hưởng từ sáng kiến của bà.

Đáng tiếc, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, bà không đi theo do bận việc. 

Thứ Sáu vừa rồi, CNN chiếu hình ảnh bà Michelle Obama ngấn lệ chia tay đồng nghiệp trong Nhà Trắng khi phát biểu lần cuối trong cương vị phu nhân tổng thống.

Bà khẳng định với giới trẻ, đặc biệt nguồn gốc di dân, rằng họ làm nên nước Mỹ, ám chỉ những phát biểu tranh cãi của Trump liên quan đến người nhập cư.

"Hãy hiểu rằng quốc gia này thuộc về các bạn, tất cả các bạn, từ mọi thành phần lý lịch và mọi tầng lớp xã hội," bà nói.  Xúc động đôi lúc nghẹn lời, nhắc lại những gì bà đã trải qua và niềm hy vọng của cha mẹ của bà, những người đã mong muốn các con vào đại học.

Tốt nghiệp luật tại đại học Harvard như chồng, gặp nhau và tình yêu nảy nở, bà hiểu thế nào là sức mạnh của tuổi trẻ.  Bà nhấn mạnh, để có được tự do và bảo vệ tự do của mình, giới trẻ phải học hành để trở thành công dân tích cực đóng góp chung.

Còn trẻ thì không nên mất hy vọng cho dù gặp khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, bà nhắn nhủ.

Sau 8 năm, những gì bà Obama để lại sau lưng không hề nhỏ. Uy tín của Tổng thống lên cao cũng một phần do những gì mà người phụ nữ lặng lẽ phía sau gây dựng.

Đánh giá của công chúng về bà còn cao hơn cả Tổng thống. Là một phụ nữ da mầu, làm đệ nhất phu nhân, thách thức của bà cao gấp bội.

Đảng Dân chủ vừa thua toàn tập trong cuộc bầu cử vừa qua. Đảng Cộng hòa đang kiểm soát Hạ viện, Thượng viện và Nhà Trắng.

Sự thâu tóm ấy vừa là thuận lợi nhưng cũng là thách thức cho Trump và đảng của ông. Mọi quyết sách sẽ dễ thông qua. Thành công thì không sao, nhưng thất bại thì chắc chắn cử tri Mỹ sẽ không để họ ôm ghế quá một nhiệm kỳ.

Đảng Dân chủ đang tìm ứng viên Tổng thống cho năm 2020. Những người gần gũi với Michelle Obama, kể cả một số nhân vật có uy tín khuyên bà ra tranh cử.

Tuy nhiên, đó là câu chuyện khó tưởng vì bà không nghĩ đến. Nhưng ai mà biết được, 4 năm có nhiều thay đổi...

Michelle Obama, người phụ nữ đứng sau những thành công của Tổng thống Mỹ. Bốn năm nữa, hai con trai của tôi sẽ thành công dân Mỹ. Tôi sẽ bàn với các cháu nghĩ về ứng cử viên Michelle Obama, người có hai con gái cùng lứa tuổi với con tôi.

Nếu các cháu hỏi tại sao, tôi sẽ nói, bà Obama là người phụ nữ "vượng phu ích tử" chưa kể vượng toàn cầu.

(Hiệu Minh)

           C:\Users\Giao Chi\Desktop\ss-170110-obama-farewell-rhk-11_3310f367bf19860f317f15279914b4b1_nbcnews-ux-1024-900.jpg C:\Users\Giao Chi\Desktop\ss-170110-obama-farewell-rhk-09_3310f367bf19860f317f15279914b4b1_nbcnews-ux-1024-900.jpg

          C:\Users\Giao Chi\Desktop\170107-obama-era-mn-17_ce4262fc712ee739dadbd0db4c3e386f_nbcnews-ux-1024-900.jpg C:\Users\Giao Chi\Desktop\170107-obama-era-mn-23_9dfb111d7feae138b64987ddeb5ff40a_nbcnews-ux-1024-900.jpg


Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393
 blank blank  blank blank blank blank
Giao Chỉ, SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.
Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121
Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.



Ý kiến bạn đọc
15/01/201700:12:35
Khách
I smell CNN here. Bà nổi tiếng với những chuyến du lịch tốn kém cho bản thân con gái và mẹ ba ẩn dưới danh nghĩa Ưhite house staff, mẹ bà sống như bà hoàng trong cung ƯH nhưng mỗi năm lãnh 160k babysit fee đén cuối đời từ tiền thuế dân. School lunch làm đám con nít thà nhịn đói không muốn ăn
Bà go high quá để giờ dọn ra khóc lóc như đưa đám. Ôi drama queen dọn ra cái Mansion chi phí từ thuế dân mà làm như sắp đi kinh tế mới
Tác giả viết nhiều cảm xúc nhưng nguoi đọc tức cười quá
14/01/201716:58:20
Khách
Thời của Obama, Clinton, Kerry chỉ còn 1 tuần nữa là qua, hãy để mọi sự tốt xấu của thời này đi vào quá khứ mà hãy tập trưng cho tương lai cùng với vị TT mới. Dân Mỹ rất không muốn nước Mỹ bị toàn cầu hoá mà Obama và đảng DC chủ trương nên đã không bầu cho Clinton. Nhìn về quá khứ trong 8 năm cầm quyền Obama và DC luôn chế diễu Trump cũng như CH, sao họ phải làm vậy? cũng như Obama phải trao quyền lại cho Trump , sao lại cứ phải tìm cách hạ nhuc Trump và CH?? tại sao những cử tri ủng hộ DC hay Clinton, Obama, sao không vui vẻ đón nhận TT mới như trước kia cử tri ủng hộ CH vẫn ủng hộ TT mới Obama mà không làm gì bạo động phản đối như Obama và DC đang làm??? Hay tôn trọng là phiếu của người dân Mỹ đã chọn vị TT mới cho họ, cũng như họ đã tôn trọng là phiếu của những cử tri DC trong 8 năm qua.
14/01/201701:00:06
Khách
Một bài viết rất hay. Thật cám ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.