Hôm nay,  

144 cây đuốc sống người Tây Tạng phản đối sự đàn áp tôn giáo của chế độ Cộng Sản Trung Hoa

06/01/201716:30:00(Xem: 8743)
144 cây đuốc sống người Tây Tạng phản đối
sự đàn áp tôn giáo của chế độ Cộng Sản Trung Hoa
 
Trúc Giang MN
 

     Image result for tây tạng bị đàn áp Related image Related image

 
1* Mở bài

Cộng Sản Trung Hoa đánh chiếm Tây Tạng và đặt quốc gia nầy trở thành một trong 5 khu tự trị thuộc chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Năm khu tự trị gồm có: dân tộc Choang ở Quảng Tây, dân tộc Ngô Duy Nhỉ (Uyghurs) ở Tân Cương, Nội Mông và Hồi Ninh Hạ, Tây Tạng.

Trung Cộng đã áp đặt chế độ độc tài vô thần Cộng Sản lên quốc gia Phật Giáo nầy. Chế độ cai trị chủ trương diệt chủng, tiêu diệt văn hóa và Phật Giáo ở đó. Những cuộc biểu tình ôn hòa chống xâm lược, đòi tự do tôn giáo của người Tây Tạng đã bị đàn áp thẳng tay và tàn bạo.

Cuối cùng người Tây Tạng phải dùng hình thức phản đối cực đoan là tự thiêu. Đức Đạt Lai Lạt Ma không tán thành hình thức tự thiêu nầy. Trong thời kỳ lưu vong ở Ấn Độ, Ngài đã đi khắp nơi trên thế giới để vận động cho một Tây Tạng được tự do hành đạo.

Người Tây Tạng cảm thấy họ bị thế giới bỏ quên. Đức Đạt Lai Lạt Ma không đòi độc lập mà chỉ đòi được tự do tôn giáo.

2* Bùng nổ những cuộc nổi dậy của người Tây Tạng chống Trung Cộng

 

2.1. Trung Cộng đánh chiếm Tây Tạng

Sau khi kiểm soát toàn bộ Hoa Lục, Mao Trạch Đông liền đưa 80.000 binh lính tiến đánh Tây Tạng và kiểm soát toàn diện vào tháng 10 năm 1950. Năm 1951, chính quyền cai trị đưa cho đại diện Tây Tạng một Hiệp định 17 điểm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng. Hiệp định được thông qua ở Lhasa vài tháng sau đó.

Tinh thần chống đối của người Tây Tạng tích tụ lần lần sau đó.
 

2.2. Những cuộc nổi dậy của người Tây Tạng

Một cuộc nổi dậy năm 1956 bị dẹp tan. Tháng 12 năm 1958, một cuộc nổi dậy khác ở thủ phủ Lhasa, Trung Cộng đe dọa sẽ đánh bom tiêu diệt thành phố nếu trật tự không được duy trì. Người Tây Tạng bó tay chịu thua vì biết rõ sự tàn bạo và dã man của chế độ Cộng Sản. Mao Trạch Đông.

 

2.3. Cuộc nổi dậy năm 2008 của người Tây Tạng

 

1). Chống âm mưu bắt cóc Đức Đạt Lai Lạt Ma

Các quan chức Trung Cộng mời Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm trụ sở của họ để uống trà và xem kịch về kinh Phật. Ngài được bảo là phải đi một mình, không có vệ sĩ và không có một nhân viên quân sự nào của Tây Tạng được đến gần trụ sở của họ. Người Tây Tạng cho rằng đó là một âm mưu bắt cóc Dalai Lama của họ.

 

2). Biểu tình ở thủ đô Lhasa và cả thế giới


       JPEG - 52.8 kb Related image


Sáng ngày 10-3-2008, tại thủ đô Lhasa, hàng ngàn nhà sư và dân chúng ào ạt ra đường phố biểu tình ôn hòa đòi độc lập và quyền sống. An ninh Trung Cộng cho công an và bộ đội giả dạng làm nhà sư, đi đập phá các cửa hàng của người Hán ở Lhasa để có lý do đưa quân đội vào đàn áp thẳng tay người biểu tình. 19 người Tây Tạng bị bắn chết và biến thủ đô Lhasa thành một cảnh hoang tàn, đổ nát.

 

   Image result for hình về kháng chiến của người tây tạng Image result for tây tạng bị đàn áp Image result for hình ảnh về cuộc biểu tình của tây tạng chống trung quốc


     Related image C:\Users\Davis\Desktop\KK. 1.jpg Image result for tây tạng bị đàn áp

 

Trong khi đó người Tây Tạng lưu vong trên khắp thế giới đồng loạt đứng lên biểu tình đòi tự do cho Tây Tạng. Ở Ấn Độ có hơn 100,000 người Tây Tạng lưu vong dự định đi bộ leo núi về Tây Tạng, sát cánh cùng đồng bào của họ, nhưng bị an ninh Ấn Độ chận lại tại biến giới. Ở Hoa Kỳ nhiều nhà sư Tây Tạng biểu tình trước trụ sở LHQ ở New York, tố cáo Trung Cộng cướp nước, diệt chủng.

Ngày 24-3-2008, tại vận động trường Olympia Bắc Kinh, chính thức khai mạc lễ rước đuốc Thế Vận Hội Mùa Hè 2008. Trong khi chủ tịch Thế Vận Hội Trung Cộng đang đọc diễn văn, thì một người Tây Tạng đứng sau đưa lên cao tấm vải đen vẽ hình 5 cái cồng số 8 kết thành 5 vòng tròn biểu tượng của Olympic. Cùng lúc đó, một người phụ nữ Tây Tạng khắp mình nhuộm đỏ màu máu chận đường người cầm đuốc. Nhiều người khác nhảy vào vận động trường hô to những khẩu hiệu tẩy chay Thế Vận Hội.

Trung Cộng mất mặt trước quốc tế. Nhiều nguyên thủ quốc gia hưởng ứng kêu gọi tẩy chay, gồm có: Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, Tổng thống Đức, Horst Kolher, Thủ tướng Ba Lan, Donald Tusk, Thủ tướng Slovakia, Robert Fico, Tổng thống Cộng Hòa Czech, Vaclay Klaus.

Tổng thống Mỹ George W. Bush và Thủ tướng Anh Gordon Brown tham dự và chúc mừng Trung Cộng tổ chức thành công Thế Vận Hội.
 

2.4. Phong trào kháng chiến của người Tây Tạng

Lực lượng khởi nghĩa có hơn hai ngàn người, đa số được huấn luyện ở Trại Hale, gần Leadville của bang Colorado, Hoa Kỳ. CIA cung cấp vũ khí, đạn dược, thuốc men và thực phẩm cho bộ tộc Kham (Tibetan Khambas) để tiếp tục chiến đấu chống Trung Cộng. CIA thuê nhiều máy bay dân sự của Miến Điện, Thái Lan và Đài Loan bay tới vùng chân núi Himalaya để tiếp tế mọi thứ cần thiết.

Thủ lãnh của nghĩa quân Tây Tạng là Gyalo Thondup, anh ruột của Đức ĐL/LM cũng là người móc nối với Đức ĐL/LM đang bị giam lỏng để tổ chức cuộc đào thoát.

Năm 1969, với ý định kết thân với Trung Quốc của Henry Kissinger và Richard Nixon nên phong trào kháng chiến bị giải tán.
 

3* Trung Cộng phá hủy tu viện và văn hóa Tây Tạng

3.1. Tiêu diệt văn hóa

Trong Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông và Giang Thanh khởi xướng, các chùa và tu viện Phật Giáo Tây Tạng bị phá hủy một cách có tổ chức. Có hơn 6,500 tu viện bị phá hủy.

Phá dỡ Học viện Phật Giáo lớn nhất là Larung Gar, trục xuất hơn 40,000 tăng ni ra khỏi học viện. Họ phải chịu cảnh vô gia cư, màn trời chiếu đất.

         Related image phá dở học viện phật giáo, Học viện Phật giáo Tây Tạng, học viện Phật giáo Larung Gar,

Học viện Phật giáo ở Tây Tạng Larung Gar đã bị san bằng
 

Hàng ngàn nhà sư và ni cô bị đem ra đấu tố, giết chết, hành hạ hoặc bỏ tù. Những năm sau đó Phật Giáo Tây Tạng được phục hồi với hai điều kiện, là phải chấp nhận sự cai trị của Trung Cộng. Không thừa nhận Đức Đạt Lai Lạt Ma đang lưu vong, mà phải công nhận Ban Thiền Lạt Ma quốc doanh là Gyaltsen Norbu.

Về văn hóa, đất đai các tu viện bị cắt ra từng mảnh lập cơ sở phổ biến nền giáo dục không tôn giáo của Chủ nghĩa Cộng sản. Tước đoạt những tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo trị giá 80 tỷ USD.
 

3.2. Chính sách diệt chủng Tây Tạng

Trung Cộng đưa 7.5 triệu người Hán đến sinh cơ lập nghiệp ở Tây Tạng khiến cho gần 5 triệu người Tây Tạng trở thành sắc tộc thiểu số trên quê hương của họ. Người Hán đến khai thác tài nguyên, xây dựng cơ sở sản xuất và kinh doanh. Người Tây Tạng không thể xin được việc làm trong các cơ sở của người Hán. Họ bị đối xử không bình đẳng trên đất nước của họ.

Trung Cộng đưa gần một triệu tội phạm đến giam giữ ở 84 nhà tù trên nước nầy. Sau khi mãn hạn tù thì bắt buộc họ phải sống ở Tây Tạng. Họ được cấp ruộng đất để cùng gia đình sống vĩnh viễn ở đó. Phụ nữ Tây Tạng bị bắt buộc phải phá thai theo chính sách gia đình một con của Trung Cộng.

Báo Libération ngày 12-12-2012 đăng 1 bài phóng sự về Tây Tạng của Phillippe Grangereau có ghi lời nữ văn sĩ Tây Tạng, bà Tsering Woeser, mô tả : hiện nay Tây Tạng không khác gì 1 nhà tù, nhất là tại thủ phủ Lhasa. Công an, cảnh sát khám người trên khắp các nẻo đường, kẻ cả trẻ em. Vào chùa phải đưa thẻ căn cước vào máy và khi vào bên trong lại bị khám xét nữa. Chỉ trên 1 đoạn đường 500m bà đi qua có 21 chốt gác của cảnh sát và gặp 3 đội tuần tra.
Phillippe Grangereau đưa ra nhận xét : “Trung Quốc muốn đồng hóa, muốn triệt bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, lịch sử, nhân cách của người Tây Tạng.”
 
4* 144 vụ tự thiêu của các tu sĩ và phật tử Tây Tạng


Những cuộc biểu tình qui mô của người Tây Tạng đã nổ ra nhưng bị quân đội Trung Cộng đàn áp dã man. Người Tây Tạng đã phải dùng một hình thức cực đoan để phản đối. Đó là tự thiêu. Đã có 144 vụ tự thiêu ở Tây Tạng và ở các nước khác như Ấn Độ, Nepal, Trung Cộng.

4.1. Vụ tự thiêu thứ nhất

Hồi tháng ba năm 2011 vụ tự thiêu đầu tiên xảy ra tại Tu viện Kirti thuộc huyện A Bá tỉnh Tứ Xuyên, nhân dịp kỷ niệm 3 năm nổ ra cuộc bạo loạn ở Lhasa hồi năm 2008 đã bị chính quyền Trung Cộng đàn áp dã man.

Sau vụ đầu tiên, có thêm 10 vụ tự thiêu khác cũng xảy ra ở Tứ Xuyên. Tứ Xuyên là một tỉnh ở tây nam Trung Quốc, nơi có đông đảo cư dân người Tây Tạng.

 

4.2. Vụ tự thiêu thứ 100

Hãng tin AFP dẫn nguồn tin từ cảnh sát Nepal thì hôm 13-2-2013 có thêm một người Tây Tạng tự thiêu tại Kathmandu. Đây là vụ tự thiêu thứ 100.

Hồi 8:20 phút sáng giờ địa phương, một người đàn ông Tây Tạng khoảng 20 tuổi đã vào nhà vệ sinh của một quán ăn, tẩm xăng vào quần áo rồi tự châm lửa đốt mình. Khách hàng quán ăn lập tức gọi cảnh sát đưa người tự thiêu vào bịnh viện. Nạn nhân ở tình trạng nguy kịch, toàn thân bị phỏng nặng.

Đây là vụ tự thiêu thứ 100, trong đó có 83 người thiệt mạng.

 

4.3. Ni cô và phụ nữ Tây Tạng tự thiêu

Theo tổ chức Tây Tạng Tự Do (Free Tibet) có trụ sở tại London thì từ năm 2013 đến 2015, đã có 5 ni cô và phụ nữ Tây Tạng tự thiêu để phản đối chính sách cai trị tàn bạo của Bắc Kinh. Những vụ tự thiêu thường xảy ra trong tháng ba để tưởng niệm cuộc nổi dậy của người Tây Tạng hồi tháng ba năm 2008.

Chính quyền Bắc Kinh không cho gia đình nhận xác về làm tang lễ theo nghi thức Phật Giáo. Đồng thời cáo buộc Đức ĐL/LM đã kích động những vụ tự thiêu đó.

 

4.4. Đức Đạt Lai Lạt Ma không tán thành hành động tự thiêu

 

1). Đức Đạt Lai Lạt Ma chống tự thiêu

Đức Đạt Lai Lạt Ma chống lại hình thức tự thiêu vì cho đó là đi ngược lại tính chất thiêng liêng của cuộc sống.

Theo nhà bình luận của báo Người Việt, ông Ngô Nhân Dụng, cho rằng theo triết lý của Phật Giáo thì việc chống tự thiêu của Đức Đạt Lai Lạt Ma phù hợp với chủ trương bất bạo động của nhà Phật nằm trong quan điểm “bất hại”. Tự thiêu là hành động làm thiệt hại một sinh mạng, nên không được tự thiêu.

Ngày 10-12-1989, Đức ĐL/LM được trao giải Nobel Hòa Bình do những nổ lực đấu tranh bất bạo động cho Tây Tạng. Đấu tranh bất bạo động xuất phát từ cái tâm từ bi của nhà Phật chớ không phải theo chiến lược bất bạo động của Thánh Mahatma Gandhi của Ấn Độ.

 

5* Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu


         Related image Related image


Bức ảnh của của nhà báo Malcolm Browne đã được trao "Ảnh báo chí của năm1963”.

 

5.1.Vụ tự thiêu xảy ra

Vào buổi sáng ngày 11-6-1963, tại ngã tư Lê Văn Duyệt-Phan Đình Phùng, Sài Gòn, bên cạnh sứ quán Campuchia, đông đúc người qua lại, vụ tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức được thực hiện. Chứng kiến vụ tự thiêu nầy nhà báo Mỹ, David Halberstam đã viết trong cơn sốc như sau:

“Ngọn lửa phát ra từ một con người. Thân thể ông cháy héo khô dần và teo nhăn lại, đầu ông đen dần và hóa than… Khi cháy, ông không hề cử động một cơ bắp nào, không hề bật ra một âm thanh nào. Sự điềm tĩnh của ông thật trái ngược với những người đang rền rĩ khóc than xung quanh”.

Thế giới bị sốc trước hình ảnh tự thiêu kinh hoàng của vị hòa thượng phản đối sự kỳ thị tôn giáo của chính thể Nam Việt Nam được Mỹ bảo trợ.

Trong thời kỳ đấu tranh quyết liệt này, những tu sĩ Phật giáo đã chọn cách tự thiêu để phát động phong trào đấu tranh chống lại chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền. Theo tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang, ngày 27 tháng 5 năm 1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã viết một lá thư cho Giáo hội Tăng Già Toàn Quốc, tình nguyện tự thiêu để phản đối chính quyền. Ý định này của ông đã bị Giáo hội từ chối. Theo một nguồn khác, các chư tăng họp tại Chùa Ấn Quang đã quyết định để Hòa thượng Thích Quảng Đức lãnh sứ mệnh quan trọng này.

Ngày 10 tháng 6, phát ngôn viên của giới Phật tử tiết lộ cho các nhà báo Mỹ biết rằng "một cái gì đó quan trọng" sẽ xảy ra sáng hôm sau bên ngoài sứ quán Campuchia ở Sài Gòn.     

Phần lớn phóng viên đều không quan tâm đến lời tiết lộ nầy nên ngày hôm sau, chỉ có rất ít nhà báo xuất hiện. Trong số đó có David Halberstam của tờ New York TimesMalcolm Browne, lúc đó đang làm trưởng đại diện hãng thông tấn AP tại Sài Gòn.
 

      Related image Quang Duc sat still as he was engulfed in flame.

            Quang Duc's remains before they were moved to a coffin and carried to a nearby pagoda by his fellow monks and nuns. Related image


Thích Quảng Đức, Buddhist monk who burned alive to protest the Vietnam
 

Thầy Thích Quảng Đức xuất hiện trong một đám diễn hành bắt đầu từ một ngôi chùa gần đó. Khoảng 350 hòa thượng và ni cô dẫn đầu bởi một chiếc Austin Westminster, chia làm hai nhánh giương cao khẩu hiệu bằng cả tiếng Việttiếng Anh. Họ lên án chính quyền Ngô Đình Diệm vì chính sách kỳ thị Phật giáo và đòi bình đẳng tôn giáo.

Ý định tự thiêu đã xuất hiện ở một nhà sư nhưng cuối cùng hòa thượng Thích Quảng Đức mới là người thực hiện. Sự việc diễn ra tại ngã tư đại lộ Phan Đình Phùng và phố Lê Văn Duyệt.

Thầy Thích Quảng Đức đi ra từ chiếc ô tô cùng với hai nhà sư khác. Một người đặt một tấm đệm xuống đường, còn người kia mở cabin xe và lấy ra một bình xăng dung tích 5 gallon. Vì đoàn diễn hành đang tạo thành nhiều lớp vòng tròn xung quanh mình, thầy Thích Quảng Đức bình tĩnh ngồi thiền trên tấm đệm. Hai nhà sư cùng đi bắt đầu trút xăng lên đầu ông. Hòa thượng Thích Quảng Đức lần tràng hạt và bắt đầu niệm: "Nam Mô A Di Đà Phật" trước khi Hòa thượng tự mình châm lửa. Lửa nhanh chóng thiêu rụi áo cà sa và da thịt của vị hòa thượng, khói đen bốc lên từ cơ thể đang cháy bùng của ông.
 

5.2. Lá thư thỉnh nguyện được tự thiêu

Sau đây là trích toàn văn lời tâm nguyện của Hòa thượng Thích Quảng Đức trước lúc tự thiêu:

“Tôi pháp danh Thích Quảng Đức, Hòa thượng trụ trì Chùa Quán Âm Phú Nhuận (Gia Định).
Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật Pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.

Mong ơn mười phương chư Phật, chư Đại Đức Tăng Ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:

  1. Mong ơn Phật Tổ gia hộ cho Tổng thống Ngô Đình Diệm sáng suốt chấp nhận năm nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản tuyên ngôn.

  2. Nhờ ơn Phật từ bi gia hộ cho Phật giáo Việt Nam được trường cửu bất diệt.

  3. Mong nhờ hồng ân chư Phật gia hộ cho chư Đại đức Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố bắt bớ giam cầm của kẻ gian ác.

  4. Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc.

Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân và thi hành chánh sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thủa.
Tôi tha thiết kêu gọi chư Đại Đức Tăng Ni và Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh để bảo tồn Phật giáo.

Nam Mô Đấu Chiến Thắng Phật
Làm tại chùa Ấn Quang, ngày mùng 8 tháng 4 nhuần năm Quý Mão
Tỳ kheo Thích Quảng Đức
Kính bạch.

Tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức góp phần làm sụp đổ chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam Việt Nam.

Tấm ảnh của nhà báo Malcolm Browne chụp Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Một bức ảnh đã được trao "Ảnh báo chí của năm1963”.

5.3. Trái tim không cháy của Hòa thượng Thích Quảng Đức

Một trường hợp gây chú ý và đặt nhiều câu hỏi “vì sao trái tim không cháy”?. Một nhà sư góp ý như sau: “Trong khi thầy Quảng Đức ngồi Thiền để tự thiêu thì thầy đã dùng lửa Tam Muội, một thứ nội hỏa, đốt đi trái tim của mình, khiến trái tim đã hóa thạch mà lửa thường không thể đốt nổi. Lửa Tam Muội đã khiến trái tim Thầy Quảng Đức thành Kim Cang bất hoại”.
 

6* Đức Đạt Lai Lạt Ma

6.1. Danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma

Đạt Lai Lạt Ma là danh hiệu của nhà lãnh đạo tinh thần Phật Giáo Tây Tạng. Danh hiệu nầy được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương trượng Phật Giáo Tây Tạng vào năm 1578.

Mỗi vị Đạt Lai Lạt Ma (ĐL/LM)  được xem là tái sinh của vị ĐL/LM trước. ĐL/LM là hiện thân lòng từ bi của chư Phật và Bồ Tát. Người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh.

Đạt Lai Lạt Ma là vị thứ 14 đang sống lưu vong tại Ấn Độ từ năm 1959 đến nay.
 

6.2. Đạt Lai Lạt Ma thứ 14: Tenzin Gyatso

       Related image Related image

Đăng Châu Gia Mục Thố, Tenzin Gyatso, sinh ngày 6-7-1935 là lãnh đạo thần quyền và thế quyền của nhân dân Tây Tạng.

Theo chương trình nghiên cứu cá nhân của GS Eric Sharp, thuộc Đại Học Sydney, Australia, thì trong ba thánh nhân người Châu Á ở thế kỷ 20 là: cố thi sĩ Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Mahatma Gandhi (1869-1948) và vị Đạt Lai Lạt Ma 14 nầy.
 

1). Tiểu sử

   http://gdptductam.org/wp-content/uploads/2011/08/image004.jpg imagehttp://www.daophatngaynay.com/vn/files.php?file=images/2016/quy1/dalailama_nho2_580317606.jpg

                                Đức Đạt Lai Lạt Ma thời thơ ấu

 
Nhà sư chào đời tại làng Taktse trong một gia đìng nông dân ở đông bắc Tây Tạng. Tên trước khi được thừa nhận là ĐL/LM 14 là “Lhamo Dhondup”. Theo truyền thuyết thì vị sư nầy là hóa thân của ĐL/LM thứ 13. Danh hiệu ĐL/LM  cũng được hiểu là “Hộ Tín” (Bảo vệ đức tin), “Huệ Hải” (Biển lớn của trí tuệ), “Pháp Vương” (Vua của chánh pháp). “Như Ý Châu” (Viên bảo châu như ý).

Đức ĐL/LM thứ 14 được tấn phong vào ngày 22-2-1940 tại Điện Potala trước sự hiện diện của đông đảo tăng chúng, sứ thần của các quốc gia lân cận như Ấn Độ, Trung Hoa Dân Quốc và các quốc gia khác. Chính thức là nhà lãnh đạo tôn giáo của sáu triệu người Tây Tạng.

Đức ĐL/LM nhận giải Nobel hòa bình năm 1989.

 

2). Quá trình tìm kiếm Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 14

Mỗi đời ĐL/LM, trước khi viên tịch, đều để lại một số di vật như tràng hạt, bình bát và một bài kinh để hướng dẫn sự tìm kiếm.

Theo sách “The Search Team Arrives” (Đoàn tìm kiếm đã đến) của hai tác giả Anne F.Thurston và Gyalo Thondup, anh ruột của Đức ĐL/LM 14, thì sau khi ĐL/LM 13 tên là Thubten Gyatso, qua đời vào năm 1933, di thể được ướp của ông đang quay mặt về phía đông nam, bổng nhiên đã tự quay đầu về hướng đông bắc.

Dựa theo sự kiện nầy, đoàn tìm kiếm đã đi về hướng đông bắc Tây Tạng

Khi Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 13 viên tịch vào năm 1933, chính phủ Tây Tạng gặp khủng hoảng trong việc tìm kiếm người thừa kế. Năm 1935, vị nhiếp chính đi đến hồ thiêng Lhamo Lhatso ở Chokhorgyal, khoảng 90 dặm từ thủ đô Lhasa. Theo truyền thống của Tây Tạng, người ta có thể nhìn thấy mọi việc ở tương lai từ hồ linh thiêng này. Lúc bấy giờ vị nhiếp chính thấy ba chữ Tây Tạng Ah, KaMa hiện lên giữa mặt nước trong vắt của hồ thiêng, theo sau ba mẫu tự này là bức tranh của một ngôi chùa ba tầng với mái ngói màu xanh lục và một căn nhà có chiếc máng xối kỳ lạ.

 

Năm 1937, chính phủ Tây Tạng đã gởi những hình ảnh thiêng liêng từ hồ thiêng đến các tỉnh thành của Tây Tạng để tìm kiếm nơi tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma. Một phái đoàn tìm kiếm tái sanh được thành lập và đi về hướng Đông Bắc Tây Tạng, vị trưởng phái đoàn là Lạt ma Kewtsang Rinpoche, Tu viện trưởng Tu viện Sera. Khi phái đoàn đến làng Amdo, họ thấy quang cảnh nơi này giống y như hình ảnh đã thấy dưới hồ thiêng. Lobsang Tsewang cải trang thành người trưởng đoàn, và Lạt ma Kewtsang cải trang thành người thị giả, và họ vào thăm một căn nhà với chiếc máng xối kỳ lạ.

Bấy giờ Lạt ma Kewtsang có mang một xâu tràng hạt (rosary) của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 và chú bé 2 tuổi trong căn nhà ấy đã nhận ra nó và yêu cầu được cầm xem. Lạt ma Kewtsang hứa sẽ cho nếu chú đoán được ngài là ai. Và chú bé liền trả lời ngay bằng một loại tiếng lóng của địa phương là "Sera aga", nghĩa là "Lạt ma ở tu viện Sera". Tiếp đó, nhà sư hỏi chú bé vị trưởng đoàn là ai, chú bé đã trả lời đúng, và chú cũng cho biết tên chính xác của người thị giả. Theo sau đó là một loạt trắc nghiệm khác để chú bé chọn lựa những đồ dùng thường ngày của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 và chú bé cũng nhận ra tất cả và nói: "của tôi, của tôi". Chú bé ấy chính là Đạt Lai Lạt Ma hiện nay.
 

7* CIA giải thoát Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi Tây Tạng

7.1. Câu chuyện về CIA giải thoát Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tây Tạng bị Trung Quốc chiếm từ tháng 10 năm 1950. Trong bài viết “The Very Best Men” của Evan Thomas, phụ tá chủ bút tờ Newsweek, kể rõ kế hoạch giải thoát nầy do điệp viên Anthony Alexander Poshepny bí danh là Tony Poe phụ trách.

Câu chuyện nầy cũng được nhắc tới trên tạp chí George do con trai của cố Tổng thống John F. Kennedy làm chủ, câu chuyện được nhắc tới nhân kỷ niện 50 năm thành lập CIA. Nhờ đó người ta mới biết được Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều điệp vụ ở Tây Tạng và đã giải thoát Đức Đạt Lai Lạt Ma (ĐL/LM) tại quốc gia hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài nầy. Ngoài việc giải thoát Đức ĐL/LM, CIA đã cung cấp vũ khí cho du kích Tây Tạng để chống lại quân xâm lược Trung Cộng.
 

7.2. Cuộc giải thoát bắt đầu

      dalailamaindia-2 dalailamaindia

The Dalai Lama escorted by Tibetan resistance fighters, leaving Tibet to seek asylum in India (March 1959)

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đang bị giam lỏng ở Lhasa. Ngày 17-3-1959, lợi dụng đêm tối không trăng, Đức ĐL/LM giả dạng thường dân, mặc y phục màu đen cùng với đoàn tùy tùng gồm 20 người trốn khỏi cung điện Lhasa. Đoàn người đi bộ cứ tăng dần lên tới cả trăm, cả ngàn người, hướng dẫn bởi điệp viên Tony Poe.

Đến 3 giờ sáng ngày 28-3-1959 đoàn người mới tới Thiết Lập Khâu ở biên giới. Tại đó, Tony Poe liên lạc với trụ sở CIA ở Miến Điện để báo cáo lên Tổng thống Dwight  David Eisenhower.

Hoa Kỳ giúp đỡ Đức ĐL/LM. Can thiệp với Ấn Độ và Nepal nhường một mảnh đất dưới chân dãy Himalaya để lập Chánh Phủ Tây Tạng Lưu Vong. Thủ đô đặt tại thành phố Dharamsala, tồn tại đến ngày nay.
 

8* Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama)

Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama) là danh hiệu được Đức Đạt Lai Lạt Ma phong cho vị lạt ma được cho là tái sanh (Incarnation-đầu thai lên) của Phật A Di Đà.

Ban Thiền Lạt Ma là lãnh đạo hàng thứ hai sau Đạt Lai Lạt Ma. Cũng như Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Lạt Ma cũng phải đi tìm cho đúng người được tái sinh. Ban Thiền Lạt Ma là vị thứ 11. Đạt Lai Lạt Ma hiện nay thứ 14, hiện đang sống lưu vong ở Ấn Độ.
 

8.1. Vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 bị bắt cóc

Gedhun Choekyi Nyima sinh ngày 25-4-1989 tại Lhari, Tây Tạng. Ngày 14-5-1995 Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 chỉ định ngài là Ban Thiền Lạt Ma (BT/LM) thứ 11 của Phật Giáo Tây Tạng. Lúc đó 6 tuổi. Ba ngày sau, ngày 17-5-1995 bổng nhiên bị mất tích do Trung Cộng bắt cóc.

Một đứa bé trai khác tên Gyaltsen Norbu (hoặc Gyancain Norbu) được Trung Cộng chỉ định là BT/LM thứ 11. Đa số người Tây Tạng không chấp nhận.

          Ban Thiền Lạt ma do nhà nước Trung Quốc đề cử panchen200Lama200

              Ban Thiền Lạt Ma Gyaltsen Norbu do Trung Quốc bổ nhiệm
 

Gyaltsen Norbu sinh ngày 13-2-1990 là con trai của hai đảng viện Cộng Sản Trung Hoa, sống ở Bắc Kinh suốt thời thơ ấu. Được giáo dục bởi văn hóa Cộng Sản vô thần. Thông thạo tiếng Trung Hoa và tiếng Tây Tạng. Học về tôn giáo Tây Tạng ở Bắc Kinh.

Ngày 3-2-2010, Ban Thiền Lạt Ma quốc doanh được cử vào chức vụ Phó Chủ tịch Hội Phật Giáo Trung Quốc.

Ngày 15-3-2009, Norbu lên tiếng kêu gọi người Tây Tạng phải biết quý trọng nền kinh tế mà Trung Cộng mang đến cho Tây Tạng. “Những người sống ở Tây Tạng phải biết quý trọng sự thịnh vượng và hạnh phúc ngày hôm nay”.

Chính phủ lưu vong Tây Tạng cho rằng Trung Cộng âm mưu đưa vị BT/LM quốc doanh nầy lên để sẽ thay thế Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sau khi ngài viên tịch. Ngài đang ở tuổi 81.

 

9* Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về Việt Nam


9.1. Đức Đạt Lai Lạt Ma được quốc hội Hoa Kỳ trao huy chương dân sự cao quý nhất.


        http://www.lebichson.org/Pics/dalailama-usa-2007-14.jpg http://www.lebichson.org/Pics/DalailamaMedal.jpg


Đức Đạt Lai Lạt Ma được Chính Phủ Hoa Kỳ Trao Tặng "Congressional Gold Medal

 

Trưa ngày 17-10-2007, Đức ĐL/LM được trao tặng huy chương Congressional Gold Medal tại Washington D.C. Đây là huy chương cao quý nhất dành cho dân sự. Trước đó chỉ có Tổng Thống George Washington, Đức Giáo Hoàng John Paul II, Nelson Mandela và nhà văn gốc Do Thái được trao Nobel Hòa Bình năm 1986 là Elie Wiesel được trao huy chương nầy.

 

9.2. Đức Đạt Lai Lạt Ma và Việt Nam


     Image result for đức đạt lai lạt ma Tenzin Gyatso Image result for đức đạt lai lạt ma Tenzin Gyatso Image result for đạt lai lạt ma đến việt nam

 Đức ĐL/LM hoan hỉ nhận y phục cổ truyền VN* Diễn viên Kiều Chinh Đức ĐL/LM

 

Phái đoàn của tờ Việt Báo đến diện kiến Đức ĐL/LM ngày 14 Tháng 9, 2006 tại Pasadena, California. Vị lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng nói: "Dân tộc Việt Nam rất anh hùng rất đáng kính trọng. Sau một thời gian khó khăn, khi mức sống của nhiều người được cải thiện thì sức mạnh tinh thần và tâm linh của người Việt sẽ giúp họ tìm ra con đường tốt đẹp hơn ngày hôm nay cho Việt Nam".

Nói về Việt Nam, Đức ĐL/LM viết trong một thông điệp gởi cho Việt Báo: “Dân tộc Việt Nam cũng trải qua một chấn động lớn trong thế kỷ XX, và đã vượt qua rất nhiều thử thách như nhân dân Tây Tạng. Tôi tin tưởng rằng cùng chịu ảnh hưởng rất nhiều về Phật Giáo, hai nền văn minh Tây Tạng và Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng. Mỗi nền văn minh lại có một lịch sử lâu dài, đa sắc đa diện, và ngay trong hiện tại nền văn hóa phong phú mà thực chất là sự hiếu hòa của chúng ta hàm chứa một khối kinh nghiệm hữu ích nếu được quảng bá cho các nền văn minh khác”.

 

10*Tây Tạng


10.1. Tổng quát về Tây Tạng


Tây Tạng nằm giữa hai nền văn minh cổ đại của Trung Hoa và Ấn Độ nhưng những dãy núi hiểm trở của cao nguyên Tây Tạng và dãy Himalaya làm cho đất nước nầy xa cách cả hai và biệt lập với thế giới bên ngoài.

Điểm nổi bật nhất là một quốc gia phụng sự Phật Giáo. Cao nguyên Tây Tạng cao nhất thế giới. Độ cao trung bình là 4,900m. Còn được gọi là “Mái nhà của thế giới” (The Roof of the World) hay là “Đất nước của tuyết”.

Diện tích: 1,228,400km2. Dân số sắc tộc Tạng thuần túy là 3,002,166 (2011). Thủ phủ là Lhasa.

 

9.2. Những cung điện nổi tiếng của Tây Tạng


1). Cung điện vàng Potala


     https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e9/Potala_palace21.jpg/525px-Potala_palace21.jpg http://bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Kientrucquyhoach/Lichsukientruc/2015/20151/Taytang/Golden%20Roofs.jpg http://bmktcn.com/UserFiles/Phamdinhtuyen/Kientrucquyhoach/Lichsukientruc/2015/20151/Taytang/WesternHalii%20Red%20Place11.jpg


      Các mái cung điện dát vàng trên đỉnh Cung điện *Trang trí bên trong Cung điện

 

Cung điện Potala còn được gọi là “Thánh địa của Quán Thế Âm Bồ Tát” có hơn 10,000 căn phòng, được xây cất từ thế kỷ thứ 7. Ban đầu chỉ có 999 phòng. Đến thế kỷ 17 mở rộng ra đến 10,000 phòng .

Đó là một công trình vĩ đại nhất thế giới. Chiều cao 120m trải rộng trên một diện tích 360km2, gồm 13 tầng. Mái cung điện được mạ vàng với một triệu lượng vàng ròng. Những bí mật bên trong những căn phòng được thiết lập sâu trong lòng đất núi chưa được tiết lộ.


2). Tu Viện Tashilunpo huyền bí


      Image result for Tu Viện Tashilhunpo huyền bí Image result for Tu Viện Tashilhunpo huyền bí

 

Tu viện nầy là nơi trú ngụ của vị Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Latma), vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng được xếp hàng thứ hai, sau Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Cung điện nầy cũng là nơi bảo tàng nghệ thuật của Phật Giáo Tây Tạng. Với tượng phật bằng vàng lớn nhất thế giới.

Cung điện được xây vào năm 1447, chiếm một diện tích 18.5 hecta, với 3,600 căn phòng và 50 giảng đường được chạm khắc rất tinh vi, tuyệt đẹp. “Cung điện là một mê cung đầy bóng tối, từ các phòng ốc, hành lang cho đến các sân lộ thiên. Do những núi cao bao phủ cho nên ánh sáng mặt trời chỉ chiếu vào tu viện vào lúc bình minh và xế chiều.

 

3). Nữ tu viện Phật Giáo Tây Tạng

Nữ Thiền Viện Phật Giáo Tây Tạng trên đỉnh núi Himalaya. Đó là tu viện Chubehizal nằm chót vót trên một đỉnh núi cao. Hiện có hơn 500 nữ tu sống một cuộc đời đầy kham khổ về vật chất nhưng tâm hồn thì vô cùng thanh thản. Có một điều kỳ lạ là từ xưa tới nay chẳng có ai nhắc nhở tới họ, kể cả sách vở hướng dẫn du lịch.

Nhiều người nhằm lẫn họ với các nam tu sĩ vì cả hai đều ăn mặc giống nhau. Tu viện nầy được xây dựng bằng đất khô trên độ cao 3,800m.

Con đường từ thủ phủ Lhasa đến tu viện nầy đầy gian nan vì phải lên đèo, xuống dốc và bị tắc nghẽn trong suốt 8 tháng mùa đông.

10* Kết luận

Trên căn bản, chế độ Cộng Sản không chấp nhận tôn giáo. Karl Marx đã viết: "Tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng", “Điều kiện tiên quyết để nhân dân có hạnh phúc là phải xoá bỏ tôn giáo”  (Karl Marx)

Khoa học kỹ thuật của nhân loại đã tiến bộ nhưng niềm tin tôn giáo vẫn còn. Càng đàn áp nó càng phát triển cho nên chế độ Cộng Sản phải thay đổi thái độ với tôn giáo bằng những chiêu bài lừa bịp là tạo ra những tổ chức tôn giáo gọi là quốc doanh như “Công Giáo yêu nước”, “Phật giáo yêu nước”…Lãnh đạo của các tôn giáo “yêu nước” nầy là người của chính quyền đặt ra, và tôn giáo được đặt vào một cánh tay nối dài của đảng CS là Mặt Trận Tổ Quốc.

Những vụ tự thiêu của người Tây Tạng đánh động vào lương tâm của thế giới, cho thấy bộ mặt ghê tởm của chế độ Cộng Sản ở Trung Hoa.

 

Trúc Giang

Minnesota ngày 6-1-2017




Ý kiến bạn đọc
07/01/201718:26:58
Khách
Ở thế kỷ 21, 144 người Tây Tạng đã tự thiêu chống độc tài Tàu cộng. Và Tàu cộng cũng đã phá hủy hơn 6,500 tu viện và Học viện Phật Giáo lớn nhất Larung Gar, giết chết, bỏ tù hàng ngàn nhà sư và ni cô , v...v...Ấy vậy mà các nước trên thế giới- kể cả Mỹ và đảng Cộng sản Việt nam- vẫn giao thương vui vẻ với Tàu cộng. Thượng tọa Thích trí Quang, Phật giáo Ấn Quang, Phật giáo Việt hải ngoại thì im miệng như thóc- Chẳng thấy tự thiêu, biểu tình xuống đường, họp hành tố cáo chi sất !

Trái ngược lại, năm 1963 ở Việt nam, chỉ có 5 sư và một ni cô - theo phóng viên Hoa kỳ Josh Sanburn viết cho tạp chí Time năm 2011- tự thiêu ấy thế mà nhiều quốc gia - kể cả Mỹ và đảng Cộng sản Hà nội - ồn ào lên tiếng chỉ trích chánh quyền Ngô Đình Diệm độc tài đàn áp tôn giáo. Tháng 10 năm đó, Liên Hiệp Quốc cử một phái đoàn tới Sài gòn điều tra.

Suy ngẫm sự đời....
07/01/201717:55:50
Khách
"Đạt Lai Lạt Ma chống lại hình thức tự thiêu vì cho đó là đi ngược lại tính chất thiêng liêng của cuộc sống. Theo nhà bình luận của báo Người Việt, ông Ngô Nhân Dụng, cho rằng theo triết lý của Phật Giáo thì việc chống tự thiêu của Đức Đạt Lai Lạt Ma phù hợp với chủ trương bất bạo động của nhà Phật nằm trong quan điểm “bất hại”. Tự thiêu là hành động làm thiệt hại một sinh mạng, nên không được tự thiêu". Trích.

*** Theo phóng viên Hoa kỳ Josh Sanburn viết cho tạp chí Time đầu năm 2011 thì sau khi Thích quảng Đức tự thiêu chỉ có thêm 4 sư và một ni cô nối gót .

Vậy giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và những lãnh đạo Phật giáo Việt nam tranh đấu thời 1963 ai đúng ai sai ?!
07/01/201707:36:38
Khách
Sắp sửa tới khu tự trị thứ 6 là việt nam ! Mội việc đang tiến hành rất tuần tự !
Trọng theo tôi được biết do tin từ người thân ở TQ đã đến gặp TCB để bàn vê những thủ tục này ! Nghĩa là bề ngoài rất êm như không có gì sảy ra, nhưng đã được sắp xếp kỹ !
Tây Tạng có những ngọn đuốc sống, chứ dân VN cứ thường là không !
Trọng và TCB chỉ chú ý tới quân đội nhiều nên đã được chỉ định cho mọi tình huống có thể xấu nhất ! Nhưng họ lạc quan vì cấp lớn là ổn định, chỉ nghi hoặc một vài cấp nhỏ có thể kháng cự thì sẽ bị tru diệt ngay !
Tin mới chấm dứt
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.