Hôm nay,  

Tình Hình Biển Đông Sáu Tháng Cuối 2016

01/01/201705:09:00(Xem: 3845)

TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG SÁU THÁNG CUỐI 2016
 

Image result for Tòa Án Trọng Tài bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc

Tình hình 6 tháng cuối năm 2016 đánh dấu bằng 2 sự kiện quan trọng. Thứ nhất là phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague (PCA) ngày 12/7 về “Đường Chín Đoạn” hay còn gọi là”'Đường Lưỡi Bò” trên Biển Đông sau 3 năm xem xét đơn kiện của Philippines. Chi tiết về phán quyết này đã được nêu rỏ trong bài viết “Vụ kiện Đường lưỡi bò” của tác giả trên Vietbao Online ngày 1/8/2016. Thứ hai là sự thắng cử sít sao của ông Donald Trump. Chắc chắn ông Trump sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc nhất là vấn đề kinh tế. Ngày 2/12/2016, chỉ mới hơn 3 tuần sau khi thắng cử, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã gởi tín hiệu mạnh mẻ đến Trung Quốc bằng cuộc điện đàm khoảng 10 phút với Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn. Sau đó 2 ngày, ông Trump tiếp tục dùng Twitter để công khai phê phán Bắc Kinh về phá giá tiền tệ và các dự án xây cất ngoài Biển Đông.

TRUNG QUỐC


Ngay sau phán quyết Biển Đông của Tòa trọng tài thường trực (PCA), Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc bác bỏ phán quyết, cho rằng nó không có giá trị pháp lý và không có cơ sở. Tuy nhiên, những tuyên bố gần đây của Trung Quốc đã không đề cập đến đường chín đoạn. Những hành động của Trung Quốc sau phán quyết PCA:


  • Ngày 18/7 máy bay ném bom H-6K đã bay qua không phận bãi cạn Scarborough. Ngày 6/8, Trung Quốc đưa hàng trăm tàu cá vào khu vực Biển Hoa Đông.

  • RFI ngày 28/11/2016 đã có bài viết “Trường Sa : Giải mã 5 loại công trình Trung Quốc đã xây” mô tả đầy đủ hoạt động xây cất của Trung Quốc tại Trường Sa tính đến cuối năm 2016.

Image result for “Trường Sa : Giải mã 5 loại công trình Trung Quốc đã xây”

Đá Xu Bi - Ảnh vệ tinh chụp ngày 24/07/2016 - Nguồn amti.csis.org

TÌNH HÌNH KINH TẾ


Trong năm 2016, Trung Quốc cố gắng giữ GDP khoảng 6.7% nhưng trên thực tế có thể thấp hơn. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 7 năm qua. Tình hình kinh tế suy giảm của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến toàn thể thế giới. Trung Quốc đang giảm giá đồng Nhân dân tệ để tăng gia xuất cảng. Tuy nhiên điều này cũng sẽ dẫn tới hậu quả là sẽ có nhiều người Trung Quốc mang tiền ra khỏi đất nước, cũng như gia tăng lạm phát.


China GDP Annual Growth Rate


MẶT TRẬN QUÂN SỰ

  • Hải quân Trung Quốc ngày 1/8 đã bắt đầu tập trận bắn đạn thật quy mô lớn trên biển Hoa Đông với sự tham gia của hàng trăm tàu chiến và hàng chục máy bay quân sự các loại. Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 28/7 thông báo Trung Quốc sẽ tập trận hải quân chung với Nga tại Biển Đông vào tháng 9 tới.

  • Ngày 2/8, Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn đã kêu gọi người dân Trung Quốc hãy "nhận thức được tình hình an ninh quốc gia nghiêm trọng, nhất là đe dọa [an ninh] trên biển" và rằng quân đội, công an và người dân cần sẵn sàng huy động lực lượng để bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Ngày 6/8, Trung Quốc cho biết đã hoàn tất chuyến tuần tra không phận quanh Quần đảo Trường Sa và Bãi cạn Scarborough. Các phi cơ được đưa ra gồm có một số máy bay ném bom tầm xa loại H-6 và các chiến đấu cơ Su-30.

  • Trong bản tin ngày 11/9/2016, Hải Quân Trung Quốc loan báo cuộc tập trận chung Nga-Trung bắt đầu vào ngày thứ hai 12/9 và kéo dài trong 8 ngày tại ngoài khơi tỉnh Quảng Đông. Nga và Trung Quốc đã không kéo lực lượng xuống khu vực Biển Đông có tranh chấp với Việt Nam và Philippines.

  • Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), chương trình thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ ngày 14/12 cho biết họ đã theo dõi việc Trung Quốc xây dựng cấu trúc lục giác trên đá Chữ Thập, Vành Khăn và Subi thuộc quần đảo Trường Sa từ tháng 6 và tháng 7. Ảnh vệ tinh chụp đá Tư Nghĩa và Gaven cho thấy các thiết bị dường như là súng phòng không và hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS) để phòng vệ trước các cuộc tấn công tên lửa hành trình. Ảnh vệ tinh chụp đá Chữ Thập cho thấy các tòa tháp có khả năng chứa radar nhắm mục tiêu, theo Reuters.

Image result for Trung Quốc trang bị vũ khí trên các đảo nhân tạo

Các cấu trúc hình lục giác được phát hiện tại đá Gaven - Ảnh: CSIS/AMTI

  • IHS Janes ngày 16/12 đưa tin, Hải quân Trung Quốc ngày 15/12 thu giữ một thiết bị lặn không người lái lớp Seaglider được tàu nghiên cứu hải dương USNS Bowditch của Mỹ triển khai ở khu vực trên Biển Đông cách vịnh Subic của Philippines khoảng 80 km về phía Tây Bắc. Ngày 20/12, Trung Quốc đã trả lại thiết bị này cho USS Mustin (DDG 89) sau khi thăm viếng Cam Ranh.

  • Ngày 26/12, Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết một nhóm 6 tàu chiến của Trung Quốc do hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này dẫn đầu đã tiến vào khu vực nửa trên của Biển Đông sau khi đi qua phía nam Đài Loan.

HOA KỲ

Chỉ số phát triển kinh tế 3Q16 đã tăng lên 3.5% so với 1.4% của 2Q16. Hai chỉ số quan trọng là Dow Jones tính đến cuối năm 2016 đã vượt lên gần 20,000 kể từ 120 năm qua và tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11/2016 đã giảm từ 4.9% xuống còn 4.6%.


MẶT TRẬN KINH TẾ - HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP): TPP là một “thương vụ giao dịch khủng khiếp, cần phải được thực hiện thông qua các đàm phán song phương” Trên đây là những lời tuyên bố của hai vị tân bộ trưởng vừa được ông Trump bổ nhiệm: Ông Steven Munchin, cựu lãnh đạo tập đoàn tài chính Goldman Sachs vừa được bổ nhiệm vào vị trí bộ trưởng Tài Chính và Wilbur Ross, bộ trưởng Thương Mại khi trả lời phỏng vấn trên đài CNBC vào cuối tháng 11/2016.

MẶT TRẬN NGOẠI GIAO


  • Ngay sau phán quyết PCA, Google Maps đã xóa tên Trung Quốc khỏi bãi cạn Scarborough và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.  

  • Trong chuyến thăm viếng Đà Nẵng ngày 28/9, Đại tá Lê Bá Hùng, Chỉ huy Biên đội tàu khu trục số 7, nói trong một thông cáo của Đại sứ quán Mỹ rằng “năm nay, chúng tôi đã mở rộng các hoạt động trên biển bằng cách đưa vào chương trình một tình huống giả định phức tạp hơn nhằm thực hành Bộ Quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển và thực tập tìm kiếm cứu nạn”.

  • Khi đề cập Việt Nam khi phát biểu tại một hội thảo về internet, Virtuous Circle, ở California hôm 10/10, ngoại trưởng John Kerry tuyên bố "Ở đó là chủ nghĩa tư bản cuồng nhiệt, có internet mà người dân được tiếp cận. Đó vẫn là một quốc gia độc đảng độc đoán, và không may là vẫn còn vi phạm nhân quyền, nhiều thứ khác, nhưng theo thời gian, đất nước này đang chứng tỏ thay đổi”.

  • Một số báo Mỹ đưa tin Thượng nghị sĩ Marco Rubio hôm 6/12 đã đề xuất một dự luật đặt ra những hạn chế đối với các cá nhân hoặc pháp nhân tiếp tay cho hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.


MẶT TRẬN QUÂN SỰ

  • Nikkei Asian Review ngày 21/9 đưa tin, Tư lệnh Hải quân từ hơn 80 quốc gia trên thế giới đã tập trung tại Hoa Kỳ để thảo luận về các tranh chấp, căng thẳng và nguy cơ xung đột ở Biển Đông. Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi cũng được mời tham dự hội nghị.

  • Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter ngày 30/9 tuyên bố sẽ hợp tác với hải quân của các nước ASEAN, nhằm hỗ trợ khối củng cố năng lực giám sát của khối gồm 10 quốc gia thành viên này. Ông Carter công bố kế hoạch tại cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Hawaii, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục đơn phương xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn trên đảo ở khu vực Biển Đông có tranh chấp. Đây là cuộc họp đầu tiên của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN cùng Hoa Kỳ kể từ khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague ra phán quyết hồi trung tuần tháng Bảy, bác bỏ các yêu sách chủ quyền biển với 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc tại Biển Đông.

  • Đô đốc về hưu Dennis Blair, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo quốc gia và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương ng ày 3/10 nhận định nếu chiến tranh xảy ra thì quân đội Mỹ chỉ cần 10 đến 15 phút là có thể vô hiệu hóa các tiền đồn quân sự Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.

  • Ngày 21/10/2016, Hải Quân Mỹ đã phái khu trục hạm USS Decatur đến vùng biển Hoàng Sa để thách thức Trung Quốc bằng một cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải. Theo tiết lộ của Hoa Kỳ với hãng tin Reuters ngày 25/10/2016, chiến hạm Decatur không thuộc Hạm Đội 7 mà thuộc Hạm Đội 3, vốn không hề can thiệp vào châu Á từ Đệ Nhị Thế Chiến đến nay.

  • Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc dẫn nguồn truyền thông Mỹ ngày 29/11 đưa tin, Tư lệnh Lực lượng Duyên phòng Mỹ, Đô đốc Paul Zukunft, phát biểu tại viện Brookings cho biết, lực lượng cảnh sát biển Mỹ đóng vai trò đặc biệt trong tiến trình duy trì hòa bình, ổn định trên khu vực biển Đông và Hoa Đông. Zukunft kiến nghị chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump tạo điều kiện để cảnh sát biển Mỹ phát huy vai trò này tại khu vực này.

  • Đài VOA ngày 14/12 loan tin Đô đốc Harry Harris, chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ Thái Bình Dương, trong một bài diễn văn tại Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy, Úc nói rằng Mỹ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc, nếu Bắc Kinh tiếp tục các hành động “hung hăng” để tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Cũng trong một tham luận đọc tại Washington ngày 15/11/2016, đô đốc Harry Harris đã cho biết ông muốn Lục Quân Mỹ thành lập các đơn vị mới chuyên trách nhiệm vụ diệt hạm để răn đe chiến hạm của đối thủ của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông. Các hệ thống vũ khí có thể được triển khai bao gồm loại pháo tự hành Paladin M109A7, hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 và hệ thống tên lửa chiến thuật của Lục Quân. Hệ thống này sẽ được nâng cấp để có thể tấn công các mục tiêu di động trên đất liền và trên biển.

  • Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain và tàu tiếp liệu tàu ngầm USS Frank Cable thăm Vịnh Cam Ranh từ ngày 2/10 đến 4/10. Đây là lần đầu tiên tàu chiến Mỹ thăm Cam Ranh từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995. Ngày 15/12, chỉ 2 tháng sau chuyến thăm viếng của USS John S. McCain, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường thứ hai USS Mustin (DDG 89) đã tới thăm Cam Ranh trong điểm dừng mà Hoa Kỳ mô tả là “kỹ thuật thường lệ”.

VIỆT NAM



Phát biểu trước các nhà ngoại giao, các học giả và sinh viên tại sự kiện do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak tổ chức t ại Singapore ngày 30/8/2016, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang trong những chuyến thăm viếng gần đây nói những diễn biến gần đây trong khu vực và trên Biển Đông “tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực, nhất là tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không”. Ông Quang cảnh báo rằng nếu “chúng ta để cho bất ổn xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp bùng ra xung đột vũ trang, sẽ không có người thắng, kẻ thua, mà tất cả sẽ thua”. Trả lời một câu hỏi của cử tọa, người đứng đầu Nhà Nước Việt Nam đã không loại trừ khả năng sửa đổi quy tắc đồng thuận trong ASEAN, một quy tắc đang gây tranh cãi. Chủ tịch nước Việt Nam đã không ngần ngại gợi ý rằng Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á ASEAN có thể tìm kiếm thêm những cơ chế ngoại giao khác nhau để bổ sung cho quy tắc đồng thuận hiện hành.


KINH TẾ & TÀI CHÁNH

Theo thông cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, "mức tăng trưởng năm nay ở mức 6.21% tuy thấp hơn mức tăng 6.68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6.7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công". Mức tăng trưởng này đã vượt dự đoán 6% mà Ngân hàng Thế giới đưa ra. Tính đến hết 11 tháng năm 2016 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 316.9 tỷ USD, tăng 5.8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu đạt hơn 159.94 tỷ USD, tăng 7.8%, tương ứng tăng hơn 11.61 tỷ USD và nhập khẩu đạt hơn 156.96 tỷ USD, tăng 3.7%, tương ứng tăng gần 5.64 tỷ USD.

Image result for Một sản phẩm "Made in Vietnam" được bày bán trong sảnh Tòa tháp Trump ở New York của Tổng thống tân cử Donald Trump

Một sản phẩm "Made in Vietnam" được bày bán trong sảnh Tòa tháp Trump ở New York của Tổng thống tân cử Donald Trump

CHÍNH TRỊ & NGOẠI GIAO:


  • Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Hà Nội vào chiều tối ngày 02/09/2016 để thực hiện một ngày công du Việt Nam, trước khi bay sang Hàng Châu,Trung Quốc dự Thượng Đỉnh G20. Giúp Việt Nam tự vệ tại Biển Đông trước tham vọng của Trung Quốc sẽ là một chủ đề được thủ tướng Ấn trao đổi với giới lãnh đạo Việt Nam. Theo các nguồn tin thông thạo, ngoài sự kiện Ấn Độ sắp trao cho Việt Nam bốn tàu tuần duyên từ tín dụng 100 triệu USD, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi loan báo cấp thêm 500 triệu đôla tín dụng quốc phòng cho Việt Nam. Vì tính cách tế nhị của vấn đề, việc mua bán tên lửa đa năng BRAMOS cũng sẽ được thúc đẩy một cách thầm lặng. Hai nước cũng đồng ý tăng cường giao thương 2 nước từ 5.2 tỷ USD năm 2015 lên 15 tỷ USD năm 2020.

  • Tổng thống Pháp Hollande thăm Việt Nam từ ngày 5-7 tháng 9, 2016. Trả lời hãng tin AFP hôm 24/8 trước chuyến thăm, Chủ tịch Trần Đại Quang bày tỏ hy vọng rằng “Pháp và các nước khác sẽ giúp hạ giảm căng thẳng ở biển Đông”. Ba hãng hàng không của Việt Nam đặt mua 40 máy bay của Airbus, Pháp với tổng giá trị hợp đồng dự tính khoảng 6.5 tỷ USD trong đó Vietnam Airlines mua 10 chiếc A350, hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific mua 10 chiếc A320 và VietJet Air đặt 20 chiếc loại A321. Lãnh đạo Việt Nam và Pháp đã nhắc đến phán quyết của Tòa Trọng tài về tranh chấp trên Biển Đông, đồng thời khẳng định tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển.a

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 10 đến 15/9. Các nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh đánh giá cao tầm quan trọng về địa chính trị của Hà Nội - một đối thủ chính đang yêu sách chủ quyền Biển Đông. Bắc Kinh cũng cố gắng sử dụng chính sách ngoại giao dùng kinh tế làm mồi nhử, để cải thiện mối quan hệ giữa hai nước.r

  • Ba tàu chiến Trung Quốc lần đầu tiên sẽ vào cảng Cam Ranh từ  22 đến 26/10 trong chuyến thăm kéo dài bốn ngày, theo truyền thông Việt Nam.

  • Ông Đinh Thế Huynh, nhân vật thứ 2 trong đảng Cộng Sản Việt Nam đã có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ từ 23-31/10 sau chuyến viếng thăm Trung Quốc từ 19-21/10. Tranh chấp Biển Đông và TPP là 2 vấn đề quan trọng nhất trong buổi họp báo với ngoại trưởng John Kerry ngày 25/10.

  • Theo tin USA Today ngày 16/11, ông Phạm Quang Vinh, đại sứ Việt Nam tại Washington tuyên bố tại  Center for The National Interest rằng, Việt Nam muốn Hoa Kỳ tiếp tục đóng vai trò quan trọng tại Á Châu. H

  • Ngày 14/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Thủ tướng Phúc chúc mừng ông Donald Trump được bầu là tổng thống thứ 45 của Mỹ và khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Mỹ. Ông Trump đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời gian qua, những tiến triển tích cực trong quan hệ hai nước và khẳng định mong muốn hợp tác với Việt Nam để cùng thúc đẩy quan hệ.chấp Biển Đông.

QUÂN SỰ & TĂNG CƯỜNG PHÒNG THỦ:


Ngày 1/8, trong buổi tiếp xúc với cử tri TP.HCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, chiến tranh mạng là hình thái chiến tranh mới, nếu xảy ra thì sẽ để lại hậu quả khôn lường. Chính quyền Hoa Kỳ đang xem xét nâng vị thế của Bộ chỉ huy mạng (Cybercom) của Mỹ, tách đơn vị này ra khỏi Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) trong bối cảnh các vụ tấn công mạng cùng việc phòng thủ trước các cuộc tấn công này đang ngày càng phổ biến trong tác chiến hiện đại. Bên cạnh Lục quân-Không quân-Hải quân-Thủy quân lục chiến và Tuần duyên, quân đội Mỹ có thể sẽ có thêm quân chủng tác chiến mạng độc lập. Việt Nam nên để ý đến nỗ lực này.


  • Theo Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS - Anh), gần đây Việt Nam và Nga đã đạt được thỏa thuận, theo đó Công ty Tên lửa chiến lược Nga (KTRV) sẽ bán công nghệ tên lửa KCT-15 cho Việt Nam để chế tạo 3,000 quả tên lửa KCT-15, bao gồm các phiên bản phóng trên tàu, trên máy bay và trên đất liền, mạnh hơn nguyên bản 3M24 Uran của Nga với tầm xa 260 km. Như vậy, Việt Nam sẽ là nước thứ hai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sau Bắc Triều Tiên đã sản xuất một loại tên lửa tầm trung.

  • Theo một bản tin của tổ chức nghiên cứu thông tin quốc phòng defense-studies.blogspot.com, Việt Nam tiếp nhận dàn hỏa tiễn phòng không tầm gần Spyder-SR đầu tiên trong số 3 dàn mà Việt Nam đặt mua từ Do Thái. Cùng với 3 dàn hỏa tiễn nói trên, Việt Nam đã mua 250 hỏa tiễn gồm 125 hỏa tiễn Derby và 125 hỏa tiễn Python cho các dàn Spyder nói trên.

  • Khi chia sẻ về đề án “Hiện đại hóa pháo binh Việt Nam”, Thiếu tướng Đỗ Tất Chuẩn – Tư lệnh Binh chủng Pháo binh cho biết pháo binh Việt Nam sẽ được trang bị thêm các loại tên lửa đất đối đất hiện đại hơn. Có 3 ứng viên từ Nga, Ấn Độ và Do Thái. Loại Iskander-E của Nga rất hiện đại, có tầm bắn tới 300 km. Ấn Độ có tên lửa Prithvi-II/III mang được đầu đạn thông thường trọng lượng 500-1,000 kg, tầm bắn 350-600 km còn Do Thái có tên lửa LORA mang được đầu đạn trọng lượng 440-600 kg và tầm bắn lên tới 250-300 km. Trong 3 loại tên lửa trên thì LORA có độ chính xác cao nhất, sau đó mới đến Iskander-E, còn Prithvi đứng cuối bảng.

  • Sau khi Mỹ thông báo chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, đã có tin cho biết Việt Nam muốn nhận được các tiêm kích F-16 thuộc Chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA) để sau đó tân trang lên phiên bản F-16 Block 52 như trường hợp của Indonesia. Nếu khách hàng muốn mua phiên bản cao cấp nhất là Kfir Block 60 của Do Thái với radar mảng pha quét chủ động (AESA) thì số tiền dự kiến sẽ ở mức 28-30 triệu USD, vẫn rẻ hơn rất nhiều con số 45 triệu USD để nâng cấp F-16 lên chuẩn F-16V Viper, thậm chí IAI còn cho biết máy tính mới của Kfir Block 60 còn mạnh hơn loại lắp trên F-16 Block 60 “Desert Falcon”.

  • Việt Nam vừa khánh thành rạm Radar thứ hai tại bán đảo Sơn Trà-Đà Nẵng và hệ thống xử lý dữ liệu radar tại trung tâm điều hành bay Đà Nẵng do Hãng Indra Sistermas, SA, Cộng hòa Tây Ban Nha cung cấp, đạt tiêu chuẩn Quốc tế với bán kính giám sát lên tới 450 km (đối với radar thứ cấp) và 150 km (đối với radar sơ cấp).

  • Nguồn tin Reuters và một số báo nước ngoài hôm 10/8 đưa tin Việt Nam đã kín đáo triển khai các những bệ phóng tên lửa di động có tầm xa 150 km trên 5 đảo tại Trường Sa. Những bệ phóng được giấu để không thám không phát hiện ra và chưa lắp đặt vũ khí; tuy nhiên chúng có thể hoạt động trong vòng hai hay ba ngày. Bộ Ngoại Giao Việt Nam chỉ nói thông tin này là “không chính xác” và không giải thích gì thêm.

  • Theo trang mạng Sina (Trung Quốc) tháng 9/2016, Mỹ có thể muốn liên kết với Việt Nam để đóng tàu ngầm chạy bằng động cơ thông thường.

  • Đô đốc Harry B. Harris Jr. - Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ - đã có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 26 đến 28/10/2016. Ông cũng đã dự lễ khai trương một xưởng bảo trì tàu của lực lượng tuần duyên Việt Nam tại Đà Nẵng.

  • Cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu (Asia Maritime Transparency Initiative - AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), trụ sở tại Washington DC, ngày 18/11 nói hình ảnh từ vệ tinh mà tổ chức này có được cho thấy Việt Nam đã kéo dài đường băng trên đảo Trường Sa từ 760 m lên 1.2 km.

Image result for Cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu (Asia Maritime Transparency Initiative - AMTI), trụ sở tại Washington DC, nói hình ảnh từ vệ tinh mà tổ chức này có được cho thấy Việt Nam đã kéo dài đường băng trên đảo từ 760m lên 1,2km.

  • Trang tin điện tử IsraelDefense đưa tin Việt Nam sẽ mua ít nhất 2 chiếc máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không C-295 AEW&C với hệ thống cảnh báo của hãng ELTA (Israel) để tăng khả năng giành lợi thế trong không chiến.

CÁC CƯỜNG QUỐC TRONG VÙNG


Ngay sau khi Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 49 công bố “thông cáo chung” mà nội dung không đả động gì đến phán quyết về Biển Đông, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Nhật, Úc ngày 27/7/2016 đã công bố tuyên bố chung, bày tỏ sự lo ngại về tình hình Biển Đông và phản đối mọi hành động đơn phương làm mức độ căng thẳng gia tăng cũng như nhấn mạnh các nước liên hệ phải tôn trọng phán quyết về Biển Đông như “kết luận chung cuộc và có tính ràng buộc về pháp lý.”


NHẬT BẢN: Cuộc bầu cử quốc gia vào tháng 7/2016 tại Nhật Bản tiếp tục trao cơ hội Thủ tướng Shinzo Abe của Đảng Dân chủ tự do và phe của ông chiếm đại đa số trong quốc hội, mở ra cánh cửa cho Nhật Bản tăng cường khả năng quân sự. Ngày 3/8, Thủ tướng Shinzo Abe bổ nhiệm bà Tomomi Inada, người được cho có khuynh hướng thiên hữu, vào chức bộ trưởng quốc phòng. Bà Inada, 57 tuổi, là người ủng hộ kế hoạch xem xét lại hiến pháp hậu chiến của Thủ tướng Abe. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã trở thành lãnh đạo đầu tiên nước này đến thăm Trân Châu Cảng vào cuối tháng 12/2016, sau khi Tổng thống Mỹ Obama đến thăm Hiroshima hồi tháng 5.


  • Theo hãng thông tấn Reuters đầu tháng 7, chính phủ Nhật Bản vừa quyết định sẽ bỏ ra 40 tỷ đô la để trang bị máy bay tiêm kích nhằm duy trì ưu thế không quân với Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tỏ rõ tham vọng bành trướng quân sự tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Kế hoạch F3 (F3 Fighter Plan) có mục tiêu trang bị cho quân đội Nhật các chiến đấu cơ thuộc loại hiện đại nhất. Hai tập đoàn Mỹ, Boeing và Lockheed Martin, và tập đoàn Nhật Mitsubishi Heavy Industries (MHI) là ba trong số các công ty chủ yếu được mời tham gia dự án.

  • Báo cáo quốc phòng thường niên của Nhật Bản (còn gọi là Sách Trắng) cho rằng, Trung Quốc có nguy cơ gây ra xung đột với các nước châu Á thông qua hành động khiêu khích trên Biển Đông. Sách Trắng đã được chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe thông qua.

  • Bộ quốc phòng Nhật Bản hôm 16/9 tuyên bố, Không quân Anh và JASDF sẽ lần đầu tiên tổ chức tập trận chung từ trung tuần tháng 10 đến đầu tháng 11 tới tại không phận căn cứ không quân Misawa và lân cận, thuộc tỉnh Aomori, Nhật Bản. Kể từ Thế chiến thứ 2, lực lượng phòng vệ trên không (JASDF) của Nhật Bản chưa từng tập trận chung với bất kỳ đồng minh nào khác ngoài Mỹ ở trong lãnh thổ Nhật. 

  • Hôm 22/12/2016, chính phủ Nhật Bản thông qua một ngân sách quốc phòng mới với số tiền kỷ lục 5,100 tỷ yen, tương đương 44 tỷ USD, tăng 1.4% so với năm ngoái. Tuy nhiên, ngay cả với những lần tăng liên tục gần đây, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản vẫn chỉ ở mức khoảng 1% GDP của nước này trong hơn 2 thập kỷ qua, thuộc hàng thấp nhất trong số các cường quốc lớn trên thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc chi tới gần 2% GDP cho quốc phòng, và số tiền chi cho quân sự của nước này nhiều gấp hơn 5 lần so với Nhật Bản, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.


NGA SÔ:


  • Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/9 tại cuộc họp báo sau thượng đỉnh G2O ở Hàng Châu tuyên bố Nga ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh về phán quyết của Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc và sự can thiệp của một cường quốc bên ngoài khu vực vào tranh chấp Biển Đông chỉ có thể gây trở ngại cho giải pháp của vấn đề.

  • Ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam hôm 13/10 cho biết

Việt Nam khẳng định không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự tại Cam Ranh. Đây là sự trả  lời về  lời tuyên bố của ngày 7/10 khi báo chí Nga đưa tin Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nga Nikolai Pankov nói rằng "đang xúc tiến việc này" khi được các nghị sĩ hỏi về vấn đề tái hiện diện quân sự tại Việt Nam và Cuba, nơi Moscow từng có căn cứ quân sự. Điều này cũng dể hiểu vì lời tuyên bố của giới chức Nga Sô trái với thông lệ quốc tế.


ẤN ĐỘ:


  • Ngày 30/8/2016, Hoa Kỳ và Ấn Độ vừa ký với nhau một thỏa thuận về hậu cần tại Washington. Theo thỏa thuận này thì hai nước có thể sử dụng các căn cứ hải lục không quân của nhau.

  • Ấn Độ đồng ý huấn luyện phi công Việt Nam lái tiêm kích Su-30, theo bản ghi nhớ do Bộ Quốc phòng hai nước ký ngày 5/12 tại New Delhi, Ấn Độ. Ấn Độ và Việt Nam vẫn giữ kín việc mua bán hõa tiển Brahmos.

ÚC ĐẠI LỢI:

  • Ngày 30/8, Úc ban hành cẩm nang phòng ngừa nhà đầu tư Trung Quốc. Theo Reuters, chính quyền Úc cảnh báo các nghị sĩ của mình phải cẩn trọng hơn trong việc đưa ra các qui định và đạo luật liên quan đến việc cấp phép các công ty hay tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào Úc.

  • Theo các hãng tin Australia ngày 1/9, Trợ lý Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương, mới đây đề nghị Australia có lập trường mạnh mẽ hơn chống lại sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Việt Nam cũng đòi chủ quyền và có nhiều tranh chấp. Phát biểu trên ABC Radio National, Đại tá Hanson cho rằng Australia cần lựa chọn giữa liên minh lâu năm với Mỹ và mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Ông nói sẽ khó đi dây giữa hai điều kể trên và sẽ đến lúc phải có quyết định về điều nào quan trọng sống còn hơn đối với lợi ích quốc gia của Australia.

  • Sáng 4/9, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã có cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ngoài thảo luận các vấn đề về cải cách kinh tế và đầu tư thương mại, nhân dịp này ông Turnbull cũng đã nhắc lại mối quan ngại của Úc về các hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Turnbull cho biết: “Chúng tôi tin rằng trật tự dựa trên luật pháp quốc tế phải được duy trì. Bất cứ xung đột hay tranh chấp nào về lãnh thổ đều cần được giải quyết một cách hòa bình căn cứ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi mong các bên kiềm chế, không làm căng thẳng nghiêm trọng thêm”.

  • Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne ngày 5/10 cho biết về các kế hoạch nhằm tăng gấp đôi quân số của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ trú đóng tại thành phố Darwin trước năm 2020. Hiện nay quân số của lực lượng này là 1,250 binh sĩ. Hai nước sẽ chia sẻ chi phí vượt quá 1.5 tỷ USD tiền đầu tư vào cấu trúc hạ tầng ở lãnh thổ Bắc Úc và các chi phí khác liên quan tới việc triển khai lực lượng Mỹ trong 25 năm.


ANH-PHÁP & LIÊN ÂU:


  • Pháp muốn dẫn đầu những cuộc tuần tra của các tàu chiến của Liên minh châu Âu (EU) nhằm bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông vốn đang trong tình trạng căng thẳng kể từ khi Toà trọng tài hôm 12/7 ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc, bác bỏ tuyên bố “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh trên Biển Đông, theo China Topix ngày 25/7. Ngày 8/1, chính phủ Pháp thúc giục 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) - bao gồm cả Anh dẫu nước này đã quyết định sẽ rời khỏi EU - thiết lập đội tuần tra chung trên Biển Đông.

  • Ông Darroch, đại sứ Anh tại Hoa Kỳ ngày 1/12 cho biết chiến đấu cơ Typhoon của Anh - đang được triển khai ở Nhật Bản - sẽ bay qua các vùng có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông để khẳng định quyền tự do hàng không, hàng hải.


CÁC NƯỚC ASEAN


Thông cáo chung từ Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Vientiane, Lào chấm dứt ngày 25/7 có đề cập đến Biển Đông nhưng không nói gì về phán quyết của tòa PCA hôm 12/7.


PHILIPPINES: Sau gần 6 tháng cầm quyền, báo chí quốc tế không kể xiết những lời lẽ thô bạo, hồ đồ, kém văn hóa của tổng thống Philippines và gần như đây là nét đặc thù của ông Rodrigo Duterte. Không chừa một ai, nhân vật quyền lực nhất tại Manila, thóa mạ từ Đức Giáo Hoàng đến tổng thống Mỹ. Những tuyên bố gần đây của tổng thống Duterte của Philippines (chấm dứt tuần tra hàng hải chung với Mỹ ở biển Đông, sẽ mua vũ khí của Nga, đề nghị Mỹ rút lực lượng đặc nhiệm khỏi Mindanao) đã tạo nhiều sự lo âu từ các quốc gia trong vùng. Ông còn có những lời tuyên bố không thể chấp nhận được khi so sánh chiến dịch chống ma túy của ông với cuộc diệt chủng của Đức Quốc Xã. Ông tuyên bố sẽ giết người nghiện ma túy nhiều như Hitler thảm sát người Do Thái trước các quan chức và phóng viên ở Davao. Tuy nhiên, ông Duterte đã trở nên ít nói hơn kể từ lúc ông Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ.

  • Bên lề hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Á - Âu ở Mông Cổ, Ngoại trưởng Philippines Perfeco Yasay ngày 19/7 Philippines cho biết đã từ chối đề nghị đàm phán song phương do Trung Quốc khởi xướng vì Trung Quốc muốn đối thoại mà không đả động gì tới phán quyết của Tòa trọng tài PCA ngày 12/7.

  • Hãng Reuters cho biết, ngày 4/9, Philippines bày tỏ lo ngại và yêu cầu lời giải thích từ phía đại sứ Trung Quốc về những gì mà Manila cho là sự gia tăng số lượng tàu Trung Quốc ở gần bãi cạn Scarborough đang tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông. Trong thông điệp gửi đến báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói rằng, có 4 tàu tuần duyên và 6 tàu khác của Trung Quốc xung quanh bãi Scarborough.

  • Ngày 7/9/2016, ngày đầu tiên của Thượng đỉnh ASEAN tại Vientiane, phái đoàn Philippines đã bất ngờ khai hỏa. Quả pháo đầu tiên của Philippines là trình bày các tấm không ảnh chụp bên trên vùng bãi cạn Scarborough bị Hải Quân Trung Quốc lấn chiếm vào năm 2012.

  • Tổng thống Philippines đã đến thăm Việt Nam vào từ ngày 28-29/9 trước cả Trung Quốc, Nhật Bản vào tháng 10.  Trong bản tuyên bố chung ngày 29/9/2016, lãnh đạo hai nước khẳng định cam kết duy trì, thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

  • Ngày 20/10, sau cuộc hội đàm song phương tại Đại Lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chứng kiến lễ ký kết 13 thỏa thuận trong các lĩnh vực thương mại, hợp tác văn hóa, du lịch, chống ma túy và hàng hải giữa hai nước. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Philippines, Ramon Lopez cho hay các thỏa thuận vừa ký có tổng trị giá tới 13.5 tỷ USD.

ĐÀI LOAN: Đài Loan bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài thường trực (PCA) và sẽ tiếp tục điều thêm máy bay, tàu chiến tuần tra trên Biển Đông để “bảo vệ lợi ích”. Ngày 13/7 đưa tin, chiến hạm Địch Hóa đã được lệnh ra tuần tra khu vực đảo Ba Bình, Trường Sa. Trong bài phát biểu của bàThái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan đã không nhắc tới bất kỳ khái niệm nào về "chủ quyền / lãnh thổ", mà chỉ nhắc tới quyền lợi/lợi ích mà Đài Loan yêu sách ở Biển Đông. Các bình luận gia về quan hệ quốc tế cho rằng bà Thái Anh Văn ở thế rất khó vì yêu sách của Đài Loan và Trung Quốc hầu như giống nhau: "Làm sao để có thể duy trì lập trường của Đài Loan về Biển Đông một cách độc lập mà nghe không có vẻ như giống với Trung Quốc là điều cực khó".


SINGAPORE: Từ một nước ít lên tiếng và thường bày tỏ quan điểm trung lập về các tranh chấp Biển Đông, Singapore gần đây đã thể hiện rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn lập trường của họ trong vấn đề nhạy cảm này, khiến Trung Quốc phải nhiều phen “hậm hực” ra mặt. Trong Thông điệp Quốc khánh trực tiếp trên truyền hình Singapore hôm 21/8/2016, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã dõng dạc tuyên bố: Nước Cộng hòa Singapore phải có lập trường kiên định và có nguyên tắc riêng của mình trong vấn đề Biển Đông, bất chấp áp lực từ các quốc gia khác.

MYANMAR: Sau khi đảm nhiệm chức vụ ngoại trưởng và bộ trưởng văn phòng tổng thống vào tháng 4/2016, bà Aung San Suu Kyi đã  thăm viếng Trung Quốc và  Hoa Kỳ. Tại Trung Quốc, hai vấn đề  chính được thảo luận là liên hệ  kinh tế  giữa 2 nước và  sự  giúp đỡ  của Trung Quốc để  giải quyết vấn đề  xung đột sắc tộc ở vùng Đông Bắc Myanmar. Ngày 15/9, tổng thống Obama tiếp Bà Aung San Suu Kyi Tại Phòng Bầu Dục Của Bạch Ốc. Hoa Kỳ quyết định gỡ bỏ toàn bộ cấm vận kinh tế đối với Myanmar.


CAMPUCHIA VÀ LÀO:  


  • Trong cuộc họp tại Vientiane ở Lào hôm 24/7, Campuchia đã kiên quyết yêu cầu các nước thành viên không nhắc tới phán quyết của tòa quốc tế chống lại Trung Quốc trong tuyên bố chung. Một số nhà nghiên cứu quốc tế bắt đầu nêu ra việc loại bỏ Cambodia như giải pháp nhằm vô hiệu hóa một công cụ mà Trung Quốc đã và đang sử dụng để lũng đoạn ASEAN, cản trở các quốc gia Đông Nam Á có những hành động bất lợi cho Trung Quốc.

  • Với những thay đổi về nhân sự sau Đại hội X của đảng Nhân dân Cách mạng Lào vào tháng 1/2016, chính quyền mới của Thủ tướng Thongloun Sisoulith, các nhà ngoại giao có vẻ như đang thấy một số dấu hiệu về sự thay đổi trong thái độ của Lào đối với Bắc Kinh và Việt Nam, theo Reuters. Chiến lược ngoại giao của Vientiane sẽ có những chuyển biến thân thiện hơn với Việt Nam. Vientiane đã bày tỏ thái độ khó chịu đối với láng giềng Campuchia, quốc gia ngày càng bị coi là vệ tinh của Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, trên mạng Facebook, thủ tướng Hun Sen của Campuchia bị dư luận Việt Nam chỉ trích tới tấp. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thăm Việt Nam ngày 12/12.

  • Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm chính thức Campuchia ngày 13-14/10/2016. Hai nước đã ký kết tổng cộng 31 thỏa thuận. Trung Quốc sẽ hỗ trợ Campuchia 178 triệu USD để hợp tác phát triển kinh tế, cấp khoản vay 59 triệu USD khác, đồng thời hỗ trợ 15 triệu USD cho quốc phòng Campuchia. Trung Quốc cũng xóa một khoản nợ 90 triệu USD. Hai bên cũng nhất trí tăng kim ngạch thương mại từ 4.4 tỷ USD hiện tại lên 5 tỷ USD vào năm 2017.

KẾT LUẬN

Hy vọng tổng thống đắc cử Donald Trump có được một dàn lãnh đạo, chuyên viên, cố vấn có kinh nghiệm trong đảng Cộng Hòa và có thể cả các nhân tài thuộc các đảng khác, nếu ông tỏ ra khôn ngoan, thực dụng, không cực đoan thì  lời nói: “Chúng ta sẽ làm Hoa Kỳ vĩ đại trở lại - We will make America great again” sẽ thành sự thật trong những năm tới. Nếu Hoa Kỳ có quan hệ “win-win” với Nga Sô thì sẽ có nhiều thì giờ “deal” với Trung Quốc.

THAM KHẢO


  1. Bài viết “Chuyên gia Trung Quốc bình luận việc Nga giúp Việt Nam sản xuất 3,000 tên lửa” đăng trên mạng Trandaiquang.Org ngày 10/7/2016.

  2. Bài viết “Vụ kiện Đường lưỡi bò” đăng trên Vietbao Online ngày 8/1/2016.

  3. Bài viết “Đa Chiều: Việt Nam đang lặng lẽ phát triển lớn mạnh, khác với Nhật Bản, Philippines” đăng trên Trandaiquang.Org ngày 1/8/2016.

  4. Bài viết “Việt Nam mang hỏa tiễn ra Trường Sa để làm gì?” đăng trên Nguoi Viet Online ngày 11/8/2016.

  5. Bài viết “Việt Nam: Con hổ tiếp theo ở Châu Á” đăng trên Trandaiquang.Org ngày 13/8/2016.

  6. Bài viết “Kinh tế Trung Quốc mất đà, Việt Nam hưởng lợi” đăng trên RFI ngày 19/8/2016.

  7. Bài viết “Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về “đồng thuận” đăng trên Trandaiquang.Org ngày 1/9/2016.

  8. Bài viết “Lào chuyển hướng, thân thiện hơn với VN?” đăng trên BBC ngày 29/8/2016.

  9. Bài viết “9 tháng, $16 tỷ vốn ngoại đổ vào Việt Nam” đăng trên Người Việt ngày 23/9/2016.

  10. Bài viết “Trung Quốc tăng cường quân sự trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông” đăng trên Tuổi Trẻ Online ngày 15/12/2016.


Hồ sơ: ITN-123116-QT-Tình hình Biển Đông sáu tháng cuối 2016.doc



Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
Tu chỉnh: 31 tháng 12 năm 2016





Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.