Hôm nay,  

2017: Mỹ Vẫn Là Động Lực Tăng Trưởng Của Thế Giới

29/12/201600:00:00(Xem: 6854)

Quẻ bói của tôi về kinh tế Mỹ 2017 là tăng trưởng khả quan hơn...

Dự báo kinh tế cho 2017 của các cơ quan nghiên cứu quốc tế thay đổi hẳn với việc Donald Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Mỹ sẽ là đầu tàu tăng trưởng của thế giới. ASEAN gặp khó khăn vì đồng đô la tăng giá. Hiệp định tự do mậu dịch TPP và RCEP cần được các nước Đông Nam Á cân nhắc.

Ba tuần sau kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, cơ quan tư vấn Ecofi Investments trụ sở tại Paris tăng dự phóng tăng trưởng của nước Mỹ đang từ 1,9% lên thành 2,7% cho 2017. Lý do: «Chương trình của ông Trump bao gồm các biện pháp tăng chi tiêu công cộng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Các biện pháp đó tạo đà cho tăng trưởng (…) Nhưng sẽ đẩy nợ công của Washington lên cao».

Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế OCDE lạc quan hơn Ecofi Investments khi chờ đợi tổng sản phẩm nội địa vào năm tới tăng đến 3,3 %, cao hơn so với dự báo tăng trưởng của OCDE cho Hoa Kỳ trong năm nay đến 0,4 điểm. Theo thẩm định của ngân hàng Thụy Sĩ, Marabaud, chỉ riêng các dự án tăng xây dựng cơ sở hạ tầng cũng đủ cho phép đem lại 0,5 điểm tăng trưởng cho GDP của nước Mỹ.

Viễn cảnh tươi sáng cho Hoa Kỳ

Nhìn từ Hoa Kỳ, ngoài chỉ số tăng trưởng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa còn nêu lên hai khía cạnh khác là lãi suất ngân hàng và tỷ giá hối đoái của đồng đô la:

Quả thật là ta nên khởi sự từ viễn ảnh Hoa Kỳ, với nền kinh tế có sản lượng bằng gần 25% của thế giới và cũng phục hồi khá hơn cả sau nạn tổng suy trầm 2008-2009. Quẻ bói của tôi về kinh tế Mỹ 2017 là tăng trưởng khả quan hơn, với lạm phát và lãi suất sẽ còn tăng, có thể không phải ba lần mà chỉ hai lần thôi, nhưng vẫn khiến Mỹ kim còn lên giá so với các ngoại tệ khác.

Về mặt chính sách, chính quyền Donald Trump phát huy chủ nghĩa «Quốc gia Hoa Kỳ» và đề nghị tăng chi cho hạ tầng cơ sở cùng giảm thuế và giải tỏa luật lệ kiểm soát các doanh nghiệp nên sẽ nâng đà tăng trưởng nhưng cũng gây hậu quả lạm phát. Trong năm 2016, Hoa Kỳ đã thoát khỏi nạn suy trầm kinh tế tưởng như sẽ xảy ra từ giữa năm, qua năm tới, nạn suy trầm vẫn chưa xảy ra ít ra là tới cuối năm 2017 và đấy là điều may cho các nước xuất cảng vì thị trường quá lớn của nước Mỹ.

Cũng về chính sách, chính quyền Trump sẽ ráo riết xét lại hoặc kiểm soát việc thi hành các hiệp ước thương mại, điển hình là Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ với Canada và Mexico. Vấn đề thật ra không phải là kinh tế Mexico làm dân Mỹ mất việc làm mà vì nhiều nước Âu-Á đã gia nhập thị trường Mexico để hưởng lợi khi bán hàng vào Mỹ. Vì vậy, Hoa Kỳ rà soát lại xuất xứ hàng hóa Mexico trong khuôn khổ NAFTA và nhiều nước Âu Châu hay Á Châu sẽ bị ảnh hưởng vì «chui» vào Mỹ qua ngả NAFTA.

Ngoài ra, Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương TPP và không thương thuyết hiệp định thương mại quốc tế nào khác mà có khi đòi xét lại nhiều hiệp ước song phương đã ký kết. Mâu thuẫn về mậu dịch sẽ tăng mạnh.

Đô la tăng giá sẽ là một trở ngại cho hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ, từ các hãng nhỏ đến những ông khổng lồ như Boeing, hãy hãng xe hơi General Motors. Thêm vào đó, các doanh nhân Mỹ cũng đang lo ngại Donald Trump lao vào một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, khi đó chắc chắn Bắc Kinh sẽ trả đũa, trừng phạt hàng Mỹ nhập vào thị trường rộng lớn với hơn 1,2 tỷ dân này.

Trung Quốc tiếp tục là điểm nóng

Không thể chỉ đề cập đến kinh tế Mỹ mà quên nói chuyện tăng trưởng của Trung Quốc: Trong thông cáo ngày 19/12/2016 Viện Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội Bắc Kinh dự phóng GDP Trung Quốc tiếp tục «ở nhịp độ chậm».

Tăng trưởng sẽ là 6,5% vào năm tới, thấp hơn 0,2 điểm so với chỉ tiêu. Vẫn theo cơ quan này, nếu như đô la Mỹ tăng giá trong năm 2017, thì đồng yuan/nhân dân tệ của Trung Quốc có khuynh hướng tiếp tục bị mất giá, ít nhất là từ 3 đến 5% so với đô la Mỹ. Hiện tượng này càng khuyến khích doanh nhân Trung Quốc đi tìm những «bãi đáp an toàn». Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa phân tích:

Trung Quốc sẽ đi vào giai đoạn khó khăn kể từ năm tới. Những khó khăn kinh tế và gánh nợ quá lớn chưa làm xứ này bị suy thoái, hay hạ cánh nặng nề vào năm 2017, nhưng rủi ro suy trầm thì có.

Đúng lúc đó, Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ Donald Trump lại cứng rắn hơn các tổng thống tiền nhiệm và gây thêm khó khăn cho Bắc Kinh. Trong tháng 12/2016, chính quyền Barack Obama đã gây áp lực về mậu dịch với Bắc Kinh, không còn tương nhượng như xưa. Các nước Âu Châu cũng vậy khi kinh tế của khối Euro chưa hết khó khăn.

Qua năm tới, 2017 việc Mỹ kim lên giá là mặt nổi dễ thấy nhất vì càng thúc đẩy chiều hướng tẩu tán tư bản ra khỏi Trung Quốc. Đấy là lúc người ta phải thấy rằng kinh tế Trung Quốc cần kinh tế Hoa Kỳ hơn là nước Mỹ cần Trung Quốc vì lệ thuộc quá nhiều vào xuất cảng trong khi tiêu thụ nội địa chưa thể bù đắp.

Nếu chiến tranh mậu dịch bùng nổ thì Trung Quốc mới bị thiệt hại nặng. Hậu quả là chế độ càng củng cố ách độc tài và càng phát huy chủ nghĩa dân tộc Đại Hán với xứ khác, nhưng sẽ chẳng dám tìm kiếm đụng độ quân sự với Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của một con diều hâu mà người ta tưởng là con buôn Donald Trump.

Chiến lược nào cho ASEAN?

Vào lúc tương lai Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương còn chưa rõ ràng sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP, Trung Quốc đã tung Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực RCEP để lôi kéo các đồng minh của Washington về phía mình, kể cả Nhật Bản.

ASEAN đứng giữa hai luồng ảnh hưởng đó. Từ bài học khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997 – cách nay đã 20 năm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa nêu bật rủi ro của các nước Đông Nam Á khi đô la tăng giá, nợ của các nước này đột ngột «phình to»:

Hiệp hội ASEAN của 10 Quốc gia Đông Nam Á sẽ chết kẹt giữa hai nền kinh tế có sản lượng nhất nhì thế giới ở hai bờ Thái Bình Dương là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Dù Bắc Kinh thúc đẩy, triển vọng thành hình Hiệp ước RCEP Hợp tác Toàn diện cấp Khu vực giữa 16 nước, mà không có Mỹ, sẽ khó hoàn tất năm 2017, nên các nước trong Hiệp hội ASEAN đã có hiệp ước tự do thương mại có thể tạm an ủi khi mua bán với nhau.

Tuy nhiên, mối lo đáng sợ nhất cho các nước ASEAN – trong đó có Việt Nam, là đô la Mỹ còn lên giá, tiền Mỹ sẽ đắt hơn chứ không rẻ như sau năm 2008. Hậu quả là các nước vay nhiều bằng Mỹ kim, có ít dự trữ ngoại tệ và bị khiếm hụt chi phó sẽ bị chấn động nặng nhất.

Trong vùng Đông Nam Á, đấy là mối nguy cho Indonesia, Malaysia và Việt Nam, khi dữ trự ngoại tệ của Việt Nam chỉ ở khoảng 14% tổng sản lượng mà món nợ bằng tiền Mỹ lên tới 12% và sẽ thành đắt giá nên khó trả hơn. Chúng ta không quên là vụ khủng hoảng Đông Á năm 1997 đã lan khắp nơi và dẫn đến khủng hoảng tại Liên bang Nga năm 1999 khởi đầu từ ngày mùng 02/07/1997 tại Thái Lan cũng vì lý do hối đoái: vay tiền rẻ của nước ngoài mà trả không nổi khi tiền lên giá. Đấy là nguy cơ khủng hoảng khi, đúng một năm nữa, ta lại bói quẻ cho năm 2018.

Ý kiến bạn đọc
29/12/201622:18:16
Khách
CHXHCN Việt Nam thì vừa mắc " nợ công kinh tế lẫn chính trị " nên sẽ " ngủm trước " với " một tiếng rên ...." .
29/12/201622:13:03
Khách
Hoa Kỳ mắc " Nợ Công Kinh Tế " còn CHND Trung Hoa thì mắc " Nợ Công Chính Trị " . Ở góc độ sức khoẻ & y học thì nợ công của cả hai quốc gia đều là các " bứu ung thư " và chắc chắn là sẽ phát tác lên toàn cơ thể xã hội ở tương lai . Hoa Kỳ thì vẫn đủ năng lực chuẩn bị để ứng phó với " ung thư nợ công kinh tế " nhưng CHNDTH thì chắc chắn là chẳng thể ứng phó với " ung thư nợ công chính trị " . Vì thế
sự thay đổi trên bản đồ địa kinh tế chính trị Thế giới chắc chắn sẽ phải xảy ra ... Nếu càng lâu thì mức độ " đau đớn "
càng lớn ! ...
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.