Hôm nay,  

Bên Kia Sương Khói Nắng Vàng Phai- Thơ Vũ Thế Ngọc

29/12/201600:01:00(Xem: 5478)
BÊN KIA SƯƠNG KHÓI NẮNG VÀNG PHAI- THƠ VŨ THẾ NGỌC
 
Trần Chí Phúc
  
Tối hôm qua, chợt muốn viết về một người bạn lớn tuổi Vũ Thế Ngọc- hiện là tác giả của mấy cuốn sách giá trị viết về Đạo Phật được xuất bản trong nước như Pháp Bảo Đàn Kinh ( chú giải lời giảng của Lục Tổ Huệ Năng), Trí Tuệ Giải Thoát ( chú giải Kinh Kim Cương Bát Nhã ), Kinh Viên Giác, Triết Học Long Thọ…
 
Trong tủ sách Phật học Việt Nam có nhiều sách nhưng viết về Long Thọ tạm đầy đủ thì cho đến nay chỉ có tác giả Vũ Thế Ngọc.
 
Đối với tôi, cái hay của các cuốn sách trên là lời kinh có phần chữ Tàu, chữ Việt Nam dịch âm từ chữ Tàu, chữ Việt Nam, và chữ Anh để cho người đọc tham khảo. Nhiều khi đọc chữ Việt Nam không hiểu ý nghĩa lời kinh thì nghiền ngẫm phần Anh ngữ.
Và dĩ nhiên có phần chú giải của tác giả Vũ Thế Ngọc- do anh tổng hợp bao cuốn sách đã đọc và đưa thêm ý kiến riêng độc đáo.
Từ lúc đọc mấy cuốn sách đạo Phật của Vũ Thế Ngọc, giúp tôi hiểu thêm, nghiền ngẫm thêm về triết lý cao siêu này.
 
Tôi nhớ khoảng 20 năm trước, trên chuyến xe từ San Jose xuống Quận Cam gặp gỡ nhiều bằng hữu trong giới Phật Giáo thì trong lúc bàn chuyện, tôi bỗng nêu ra cái câu nói của Phật “ Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” , ý nói trên trời dưới đất chỉ có TA là số một. Tại sao đạo Phật chủ trương VÔ NGÃ mà ngài lại nói như vậy.
 blank
                           Vũ Thế Ngọc & Trần Chí Phúc 

Thì có bao nhiêu ý kiến đưa ra, có kẻ bảo là NGÃ ở đây là Đại Ngã chứ không phải Tiểu Ngã, bàn luận lung tung. Lúc đó Vũ Thế Ngọc đặt vấn đề là cái câu Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn nằm trong kinh nào, cả bọn im lặng.
 
Và lúc đó tôi chợt hiểu rằng có môn phái tôn xưng Đức Phật là số một cho nên mới có câu kinh này, còn các môn phái khác thì cho rằng Đức Phật Thích Ca chỉ là một vị Phật trong nhiều vị Phật. Và cuối cùng là phải đi tìm nguyên bản câu kinh để rồi mỗi người tự suy gẫm.
 
Giáo sư Vũ Thế Ngọc, từng tốt nghiệp cử nhân, cao học ngành nhân văn đại học Vạn Hạnh ở Việt Nam, qua Mỹ năm 1975 học trở thành kỹ sư, rồi sau này học tiến sĩ kinh tế đại học UC Santa Barbara, rồi bây giờ viết sách về ngôn ngữ, về đạo Phật. Khả năng văn chương phong phú, biết chữ Hán, chữ Anh giỏi, từng tham gia hoạt động thời còn thanh niên trung niên. Bây giờ tuổi đã thất thập vẫn còn viết sách, anh đã xuất bản mấy chục cuốn bao gồm nhiều đề tài.
Nhiều đêm buồn tôi gọi anh nói chuyện trời đất lung tung, và cũng thỉnh thoảng anh buồn gọi tôi bảo rằng nếu bây giờ mà không có thú viết sách thì đời sống vô vị.
 
Nói chuyện với Vũ Thế Ngọc để nghe anh bàn về Phật giáo, về Thơ Đường, về văn hóa Việt Nam, về kinh tế, về chính trị và chuyện linh tinh trong đời sống.
Xin giới thiệu những câu thơ của thi sĩ Vũ Thế Ngọc, có chữ Hán, chữ Anh, có nét cổ điển, có nét tân kỳ.
 
Như món quà văn nghệ  trong mùa cuối năm 2016 tiễn năm cũ và chuẩn bị đón năm mới 2017 cùng Xuân Đinh Dậu.
 
blank
                    Vài cuốn sách của Vũ Thế Ngọc
 
Bên Kia Sương Khói Nắng Vàng Phai
thơ
VŨ THẾ NGỌC
 
 
Người về rừng cũ hoa rụng hết
Đường núi rêu phong không bóng người
Một tiếng chim chiều heo hút vọng
Bên kia sương khói nắng vàng phai.
   
Thay Lời Bạt.
Nhiều độc giả khá quen với các trước tác nhân sinh của tác giả, riêng tôi vẫn thân quen với các trước tác đạo học của người hơn. Đối với cá nhân tôi, người luôn luôn là một thiện tri thức trong con đường rong ruỗi của mình. Theo tin tức vọng về núi này, các huynh đệ xưa vẫn tiếp tục con đường duyên nghiệp của mình. Có vị ẩn trong núi, có vị treo áo vướng sâu vào hệ lụy bụi trần, nhưng tác giả vẫn ung dung giữa cõi người, như thời tuổi trẻ xuống đường chống quân phiết, như thời cầm bút chống độc tài, như thủa cầm súng giữa núi rừng hay năm tháng cầm phấn trước bảng đen. Ngày nay chống gậy độc cư, lúc nào người cũng phơi phới như mây trắng mùa hạ với tấm lòng tố bạch.
Hôm nay đọc lại thơ tác giả, nhiều bài trước đây chỉ có tôi là độc giả duy nhất. Thì hãy để cho người đọc cảm nhận. Tôi chỉ muốn lập lại một câu cú quen thuộc “Có một người như thế mới làm những bài thơ như thế.”
Như Thị
N’ambo, Nepal
  
 
斜月 ()
斜月梳桐幻夢霜
一間寒舍共凄涼
蛩聲忽到人間眯
身在人間心𣃔
Tà nguyệt sơ đồng huyễn mộng sương,
Nhất gian hàn xá cộng thê lương.
Cùng thanh hốt đáo nhân gian mị
Thân tại nhân gian tâm đoạn trường.
  
斜月 ()
斜月夜深花忽開
幽香漫漫冷牀來
一夢江湖深几許
壯生蝴蝶斷腸差
Tà nguyệt dạ thâm hoa hốt khai.
U hương mạn mạn lãnh sàng lai.
Nhất mộng giang hồ thâm kỷ hứa
Trang sinh hồ điệp đoạn trường sai.
  
QUỲNH HOA
Hoa quỳnh chợt nở đêm tàn nguyệt
. Hương sắc hắt hiu lạnh thấm giường.
Nửa giấc giang hồ chôn gối lạnh,
Trang sinh hồ điệp mộng đoạn trường
  
NHAN SẮC
Nhan sắc nhan sắc chùm râu bạc,
Tóc trắng tóc trắng ngàn trượng say.
Cố nhân hờ hững trang sách cũ
Cửa hư vô nghe tiếng gió bay.
  
CUỐI ĐƯỜNG
Cuối đường nghe trở lạnh
Cơn gió nào vừa đến
Mưa bão nào đã qua
Một mình đi giữa mộng,
Có còn ai cuối đường.
Trăng thượng tuần hiu hắt
Đất trời bóng mờ sương.
Giữa đèo châm điếu thuốc,
Đất trời riêng mình ta.
  
ÔNG GIÀ KHÓC GIỮA ĐÊM ĐÔNG.
Người ta thường nói,
Nước mắt người già dường như mặn hơn,
Tiếng khóc người già dường như ai oán hơn.
Người ta cũng thường nói:
Người già không khóc vì không muốn ai thấy.
Người già không khóc vì đã khóc nhiều nên nước mắt đã cạn.
Sai cả các bạn ơi!
Vì chủ nhân các bộ óc uyên thâm và thích phân tích đó,
Đều chỉ là những người trẻ chưa già.
Tại sao tôi biết?
Vì tôi cũng có một thời tuổi trẻ như thế.
  
Did you hear old man cry?
You said the old men don’t cry
Because they’ve afraid of others could hear.
You said the old men never cry
Because they haven’t had any tear left.
No! Why I know that?
Because I used to say that when was young.
But now I know old men do cry!
But their tears are more salty.
  
CÓ NHỮNG BUỔI CHIỀU
Có những buổi chiều
Nắng quái rực rỡ
Nhẩy múa đầu non.
Tiếng ai mơ hồ
Hát từ hư vô.
*
Có những buổi chiều
Tiếng hạc trên không
Như tiếng ngủ say
Bếp lửa khói bay.
*
Có những buổi chiều
Vàng rơi rừng không
Xôn xao núi vắng
Người ngồi nhìn mây
Tóc trắng dài bay.
*
Có những buổi chiều
Ai ra đầu núi
Nắng vàng hiu hắt
Chỉ một mình thôi
Bóng tối cuối đồi.
  
LÃNG ĐÃNG
Lãng đãng ngọn gió đầu hạ,
Thoáng ngọt hương trầm hoàng lan.
Lung linh giọt sương nguyệt quế,
Ba ngàn thế giới vỡ tan.
  
TÀ NGUYỆT
Tà nguyệt sơ đồng huyễn mộng sương,
Nhất gian nhàn xá cộng thê lương.
Cùng thanh hốt đáo nhân bất mị
Thân tại nhân gian tâm đoạn trường.
  
CHUỒN CHUỒN
Còn nguyên cánh chuồn chuồn cuối gió
Người về tiếng vọng đọng đồi trưa.
Chim rừng xao xác trời không tịch,
Không hoa tàn rụng bay như mưa.
  
TUỔI XANH
Tuổi xanh mà tóc bạc,
Thinh không mây vẫn bay.
Ngày đêm nghe gió hú
Mộng thực chẳng còn hay.
 
*
Tóc bạc ba ngàn trượng
Lịch sử ngàn năm qua
Như sương chiều nắng quái
Rừng núi không người, ta.
  
CUỐI PHỐ
Cuối phố nào ai ngồi
Một mình châm điếu thuốc.
Khói bay vào hư không
Một thoáng nào còn nhớ.
Một người quen đã đi.
Trong bóng ma huyền dị
Một mình ai ngồi đây
Một mình ai đối bóng.
Người già không quá khứ
Tháng ngày rồi cũng qua.
  
KIM NHẬT PHÙNG XUÂN ĐẦU DĨ BẠCH
Trường giang xuân sắc qui
Xuân hoa lạc như ti
Duy hữu đầu dĩ bạch
Thân bệnh tâm đoạn thì
Thính nhân bàn thời vụ
Sở văn lương khả bi.
Tương khan các thảm nhiên
Tình không bạch vân phi.
  
今日摓春以白頭
長江春色歸
春花落如絲
維有頭以白
身病心斷時
聴人盤時務
所聞良可悲
將看各惨然
晴空白雲飛
 
Thơ 1969
 
LKTH
Ôi môi người sao hững hờ
Ta chưa hôn mà sao đã say?
Thôi môi người từ nay thôi hồng
Người về phương ấy có còn ai?
 




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.