Hôm nay,  

Hoạ Sĩ Nguyễn Đình Thuần, Trăng Và Thiếu Nữ Hoàng Thành

17/12/201600:00:00(Xem: 5712)

Một ngày tôi gặp người thiếu nữ đẹp ngời áo vàng hoa cúc ở nhà họa sĩ Nguyễn Đình Thuần. Tóc nàng là những dải mây mang sóng đại dương xanh ngát. Ánh trăng hoàng thành lấp lánh trải lân tinh lên tóc nàng làm nổi bật bọt sóng trắng giữa bờ tóc đen. Đằng sau khuôn mặt thanh tú là vùng trời đá dựng, tạo một vòng cung ôm ấp lấy mảnh trăng chưa chín nửa vàng, nửa xanh. Bố cục xanh, lam, chàm, tím đậm lạt khiến nổi bật làn da và màu áo quyền quí của những triều đại Huế xa xưa. Nàng gợi nhớ một thời "Ngày xưa Hoàng Thị", em tan trường về, anh theo Ngọ về của bao chàng trai si tình, mê luyến.

Tôi bỗng nhận ra mình "fell in love" với bức tranh sơn dầu "Trăng Hoàng Thành" của Nguyễn Đình Thuần quá đỗi. Bức này theo tôi, ông vẽ với phong cách Ấn Tượng của tranh thiếu nữ vào những thập niên 50, 60. Ông cũng từng bước vào thử nghiệm thể loại Siêu Thực trong 10 năm. Tuy nhiên sau này phần lớn tranh ông có phong cách Trừu Tượng.

Nguyễn Đình Thuần sinh năm 1948 tốt nghiệp Viện Mỹ Thuật Huế năm 1973 và triển lãm tranh cũng trong năm này tại Hội Việt Mỹ Đà Nẵng. Là thành viên của the East Hawaii Cultural Council-USA. Ông đã từng có tranh triển lãm tại các tiểu bang ở Hoa Kỳ, ngoại quốc và Việt Nam.

Trịnh Thanh Thủy: Anh có thể chia sẻ cùng độc giả lý do tại sao anh chọn ngành mỹ thuật và theo học ở trường Mỹ Thuật Huế?

Nguyễn Đình Thuần: Xong Trung Học, tôi bắt đầu đi làm. Theo tôi, trong chiến tranh Việt Nam ít ai thuận tình nhập cuộc vào đó khi có điều kiện. Họ không chịu khoác áo lính vì họ suy nghĩ nhiều về cuộc chiến Nam Bắc, nên họ không muốn đi. Tôi cũng không muốn nhập ngũ nên đã làm sụt tuổi khi đến hạn quân dịch. Trường Mỹ Thuật Huế gần nhà, tôi vào dự thi tuyển. Có 150 thí sinh, họ chọn ra 15 người, tôi là người đứng thứ 15. Sau đó tôi được hoãn dịch vì lý do học vấn. Đến khi tốt nghiệp ngành Mỹ Thuật vừa lúc mất nước, tôi di tản qua Mỹ.

blank
Trăng Hoàng Thành, sơn dầu.

TTT: T có xem những tranh lụa của các hoạ sĩ Việt ngày trước và rất thích. Trong một cuộc trò chuyện anh có tiết lộ khi còn theo học Mỹ Thuật Huế, anh học chuyên ngành về tranh luạ. Xin anh cho biết một chút về cách dạy hàn lâm của trường này ngày đó về kỹ thuật vẽ tranh lụa Việt Nam?

NĐT: Tôi xin kể vắn tắt một chút về kỹ thuật làm và vẽ tranh lụa. Có 2 phương thức để thực hiện. Một: Vẽ trực tiếp lên lụa bằng màu khô, dạng như trang trí. Chị Nguyễn Thị Tâm ở trường Mỹ Thuật Gia Định có làm một số như vậy cho nó nhanh. Hai: Vẽ theo lối truyền thống. Lụa vốn là lụa tơ nên ăn màu, còn lụa nylon không ăn màu. Để chuẩn bị cho một tấm lụa vẽ tranh, phải sửa soạn hồ, để tráng lên lụa mấy lớp. Mục đích để khi khô vẽ cho có nét, và cho màu không bị nhoè ra ngoài. Tuy nhiên trong khi tô 1, 2 lớp màu, phải rửa từ từ cho đến khi tấm lụa chỉ còn màu mà không còn hồ nữa. Sau đó dùng bàn chải đánh cho màu thấm vào. Khi độ đậm nhạt đã hoàn chỉnh, đó là lúc những hạt, sớ lụa đã thấm màu hoàn toàn, mặt trước cũng như mặt sau. Kỹ thuật vẽ lụa phải rất cẩn thận. Giả dụ khi vẽ người, vật hay phong cảnh trên lụa trước đó phải có sẵn bố cục, hình ảnh rồi vẽ phác mọi thứ vào bản nháp, vẽ tới, vẽ lui, chọn những nét chính đáng giữ lại sau đó mới đồ lên lụa, xong cho màu vào. Màu phải pha màu nước ở ngoài trước. Tỷ như muốn vẽ một màu tím, có thể pha màu đỏ, xanh ở ngoài chén nước màu loãng và tô cho thấm vào sớ lụa. Có khi một mảng màu phải tô cả trăm lần mới thấm, từ nhạt tới đậm dần theo ý của mình. Ngược lại mảng màu sẽ trở nên cứng ngắc vì nó không thấm vào hoặc không đi đâu cả. Thành ra muốn vẽ áo của một cô gái màu tím, mình có thể bỏ một lớp nhẹ màu đỏ thiệt mỏng. Phải dự trù cái màu đỏ ấy nó lên độ đậm nhạt thế nào, rồi dùng màu xanh phủ lên cho nó ra màu tím. Tranh lụa đòi hỏi sự tỉ mỉ thận trọng. Có khi trên bàn có cả trăm chén màu pha sẵn. Màu vẽ ngày xưa không được tốt như bây giờ trong đó có bột mà vải lụa không thể để có bột lợn cợn nên màu phải pha ra từng chén rồi tô lên lụa cả trăm lần cho tới sắc độ vừa ý mới được. Cực vô cùng.

blank
Chân dung NDT và tranh của ông.

TTT: Nghe anh kể vẽ tranh lụa ngày xưa khổ quá, vậy rồi vẽ sai phải bỏ hết? chắc tốn kém lắm vì lụa đắt?

NDT: So với sơn dầu, ngày ấy lụa rẻ hơn nhiều. Một tấm lụa chỉ vài trăm đồng trong khi một ống màu đã mấy trăm đồng rồi. Thời đó tôi nghèo đâu có tiền mua sơn, mua bố, hơn nữa một năm chỉ cần 2 bài sáng tác thì đâu có tốn hao bao nhiêu nên tôi học vẽ tranh lụa. Tuy nhiên học vẽ tranh lụa có lợi vì sau này khi vẽ tranh sáng tác mình giỏi hơn về “Cơ thể học” và kỹ thuật chồng màu vì khi qua vẽ tranh sơn dầu cũng xử dụng những kỹ thuật này y như vậy.

Để tôi kể thêm về lý do tại sao tôi chọn lụa. Thầy dạy vẽ tranh lụa của tôi là Phạm Đăng Trí. Ông đã học dự bị ở Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương và dày kinh nghiệm về màu sắc tranh lụa. Một bức tranh của ông là “Người suối bạc” được giải khuyến khích ngoài Bắc thời đó, bạn ông là Xuân Diệu thỉnh thoảng có nhắc tới tên ông. Ở trường Mỹ Thuật, những sinh viên muốn nhập vào dòng nghệ sĩ sáng tác phần lớn chọn vẽ sơn dầu. Tranh lụa dành cho phụ nữ vì họ kiên nhẫn, tỉ mỉ, dịu dàng, hoà nhã, không nóng nảy như thanh niên, nên nó phù hợp với họ hơn. Do đó lớp dạy tranh lụa tuyển sinh viên ưu tiên cho phái nữ. Tuy nhiên khi ấy chỉ có 2 người nữ, không lẽ thầy PĐT chỉ dạy 2 người nên ông cố vận động cho lớp đông đến con số 7, thành ra 2 nữ mà có tới 5 nam!.

TTT: Anh học về tranh lụa mà lại vẽ toàn sơn dầu, xin cho biết lý do vì sao?

NĐT: Ở trường Mỹ Thuật, trong hai năm đầu sinh viên được học đủ các bộ môn là nhiệm ý có thực nghiệm. Năm thứ ba sẽ là lúc chọn ngành như luạ, sơn dầu, điêu khắc, sơn mài, v.v...

Vẽ sơn dầu rất thong thả không đòi hỏi nhiều kỹ thuật như tranh lụa cần sự mịn màng, chuẩn bị kỹ lưỡnng, không đáp ứng được tâm hồn mình lại rị mọ, hợp phụ nữ hơn nên năm thứ ba, tôi chọn vẽ sơn dầu. Vả lại những chiêm nghiệm có được lúc học vẽ tranh lụa, tôi đem qua bên sơn dầu rất có lợi. Nói đến việc chuyển tải tâm tình của tác giả trong tranh lụa chỉ có tính biểu diễn, hình thể như người và hoa cỏ thôi. Sơn dầu trực tiếp đưa tâm hồn người vẽ vào tranh, nó khiến người vẽ dễ diễn dạt cảm xúc và ý tưởng trừu tượng của mình. Theo tôi, tranh lụa có nhiều vẻ trang trí, cốt yếu làm thoả mãn cảm xúc và cảm quan người xem do bố cục, màu sắc và hình ảnh hài hoà. Sơn dầu đánh động trực tiếp, có khi đường cọ mình đi rất tình cờ không một ý niệm, đó chính là tâm tình của mình. Không gò bó, tự do thênh thang.

blank
Tranh Trừu Tượng.

TTT: Pablo Picasso có nói “Không có nghệ thuật trừu tượng. Bạn phải luôn luôn bắt đầu với một cái gì. Sau đó bạn có thể loại bỏ tất cả dấu vết của hiện thực.” Anh nghĩ sao về tranh trừu tượng và có cảm tưởng gì khi sáng tác tranh trừu tượng?

NĐT: Nghệ thuật trừu tượng không thể hiện đối tượng một cách hiện thực như mắt nhìn thấy, mà biểu thị những ý nghĩ, cảm xúc của nghệ sĩ về một vài nét nào đó của đối tượng. Trong nghệ thuật tạo hình, trừu tượng là sự phát huy yếu tố biểu đạt của đường nét, hình khối, màu sắc để thể hiện ý tưởng hay cảm xúc(theo wiki).

Một xu hướng trừu tượng là gì? Theo tôi, nghĩa là sau khi có căn bản về hình thể, người và cảnh vật, mọi thứ mà con mắt nhìn thấy, người sáng tạo sẽ đi tới trước với quần chúng khi bước vào xu hướng trừu tượng.

Vẽ trừu tượng, với tôi nó là một thứ giải toả tâm hồn mình, sau khi nhận chân thẩm mỹ và đi xuyên qua các thang bậc của hội hoạ hình thể, bố cục, màu sắc. Trừu tượng thích hợp với sự bộc phát của tâm hồn. Nó đẩy thẳng một cách trực tiếp tâm tư người vẽ vào tranh, không cần chọn lựa và gò bó bởi hình thể. Trong trừu tượng cái “trừu tượng” là bậc trên của “không hình dung” nữa, chứ không phải là trừu tượng không. Cái “không hình dung” nó đi thẳng vào tâm hồn người thưởng ngoạn. Họ có thể không nhìn thấy theo cái ý niệm “nhìn là phải thấy một cái gì đó”. Trừu tượng có lợi thế đi thẳng vào lòng người do tác động sắp xếp của bố cục của người vẽ, từ màu sắc cho đến độ đậm nhạt. Ví dụ khi một hoạ sĩ dùng một mảng màu trông bàng bạc, có người thấy nó nhìn giống màu mây ở quê nhà mình ngày xưa, người lại cho là nó tựa một cách đồng ở nơi mình đang sống. Nó chính là cảm thụ riêng của mỗi người. Nghệ thuật trừu tượng đi tới một độ sâu hơn, y như một câu thơ của Nguyễn Xuân Xanh “Đáy địa mùa đi nhịp hải hà”. Câu thơ đọc lên nghe rất hay, nghe được sự chuyển động của từ ngữ mà câu thơ đó không biết nghĩa gì. Thành ra có khi người làm thơ dùng một ngữ nghĩa không có nghĩa mà đánh động tới tâm hồn người đọc. Bên hội hoạ màu sắc là thứ ngôn ngữ trực cảm, trừu tượng đánh động thẳng vào cảm thụ của người xem.

blank
Tranh siêu thực “Sáu/Tám”, sơn dầu 50x50.

TTT: Trong cuộc sống, con người thường có một chỗ dựa tâm linh là một tôn giáo. Trong một cuộc đàm đạo, anh cho biết tôn giáo của anh là “Mỹ thuật”. Xin anh cho biết tại sao Mỹ Thuật đã ảnh hưởng đời sống tâm linh của anh thế nào?

NĐT: Thường ngày tôi thường nói chơi với bằng hữu như thế do quan niệm về tôn giáo của con người. Tỷ như các đạo Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo chẳng hạn, đều có mục đích đem đến sự bình an cho tinh thần và cuộc sống. Do đó tất cả đều quy về việc làm đẹp cá nhân và tập thể, trong cố gắng xây dựng nên một tâm thể bình an, mới tạo được một xã hội có trật tự và hoà bình. Mỹ thuật cũng vậy, làm đẹp con người và cuộc sống. Người làm mỹ thuật cố gắng làm đẹp tôn giáo của mình theo đường hướng màu sắc. Giống các hoạ sĩ sáng tác để lại những hoạ phẩm đẹp, như các tôn giáo muốn con người sống lương thiện với nhau, sống, cư xử sao cho đẹp. Nên tôi xem mỹ thuật như một tôn giáo vậy.

TTT: Cảm ơn anh, Chúc anh sáng tác sung mãn và ngày càng thành công hơn nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.