Hôm nay,  

Tin Quan Trọng Liên Quan Tới Tân Tổng Thống Đắc Cử Hoa Kỳ

14/12/201600:00:00(Xem: 7471)

Blue Mind
(Bản tin đáng quan tâm, được tổng hợp từ những nguồn truyền thông lớn của Hoa Kỳ và quốc tế, bao gồm hai phần: 1/phần tóm lược khái quát; 2/phần chi tiết)

Tổng thống Nga Putin (trái) và Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Trump (Ảnh: Flickr)

Bản tin tóm lược khái quát

1/ CIA kết luận: Nga đã can thiệp giúp ông Trump đắc cử

Vụ Nga can dự vào cuộc bầu cử đã được biết từ ngày 7-10-2016, nhưng hiện đang nổ lớn và được coi là một biến cố chính trị ngang với vụ 9/11, và lớn hơn cả Watergate. Tổng thống Obama ngày 9-12-2016 đã ra lệnh điều tra cặn kẽ sự can thiệp của Nga và báo cáo trước khi ông rời nhiệm sở ngày 20-1-2017.

Lưỡng viện và lưỡng đảng Hoa Kỳ hôm nay (12-12-2016) đồng kêu gọi mở cuộc điều tra với một ủy ban lưỡng đảng.

Mười đại cử tri thuộc lưỡng đảng đã ký vào một lá thư yêu cầu giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, ông James Clapper, giải mật các chi tiết tình báo liên quan tới vụ tin tặc Nga trước khi bỏ phiếu bầu tổng thống ngày 19-12-2016; nếu cần, dời cuộc bầu cử của Electoral College trễ hơn.

Nga thao túng cả các cuộc bầu cử tại Pháp, Đức, Ý, Anh. Đây là một hiện tượng đáng sợ và lãnh đạo các quốc gia dân chủ đang tìm cách đối phó.

2. Nhân sự trong nội các ông Trump gây sốc dư luận

Thành phần thân cận của ông Trump (trong ủy ban tranh cử và nội các) cùng những phát biểu thân Nga của ông đã tạo quan tâm trong dư luận Mỹ. Đặc biệt vị trí quan trọng hàng đầu là bộ trưởng ngoại giao tức ngoại trưởng Hoa Kỳ, qua ứng viên Rex Tillerson, hiện đang là CEO của Exxon Mobil (XOM), người đã được Putin tặng mề đay Danh Dự của Nga, đang có hợp đồng làm ăn trị giá 500 tỷ Mỹ Kim với Nga. (Nếu ông Trump làm TT và bãi bỏ cấm vận Nga [bị cấm vận vì những vi phạm nhân quyền và xâm chiếm lãnh thổ Ukraine] thì Exxon Mobil sẽ bội thu hàng tỷ Mỹ kim)

Các bộ trưởng do ông Trump bổ nhiệm thường là những người có thành tích chống lại mục tiêu của cơ quan họ trách nhiệm và thường không có kinh nghiệm trong lãnh vực, đồng thời bị nhiều tai tiếng. Điều này hứa hẹn nhiều thay đổi lớn... nhưng có thể ngược hẳn những điều ông Trump đã hứa trong lúc tranh cử. (Vài thí dụ: Bộ trưởng EPA là người từng chống cơ quan bảo vệ môi trường EPA kịch liệt; BT Lao động là người chống minimum wage, chống overtime, thích automation để sa thải bớt nhân công và hạ giá thành, Giám đốc FDA chủ trương thuốc mới sáng chế không cần qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng clinical test mà thử ngay trên người bệnh, BT Thương mại được mệnh danh là “king of foreclosure” đã từng kéo nhà của hàng chục ngàn nạn nhân khi ngân hàng của ông ta làm khó dễ họ trong vụ loan modification...)

Nhân sự nội các của ông Trump đại diện các nhóm đặc quyền, giàu có và là CEO của các đại công ty. Quan tâm của dư luận là ông Trump không hề là tổng thống của những người “thấp cổ bé miệng” (the little people) khi bổ nhiệm những nhân sự này.

Có nhiều tướng lãnh được ông Trump đề cử tạo sự lo ngại về một chính phủ dân sự nhưng có quá nhiều can dự của những nhân vật quân sự.

3. Trump thân Nga nhưng chống Trung Cộng

Ông Trump có những tuyên bố mạnh mẽ chống Trung Cộng, và ngay cả cú điện đàm với tổng thống Đài Loan cũng được xem như là một thách thức với TC (dù thực sự là do cựu Thượng nghị sĩ Bob Dole và tổ chức vận động hành lang [lobbyist] của ông Dole thực hiệ; tổ chức này đã nhận được $140,000 từ chính phủ Đài Loan).

Chống Trung Cộng là điểm son của ứng viên TT Trump đối với cử tri gốc Việt. Tuy nhiên, các chủ trương của ông Trump cũng đang tạo hoang mang dư luận vì: a/Chủ trương bỏ TPP/chỉ trích mậu dịch/chỉ trích Nato/rút lui lo cho nước Mỹ của ông Trump khiến các nước Á Châu lo lắng là Hoa Kỳ sẽ giảm can thiệp & bỏ ngỏ ảnh hưởng trong vùng, để lại một khoảng trống chính trị/kinh tế cho TC khai thác. b/Chủ trương thân Nga và bớt can thiệp cũng làm cho các đồng minh Âu Châu lo ngại.

Những tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump về vấn đề chống ISIS và sự bổ nhiệm nhiều tướng lãnh trong nội các cho thấy quan điểm “diều hâu” của ông và đảng Cộng Hòa khác với quan điểm “bồ câu” của TT Obama và đảng Dân Chủ. Thái độ mạnh mẽ này đi ngược với chủ trương “giảm can thiệp” và giảm nợ quốc gia nên không rõ điều gì ông Trump sẽ thực hiện.

Cuộc chiến mậu dịch và quân sự biển Đông có thể bùng nổ với Trung Cộng, nhưng...

Quan điểm thân Nga, thân những thành phần vi phạm nhân quyền như TT Bashar al-Assad của Syria và TT Abdel Fattah el-Sisi của Ai Cập, coi trọng quyền lợi kinh tế (cùng những thành phần đại gia/đại công ty trong nội các của ông Trump) có thể sẽ khiến nhân quyền bị bán đứng vì lợi nhuận kinh tế, kể cả việc bắt tay với TC dù hiện đang có những lời đe dọa mạnh mẽ đối với quốc gia này.

4. Xung đột quyền lợi (XĐQL)

Ông Trump sẽ giải quyết những xung đột quyền lợi ra sao khi hàng trăm thương vụ của ông đang có mặt trên 25 quốc gia và nhiều nơi tại Hoa Kỳ? khi con cái ông vẫn tiếp tục trông coi các thương vụ và lại kiêm nhiệm các vai trò trong tòa Bạch Ốc? (Vài thí dụ XĐQL: ông Trump đang có nhiều hotels tại Trung Quốc, đang mượn gần $1 tỷ Mỹ kim với Bank of China và Deutsche Bank – ngân hàng này đang nợ Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ $14 tỷ đồng tiền phạt; con gái ông Trump đang buôn bán mạnh với Trung Quốc, dùng nhân công rẻ tại đây và nhiều quốc gia trên thế giới - xuất nhập cảng khoảng 838 mặt hàng từ những quốc gia này, không có mặt hàng nào sản xuất ở Mỹ; 628 mặt hàng nhập cảng và 354 làm tại TQ).

Lời hứa bênh vực quyền lợi cho nhân công của ông Trump có bị phản bội khi những người ông đưa vào nội các của mình toàn là những thành phần đại diện cho các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ, các chủ nhân ông, những nhóm lợi ích giàu có bạc tỷ hoặc nhiều triệu dolla.

Lời hứa “Drain the Swamp” (Làm sạch cống rãnh hay làm sạch hệ thống tham nhũng tại WDC) hình như đang biến thành “làm sạch đường cống hiện tại để đưa vào những con cá sấu khổng lồ làm chủ đường cống mới to hơn, bẩn hơn”.

5. Các lời hứa khi tranh cử có thực hiện được không?

Tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp. Điều này có thể thực hiện được nếu đừng tạo chao đảo cho nền kinh tế đang lên (tỷ lệ thất nghiệp sau 8 năm cố gắng của TT Obama đã xuống dưới 5%, tức tỷ lệ đúng của một nền kinh tế khỏe mạnh, và đã có thêm 15 triệu công việc. Khi TT Obama nhậm chức năm 2008, nền kinh tế Hoa Kỳ đã suy thoái trầm trọng với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 12%, nhiều công ty lớn bên bờ phá sản, nhất là kỹ nghệ xe hơi, và bong bóng nhà cửa bùng vỡ khiến thị trường địa ốc bị phá sản).

Cách giữ công việc ở lại Hoa Kỳ kiểu thương lượng để không bị đưa tới những quốc gia có giá nhân công rẻ (như với hãng Carrier, ông Trump chỉ giữ được lại 800 jobs trong khi 1300 jobs vẫn bị xuất cảng), hoặc dọa phạt mức thuế 35% khi nhập sản phẩm trở lại vào nội địa, đánh thuế nhập khẩu lên các mặt hàng Trung Quốc ở mức 45%... khó mà có thể áp dụng được trong thời đại toàn cầu hóa hôm nay. Hàng sản xuất tại Hoa Kỳ với giá thành cao sẽ không thể cạnh tranh với hàng thế giới, nền kinh tế sẽ co cụm và công việc sẽ biến mất, nhân công sẽ thất nghiệp.

Chính sách đuổi di dân, xây tường ngăn chặn người Mễ khó thực hiện và dễ tạo bất ổn xã hội. Chủ trương “law and order”sẽ thực hiện ra sao trong khi thực tế là: hate crime đã gia tăng cả ngàn vụ từ sau ngày bầu cử. Hiện tượng kỳ thị và bạo động chống người Hồi giáo, chống người Mỹ da đen trở nên trắng trợn hơn, những hoạt động của thành phần da trắng cực đoan KKK và neo-nazi cũng lộ liễu hơn. Đang có lời kêu gọi biểu tình hàng triệu người tại WDC ngay sau hôm ông Trump đăng quang.


Bản Tin Chi Tiết 1

CIA: Nga đã can thiệp giúp Trump đắc cử

Bản tin Washington Post tối ngày 9-12-2016 đã tiết lộ: CIA đưa ra kết luận Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử 2016 tại Mỹ để giúp ông Donald Trump đắc cử chứ không chỉ nhằm làm giảm lòng tin của dân chúng vào hệ thống bầu cử Hoa Kỳ và tạo hoang mang chính trị.

Dẫn lời các quan chức Mỹ (không muốn nêu tên) về vấn đề này, tờ Washington Post đưa tin rằng các cơ quan tình báo Mỹ xác định những cá nhân có liên hệ với chính phủ Nga đã cung cấp cho WikiLeaks hàng ngàn email do tin tặc ăn cắp của Ủy ban Dân chủ Toàn quốc và những người khác, trong đó có cả email của chủ tịch ban vận động cho bà Hillary Clinton. Các email do tin tặc Nga tung ra công khai đều có khả năng gây tổn hại cho bà Clinton và đảng Dân chủ, nhưng không hề tung tin tác hại phía ông Trump.

Tòa Bạch Ốc ngày 9-12 loan báo Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo điều tra các cuộc tấn công mạng và sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử 2016, và trình báo cáo trước khi ông rời nhiệm sở vào ngày 20-1-2017.

Nguồn tin của Reuters còn cho biết Nga đang tung đòn tương tự để ảnh hưởng cuộc bầu cử sắp tới tại Đức.

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 8-11-2016 đã cảnh báo là các mạng xã hội, các websites chuyên trị tin giả, nhu liệu bot - một hình thức web robot để lập đi lập lại các nguồn tin, và những thành phần bất hảo trên mạng (trolls), những diễn đàn dân túy hoặc da trắng cực đoan (populist and while supremacist websites) đang giúp truyền tải các luận điệu tuyên truyền và tin bịa đặt để phá hoại các nền dân chủ.

Ủy ban Đại Tây Dương (Atlantic Council) vừa đưa ra một báo cáo trong tháng này về chiến dịch xuyên tạc (disinformation campaign) lên các cuộc bầu cử tại Pháp, Đức và Anh để mở ra cơ hội cho Điện Cẩm Linh ảnh hưởng và can dự vào nền chính trị của các quốc gia này.

Phong trào chống Hồi giáo Pegida đã quảng bá sự thay thế “đế quốc” kiểu Mỹ và Bỉ bằng nước Nga dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putin là một điều đáng mừng.

Hồi tháng 10, chính phủ Mỹ đã chính thức cáo buộc Nga thực hiện chiến dịch tấn công mạng chống lại các tổ chức của Đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử Tổng thống ngày 8/11. Tổng thống Obama cho biết đã cảnh báo Tổng thống Putin về hậu quả của các vụ tin tặc này, nhưng đã không công bố một cách mãnh liệt hơn đối với quần chúng Hoa Kỳ về mục tiêu phá hoại nền dân chủ Hoa Kỳ và cố tình ảnh hưởng lên kết quả của cuộc bầu cử.

Trong một cuộc họp mật về các tin tình báo, có sự tham dự của những nhân vật lãnh đạo lưỡng đảng tại Thượng Viện Hoa Kỳ vào tháng 10, bên Dân Chủ đòi phải có một cuộc điều tra rốt ráo vụ can dự của Nga vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ và phải công bố ra quần chúng, nhưng ông Chủ tịch Thượng viện Mitch McConnell của đảng Cộng Hòa đã chống cự mãnh liệt việc này. (Vợ ông, bà Elaine Chao, đã được ông Trump bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giao Thông). Trước áp lực của dư luận, ông McConnell hôm nay 12-12-2016 đã thay đổi thái độ đồng ý với lời kêu gọi của lưỡng viện điều tra vụ gián điệp Nga thao túng cuộc bầu cử 2016.

Trước tin tình báo Hoa Kỳ kết luận Nga nhúng tay để có lợi cho ứng viên Trump được tiết lộ hôm 9-12, ông Trump hôm 10-12 đã phản ứng bằng những phát biểu tấn công vào giá trị tình báo của CIA và cho đây là đòn chơi của đảng Dân Chủ sau khi thua cuộc.

Trong thời gian tranh cử, ông Trump đã nhiều lần ca tụng “Putin là một lãnh đạo hơn hẳn tổng thống của chúng ta,” và bày tỏ mong ước trở thành đồng minh với Nga.

Tổng thống Obama ra chỉ thị điều tra sau khi tất cả các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tại Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ yêu cầu ông Obama giải mật hồ sơ tình báo về những hành động của Nga liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.

CIA đã trình bày bản đánh giá tình hình mới nhất này của 17 cơ quan an ninh và tình báo Hoa Kỳ trong một buổi thuyết trình kín với các thượng nghị sĩ Mỹ vào tuần trước và khẳng định rằng, việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ “đã rất rõ ràng” nhằm mục tiêu ủng hộ cho ông Trump. Họ đã xác định được một số cá nhân có liên hệ với chính phủ Nga, được Nga trả tiền, và cung cấp cho WikiLeaks hàng ngàn email lấy cắp từ Ủy ban Quốc gia của Đảng Dân chủ. Tin tặc cũng lấy hồ sơ của Ủy Ban Quốc gia của Đảng Cộng Hòa, nhưng lại không tung ra công chúng. Ngoài ra, những thành phần được Nga trả tiền này cũng tuôn ra hàng loạt tin giả trên Internet để bôi nhọ bà Clinton.

Tuy đồng ý với CIA là có bàn tay thao túng của Nga trong vụ bầu cử, nhưng cơ quan điều tra liên bang Mỹ FBI chưa xác nhận là tin tặc Nga can thiệp để Donald Trump thắng. Sự khác biệt cũng dể hiểu vì FBI là cơ quan tình báo nội địa nên phạm trù hoạt động hẹp hơn cơ quan CIA. Một điểm đáng lưu ý khác là giám đốc FBI, ông James Comey, đã tiết lộ tin về loạt email “mới” của bà Clinton khiến FBI có thể phải mở lại cuộc điều tra bà, nhưng 9 ngày sau đó tuyên bố lại là loạt email này “không có gì mới”. Lời tuyên bố tai hại của ông Comey xảy ra 11 ngày trước bầu cử đã tạo một chấn động bất lợi nặng nề cho bà Clinton, và là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lên kết quả bầu cử.

Các giới chức tình báo rất bất mãn việc TT đắc cử Donald Trump bài bác giá trị tình báo của CIA, một cơ quan nổi tiếng nhất thế giới về khả năng tình báo. Điều này chứng tỏ ông coi thường sự hy sinh đóng góp của hàng chục ngàn nhân viên tình báo Hoa Kỳ - đang ngày đêm xông pha vào chiến tuyến nguy hiểm để lấy tin tức hầu bảo vệ cho nền an ninh của đất nước. Ông Trump còn từ chối trách nhiệm lắng nghe những buổi báo cáo tình báo hằng ngày để nắm vững những diễn tiến xảy ra trên thế giới hầu phản ứng kịp thời. Ông Trump cho rằng ông không cần phải ngồi nghe những buổi báo cáo mang tính nhàm chán đó mỗi ngày vì ông là một người thông minh (“Im a smart person”).

Phát ngôn của ông Trump cũng bị dư luận phê phán vì thiếu quan tâm vào vấn đề an ninh quốc gia trước sự can thiệp của một thế lực ngoại bang vào nội tình Hoa Kỳ. Cựu Giám đốc CIA Michael Morell coi đây là một biến cố chính trị tương đương với vụ khủng bố tấn công 9/11; có giới chức so sánh vụ này lớn hơn cả Watergate.

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình CBS hôm 11-12, Thượng nghị sĩ Cộng Hòa John McCain đã kêu gọi ông Trump công nhận kết luận của CIA. “Đó là sự thật. Rõ ràng Nga đã can thiệp. Nhưng họ can thiệp tới mức nào để ủng hộ một ứng viên nào đó, theo tôi cần phải có một cuộc điều tra”, ông McCain nói.

Lãnh đạo Cộng hòa Lindsey Graham và lãnh đạo Dân chủ Chuck Schumer tại Thượng viện cũng bày tỏ lo ngại về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử và tuyên bố sẽ phối hợp để điều tra. Ông McCain, chủ tịch Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ, cho biết ông sẽ lập ra một tiểu ban do thượng nghị sĩ Graham đứng đầu phối hợp với Ủy ban tình báo của Thượng viện để lập tức điều tra.

Mười đại cử tri thuộc lưỡng đảng đã ký vào một lá thư yêu cầu giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, ông James Clapper, giải mật các chi tiết tình báo liên quan tới vụ tin tặc Nga trước cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống ngày 19-12-2016 của Electoral College; nếu cần, dời cuộc bầu cử của Electoral College trễ hơn.

Cựu nhân viên tình báo CIA Robert Baer tuyên bố là nếu CIA cuộc điều tra chứng minh là Nga đã can dự vào cuộc bầu cử TT Hoa Kỳ 2016 và ảnh hưởng lên kết quả, thì Hoa Kỳ cần phải tổ chức bầu cử lại.

Blue Mind

Ý kiến bạn đọc
16/12/201607:17:18
Khách
"một thử nghiệm cho nghiên cứu của Anh trong gần hai thập kỷ"
Không hiểu tại sao từ lúc nào,những người viết văn sính dùng hai chữ THẬP KỶ để diễn tả về thời gian.Không xét kỹ ý nghĩa của hai chữ THẬP Kỷ (hai thập kỷ là hai ngàn năm).Sao không dùng hai Thập Niên.Mong tác giả Minh Khôi xét lại THẬP KỶ và THẬP NIÊN khác nhau một trời một vực,để viết cho chính xác hơn.
14/12/201623:39:57
Khách
máy vote không connect Internet, hacker không thay đổi kết quả bầu cử. Russians did not vote, but Americans . Bà Hillary là nguoi dùng private server trong nhà mình, lại ko đủ sức bảo vệ nó, để bị leak emails thì lỗi của bà CIA cần điều tra she pút nation at risk, tin tặc ko dính dáng tới những vụ coruptions, không mua câu hỏi debates của CNN trước, không liên can Benhazi scandal, không thuê người đi protest quậy phá Rally của Trump ở Chicago, không chơi trên đầu trên cổ ông Sander cướp cái nominee , tast cả do DNC làm bà Hillary đứng sau, vậy thì tin tặc cho dù hack vào nếu ko vó những scandals này không làm gì hạ uy tín của bà được. Lỗi ở bà , thua do bà, tại bà mà thôi.
14/12/201618:40:58
Khách
Lại một bài báo thiên về phe đảng DC ! Làm gì mà to chuyện hơn Watergate
hay 9/11 ? Cái tin của CIA đưa ra, không đưa ra thêm được bằng chứng nào
rõ ràng là cuộc bầu cử bị Nga phá hoại ! Chỉ là một màn kịch chót của đảng
DC nhằm ngăn chận việc ông Trump tuyên thệ nhậm chức ngày 20 tháng 1.
Sau 2 lần đắc cử của ông Obama, tại sao quá êm thắm, đảng CH chịu thua,
đảng DC không đòi hỏi sửa đổi luật bầu cử ? Trong thời gian tranh cử, ông
Trump đã vài lần chê bai tài lảnh đạo của ông Obama không bằng ông Putin,
đã làm chạm tự ái lớn của ông Obama và cơ hội đến lần nầy, căn cứ vào
tin tức không chứng minh được của CIA, ông Obama ra lịnh điều tra tận gốc
vụ tình báo Nga xâm nhập vào hệ thống bầu cử, và vụ nầy lùi vào thời gian
từ tháng 10, tại sao, lúc đó, CIA im lặng mà không có biện pháp ngăn cản
và đưa ra bằng chứng ? Phe đảng DC cũng nhao nhao đòi điều tra, cũng
với mục đích ngăn chận ông Trump trở thành TT ! Bên cơ quan FBI cũng
lên tiếng, không có bằng chứng nào về việc Nga xâm nhập và giúp ông
Trump thắng cử !
14/12/201613:40:26
Khách
Không thuyết phục đưọc quảng đại quần chúng có chút hiểu biết, vì Hoa Kỳ là cha đẻ kỷ thuật Internet. nên rất khó lòng mà có một quốc gia nào đó lủng đoạn được: (Lịch sử của Internet bắt đầu với sự phát triển của máy tính điện tử vào những năm 1950. khái niệm ban đầu của liên kết mạng có nguồn gốc ở một số phòng thí nghiệm khoa học máy tính với nhau tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, và Pháp. Bộ Quốc phòng Mỹ trao hợp đồng sớm nhất là vào năm 1960 cho hệ thống mạng gói, bao gồm cả sự phát triển của mạng ARPANET. Thông điệp đầu tiên được gửi qua mạng ARPANET từ phòng thí nghiệm khoa học máy tính, giáo sư Leonard Kleinrock tại Đại học California, Los Angeles (UCLA) đến nút mạng thứ hai tại Viện nghiên cứu Stanford (SRI).

Chuyển mạch gói mạng như mạng ARPANET, mạng NPL, CYCLADES, Merit Network, Tymnet, và Telenet, được phát triển vào cuối năm 1960 và đầu những năm 1970 sử dụng một loạt các giao thức truyền thông. Donald Davies đầu tiên được thiết kế một mạng chuyển mạch gói tại Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia ở Anh, mà đã trở thành một thử nghiệm cho nghiên cứu của Anh trong gần hai thập kỷ. Các dự án ARPANET đã dẫn đến sự phát triển của giao thức cho liên mạng, trong đó nhiều mạng riêng biệt có thể được tham gia vào một mạng lưới của các mạng.)
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.