Hôm nay,  

Houston Chiều Mưa Cùng Bạn Mới

07/12/201611:21:00(Xem: 4021)
HOUSTON CHIỀU MƯA CÙNG BẠN MỚI
 
Trần Chí Phúc
 
Dù có một tí máu lãng tữ trong người, không vướng bận gia đình, có khả năng văn nghệ báo chí; nhưng tôi lại ít có dịp lang thang những thành phố có đồng hương trên xứ Mỹ như những ca nhạc sĩ khác lưu diễn khắp nơi.
Lần này đến thành phố được gọi là thủ đô dầu hỏa của nước Mỹ,là thành phố có đông người Việt Nam sau Quận Cam và San Jose.
Tôi đến Houston vào trưa thứ hai; người đón ở phi trường Hobby là anh Nguyễn Cao Bình – trưởng liên đoàn hướng đạo Pháp Luân- người bạn mới vừa gặp ở San Jose mấy tuần trước trong dịp dự đám tang của một người bạn khác. Dù mới quen nhưng anh sẵn lòng đưa đón và mời tôi về nhà ăn ở trong thời gian ở đây.
 
Trời Houston tháng 11 đang dễ chịu, ban ngày khoảng 85 độ F và ban đêm khoảng 70 độ F, bạn nói rằng muốn thăm chốn này thì nên tránh các tháng 7, 8, 9 vì nóng tới cả 100 độ F. Tôi gặp lại kiến trúc sư Nguyễn Bá Quyền, cư dân Texas nhưng đã có khoảng 10 năm làm việc ở San Jose. Anh là người trông coi xây cất ngôi chùa Đức Viên nổi tiếng San Jose do ni sư Đàm Lựu dựng lên, bản vẽ từ kiến trúc sư Nguyễn Phúc Quỳnh Thuyên, lấy ý tưởng từ ngôi chùa Đình Bảng ở Bắc Ninh. 
 
Anh kể rằng ni sư muốn ngôi chùa có nét đẹp Việt Nam, thí dụ như mái chùa phải dùng ngói làm tại quê nhà, tượng Phật do các nghệ nhân trong nước đúc… nhưng thời đó đầu thập niên 1990, Mỹ còn cấm vận VN cho nên không thể chở qua được. Chùa Đức Viên có tầng hầm cũng là nơi thờ phượng, chi phí đào đất mấy trăm ngàn đô la, luật thành phố giới hạn độ cao của mái chùa.
Vào trong chùa Đức Viên, có khoảng không gian dành cho bãi cỏ cùng hoa lá xanh tươi tạo khung cảnh an bình thiên nhiên; cho khách thập phương lòng thư thái; đây là nét đặc biệt của ngôi chùa nằm trong phố thị chen chúc ồn ào, ngay ngã tư đường McLauglin và Senter của San Jose.
Đây là sự đóng góp về mặt kiến trúc của Nguyễn Bá Quyền vào công trình văn hóa của sắc dân Việt Nam tại đây.
Hỏi anh rằng Houston và San Jose nơi nào thích hơn thì anh bảo nơi nào cũng có nét riêng. Houston đất rộng, đồng hương ở rải rác khắp nơi nên phải sống thích nghi với dân Mỹ; trong khi đó ở San Jose thì dân Việt Nam tụ họp đông đảo nên đồng hương gắn bó và phụ thuộc vào sinh hoạt của cộng đồng hơn.
Tôi gặp lại nhà văn nhà báo Đào Khanh, từng ở San Jose từ năm 1983 và dọn sang Houston thập niên 2000, hiện là chủ bút tờ báo Việt Nam Mới của ông Vũ Văn Hoa.
 Năm nay 78 tuổi nhưng Đào Khanh vẫn khỏe mạnh. Ông tặng tôi cuốn tiểu thuyết Cá Lớn viết thập niên 90 và tái bản lần 2, nói về hành trình vượt biển của thuyền nhân Việt Nam. Thời đó tôi chưa có dịp đọc và khi ngồi trên máy bay  Houston về lại Quận Cam, lướt qua một số trang mới thấy rằng đây là một tác phẩm giá trị trong dòng văn học tị nạn vượt biển. 
 
Văn phong khá gọn, Đào Khanh diễn tả tình cảm bằng những chữ bay bướm tạo nét riêng. Tôi nhớ vào năm 1993, khi tôi kể cho ông nghe vừa nói chuyện qua phôn với mẹ tôi ở Tuy Hòa về cơn lụt lớn thì ngày hôm sau trên trang nhất nhật báo Thời Báo ở San Jose có bản tin ngắn với tựa đề “ Con ơi Tuy Hòa ngập hết rồi”
Gặp nhau trong quán phở thì trời đổ mưa, ngôn ngữ của nhà báo có khác, Đào Khanh nói rằng khí hậu Houston giống như xứ Hải Phòng của anh, xứ Tuy Hòa của Trần Chí Phúc. Mưa mà không lạnh, mùi đất bốc lên làm nhớ quê nhà.
 
Thành phố Houston rộng lớn, nhà bạn này đến nhà bạn kia lái xe cả tiếng đồng hồ. Hai anh bạn đồng hương Tuy Hòa là Lê Công Văn và Lâm Tấn Vinh chở tôi xuống khu phố Việt Nam trên đường Bel Air. Tiệm Lee’s Sandwiches đồ sộ, khách ngồi bên trong tha hồ trò chuyện, khách bên ngoài ngồi hút thuốc, được coi là điểm hẹn dễ tìm của những khách phương xa. 
Tôi gặp lại anh bạn Lãng Photo có tiệm chụp hình ở San Jose thập niên 80, 90, bây giờ cũng lưu lạc ở Houston. Lòng tôi lại mênh mang nỗi sầu viễn xứ, biết đâu sắp tới tôi cũng sẽ  cư ngụ thành phố này.
 
Anh bạn Nguyễn Cao Bình là dân hướng đạo nên quen đông, mời một số tay yêu ca nhạc tới nghe Trần Chí Phúc đàn hát, người đến từ Cali. 
Trong số khách đến có Trần Văn Bé Tư, một người có tinh thần chống Cộng cao độ. Tôi còn nhớ khoảng năm 1986, cộng đồng và báo chí Quận Cam sôi nổi tin Trần Văn Bé Tư bắn trọng thương Trần Khánh Vân- cựu Tổng cục trưởng gia cư Việt Nam Cộng Hòa vì ông Vân cổ vũ cho đối thoại với Hà Nội. Anh bị kết án tù 7 năm và thụ án một nữa thời gian, sau đó về Houston làm việc cho đến giờ. Anh kể rằng luật sư Mỹ của anh cãi tại tòa rằng, Bé Tư không là người bắn nhưng anh chịu nhận với mục đích nâng cao tinh thần chống Cộng cho cộng đồng Việt Nam.
 
Một người bạn văn nghệ mới có mặt trong buổi tiệc này là anh Bình Mù. Mắt anh có vẻ lim dim giống như người mù- và anh tự đặt biệt hiệu cho mình như vậy. Bình Mù dạy ghita cổ điển và nhạc lý cho một trường nhạc ở Houston. Anh đàn cho mọi người nghe vài bản và lan man câu chuyện phê bình ca nhạc Việt Nam.  Tôi hát sáng tác của mình là Mời Em Khiêu Vũ điệu Tango. Bình Mù bảo là đây không phải là điệu Tango chính thống; tôi đồng ý rằng điệu Tango của Argentina nổi tiếng thế giới; nhưng đây là Tango kiểu Việt Nam đã biến thể và thính giả Việt Nam đã quen với nhiều ca khúc điệu tương tự như vậy.
Có Bích Vân, một giọng ca quen thuộc của Houston hát những tình khúc cho anh em nghe, tiếng hát nữ cất lên làm không khí văn nghệ mượt mà.
Trong lúc đó trời mưa, tiếng mưa rì rào êm ái, trời vẫn ấm, cả bọn ngồi bên ngoài đàng sau nhà  có mái che, ăn uống rồi ca hát bàn chuyện văn nghệ, chuyện cộng đồng thật thú vị cho một chiều tối mưa Houston.
 
Một điều đáng nhớ là anh bạn chở vào tiệm bún bò Huế Đức Chung chỉ bán một thứ. Khách vào tiệm cho biết là ăn tô nhỏ, tô vừa, tô lớn và 5 phút sau tô bún bò bưng ra nóng hổi. Tôi gọi tô lớn giá 10 mỹ kim 80 xu, ăn chỉ một nữa tô vì no quá, bún bò ngon. Ở Cali dù đông dân Việt Nam nhưng chưa có tiệm bún bò Huế nào chuyên như vậy.
Anh bạn mới quen Nguyễn Cao Bình đưa ra phi trường về lại Quận Cam, mấy ngày ở Houston qua mau. Chiều mưa Houston ấm mát, gợi nhớ Việt Nam. Cám ơn những bằng hữu đã hội ngộ nơi này.
                                                            Houston tháng 11/2016
 Ghi chú:

blank1- Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ Houston
blank
2- Kiến trúc sư Nguyễn Bá Quyền và TCP
blank
3- Nhà văn Đào Khanh và TCP
blank
4- Lê Công Văn, Trần Chí Phúc, Lâm Tấn Vinh - dân Tuy Hòa
blank
5- Trần Văn Bé Tư, Nguyễn Cao Bình, Bình Mù... ( trái sang phải )


.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.