Hôm nay,  

Kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhơn Quyền, cộng đồng VN Hải Ngoại đồng hành yểm trợ Phong trào Dân chủ Nhân quyền trong nước

05/12/201610:09:00(Xem: 3909)
Kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhơn Quyền,
cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại đồng hành
yểm trợ Phong trào Dân chủ Nhân quyền trong nước.
  
Bác Sĩ Mã Xái
  

Ngày Quốc tế Nhơn Quyền và Ngày Nhơn Quyền cho Việt Nam.

Đã gần bảy mươi năm kể từ ngày Đại hội đồng LHQ thông qua Tuyên ngôn Quốc Tế Nhơn Quyền ngày 10 tháng 12 năm 1948, làm nền tảng cho Bộ Luật Nhơn Quyền Quốc tế bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhơn quyền, hai công ước cơ bản về quyền con người cùng được LHQ thông qua vào năm 1966 là Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và chánh trị , và Công ước về Các Quyền Kinh tế, Xã Hội và Văn Hoá. Ngày 14 tháng 12 năm 1950, Đại Hội Đồng LHQ thứ 317 ban hành Nghị quyết 423(V) tôn vinh ngày 10 tháng 12 hàng năm là “Ngày Nhơn Quyền”. CSVN là hội viên gia nhập LHQ năm 1977 và ký gia nhập hai công ước trên vào ngày 24/09/1982.
 

Tại Hoa Kỳ, Tổng thống Bill Clinton, chiếu  nghị quyết chung SJ-130 của Quốc Hội Mỹ và theo Công luật số 103-258 ban hành từ năm 1994, chỉ định ngày 11 tháng Năm là “Ngày Nhân quyền cho Việt Nam”, để liền sau đó, năm 1995 Hoa Kỳ chánh thức thiết lập quan hệ ngoại giao với CSVN; mối quan hệ đó được nâng lên  tầm quan hệ đối tác toàn diện (25/07/2013) và hai năm sau, thượng đỉnh Nguyễn Phú Trọng- Obama 07/2015 tại Phòng Bầu dục mở ra chương mới trong quan hệ giữ hai nước trên đó Obama xem tổng bí thư đảng CSVN ngang hàng với một nguyên thủ quốc gia, và tuyên bố tôn trọng chủ quyền cũng như ý thức hệ mà CHXHCNVN theo đuổi. Sau buổi hội kiến này, Hà Nội tăng cường chà đạp nhơn quyền vốn đã thụt lùi nay còn tệ hai hơn nhiều và dĩ nhiên chiến dịch trấn áp các nhà đấu tranh cho nhơn quyền, cho dân chủ, cho tự do tôn giáo trên đà leo thang. Cả thế giới đều kính trọng Hoa Kỳ về những giá trị Mỹ, biểu tượng của tự do, dân chủ , nhân quyền; các  tổng thống Mỹ nào cũng xem “ Quyền Con Người” là nguyên tắc ưu  tiên của chánh sách ngoại giao của Mỹ, là nhân tố để xác định mọi quan hệ của Mỹ với các nước khác, và  không ngại công của tiến hành phổ biến “các giá trị Mỹ” trên thế giới, hay đặt ra những tiêu chí để phán xét tình hình dân chủ và nhơn quyền của các quốc gia.Nhưng lắm khi vì quyền lợi đất nước,trong quan hệ Việt Mỹ, chúng ta cũng thấy rõ Hoa Kỳ thường cân nhắc nhơn quyền với mắt nhắm, mắt mở, như việc bỏ lệnh cấm vận võ khí sát thương cho Hà Nội , việc tháo gở CPC để Hà Nội lọt vào WTO…

Báo cáo thường niên về tình trạng nhơn quyền tại Việt Nam.

Hằng năm vào Ngày Nhơn Quyền là dịp các tổ chức nhơn quyền phổ biến các Báo cáo thường niên ( 2015-2016)về các  vi phạm nhơn quyền trên thế giới , đăc biệt có phần nói về Việt Nam, đáng kể là Báo cáo của Amnesty International Ân Xá Quốc tế ( xem #1), của Uỷ ban Quốc tế về Tự do Tôn Giáo tại Hoa Kỳ USCIRF (#4), của Bộ ngoại giao Hoa kỳ(#3) Liên đoàn Quốc tế Nhơn quyền FIDH (#8), Đối thoại Nhơn quyền Việt-Mỹ lần thứ 20 (25-04-2016) (#7), bài tường trình “Ngày Nhơn quyền cho Việt Nam lần thứ 22” tại Thượng viện Hoa Kỳ, Hart Senate Office Building ( nguồn rfa.org/Vietnamese ngày 12-05-2016)v…v.Trong nước , ngày 05-12-2015 Hội Anh Em Dân Chủ và Trung Tâm Nhân Quyền Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Nhơn quyền 10-12-2015, trong phát biểu khai mạc do ông JB Nguyễn Hữu Vinh , cũng có phần trình bày  tình trạng nhơn quyền Việt Nam (xem rfavietnam/blog của guyễn văn đài 12-04-15).
 

Theo Báo cáo Ân Xá Quốc tế cho năm 2015-2016, CSVN vi phạm trầm trọng về nhơn quyền trong lãnh vực trấn áp các nhà bất đồng chánh kiến, các tù nhơn lương tâm,quyền tự do đi lại, chết  trong trại giam, vấn đề án tử hình, các vụ “dân oan” .Một cách tổng quát, Ân Xá Quốc Tế ghi vẫn còn sự hạn chế gắt gao các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa vẫn tiếp tục. Truyền thông và tư pháp, cũng như các tổ chức tôn giáo và chính trị, vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Ít nhất 45 tù lương tâm ( báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Mạng lưới nhân quyền cao hơn số này)  vẫn còn bị giam cầm trong điều kiện khắc nghiệt sau các phiên tòa bất công; gồm các blogger, các nhà hoạt động cho quyền công nhân và quyền sử dụng đất, các nhà hoạt động chính trị, các tín đồ, thành viên của các nhóm sắc tộc và các nhà vận động nhân quyền và công bằng xã hội. Các nhà hoạt động bị kết án trong các phiên xử mới. Cơ quan chức năng đã tìm cách ngăn chặn hoạt động của các nhóm xã hội dân sự độc lập bằng cách sách nhiễu, giám sát và hạn chế tự do đi lại. Việc giảm truy tố hình sự đối với các bloggers và các nhà hoạt động trùng hợp với sự gia tăng sách nhiễu, giam giữ tùy tiện ngắn hạn và bị nhân viên an ninh tấn công về thể xác. Nhiều người Thượng ( Montagnard ) tị nạn từ Tây nguyên đã trốn chạy sang Campuchia và Thái Lan vào giữa tháng 10 năm 2014 và tháng 12 năm 2015,vì lý do ton giáo, hoặc bị sách nhiễu; một nhóm bị chánh quyền Campuchia bắt gởi trả lại Việt Nam, không ai rõ số phận họ ra sao ( xem#1 tr.398) Án tử hình vẫn được giữ lại.”… Dưới áp lực quốc tế, nhứt là từ Hoa Kỳ, CSVN vẫn tiếp tục chương trình cải tổ lập pháp. Nhiều đạo luật đang được xét lại hoặc đang được soạn thảo, nhưng chừng nào đưa ra thảo luận tại nhà lâp pháp bù nhìn thì còn chờ Bộ chánh trị bật dèn xanh cho các đề tài nhạy cảm ; cái chết của TPP làm trì hoản các hứa hẹn thành lập nghiệp đoàn đôc lập , phù họp với việc  các dự luật như Lập Hội, Biểu tình và Sửa đổi Bổ sung Luật Hình đã bị cho lùi lại, theo khoá họp Quốc Hội VC thứ 14. Các tôn giáo lớn ở Viêt Nam Phật Giáo, Thiên chúa giáo, Phật Giáo Hoà Hảo Cao Đài thất vọng vì luật tín ngưỡng tôn giáo của Việt Nam, thay vì tôn vinh quyền tự do tôn giáo, thì chỉ tiếp tục kiểm soát tôn giáo và tập trung vào quản trị các hoạt động tôn giáo (#10). “Thế lực thù địch” đáng sợ nhứt  đối với CSVN ngày nay là tôn giáo, khi họ nhớ lại hình ảnh của các vị linh mục hướng dẫn hàng chục ngàn tín hữu, dân gian trên khắp Miền Trung để “cứu nguy thảm trạng môi trường Formosa”, cho sự sống còn của dân tộc;dưới sự lãnh đạo vì “công lý và hoà bình” với tinh thần “ Đừng Sợ” (Be not afraid), rừng người biểu tình dưới ngon cờ Vatican đã đẩy lùi cờ đỏ sao vàng của VC, phải chăng trước nguy cơ trước mắt, chủ tịch Trần Đại Quang đã vội vã xin bệ kiến Đức Giáo Hoàng. Cộng Sản Việt Nam thường khoe khoang họ có một Hiến pháp (2013) vinh danh nhân quyền, và họ luôn miệng nói tôn trong những quyền căn bản của con người , nhưng thực tế tình hình nhơn quyền tại Việt Nam ra sao thì cả nước, thế giới đều rõ. Trong chủ nghĩa Marxit-Lenin không có có từ ngữ  nhơn quyền, thực tế CSVN luôn tìm cách ngăn chặn bánh xe tiến hoá thời đại , họ tìm cách leo lách giải thích sự khác biệt về nhơn quyền theo kiểu công sản; nhơn quyền mang giá trị phổ quát toàn cầu,làm gì có nhơn quyền khác nhao giữa con người giữa các nước mà Đấng Tạo hoá phú cho những quyền bất khả xâm pham, trong số những quyền này có” quyền sống,tự do, và mưu cầu hạnh phúc” (#5). Điều nực cười là Hà Nội lại nhận được tài trợ của chánh phủ Đan Mạch để mở Trung Tâm Nghiên cứu Nhơn quyền tại trường Đại học Luât tại Sài Gòn (năm 2009);lại là đòn tuyên truyền để Nguyễn Phú Trọng  khoe khoan với Obama rằng đảng CSVN rất quan tâm đến vấn đề nhơn quyền, thực chất của công tác này là các quan chức CSVN  được 13.3 triệu USD của nhà nước Đan Mạch. Nhà tranh đấu nhân quyền nổi tiếng là luật sư Nguyễn Văn Đài cũng đã vì mở lớp huấn luyện cho thanh niên về quyền con người- về bản Tuyên ngôn quốc tế nhơn quyền ( nhơn kỷ niệm Ngày Nhân Quyền) thì lại bị xã hôi đen khủng bố rồi sau đó bị CSVN bắt giam dù có sự can thiệp  của Hoa Kỳ và các tổ chức nhơn quyền quốc tế.LS Đài là thành viên sáng lập Hội Anh Em Dân Chủ vào những năm 2011-2013 lúc phong trào dân chủ và tổ chức xã hội dân sự bùng phát khá mạnh, độc lập có,quốc doanh có. Hiện có trên hai mươi tổ chức XHDS đang đấu tranh bảo vệ các quyền con người và vận động xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ,văn minh. Phương tiện truyền thông ngày nay giúp việc liên lạc giữa các tổ chức trong nước và hải ngoại hoạt động hữu hiệu hơn. Cuộc vân động nhân quyền ở hải ngoại với chánh giới, các vị dân cử quốc hội  Hoa Kỳ, các quốc gia tự do; với các tổ chức nhân quyền , nói tóm lại vận động quốc tế bao giờ cũng cần thiết; hải ngoại luôn giữ vai trò hậu phương, hổ trợ quốc nội lực lượng chánh yếu trực diện đương đầu với các thế lực trấn áp. Dù bị trấn áp . phong trào dân chủ các tổ chứ xã hội dân sự, những người hoạt động nhơn quyền đã phát triển khá tốt và đã góp phần vào việc bảo vệ các quyền con người.


 

Tạm Kết.

Cuộc đấu tranh cho dân chủ nhơn quyền đang đi vào bước ngoặt mới trong bối cảnh tranh chấp quyền lực đang tiếp diễn trong hàng ngũ lãnh đạo đảng CSVN, và tình hình kinh tế  thị trường hoang dã đang báo động phá sản khi nợ công tăng nhanh trên đà vượt mức trần cho phép, ngân khố cạn kiệt, xã hội dao động vì tin đổi tiền; thêm vào đó tân tổng thống Hoa Kỳ Trump lại sẽ khoá sổ TPP có khả năng  đẩy Hà Nội vào sát hơn với quỷ đạo phương Bắc. Nhưng cái lo lúc này của Nguyễn Phú Trọng, của Trần Đại Quang hay Đinh Thế Huynh là sự sống còn của đảng bằng mọi giá, họ rất quan tâm về tình trạng chuyển biến tư duy trong đảng CSVN, về tình trạng suy thoái “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có diễn biến phức tạp do” thế lực thù đich”  tác động của phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhơn quyền, các tổ chức xã hội dân sự, của Mạng lưới blogger Việt Nam, Hội Dân oan...Nguyễn Xuân Phúc gần đây tại Học Viện Chinh trị cũng đã cảnh báo” Chúng ta kiên quyết không chấp nhận tư tưởng “phi chánh trị hóa”lực lượng vũ trang”; Nguyễn Phú Trọng và “bộ sâu “ trong thế của kẻ “ cà cuống đến chết đến ..vẫn còn cay” của kẻ quẩn trí thường có hành động ngu xuẩn, càng phát động mạnh chiến dịch trấn áp điên cuồng phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhơn quyền. Nhưng nhơn dân không còn sợ hải, tiếng nói của người dân càng mạnh hơn, đã manh dạng đứng lên đòi lại cái quyền của mình – nhơn quyền, dân quyền”- đã bị đảng CSVN cướp đoạt. Cuộc đấu tranh tất nhiên còn dài, bao lâu ? – cho đến khi nào thực hiện được sự thay đổi chế đổi thể chế chánh trị hoặc từ diễn biến hoà bình hoặc bằng cuộc cách mạng ôn hoà của toàn dân đứng lên lật đổ chế độ cộng sản độc tài toàn trị. Một Việt Nam dân chủ pháp trị, độc lập tự do, thạnh vượng, toàn vẹn lãnh thổ nằm trong tay của toàn dân. Chánh nghĩa phải thắng.

 

Bác Sĩ Mã Xái

Kỷ niệm ngày Quốc tế Nhơn Quyền 10-12-2016

 

Tài liệu tham khảo

1-“Amnesty International Report 2015-2016-The State of the World’s report”. Báo cáo dài 408 trang. Phần Việt Nam từ trang 398-400 http://www.amnesty.org/en/lastest/ research/2016/02 annual report-2015-2016

2-“Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Việt Nam trả tự do cho 82 tù nhơn lương tâm “ Thơ của Tổng Thơ Ký SAlill Shetty gởi cho Chủ Tịch nước Trần Đại Quang ngày 09/92016 ( http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2016/an-xa-quoc-te Bản dich của Vũ Quốc Ngữ-Defend the Defenders)

3-“US State Department: Release of thẹ 2015 Country Reports on Human Rights Practices”. Remark by John Kerry on April 13, 2016& additional Remarks of Tom ; Malinoski. Bảng tóm tắt tiếng Việt đăng trên voatiengvie6t.com ngày 14/04/2016.

4-“USCIRF’s 2016 Annual Report Review” :… Uỷ Ban Tự do Tôn Giáo Toàn cầu Hoa Kỳ xét thấy có 08 quốc gia hội đủ điều kiện CPC (quôc gia dáng quan ngại) và tái đề nghị nên cho vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm……gồm cả Việt Nam.

www.uscirf.org/gov/report-brief/annual-report/2016

5-Tuyên ngôn Độc Lập Hoa Kỳ ( United States Declaration of Independence); source: http:// en.wikipedia.org/ viki/United_States_ Declaration_of Independence.

6-Tuyên ngôn về Nhơn quyền và Dân quyền năm 1789 (Declaration of the Rights of Man and of Citizen  of 1989), một văn kiện căn bản của Cách Mang Pháp và trong lịch sử của nhơn quyền. Nguồn :Wikipedia.org.

7-“2016 US-Vietnam Human Rights Dialogue ( 20th session);25-04-2016  by Tom 7Malinoski &  Vu Anh Quang

8-“Giám đốc khu vực châu Á, Andrea Giorgetta, Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền  ( Inernational Federation for Human Rights) lên tiếng về sự gia tăng vi phạm trầm trọng nhơn quyền tại Việt Nam, đăng trên voatiengviet.com 01-04-2016.

9-“Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam công bố Báo cáo Nhân Quyền tại Việt Nam”

ngày  5-5-2015. www.vietnamhumanrights.net

10-Quốc Hội Việt Nam trong phiên họp 25/10/2016 khoá 14 không thông qua luật Lập Hội & Luật Biểu Tình cũng như xem xét Dự Luật sửa đổi bổ sung Bộ Luật Hình Sự ( nguổn RFA 18/11/2016).

11-Quốc Hội Việt Nam thông qua Dự Luât Tín ngưỡng, Tôn Giáo

(Tin RFA-18/11/2016: trước đây đại diện các tôn giáo lớn tại Việt Nam cũng như các tổ chức xã hội dân sự đã chỉ trich dự luật mang nặng tính kiểm soát quyền tự do tôn giáo và việc quản trị các hoạt động tôn giáo.

 


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân trong Giai phẩm Việt Báo Xuân Mậu Tý vừa xuất bản bỗng soi ra nhiều chuyện bất ngờ từ một cuốn phim đã bị lãng quên
Tại Saigon sau tháng Tư 1975, sách vở miền Nam bị đốt, nhà văn miền Nam bị cầm tù.  Riêng “Giải Khăn Sô Cho Huế” cuốn sách viết về Huế Mậu Thân
Bốn mươi năm đúng đã trôi qua, kể từ biến cố đau thương Tết Mậu Thân 1968. Quãng thời gian gần nửa thế kỷ, đủ dài cho mấy thế hệ dã lớn lên
Nhà thơ Vương Đức Lệ đã ra đi vào lúc 13:50 trưa  ngày  20 Tháng Giêng 2008 tại Virginia
Trước và sau Đại hội X đảng Cộng sản (CS), tin tức thật là ồn ào về vụ PMU 18 và chuyện các cô gái Việt trưng hàng tại Saigon hay được rao bán công khai
Mỗi khi năm hết Tết đến, ai cũng có cảm tưởng: Thời gian đi mau quá! Mới hôm nào đây còn nghe tiếng súng nổ vang trời trong dịp Tết Mậu Thân 1968
Biến cố tết Mậu Thân sắp được hầu hết toàn thể dân tộc VN, đặc biệt nhân dân miền Nam, kỷ niệm lần thứ 40 với trái tim vẫn còn rỉ máu
Tang lễ của Cố Đại Tướng CaoVăn Viên được Cử hành vô cùng trang trọng theo lễ nghi quân cách trong ba ngày
Bài sau đây của tác giả Vũ Linh Châu là một góp ý ngữ học về một vấn đề đã được tranh luận từ lâu. Thực ra, đứng về mặt bút pháp nói chung
Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH đã ra đi lúc 6:15 sáng ngày 22 Tháng Giêng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.