Hôm nay,  

Tường Thuật Lễ Cầu Siêu 49 Ngày & Lễ Tưởng Niệm Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo

01/12/201614:50:00(Xem: 4316)
TƯỜNG THUẬT LỄ CẦU SIÊU 49 NGÀY & LỄ TƯỞNG NIỆM
THẦY HIỆU TRƯỞNG PHẠM ĐỨC BẢO
 

Description: tu vien HN 0

Thầy Phạm Đức Bảo, nguyên Hiệu trưởng Trường trung học công lập Ngô Quyền/Biên Hòa trước năm 1975, đã mất ngày 8 tháng 10 năm 2016 tại Sài Gòn / Việt Nam, hưởng thượng thọ được 97 tuổi.

Lúc sinh thời  Thầy là người đã đóng góp công sức rất lớn cho nền giáo dục của tỉnh Biên Hòa. Trong tinh thần tôn sư trọng đạo và tri ân, buổi lễ cầu siêu 49 ngày và tưởng niệm thầy Phạm Đức Bảo đã được Hội ái hữu cựu học sinh Ngô Quyền và đồng hương Biên Hòa  tổ chức vào sáng chủ nhựt ngày 27 tháng 11 năm 2016 vừa qua tại tu viện Hoa Nghiêm thành phố Santa Ana , California thật trang trọng và cảm động.

blank
Tu viện Hoa Nghiêm
 

Ảnh hưởng của cơn mưa lớn cuối tuần, buổi sáng chủ nhật trời vẫn còn âm u với những hạt mưa lất phất bay, những con đường ướt sủng nước và thời tiết se lạnh, nhưng vẫn không ngăn được những bước chân, những tấm lòng đang hướng về người đã khuất.

Hai chị Nguyễn Thị Tất Ứng và Cao Thị  Chung đã đến từ 7 giờ sáng. Chị Tất Ứng nấu xôi lá cẩm, chiên chả giò, chị Cao Thị Chung nấu bún riêu (chay), xôi gà lạp xưởng (chay), chị Ngọc Huệ làm sương sa hột lựu. Anh Mai Trọng Ngãi, anh Đinh HoàngVân, anh Nguyễn Đức Hiền, anh Tiêu Hồng Phước, anh Huỳnh Xuân Hóa cũng tới từ sớm, lo quét nước dọn dẹp sân chùa vì trời mưa lớn ngày hôm trước,  anh Tô Anh Tuấn lo trang trí, quay phim, anh Nguyễn Thịnh chụp hình.

Riêng Cô Đặng Thị Trí đã phải lặn lội trong mưa, chuyển 2 lần xe buýt đến chùa Hoa Nghiêm thật sớm để đón tiếp quý Thầy Cô thật là thương !

Có khoảng hơn 80 người đến tham dự trong một tiền sảnh ấm cúng, đã tạo thành một không gian thật đặc biệt gây nên lòng cảm mến và ngưỡng mộ của vị sư trụ trì dành cho quý Thầy Cô và các cựu học sinh Ngô Quyền. Quý Thầy Cô đến tham dự khá đông đủ gồm Thầy Phan Thanh Hoài, Thầy Hoàng Phùng Võ, Thầy Hà Tường Cát, Cô Nguyễn Kim Dung, Cô Đặng thị Trí, Cô Hà Thị Nhung, Cô Ma Thị Ngọc Huệ, Thầy Cô Trương Hữu Chí, Thầy Cô Huỳnh Thanh Mai. Cô Hoàng Minh Nguyệt vì bận chuyện gia đình, Thầy Nguyễn Văn Phố vì lý do sức khỏe không thể đến tham dự được nên nhờ học sinh thắp giùm một nén nhang cho Thầy Bảo và gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả Thầy Cô.

Description: DSC00031

Các cựu học sinh Ngô Quyền với những khuôn mặt quen thuộc đều đến tham dự. Chẳng hạn như: anh chị Nguyễn Đức Hiền, anh Đỗ Trung Quân, anh Đinh Hoàng Vân, chị Nguyễn Thị Thưởng, anh Lữ Công Tâm, anh chị Huỳnh Ánh Phương, anh Nguyễn Văn Tân, anh Thịnh chị Xuân Hương, anh chị Nguyễn Xuân Hòa, anh Trần Văn Việt, anh chị Lê văn Út & Huỳnh Hữu Lộc, anh Huỳnh Xuân Hóa, anh Tô Anh Tuấn, chị Nguyễn Thị Dung, anh Nguyễn văn Bửu, chị Phượng Liên, chị Nguyễn Kim Huê, chị Nguyễn Thị Mỹ, chị Trương Lê Minh Phương, chị Bùi thị Duyên. Người đến sau cùng là anh Huỳnh Hữu Thọ và chị Huỳnh Mai.

Từ phương xa về có anh Lâm Văn Bảnh (Minnesota), chị Hàng thị Ngọc Nga từ Việt Nam, và hai cựu học sinh khóa 8 lần đầu tiên đến với sinh hoạt Ngô Quyền là chị Hoàng Thị Hiển từ Sacramento, chị Nguyễn Thị Thực từ Montclair/San Bernardino cũng đến sớm để tiếp tay với các cựu học sinh khóa 8 trong việc chuẩn bị nấu nướng. Đặc biệt hơn hết là sự trở lại của hai anh Tiêu Hồng Phước và Trần Văn Khỏe.

Description: tu vien HN 16jpg

 
Ngoài ra khóa đàn em có các cựu học sinh Nguyễn văn Hiệt, Huỳnh Mai, Võ Thị Ngọc Dung, Trương Lê Mỹ Phương và chồng từ Lawndale. Riêng hai bạn trẻ Lam Mai từ San Diego giờ chót không đến được…

Đúng 11giờ 15, Thầy Phan Thanh Hoài đại diện quý Thầy Cô lên phát biểu khai mạc lễ tưởng niệm, giọng nói của Thầy dường như lạc đi vì xúc động. Phải nói đây là một sự mầu nhiệm và do lòng tin vào sự linh thiêng của hương linh Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo đã đưa Thầy Hoài đến được trong ngày tưởng niệm. Vì sau ngày đại hội Ngô Quyền lần 3, quý Thầy Cô không ai liên lạc được với thầy Hoài, ngay cả ngày họp mặt hằng tháng. Quý Thầy Cô muốn tìm không biết tìm ở đâu. Từ một sự tình cờ được tin Thầy Hoài qua một người mới quen, chúng tôi đã đến tìm người Thầy đáng thương và đáng kính của mình. Thầy Hoài không hay tin Thầy Bảo đã mất, khi được tôi cho biết thầy sững sờ không kìm được sự xúc động và cho biết trong những ngày gần đây trong giấc chiêm bao Thầy Bảo đã đến với Thầy. Một người Hiệu Trưởng, một người Giám Học. Hai đồng nghiệp, hai người bạn, người sinh miền Bắc kẻ ở miền Nam, khi gần hết cuộc đời vẫn tri ơn với nhau. Khi biết được ngày tưởng niệm 49 ngày được tổ chức tại tu viện Hoa Nghiêm vào ngày mai chủ nhựt Thầy nói sẽ đến …và  Thầy đã đến.
 

Thầy Phan Thanh Hoài phát biểu

Vào 11 giờ 25, Hòa thượng trụ trì bắt đầu tụng kinh cầu siêu cùng với toàn thể phật tử tham dự. Lời kinh tiếng kệ như xóa tan những lo toan, những uẩn khúc của cuộc đời…

Description: 1fDSC00025
Hoà thượng trụ trì tụng kinh cầu siêu
 

Anh Mai Trọng Ngãi, anh Lữ Công Tâm, anh Đinh Hoàng Vân thay mặt các con của tang quyến và các cựu học sinh Ngô Quyền khắp nơi, lên trước bàn thờ dâng phẩm vật cúng dường, thắp nhang, dâng trà, lạy xá để cầu siêu hương linh Thầy Bảo.

 Anh Lữ Công Tâm đại diện chs Ngô Quyền với giọng nói nghẹn ngào, đầy cảm xúc đã chia sẻ tâm tình, lòng tri ân đối với Thầy Hiệu Trưởng, tổng hợp những bài viết của đồng môn viết về Thầy Phạm Đức Bảo , những tâm tình nầy được viết bằng những trái tim và những lời rất thật trên trang web Ngô Quyền, ngày hôm nay được anh Lữ Công Tâm diễn tả bằng nước mắt kính dâng lên một người Thầy, giống như những giọt nước mắt anh đã khóc khi hay tin người Cha thân yêu của mình lìa trần.

Description: tu vien HN 4
ChsNQ Lữ Công Tâm phát biểu
 

Mở đầu bằng 4 câu thơ của chị Nguyễn Thị Thêm trong bài thơ "Vĩnh Biệt Thầy Phạm Đức Bảo'':
"Sáng nay vào email. Được tin Thầy vừa mất. Lòng con buồn chất ngất. Một giọt lệ vừa rơi. Thầy đã buông tay rồi”

Tiếp đó qua các hồi ức của một vài học trò cũ có duyên gặp lại Thầy Hiệu Trưởng sau năm 75 trong cảnh tù đày, sa cơ thất thế, để thấy những giọt nước mắt Thầy đã rơi khi trở về đứng trước cổng trường xưa, ngậm ngùi nhìn cảnh ''bể dâu'', cùng cảm thông với  một cựu học sinh đang gầy gò trên chiếc xe đạp thồ cùng với hai cựu học sinh người là Phó Sở, người là Giám Đốc và nhất là lời nhắn nhủ cuối cùng của Thầy trong video gửi ra hải ngoại trong ngày họp mặt Ngô Quyền Toàn Thế Giới 2016 vừa qua, khiến mọi người ai cũng không cầm được nước mắt.

Description: 20161127_124228
Thày Hoàng Phùng Võ phát biểu

 Thầy Hoàng Phùng Võ chia sẻ tâm tình của một nhà giáo đồng nghiệp đã về dạy NQ trước Thầy Bảo và sau đó được cùng làm việc chung với Thầy với nhiều tình cảm tốt đẹp và lời nhắn nhủ rồi ai cũng sẽ có một ngày gặp lại nhau ở chốn vĩnh hằng.

Description: tu vien HN 20jpg

ChsNQ Nguyễn Thị Tất Ứng phát biểu


Chị Tất Ứng cám ơn sự hiện diện của toàn thể mọi người đã giúp cho buổi lễ cầu siêu được hoàn tất tốt đẹp. Cám ơn người bạn khóa 8 Trần Hữu Phúc và quý Thầy Cô đã khuyến khích, góp ý, góp tài chính cho chị Tất Ứng thực hiện được lễ tưởng niệm, cầu siêu và riêng cho bản thân mình có cơ hội làm người học trò tốt.

Rất nhiều Thầy Cô và cựu học sinh từ phương xa không đến được đều hướng về ngày tưởng niệm, với những lời nhắn nhủ chân tình như Thầy Phạm Ngọc Quýnh từ Canada qua eMail sau:

''Các Em thân mến,

Phạm Phú Xuân, con gái  Thày  Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo, có Email  báo tin lả Hội Ái hữu cựu học sinh Ngô Quyền tổ chức buổi Lễ Giỗ và Cẩu Siêu cho Thầy Bảo. Việc làm của Hội, của các Em nói chung. Thật Đẹp, Thật Tình Nghĩa! 

Nên Thày gửi tới các Em nguyên văn lời của Xuân qua Email "Thầy Cô vả các Anh Chị có lòng thương mến Ba em, em thật cãm dộng. Tấm chân tình nảy em biết trả sao đây" ? 
Chúc sức khỏe cho Các Em, chúc hoạt động của Hội mỗi ngày một thêm Mảu Sắc.

Cũng như qua eMail của cựu học sinh Lâm Quang từ Utah:

H. thân! Cho mình gửi lời cầu nguyện đến Thầy Hiệu Trưởng vì không về dự lễ cầu siêu được. Để nhớ lời Thầy giáo huấn mình, khi mình tự ý treo cờ rủ năm 1963 và tình nghĩa cùng chung trại tù Bầu Lâm Xuyên Mộc”

Buổi lễ chấm dứt lúc 12:30 sau phần Thầy trò NQ đến thắp nhang, bái lạy vong linh Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo. Ban Tổ Chức mời mọi người dùng bữa cơm chay thân mật do BTC khoãn đãi.

Description: tu vien HN 22.1

Thầy Hà Tường Cát cũng chia sẻ trong lúc dùng cơm chay với Ngọc Dung và anh Tâm Lữ về Thầy Bảo như sau: "Ông ấy là người rất đặc biệt: một người không hiền mà cũng không ác nhưng lại rất "toàn vẹn".

Tiệc tan, mọi người ra về trong niềm hoan hỉ và lưu luyến vì đã thực hiện được buổi lễ tưởng niệm Thầy Hiệu trưởng thật trang trọng và thành công như ước nguyện. Đặc biệt xin dành sự ngưỡng mộ, quý mến đến ban tổ chức, các cựu học sinh Ngô Quyền đã đóng góp, khích lệ, tham gia cho buổi lễ được hoàn thành tốt đẹp, nhất là cựu học sinh khóa 8 Trần Hữu Phúc, từ Đức quốc, người đã đưa ra ý kiến, kế hoạch để tổ chức buổi lễ này.

Cựu học sinh khóa 6, Nguyễn Thị Thêm, vì hoàn cảnh gia đình không thể đến dự lễ, để đốt hương cầu nguyện, lạy hương linh Thầy Hiệu Trưởng cùng các Thầy Cô và đồng môn, đã bày tỏ sự ân hận và luyến tiếc qua lời thơ đầy cảm xúc trong eMail sau:

Con lạy Thầy trong tâm.

Vì đường đi xa xăm. 

Không thể về tham dự

Lòng thật rất ăn năn.

Con lạy Thầy trong tim.

Chữ nghĩa thành vô duyên.

Chỉ tấm lòng là chính.

Lòng tri ân vô biên.

 

Con lạy Thầy lần cuối.

Niềm kính yêu vô bờ

Bao nhiêu là kỷ niệm.

Của một thuở dại khờ.

 

Nén hương lòng kính dâng.

Thầy ở cõi mênh mông

Xin vui lòng chấp điếu

Đứa học trò xa xăm

Nguyện Đức Phật A Di Đà rước Thầy về nơi Tịnh Độ.

Kính chúc Thầy Cô và các anh chị một đầu tuần an lành.

Trân trọng.

Nguyễn thị Thêm

Một Chs K2, anh Lâm Văn Bảnh đã bay từ tận Minnesota về tham dự lễ với tấm lòng chỉ muốn thắp nhang bái hương linh của Thầy Hiệu Trưởng, cũng đã ghi lại tâm tình của anh qua bài thơ sau:

   Kính viếng Thầy Phạm Đức Bảo

Cúng 49 ngày cho Thầy, đông người đến dự

Đồng nghiệp Thầy, nhiều lớp học trò

Sau cảm nghỉ thầy Hoài, các sư, trò ... tụng niệm

Những bài cầu siêu ... ước vọng cho Thầy

 

Giọng buồn buồn, thăng, trầm, khoan, nhặt

Cuộn lòng người... như suối chảy thênh thang

Những dòng suối khởi từ nguồn, ngọn

Cuộc đời người  ... theo dòng nước mênh mang

 

12 năm ... thời gian ôi dài lắm

Đủ cho Thầy, bao kỷ niệm buồn  vui

Trường Ngô Quyền một thời rạng rỡ

Góp ích cho đời, bao thế hệ tương lai

 

Nhớ ơn Thầy, về đây cầu nguyện

Một nén hương, cho tỏ lòng thành

Dẩu vẫn biết cuộc đời, ai cũng đến ...

Sao thấy bùi ngùi tình nghĩa xa xưa

 

Cảm nghỉ Lữ Công Tâm vài câu chuyện xưa ... vừa đủ

Thấm, đọng nỗi lòng ...dòng lệ trào ra

Khóc cho Thầy, cho thân phận mình lúc đó

Của những ngày đau buồn, đất nước xót xa

 

Thầy về đây, hương linh chứng giám

Tấc lòng thành bao lớp học trò

Nơi Cực lạc, Thầy an lòng yên nghỉ

Cõi Non Bồng, Nước Nhược rong chơi

Hết phiền luỵ, bụi Trần trút bỏ

Cầu Thầy đi ... thanh thản ngàn nơi  

 

Học trò luôn nhớ ơn Thầy

 

Lâm Văn Bảnh

MN

 

Sau hết, xin ghi nhận quý anh chị em sau đây đã nhiệt tình góp ý, bàn bạc để việc tổ chức Lễ Cầu Siêu 49 ngày và Tưởng Niệm Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo thật chu đáo và thành tựu viên mãn:

Trần Hữu Phúc, Ma Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Thị Tất Ứng, Võ Thị Ngọc Dung, Nguyễn Hữu Hạnh, Đinh Hoàng Vân, Tô Anh Tuấn, Võ Thị Tuyết, Lữ Công Tâm, Diệp Hoàng Mai, Mai Trọng Ngãi, Nguyễn Thị Mỹ, Hoàng Sĩ Cư, Bùi Thanh Lam, Lưu Tuyết Hương.

California ngày 29 tháng 11, 2016

  Nguyễn Hữu Hạnh và Võ Thị Ngọc Dung tường thuật

Xin click vào xem thêm chi tiết của bài viết trên trang web Ngô Quyền:

http://www.ngo-quyen.org/p3590a5725/nguyen-huu-hanh-vo-thi-ngoc-dung-tuong-thuat-le-cau-sieu-49-ngay-le-tuong-niem-thay-hieu-truong-pham-duc-bao



Ý kiến bạn đọc
05/12/201611:39:36
Khách
Với tâm đức của Thầy kính Thầy về cỏi lành.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.