Hôm nay,  

Cách mạng trên smartphone, Facebook, Youtube, Twitter

27/11/201607:38:00(Xem: 4058)
Cách mạng trên smartphone, Facebook, Youtube, Twitter
 
Đoàn Hưng Quốc

 

Donald Trump thắng cử một phần không ít nhờ vào Twitter.

Phong trào dân túy (populism) tại Hoa Kỳ phát triển nhanh khi tin tức trên Facebook lan tràn nhanh chóng hơn những luồng thông tin truyền thống như New York Times, CNN, USA Today, v.v…
 

Ngược lại, hai ông Tập Cận Bình và Putin một mặt kiểm soát các mạng xã hội, đồng thời sử dụng hệ thống tuyên truyền quy mô để khích động dân tộc chủ nghĩa, cuối cùng lại khai thác chính các mạng xã hội nhằm cô lập phong trào dân chủ trong nước và loan truyền tin tức sai lệch ra nước ngoài.
 

Youtube khởi động phong trào Cách mạng Hoa nhài với khúc phim người tự thiêu ở Tunisia. Facebook đóng vai trò quan trọng khi huy động quần chúng tham gia cuộc cách mạng tại Ai Cập. Nhưng hiện chính ISIS - chớ không phải phong trào dân chủ - lại thắng trên mặt trận tuyên truyền trong thế giới Hồi giáo qua Facebook và Youtube.

Phong trào Maidan dùng smartphone để liên lạc và lật đổ nhà nước thân Nga tại Ukraine năm 2014. Nhưng tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016 cánh thân nhà độc tài Erdogan dùng smartphone để huy động quần chúng dập tắt cuộc cách mạng của quân đội.
 

Chưa đầy 10 năm nhưng sự xuất hiện của điện thoại thông minh, Facebook, Youtube và Twitter đã có tầm ảnh đến mức quyết định lên lịch sử nhân loại. Thông tin khó bị bưng bít vì các mạng xã hội đến trực tiếp với quần chúng. Nhưng hiện tượng tâm lý cho thấy khi thông tin tràn ngập thì người nghe chỉ gạn lọc những gì mà mình muốn nghe. Thí dụ dễ hiểu là những ai trong nước ghét Việt kiều chỉ trao đổi cho nhau tin tức ở bên Mỹ bị hắt hủi nên thèm khát trở về quê hương; còn bên ngoài chống Cộng chỉ lan truyền những hình ảnh đàn áp, tham nhũng, bất công; tin tức và hình ảnh tràn ngập nhưng mỗi người vẫn tự gạn lọc thông tin phù hợp với quan điểm của họ.

Không ai biết rõ ở lớp tuổi nào các định kiến được thành hình từ trong gia đình, học đường hay xã hội. Một số có thể thay đổi quan điểm, nhưng đa số khăng khăng theo thành kiến; một thiểu số còn trở nên cực đoan hóa.
 

Tại các nước đang mở mang thì trừ Nga và Trung Quốc các mạng xã hội đang thắng tuyên truyền của nhà nước. Nhưng ở Âu-Mỹ cuộc chạy đua giữa thông tin trên mạng xã hội và những cơ quan truyền thông “trung thực”, “chiều sâu” của Tây phương xảy ra quyết liệt vì chưa ai dám kết luận liệu hai luồng thông tin này bổ sung hay lung lạc nền dân chủ. Riêng Tổng thống tân cử Donald Trump tiếp tục dùng Twitter để đến trực tiếp với phong trào dân túy (populist) mà không qua gạn lọc của giới tinh hoa (elite và politically correct) vốn kiểm soát truyền thông.
 

Điều đáng quan tâm khi Tây phương với các định chế, truyền thống dân chủ và dân trí cao nhưng vẫn chao đảo với mạng xã hội thì tại các nước đang phát triển thách thức xây dựng nền dân chủ càng trở nên khó khăn. Quan điểm truyền thống là sự thật sẽ chiến thắng bưng bít và độc tài, nhưng các mạng xã hội tạo ra nhiều góc sự thật (multiple realities) khích động và cách ly nhiều thành phần trong xã hội.
 

Việt Nam hiện chưa thiết lập hệ thống tường lửa tinh vi và đội ngũ dư luận viên trình độ cao như ở Trung Quốc và Nga. Nhưng điều này không đồng nghĩa với nhà cầm quyền không đủ khả năng vì nếu muốn vẫn dễ dàng được Nga-Hoa trang bị công cụ và giảng dạy kinh nghiệm. Lý do có thể vì Việt Nam muốn hội nhập với Tây phương nên không dựng bức màn sắt thông tin; Đảng Cộng sản cũng không thể khích động tinh thần dân tộc như Putin và họ Tập vì quần chúng sẽ chống Tàu; tuy nhiên ngày nào đó nhà cầm quyền vẫn có thể chuyển hướng tùy theo cách phân tích thiệt hơn.

 

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày xưa, Bác Hồ dưới bút hiệu Trần Dân Tiên đã viết CẢ một cuốn sách ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chữ "cả" ở đây là của tác giả họ Trần
Theo một nghiên cứu mới do Asian Americans/Pacific Islanders in Philanthropy (AAPIP) thông báo hôm nay, xu hướng tài trợ của các hội hàng đầu ở Hoa Kỳ
Vừa đặt chân đến Nữu Ước (New York) chiều 18-6, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm Mỹ 5 ngày, Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Cộng sản Việt Nam
Công viên rộng một dặm vuông. Nhiều cây cao bóng mát vươn lên từ những thảm cỏ xanh mướt. Nắng chưa lên mà đã có người đi bộ hoặc chạy bộ lướt qua khu vực
Trước năm 1975 quân nhân các quân binh chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau khi thụ huấn quân sự, trước khi ra trường đều tuyên thệ trung thành
Đọc bài viết trên VietNamNet về buổi nói chuyện của Ngài Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết ở Liên Hợp Quốc, tôi thấy có nhiều câu trả lời chưa thỏa đáng
Nhân dịp ông viếng thăm Hoa kỳ lần đầu tiên , tôi viết lá thư ngỏ này để bày tỏ nỗi quan tâm của cộng đồng người Việt sống ở Hoa Kỳ về hiện tình độc tài đảng trị
Khi Tổng thống George W. Bush tiếp Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tại Bạch Ốc vào ngày Thứ Sáu, đó là lần đầu tiên một Chủ tịch Nhà Nước Việt Nam Cộng sản
Chuyến đi Mỹ của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết trong tuần này là dấu chỉ cho thấy quan hệ Mỹ-Việt tiếp tục được phát triển, dù gần đây nổi lên những khác biệt
Cách đây đúng 10 năm, hàng loạt các nước Đông Á bị khủng hoảng tài chính rồi kinh tế và qua năm 1998 cuộc khủng hoảng đã lan rộng ra thế giới
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.