Hôm nay,  

Nếu để chiến tranh lạnh xảy ra thì cả Nga lẫn Mỹ không bên nào có lợi cả

27/11/201600:03:00(Xem: 6250)
Nếu để chiến tranh lạnh xảy ra 
cả Nga lẫn Mỹ không bên nào có lợi cả
 
Trúc Giang MN
 

       18 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Getty)

 
1* Mở bài

GS Joseph S. Nye, cựu Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, GS Đại học Harvard, cho biết Mỹ sẽ có nhiều lợi ích đích thực bằng cách thỏa thuận với Nga. “Không có ai được hưởng lợi từ một cuộc chiến tranh lạnh mới cả”.

Chủ trương làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump nói chung là một điều tốt, nhưng nếu biện pháp thực hiện phản tác dụng, làm cho nước Mỹ bị cô lập và suy yếu hơn trước thì chính sách đó thật sự là một tai họa cho nước Mỹ.

Chính sách đối ngoại của Mỹ hiện nay là quan hệ siêu cường với Nga và Trung Quốc, với bất ổn ở Trung Đông và chiến tranh chống khủng bố quốc tế.

Đến nay, Tổng thống đắc cử Donald Trump chưa chính thức cho biết chính sách đối ngoại của ông như thế nào, và cũng không có thể căn cứ vào những tuyên bố trong chiến dịch tranh cử để nêu nhận xét. Ngày 16-11-2016, trả lời phỏng vấn của hãng AP, Tổng Thư ký LHQ, Ban Ki-moon, nêu nhận xét “Ông Trump đang thay đổi. Dần dần ông ấy có những dấu hiệu thay đổi so với những gì đã tuyên bố trong khi tranh cử”.
 

2* “NATO và Mỹ muốn tạo ra chiến tranh lạnh với Nga”

2.1. Tình hình căng thẳng giữa NATO và Nga ở vùng biển Baltic

Tổng Thư Ký NATO, ông Jens Stoltenberg, tuyên bố khối NATO sẽ triển khai 4 tiểu đoàn cơ động trên cơ sở luân phiên giữa 28 thành viên của khối. Mục đích chống lại “mối đe dọa từ Nga”.

Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO = North Atlantic Treaty Organization) sẽ phản ứng có hiệu quả để bảo vệ ba nước vùng biển Baltic là Estonia, Lithuania và Latvia. Ba quốc gia nầy là thành viên của NATO từ năm 2004.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Anh, Michael Fallon, cho biết London sẽ gởi một tiểu đoàn 800 quân sang Estonia. Anh cũng sẽ đưa phi cơ chiến đấu Typhoon tới Romania để tuần tra ở Hắc Hải (Black Sea).

“Dù chúng tôi đang rời khỏi Liên Âu (EU) nhưng chúng tôi nổ lực nhiều hơn để bảo vệ mạn sườn phía đông và phía nam của NATO.

NATO sẽ thực hiện 4 nhóm với 40,000 quân bắt đầu từ năm 2017.

2.2. Sức mạnh quân sự đáng gờm của Nga

      nga my va cuoc chay dua la chan ten lua tai chau au hinh 2 Than phan Baltic: Tu bien minh thanh muc tieu tan cong

            Tên lửa đạn đạo chiến thuật mang đầu đạn hạt nhân Iskander-M

Trước hành động của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), Moscow đã nhiều lần khẳng định Nga không phải là mối đe dọa đối với bất cứ nước láng giềng nào cả.

Hạm đội Baltic của Nga đã tập trận nhiều lần trong năm 2016. Nga đã điều động máy bay ném bom và những đơn vị tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander mang đầu đạn hạt nhân đến lãnh thổ bên ngoài của nga là Kaliningrad, được xem như một tỉnh nằm giữa Ba Lan và Lithuania. Nga đã đình chỉ thỏa thuận xử dụng vũ khí hạt nhân Plutonium với Mỹ.

Hồi tháng 10 năm 2016, 40 triệu người Nga tham gia cuộc diễn tập dân phòng trong chiến tranh. Cuộc diễn tập lớn nhất kể từ khi Liên Xô tan rả.

Khi nghe còi báo động thì người dân tức tốc chạy đến các hầm tránh bom gần nhất trong khu vực. Học sinh thực tập đeo mặt nạ chống khí độc và thực hành cứu thương.

Nga loan báo sẽ đưa 3 sư đoàn dọc theo biên giới để đối phó với NATO.

Nga chuẩn bị chiến tranh với vũ khí hạt nhân là một điều đáng lo ngại.

2.3. “NATO và Mỹ muốn tạo ra chiến tranh lạnh với Nga”

           http://www.nato.int/icons/animus/nato-sml.jpg

      C:\Users\Davis\Desktop\KKL. 1.png Image result for hình ảnh về nato

                  Phòng họp của NATO tại Brussels, Bỉ
 

Các nhà quan sát cho biết, đàng sau những vụ triển khai quân đội và vũ khí đến Ba Lan và các nước vùng biển Baltic, khối NATO muốn đẩy Nga vào một cuộc chạy đua quân sự hao tiền tốn của trong khi kinh tế của Nga gặp khó khăn do các lịnh trừng phạt sau vụ chiếm Crimea của Ukraina, NATO muốn đẩy Nga vào tình trạng suy sụp như Liên Xô trước kia.

Song song với việc đưa quân và vũ khí đến sát biên giới Nga, chánh quyền của Tổng thống Obama sẽ đưa một hệ thống tên lửa hiện đại nhất đến Ba Lan. Đó là hỏa tiễn SM-3IIA có khả năng phát hiện và phá hủy mọi đe dọa của tên lửa đạn đạo chiến thuật của Nga. Vận tốc 956km/giờ. Không mang theo thuốc nổ, mà dựa vào sức mạnh va chạm tác động để tiêu diệt mục tiêu.
 

        http://vietnamdefence.com/Uploaded/KTQS/PK/II-10/sm3-06.jpg Image result for hình tên lửa sm III a

Hỏa tiễn đánh chặn hiện đại nhất SM-3IIA của Mỹ
 

Hoa Kỳ là một trong 12 thành viên sáng lập NATO vào ngày 4-4-1949. Chính quyền của Tổng Thống Obama loan báo: “Một tiểu đoàn đặc nhiệm sẵn sàng chiến đấu” gồm 900 binh sĩ sẽ được gởi tới miền đông Ba Lan cùng với các lực lượng được trang bị xe tăng và vũ khí nặng. Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter cho biết các đơn vị quân đội nầy sẽ được đưa tới Ba Lan trước tháng 6 năm 2017.

“Nga đã mạnh hơn nhiều so với 20 năm về trước”. Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện Nga (Duma), ông Vladimir Comoyedov đưa ra lời tuyên bố, Nga chắc chắn sẽ loại bỏ ra ngoài các nguy cơ quân sự của NATO, vì hôm nay Nga đã mạnh hơn nhiều so với 20 năm về trước.

2.4. Hòa hoãn với Nga là thượng sách
 

        Nga vượt Mỹ về số lượng đầu đạn hạt nhân    Image result for hình donald trump và putin

 
Về kinh tế, Nga phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt. Phải đương đầu với những cấm vận của Mỹ và Châu Âu, nhưng Putin có một tiềm năng quân sự rất lớn. Nga đang có 7,290 đầu đạn hạt nhân. Mỹ có 6,970. (Pháp đứng thứ ba thế giới. Trung Quốc: 260. Anh: 215. Pakistan: từ 110 đến 130. Ấn Độ: từ 100 đến 120. Israel:100. Bắc Hàn: không có số liệu)

Các nhà chiến lược cho rằng Mỹ không nên thẳng thừng cô lập để triệt hạ Nga vì Mỹ có những lợi ích chồng chéo từ Nga. Đó là Nga giữ cam kết về an ninh hạt nhân, không phổ biến vũ khí nguyên tử, Nga không giúp đỡ khủng bố quốc tế, và Nga sẽ giúp Mỹ kềm giữ vũ khí hạt nhân của Iran. Giải quyết xung đột ở Syria và nhất là quyền phủ quyết (Veto) ở Hội Đồng Bảo An LHQ.
 

2.5. Tổng thống Donald Trump hứa hẹn làm giảm căng thẳng Nga-Mỹ

Ngày 14-11-2016, điện Kremlin thông báo, Tổng thống Putin có cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump. Hai bên đồng ý bình thường hóa quan hệ căng thẳng vì vụ Crimea (Ukraina) và chiến tranh Syria.

Tổng thống Nga cho biết, Nga “sẵn sàng nối lại đối thoại với chính quyền mới ở Washington trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau (nhân quyền). Hai bên sẽ nổ lực cải thiện quan hệ Nga-Mỹ tốt đẹp hơn. Con đường nầy không dễ dàng nhưng chúng tôi sẵn sàng làm tốt vai trò của mình, và làm mọi việc để đưa quan hệ Nga-Mỹ phát triển ổn định”.

Điệm Kremlin cho biết Nga sẽ hợp tác với Mỹ chống khủng bố, chống thánh chiến cực đoan và hợp tác giải quyết chiến tranh tại Syria. Những vấn đề nầy một mình Mỹ không làm có hiệu quả được. Mà cần nhiều đồng minh giúp sức. Nhất là tránh những việc “kỳ đà cản mũi” “thọc gậy bánh xe” của Nga và Trung Quốc trên khu vực cũng như tại Hội Đồng Bảo An LHQ.

Tổng Thống Donald Trump chọn giải pháp hòa hoãn, làm hạ nhiệt căng thẳng ở vùng biển Baltic là thượng sách. Nếu để chiến tranh lạnh xảy ra thì cả Mỹ và Nga, không bên nào có lợi cả.

Đối với Nga kể như tạm ổn. Hòa hoãn với Nga có nghĩa là Mỹ không đưa hỏa tiễn SM-3IIA và 900 quân của tiểu đoàn đặc nhiệm đến Ba Lan. Giữ nguyên trạng thì NATO và Mỹ vẫn còn vượt trội hơn Nga.

Về vấn đề gia tăng đóng góp tài chánh của các thành viên NATO, thì Mỹ cũng là một thành viên của tổ chức nầy. Khi đàm phán nội bộ thì các bên sẽ thấy rõ được lợi hoặc hại, hợp lý hay không, thì vấn đề sẽ được giải quyết.   

Cho dù có hòa hoãn nhưng Mỹ còn vượt trội hơn Nga về mọi mặt, không những khả năng khống chế Nga mà còn là một siêu cường trên thế giới.
 

3* Sức mạnh quân sự của Mỹ trên thế giới

3.1. 400 căn cứ của Mỹ và đồng minh bao vây Nga
 

      Image result for căn cứ quân sự mỹ trên thế giới Image result for ngân sách đài thọ cho những căn cứ quân sự mỹ trên thế giới

         Mỹ dùng 400 căn cứ quân sự để vây Nga
 

Hồi tháng 4 năm 2016, Bộ Quốc Phòng Nga cho biết, chung quanh biên giới Nga đã có hơn 400 căn cứ và cứ điểm quân sự của Mỹ và NATO bao vây nước nầy. Mỹ cũng là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO = North Atlantic Treaty Organization).
 

3.2. Căn cứ quân sự của Mỹ trên thế giới
 

      My co 400 can cu quan su vay Nga Hình ảnh “Đột nhập” căn cứ hải quân lớn nhất thế giới số 1

                          Máy bay chiến đấu F-16  và Căn cứ Hải quân Norfolk

GS David Wynn, thuộc Đại Học Washington nói với tạp chí The Nation rằng, ngay cả sau khi Mỹ rút quân ra khỏi Afghanistan và Iraq, Mỹ còn bao vây thế giới bằng một mạng lưới căn cứ quân sự khổng lồ.

Ông Wynn lưu ý rằng hiện tại, Mỹ có khoảng 800 căn cứ quân sự trên 80 quốc gia, bao gồm Australia (Úc Châu), Bulgaria (Châu Âu), Colombia (Nam Mỹ), Qatar (Châu Á) và Kenya (Châu Phi).

Các chuyên gia quân sự cho biết, trên thực tế quân nhân Mỹ có mặt trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 11 hàng không mẫu hạm mà mỗi chiếc được xem như một căn cứ quân sự di động, bao gồm thủy quân lục chiến, không lực của hải quân và chiến hạm của Mỹ.

Theo số liệu của Bộ Quốc Phòng Mỹ thì tại Đức có 172 căn cứ quân sự Mỹ, Nhật Bản có 113 và Hàn Quốc có 85 căn cứ Mỹ.

Tạp chí The Diplomat ghi nhận, Mỹ có 230,000 nhân viên quân sự ở nước ngoài bao gồm 80,000 binh sĩ Mỹ trú đóng tại Đông Á-Thái Bình Dương, trong đó có 50,000 quân đóng trên 113 căn cứ tại Nhật. 28,000 quân tại 85 căn cứ ở Hàn Quốc.

Tại Âu Châu, Mỹ duy trì 65,000 quân trên 58 căn cứ ở Italy và 179 căn cứ ở Đức.

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng con số binh sĩ Mỹ còn cao hơn vì có nhiều căn cứ bí mật của Mỹ ở nước ngoài.
 

3.3. Lực lượng quân sự Mỹ bao trùm cả thế giới

Lực lượng quân sự Mỹ bao trùm cả thế giới gồm có 6 bộ tư lịnh vùng và 6 hạm đội.

1). Sáu Bộ tư lịnh vùng (Geografic Command)

1). U.S. Central Command (USCENTCOM) phụ trách quân sự Vùng Vịnh Ba Tư, Trung Đông.

2). European Command (EUCOM) Bộ Tư Lệnh Châu Âu.

3). Africa Command (AFRICOM) Bộ Tư Lệnh Phi Châu

4). Northern Command (USNORTHCOM), phụ trách Alaska, Canada và Mexico

5). U.S.Southern Command (USSOUTHCOM), phụ trách quân sự Trung Mỹ, Nam Mỹ và vùng biển Caribbean.

6). U.S. Pacific Command (USPACOM), Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương.

2). Sáu hạm đội Mỹ trên toàn thế giới

           Image result for hình căn cứ Yokosuka, Related image

                        Tàu sân bay của Hạm Đội 7
 

Sáu hạm đội Mỹ trên toàn thế giới bao gồm: Hạm Đội 3. Hạm Đội 4, Hạm Đội 5, Hạm Đội 6, Hạm Đội 7 và Hạm Đội 10.

1). Hạm Đội 3. (United States Third Fleet). Tổng hành dinh tại San Diego, California. Vùng trách nhiệm bắc Thái Bình Dương, từ biển Bering, Alaska và một phần Bắc Cực. Hạm Đội 3 và Hạm Đội 7 thuộc quyền chỉ huy của BTL/TBD (USPACOM)

2). Hạm Đội 4. (United States Fourth Fleet). Tổng hành dinh tại Mayport, Florida. Phụ trách hải quân, không quân và tàu ngầm ở vùng biển Caribbean.

3). Hạm Đội 5. (United States Fifth Fleet). Tổng hành dinh ở Manama, Bahrain. Phụ trách chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ trong Vịnh Ba Tư, Hồng Hải, Biển Á Rập và ngoài khơi phía đông Châu Phi, xuống tận phía nam Kenya.

4). Hạm Đội 6. (United States Sixth Fleet). Tổng hành dinh đặt tại Naples, Italy, Âu Châu. Tổng số 21,000 quân phụ trách Địa Trung Hải. (Mediterranean Sea).

5). Hạm Đội 7. (United States Seventh Fleet) tổng hành dinh đặt tại Yokosuka, Japan). Đệ thất Hạm Đội đặt dưới quyền chỉ huy của Hạm Đội Thái Bình Dương, phục vụ cho Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (USPACOM). Là hạm đội mạnh nhất trong Hải Quân Hoa Kỳ, với 60 chiến hạm, 350 phi cơ và 60,000 quân nhân.

6). Hạm Đội 10. (United States Tenth Fleet) tổng hành dinh tại Fort Meade, Maryland. Hạm đội nầy đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Không Gian Mạng (United States Cyber Command (USCYBERCOM), thực hiện chiến tranh mạng (Cyberwar).

Bộ Tư Lệnh Không Gian Mạng trực thuộc Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA= National Security Agency)

7). Hạm đội Thái Bình Dương. (United States Pacific Fleet) (HĐ/TBD) Hoa Kỳ là một bộ tư lệnh Hải quân cấp chiến trường của hai hạm đội Hạm Đội 3 và Hạm Đội 7. HĐ/TBD dưới quyền kiểm soát hoạt động của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ (USPACOM). Cảng nhà của hạm đội là Căn cứ Hải quân Trân Châu Cảng, Hawaii và dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, một đô đốc bốn sao.

3.4. Nước Mỹ vẫn còn là một siêu cường thế giới

Thế giới hiện nay đang phải đương đầu với những đe dọa về sinh thái, môi trường, biến đổi khí hậu, khủng bố quốc tế, di dân nhập cư…nhưng nước Mỹ vẫn còn là một siêu cường thế giới.

Mỹ không bị khủng hoảng về dân số như Đức chẳng hạn. Nhờ chính sách cho nhập cư cho nên dân số không suy giảm cho đến giữa thế kỷ nầy.

Sự phụ thuộc về việc nhập khẩu năng lượng đã giảm nhiều. Không có tăng. Mỹ vẫn đi đầu trong nền công nghệ lớn. Khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất, dẫn đầu về sinh vật học (Biology), công nghệ thông tin (IT=Information Technology) bao gồm phần mềm máy tính, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.

Các trường đại học Mỹ luôn luôn được xếp hàng đầu trong danh sách xếp hạng giáo dục thế giới.

4* Vì sao tổng thống đắc cử Donald Trump phải bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương?

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ hủy bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP=Trans-Pacific Partnership) ngay trong ngày đầu nhậm chức, 20-1-2017.

1). Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương

      Đại diện các nước tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ở Auckland, New Zealand, 4/2/2016. Khối 12 nước tham gia TPP chiếm gần 40% lượng GDP toàn cầu. Image result for hình ảnh về tpp

 
Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là chủ trương của chính quyền Obama thành lập một thị trường thương mại tự do, miễn thuế và bỏ các rào cản như hạn ngạch (Quota) chẳng hạn. Được xem như một chiến lược bao vây Trung Quốc về kinh tế.

12 quốc gia thành viên của TPP là Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Mỹ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản. Hiệp định được ký kết ngày 4-2-2016 tại Auckland, New Zealand.

Thị trường tự do và miễn thuế sẽ là nơi canh tranh ráo riết và ác liệt. Sản phẩm nào có chất lượng cao nhất và giá bán rẻ nhất sẽ chiếm lĩnh thị trường.

Thượng Viện Mỹ chưa phê chuẩn nên hiệp định chưa đi vào hoạt động.
 

2). Chủ trương đem việc làm về nước Mỹ của Tổng thống Trump buộc phải hủy bỏ TPP

Chủ trương đem việc làm về cho người Mỹ của Tổng thống Donald Trump sẽ giết chết TPP, bởi vì giá nhân công của người Mỹ rất cao so với nhân công của các nước như Philipinnes, Việt Nam, Thái Lan, Mexico…

Nhân công cao, giá thành sản phẩm nâng cao làm giảm khả năng tiêu thụ của người trong nước, và nhất là bị hạn chế khi xuất khẩu vì giá cao, không cạnh tranh được với những sản phẩm giá rẻ. Nhà máy thu hẹp hoạt động, có thể ngưng sản xuất. Công nhân mất việc làm. Thất nghiệp gia tăng. Thành phần chịu thiệt hại nhiều nhất là người Mỹ da trắng không có bẳng đại học. Thành phần nầy bầu ông Trump lên làm tổng thống. Lãnh đủ.

Một công nhân Mỹ bình thường lãnh 1,200SD/tháng. Trong khi đó nhà máy Foxconn ở Việt Nam, chủ Đài Loan, là nhà gia công chính cho sản phẩm iPhone của Apple, chỉ trả 400USD/tháng. Nếu Apple sản xuất iPhone tại Cali thì mức lương công nhân là 1,600USD/tháng.

Hậu quả của việc đem việc làm về nước Mỹ cũng là kết quả một phần của chính sách kinh tế của Donald Trump.
 

5* Chiến lược kềm chế sự bành trướng bá quyền Hán tộc của Trung Quốc

Nước Mỹ hiện đang phải đối đầu với hai cường quốc là Nga và Trung Quốc. Để kềm chế sự bành trướng của Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã thực hiện chiến lược xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương để bao vây, kềm chế, làm suy yếu Trung Quốc về quân sự và kinh tế. Về quân sự, chiến lược tái cân bằng quân sự là vành đai chống chiến lược Chuỗi Ngọc Trai. Về kinh tế lập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.

5.1. Lập vành đai chống lại chiến lược Chuỗi Ngọc Trai của Trung Quốc

Vành đai bao gồm căn cứ hỏa tiễn của Mỹ ở Alaska, Hạm Đội 3 và Hạm Đội 7 Thái Bình Dương. Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, đảo Guam, Honolulu (Hawaii), Úc, Thái Lan, Singapore.

Mỹ đã triển khai 60% lực lượng hải quân với những vũ khí hiện đại nhất về khu vực nầy.

5.2. Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai của Trung Quốc
 

       2 Image result for đại bàng mỹ đấu với rồng trung quốc

Chuỗi Ngọc Trai và Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21
 

Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai (Nhất Xuyến Trân Châu-String of Pearls) là một hệ thống căn cứ hải quân của Trung Quốc từ đảo Hải Nam xuống đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), xuống nhóm đảo Trường Sa, căn cứ hải quân ở cảng Gwadar (Pakistan), căn cứ Chittagon (Bangladesh), căn cứ Marao (đảo Maldives, căn cứ Hambantota (Sri Lanka), căn cứ hải cảng Ile Cocos (Myanmar) và Sihanoukville (Campuchia).

5.3. Vành đai bao vây Trung Quốc về kinh tế: Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương

Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là chiến lược bao vây Trung Quốc về kinh tế. Nước Mỹ sẽ là một thị trường to lớn cho 12 quốc gia thành viên.

Thị trường tự do và miễn thuế sẽ là nơi canh tranh ráo riết và ác liệt. Sản phẩm nào có chất lượng cao nhất và giá bán rẻ nhất sẽ chiếm lĩnh thị trường.

5.4. “Con đường tơ lụa thế kỷ 21” chống lại Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương

Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 mục đích thực hiện một “Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Châu Á-Thái Bình Dương” FTAAP (Free Trade Area of the Asia-Pacific). Có hai tuyến đường là đường bộ và đường biển.

1). Con đường trên bộ

Là hệ thống đường xe cao tốc và đường sắt nối liền các quốc gia từ Trung Cộng đi qua Trung Á tiến vào Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhỉ Kỳ và chấm dứt tại thành phố Venice (Ý) của châu Âu.

2). Con đường trên biển

Bắt đầu từ Tuyền Châu (Phúc Kiến) qua Quảng Đông chạy xuống eo biển Malacca qua Ấn Độ Dương sang Kenya, Somalia (châu Phi) qua Biển Đỏ (Hồng Hải) vào Địa Trung Hải (Mediterranean Sea) và cuối cùng cũng đến thành phố Venice của Ý (châu Âu).

Tham vọng của con đường tơ lụa là nối ba châu lục: Á, Âu và châu Phi.
 

6* Tổng kê những vấn đề của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống đắc cử Donald Trump là một hiện tượng làm cho cả thế giới phải quan tâm về chính sách đối ngoại của tân tổng thống Mỹ.

Những tuyên bố nẩy lửa của ông Trump trong chiến dịch tranh cử đã được đính chánh hoặc sửa lại sau khi đắc cử.

6.1. Về bức tường Mỹ-Mexico

       y-tuong-buc-tuong-bien-gioi-ty-usd-kho-kha-thi-cua-trump y-tuong-buc-tuong-bien-gioi-ty-usd-kho-kha-thi-cua-trump-5

  Dự án xây tường 16 năm. Dài 1,600km. Tốn 59 tỷ USD
 

Bức tường ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp được thiết kế theo đồ họa như sau: tường dài 1,600km, thời gian thực hiện là 16 năm, tốn phí 59 tỷ USD. Sau khi đắc cử ông Trump sửa lại, là có một số khu vực của bức tường chỉ là hàng rào mà thôi.
 

6.2. Việc trục xuất 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp.

Các dân biểu và Thượng Nghị Sĩ thuộc đảng Cộng Hòa cho biết, họ không ủng hộ việc trục xuất 11 triệu người, mà chỉ chấp nhận cho trục xuất từ hai tới ba triệu người tội phạm cư trú bất hợp pháp như mua bán ma túy, băng đảng và các tội hình sự khác.
 

6.3. Về Obamacare

Obamacare là đạo luật đang bảo hiểm sức khỏe cho 22 triệu người Mỹ thuộc diện low income. Muốn hủy bỏ một đạo luật thì phải cần có một đa số đại biểu của hai viện quốc hội chấp thuận và chuyển sang cho tổng thống ký ban hành. Ít nhất là phải có 2/3 đại biểu ở hai viện Quốc Hội Hoa Kỳ đồng ý. Ở Thượng Viện, đảng Cộng Hòa chỉ có 52 thượng nghị sĩ nên không đủ túc số để hủy bỏ hay thành lập một đạo luật.

Sau khi đắc cử, ông Trump cho biết sẽ giữ lại một số điều khoản trong đạo luật Obamacare.   
 

6.4. Về đồng minh NATO

Ông Trump cho biết sẽ buộc các nước trong Hiệp Định NATO phải đóng góp thêm tiền cho Mỹ để được bảo vệ.

Trong chiến tranh lạnh và khủng bố quốc tế, Hoa Kỳ là mục tiêu để Liên Xô và IS tấn công. Al Qaeda đã tấn công nước Mỹ ở tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 11-9-2001. Trước kia Liên Xô cũng nhắm vào mục tiêu chính là Hoa Kỳ vì thế, Mỹ đã nổ lực vận động, thuyết phục, kêu gọi sự hợp tác của các nước Châu Âu. Và Hiệp Định NATO được ký ngày 4-4-1949 tại Washington, D.C.

Mỹ và các quốc gia hai bên bờ Đại Tây Dương đều có chung những lợi ích như nhau. “Phần quan trọng trong Hiệp ước đó là Điều Năm. Nếu một thành viên bị tấn công quân sự thì Khối NATO coi như bị tấn công vào mọi nước thành viên”. Điều này được áp dụng khi Hoa Kỳ xảy ra sự kiện 11 tháng 9 năm 2001. Các thành viên NATO đã tham gia cuộc chiến chống khủng bố trong chiến dịch Afghanistan bắt đầu từ ngày 7-10-2001, gồm có: Anh, Đức, Ý, Pháp, Canada, Úc, Gruzia (Georgia), Ba Lan, Romania, Thổ Nhỉ Kỳ.

Tóm lại, Mỹ và EU đều có lợi ích chung chớ không phải Mỹ bảo vệ NATO mà đòi tiền bảo kê.

Ngoài ra những hứa hẹn làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại, đánh bại khủng bố IS, hủy bỏ TPP…mà tổng thống đắc cử không nêu ra những biện pháp cụ thể như thế nào cả. Đe dọa bỏ Hiệp Định Paris 2015 về chống biến đổi khí hậu mà Quốc Hội Mỹ đã phê chuẩn và Tổng thống Obama đã trao hồ sơ cho ông TTK/LHQ Ban Ki-moon ngày 3-9-2016 bên lề phiên họp G-20 tại Hoàng Châu, Trung Quốc. Trong tranh cử ông Trump tuyên bố: “Hiện tượng tăng nhiệt độ toàn cầu do con người tạo ra chỉ là một trò lừa bịp”. Ông sẽ hủy bỏ hiệp định đó và đưa nước Mỹ trở lại ngành công nghiệp than, dầu như trước kia.
 

7* Tổng thống Barack Obama là một tổng thống vĩ đại

Về tư cách cá nhân ông không có vụ scadal nào cả. Ngay từ nhiệm kỳ đầu đã chủ trương rút quân ra khỏi Afghanistan và Iraq, bị cho là đã sa lầy trong cuộc chiến chống khủng bố của người tiền nhiệm, Tổng thống George W. Bush.

Ông đã phát huy sức mạnh của Hoa Kỳ bằng những quan hệ tốt đẹp với các đồng minh trên thế giới. Ngoài vai trò lãnh đạo thế giới trong thế mạnh, hai đặc điểm nổi bật của Tổng thống Obama là đã đi đầu trong việc bảo vệ nhân loại là nổ lực cắt giảm vũ khí hạt nhân và chống biến đổi khí hậu.

7.1. Kêu gọi thế giới không có vũ khí hạt nhân

Ngày 8-4-2010, Tổng thống Obama và Tổng thống Nga, Dmitri Medvedev đã ký Hiệp Ước Cắt Giảm Vũ Khí Hạt Nhân (START=Strategic Arms Reduction Treaty) tại thủ đô Prague của Cộng Hòa Czech. Mỗi bên cắt giảm 2/3 số lượng vũ khí hạt nhân để mỗi bên còn tối đa là 1,700 đầu đạn.

Tổng thống Obama tuyên bố: “Là cường quốc duy nhất đã xử dụng vũ khí hạt nhân cho nên Mỹ có trách nhiệm đạo đức khi hành động?.
 

7.2. Tổng thống Obama đi đầu trong cuộc chiến cứu nguy nhân loại

Biến đổi khí hậu đã gây tai họa vô cùng khủng khiếp, đe dọa loài người trên hành tinh nầy. Bầu khí quyển địa cầu bị hâm nóng do khí thải Carbonic (CO2) cầm giữ hơi nóng của mặt trời, làm cho băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực tan chảy khiến cho mực nước biển dâng lên cao, nhấn các quốc gia và thành phố chìm dưới mặt nước. Đồng thời biến đổi khí hậu còn gây ra lũ lụt, động đất, nắng nóng, thiên tai…tác động đến trên 55 triệu người trên hành tinh nầy.

Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh COP-21 ở Pháp từ ngày 30-11-2015 đến 11-12-2015, ông TTK/LHQ Ban Ki-moon và Tổng thống Pháp FranÇois Hollande cùng 200 nguyên thủ quốc gia và vùng lãnh thổ đã đạt được một thỏa thuận, đồng ý cắt giảm khí thải carbonic để nhiệt độ bầu khí quyển không gia tăng quá 2 độ C vào năm 2030.

Ngoài Tổng thống Obama còn có tỷ phú Bill Gates và những tỷ phú Mỹ như Mark Zuckerberg (Facebook), George Soros, Richard Branson…tích cực tham gia chống biến đổi khí hậu.

Ngày 9-10-2010, Ủy Ban Nobel Na Uy đã quyết định trao tặng cho Tổng thống Obama giải Nobel Hòa Bình năm 2009. Với những lý do: ”Những nổ lực phi thường trong thành tích không phổ biến vũ khí hạt nhân và kiến tạo bầu không khí mới cho trái đất”.

Tổng thống Barack Obama thật sự là một tổng thống vĩ đại của Hoa Kỳ.
 

8* Kết luận

Theo GS Joseph S. Nye thì chính quyền của tân Tổng thống Donald Trump cần phải tái khẳng định liên minh về an ninh với Nhật và Hàn Quốc, tiếp tục cải thiện quan hệ với Ấn Độ là hướng đi đúng đắn trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Trái lại, nếu không thì sẽ gây tác hại to lớn cho chiến lược toàn cầu của Mỹ, tạo môi trường cho Trung Quốc hạ gục Hoa Kỳ.

“Ông Trump vận động chống TPP, nhưng Hoa Kỳ không phải là một ốc đảo. Nước Mỹ không thể ngồi yên ở đó mà tuyên bố sẽ không giao thương với phần còn lại của thế giới.”

Tổng thống Obama nêu nhận xét: “Tôi nghĩ ông ấy không phải là một người vì lý tưởng, đó là một con người thực dụng và điều đó có thể giúp tân tổng thống nếu ông ấy có những người tốt quanh mình”.

Nếu không thì sao?

Trúc Giang

Minnesota ngày 27-11-2016

.
.

Ý kiến bạn đọc
01/12/201601:57:01
Khách
Xin đính chính: nợ lên tới 20,000 tỉ, chứ không phải 20 tỉ,
sự đóng góp tg bao năm qua, chứ không phải: sự đóng tg bao năm qua,
Thành thật xin lỗi tg và bạn đọc.
29/11/201618:00:02
Khách
Cám ơn tg đã cho người đọc nhieu điều mới lạ, mà ít có ai đề cập ₫ến, nhưng có một điểm nhỏ là :"Tổng thống Barack Obama là một tổng thống vĩ đại", KHI đọc câu này ai cũng liên tưởng TT da màu làm chuyện gì gây kỳ tích, mà ít người với tới được, giống như có lảo già đại ma đầu bên xả nghiã, được tung hê "vĩ đại" suốt hơn mấy mươi năm, với thành tích đâm, chém, giết những người yêu nước, và đồng bào cuả mình, chưa kể tài bán Tổ Quốc" cho Tàu phù.
Tg nói:"Về tư cách cá nhân ông không có vụ scadal nào cả." bây giờ TT đang ở trên ngai vàng, nên "scandal" chưa lộ, nhưng ít người Việt biết TT sẽ giả từ dinh Vua, qua vùng ngoại ô, ở căn nhà tranh Washington với giá 6 triệu, chưa kể ờ Chicago, Hawaii, dưỡnd già ở Dubai... Xem "Obama Buys $4.9 Seaside Mansion in Non-Extradition Country of Dubai". Câu hỏi, với 8 năm, lương 400K, TT mua nhà tiền triệu!!!!!!
Tg viết tiếp: " Ngay từ nhiệm kỳ đầu đã chủ trương rút quân ra khỏi Afghanistan và Iraq, bị cho là đã sa lầy trong cuộc chiến chống khủng bố của người tiền nhiệm, Tổng thống George W. Bush." để rồi ISIS lớn mạnh, máu của dân lành, vô tội rơi xuống, thấm đất cho đến hôm nay, sau đó TT đem ai trở lại giúp chiến trường Irag? Ai sẽ thụ lợi lớn ở Trung Đông?
Tg tiếp: "Ông đã phát huy sức mạnh của Hoa Kỳ bằng những quan hệ tốt đẹp với các đồng minh trên thế giới." Vì đem 18 ngàn tỉ cho thế giới xài, ai lại không thích, ngay cả nô bộc, và con cháu lảo ma đầu, ngày xưa đánh đuổi đế quốc, mỗi năm kiếm tiền tỉ, bây giờ cầm đô la (chứ không đem tiền Minh râu, vì tiền này chỉ là đồ cúng) mua nhà trả tiền mặt ở đâu? Vậy mà Tàu chệt nó tiếp TT như thế nào!!!! TT Phi dùng ngôn ngữ gì nói về TT Mỹ????
Tg tiếp:" Ngoài vai trò lãnh đạo thế giới trong thế mạnh, hai đặc điểm nổi bật của Tổng thống Obama là đã đi đầu trong việc bảo vệ nhân loại là nổ lực cắt giảm vũ khí hạt nhân và chống biến đổi khí hậu." Một người, thủ lãnh cường quốc, đem đồ chơi trong nhà mình ném đi, đổi lại, tờ giấy đóng mộc "Nobel hoà bình", được giải Nobel trong khoa học, văn hoá, nghệ thuật... là điều cao quý, đáng tự hào, hãnh diện, còn trong chính trị mà có cái "mác Nobel" thì xứng đáng được Tàu chệt phun nước miếng vào mặt, TT Phi khinh bỉ, chưa kể ông kẹ Putin xem TT da màu xuống hàng tầm thường, một anh ủn ỉn, cỏn con, khi cương lên thừ bao nhiêu lần đầu đạn hạt nhân, rồi làm gì nhau???chưa nói một ông khổng lồ, quấn khăn trên đầu, bằng mọi giá phải có đồ chơi cổ, bất kể ngày mai sẽ ra sao??? có nên bỏ đồ chơi của mình trong lúc này không? trong khi thế giớ đại loạn?
Tg còn nhớ cách đây hơn 40 năm, tên Kiss hí hững, hớn hờ, cầm bằng khen "Nobel hoà bình", rồi tang thương đã đổ lên đầu người VN, mà mãi đến ngày hôm nay nỗi đau vẫn âm ĩ, còn tên máu lạnh Lê cứt Thọ, đã nghĩ, đã làm gì? tg dư biết câu trả lời. Bọn người khỉ rất thâm sâu trong thủ đoạn, chúng chế ra bằng khen, liệt giừơng, anh hùng chống Mỹ...., để làm gì? tg hiểu mà.
TT da màu có tờ giấy "Nobel", chỉ được tiếng "thơm" riêng cá nhân ngài TT, chứ dân Mỹ chẵng có lợi gì, vì nợ lên tới 20 tỉ, tiền lời 300 tỉ mỗi năm, bọn Tàu chệt lấy tiền lời, mua lại tài sản nước Mỹ, nếu không có sự thay đổi thì tương lai sẽ ra sao?
Như vậy 2 chữ "Vĩ đại" nên viết liền với ngài TT da màu không?
Xem ra người đọc hơi thất lễ, xin tg lượng thứ. tui vẫn qúy mến tài năng và những sự đóng tg bao năm qua, nhờ tg mà người đọc mở mang tầm kiến thức cuả mình, xin cám ơn tg nhiều.
Kính chúc tg Trúc Giang MN một ngày vui vẽ.
28/11/201616:42:42
Khách
TT Obama muốn cho nước Mĩ nên như một nước xã hội giống như Cuba hay VN và đảng dân chủ mãi mãi là tổng thống !
TT Obama là thiên tài muốn đưa tất cả những người Hồi giáo trên khắp Trung Đông và châu Phi châu tràn khắp thế giới để mai mốt đẻ, đẻ thật nhiều sẽ toàn da màu hết và cuối cùng TT Mỹ luôn luôn là phe ta !
TT Obam đang hân hoan vì óc thiên tài của mình thì bị Trump cướp mất, kể cũng cay cú khôn lường ! Trump thật đáng ghét phải không các vị tiên tri, thầy bói của ta ?
27/11/201618:12:55
Khách
Hy vọng TT Donald Trump sẽ là TT hòa bình ! Giống như ông muốn sự sòng phẳng, cho nên cứ thường ông không tha thiết nhiều với việc bủa vây gườm nhau một cách chẳng ích lợi gì giữa Nato, Nga và cả Mĩ, cho nên ông giải quyết được ! Nếu chỉ Crémia mà chiến tranh lớn thì ích lợi gì ? Hoàn toàn không có lợi gì cho Mĩ, cũng chẳng có lợi gì cho Nato !
Putin chỉ muốn một người ông nể vì của Mĩ để ông thương lượng, người đó không phải Obama mà là Trump !
Có thể Mĩ sẽ bỏ cấm vận và Crémia Putin đã sát nhập thì Trump không bàn tới ! Chỉ chuyện này thì Putin cũng phải rút ! Nato cũng sẽ thở phào nhẹ nhõm !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.