Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Thái Phiên

25/11/201600:01:00(Xem: 3486)
THÁI  PHIÊN 
(1882 - 1916) 
 
     Thái Phiên quê tỉnh Quảng Nam. Thời trẻ học chữ Hán, sau theo Tây học, rồi làm việc với thầu khoán người Pháp là Le Roy ở Đà Nẵng. Có thời gian ông đi tu ở chùa Cổ Lâm (Quảng Nam). Sau đấy, ông vào tỉnh Bình Định dạy học và hoạt động chống Pháp. Năm 1904, ông tham gia phong trào Đông Du. Năm 1908, ông tham gia phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh. 
     Từ năm 1913, ông là một trong những người lãnh đạo Việt Nam Quang phục hội ở miền Nam Trung kỳ.
 
     Ngày 14-4-1916, Thái Phiên và Trần Cao Vân giả ngư phủ vào câu ở hồ Tịnh Tâm (thành Nội, Huế) để gặp vua Duy Tân, dự định tổng khởi nghĩa vào đêm 03 rạng ngày 04-05-1916. Ngày khởi nghĩa, vua mặc thường phục bí mật ra khỏi Hoàng thành, lên chiếc thuyền chờ sẵn ở bến Thương Bạc, thuyền liền chạy ngược lên sông đào Lợi Nông, vào ngôi nhà bên bờ sông, nhà vua gặp Nguyễn Đình Trứ, người được chỉ định tấn công Mang Cá. 
 
     Nhà vua tưởng Trứ là người tâm huyết nên khuyến khích Trứ hãy ra sức giết giặc Pháp cứu nước. Trứ giơ tay tuyên thệ trước vị minh quân. 
     Sau đấy, Trứ lẻn đến tòa Khâm sứ Pháp, báo tất cả bí mật của tổ chức tổng khởi nghĩa. Khâm sứ Pháp là Charles nghe báo lúc 2 giờ sáng, vội ra lịnh lính Pháp giới nghiêm, bắt bất cứ ai giờ đó còn ở ngoài đường, thu hết súng ống của lính đồn trú trong Mang Cá, các đoàn lính Pháp tuần tiểu khắp các nẻo đường. 
 
     Sáng ngày, cầm đầu quân xâm lược Pháp gồm có Đổng Lý Toà Khâm sứ là Le Folt, chánh mật thám Trung Kỳ là Sogny dẫn lính đến vây bắt vua và các chí sĩ chống giặc Pháp. 
 
     Ngày 17-5-1916, Thái Phiên, Trần Cao Vân, Nguyễn Quang Siêu, Tôn Thất Đề và một số người yêu nước khác bị thực dân Pháp đem hành quyết tại pháp trường An Hòa (Huế).
     
Cảm mộ: Thái  Phiên
 
Thái Phiên, mài miệt cứu non sông!
Mong mỏi đánh Tây, sốt sắng lòng
Hoàng đế Duy Tân, tha thiết nước
Sa cơ, nòi giống nghẹn ngào trông!
 
Nguyễn Lộc Yên


.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.