Hôm nay,  

Nền kinh tế của nước Mỹ cần gì nơi Trump?

21/11/201610:05:00(Xem: 4738)
Nền kinh tế của nước Mỹ cần gì nơi Trump?
 
Joseph E. Stiglitz
Đỗ Kim Thêm dịch
 

Chiến thắng đầy ngạc nhiên của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống tại nước Mỹ đã tạo ra một điều rất rõ ràng là nhiều người Mỹ có cảm giác mình bị bỏ rơi, đặc biệt nhất là những người Mỹ nam giới da trắng. Đó không chỉ là một cảm giác; nhiều người Mỹ đã bị thực sự bỏ rơi. Cảm giác này có thể ít được nhìn thấy rõ nét trong các dữ liệu như trong sự tức giận của họ. Như tôi đã lập luận nhiều lần, một hệ thống kinh tế không "cung ứng" được cho đa số dân chúng là một hệ thống kinh tế thất bại. Vậy Tổng thống mới đắc cử Trump nên làm gì cho hệ thống này?
 

Hơn 30 năm cuối của thế kỷ qua, các luật lệ trong hệ thống kinh tế của nước Mỹ đã được tu chỉnh theo những cách nhằm phục vụ cho một thiểu số ở thượng tầng, trong khi nó làm tổn hại cho toàn thể nền kinh tế và đặc biệt là 80% của giới hạ tầng. Trớ trêu thay cho việc thắng cử của Trump, đó là đảng Cộng Hòa mà hiện nay do Trump lãnh đạo. Đảng này thúc đẩy cho trào lưu toàn cầu hóa cực đoan và chống lại các khuôn khổ chính sách mà nó có thể đã làm giảm nhẹ đi những thương tổn liên quan đến trào lưu này. Nhưng lịch sử tạo thành vấn đề: Hiện nay, Trung Quốc và Ấn Độ hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, công nghệ đã được thăng tiến quá nhanh đến độ mà một số lượng việc làm trên toàn cầu trong lĩnh vực sản xuất đang sút giảm.

Hậu qủa là Trump không có cách nào khác để có thể mang lại cho nước Mỹ một số lượng đáng kể các công việc với lương hậu trong lĩnh vực chế biến. Trump có thể hồi phục việc sản xuất, nhưng thông qua kỷ thuật sản xuất tiên tiến sẽ có ít việc làm. Ông có thể mang lại việc làm, nhưng những công việc này sẽ có mức lương thấp, không phải là các công việc có lương cao như trong những năm 1950.

Nếu Trump nghiêm túc để giải quyết tình trạng bất bình đẳng, ông phải làm lại các luật lệ một lần nữa, trong một cách mà luật pháp phục vụ cho toàn xã hội, không chỉ dành cho những người như Trump.
 

Trình tự đầu tiên của kinh doanh là để thúc đẩy đầu tư, qua đó khôi phục sự tăng trưởng mạnh mẽ trong dài hạn. Cụ thể là Trump cần nhấn mạnh đến kinh phí cho cơ sở hạ tầng và nghiên cứu. Khi sự thành công kinh tế dựa vào canh tân công nghệ, thì thật là kinh hoàng cho một đất nước mà tỷ trọng đầu tư về nghiên cứu cơ bản chiếm dụng trong GDP hiện nay là thấp hơn so với nửa thế kỷ trước.

Cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ nâng cao doanh thu trong các đầu tư tư nhân, mà nó đang bị tụt hậu. Tạo đảm bảo tiếp cận tài chính lớn hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả những doanh nghiệp mà doanh nhân lãnh đạo là phụ nữ, nó cũng sẽ thúc đẩy cho đầu tư tư nhân. Thuế đánh trên lượng khí thải carbon sẽ tạo phúc lợi theo ba khía cạnh: có được tăng trưởng cao hơn khi các doanh nghiệp trang bị thêm để đáp ứng được các chi phí gia tăng cho khí thải carbon dioxide; có được một môi trường sạch hơn; và có được doanh thu khả dụng để tài trợ cho cơ sở hạ tầng và những nỗ lực trực tiếp nhằm thu hẹp các dị biệt trong nền kinh tế của nước Mỹ. Nhưng, với quan điểm của Trump, khi ông là một người phủ nhận vấn đề biến đổi khí hậu, ông sẽ không thể tận dụng các lợi thế của việc này (mà nó cũng có thể tạo cho thế giới khởi đầu việc áp đặt thuế quan đối với sản phẩm của Mỹ sản xuất theo các cách mà Mỹ vi phạm các lệ luật biến đổi khí hậu toàn cầu).
 

Một phương sách toàn diện cũng cần thiết để cải thiện tình trạng phân phối thu nhập của nước Mỹ, mà đó cũng là một trong những vấn đề tồi tệ nhất trong các nền kinh tế tiên tiến. Trong khi Trump đã hứa sẽ tăng lương tối thiểu, ông sẽ không thực hiện những thay đổi quan trọng khác, như tăng cường các yêu sách của công nhân để thương lượng tập thể, quyền thương thảo và giảm bớt các biện pháp bồi thường và tài trợ cho giới lãnh đạo doanh nghiệp.

Cải cách về lập quy phải vượt qua giới hạn thiệt hại mà lĩnh vực tài chính có thể gây ra và phải đảm bảo rằng ngành này là phục vụ thực sự cho xã hội.

Vào tháng Tư, Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Tổng thống Barack Obama phổ biến một bản đúc kết nhằm trình bày về trình trạng tập trung thị trường ngày càng tăng lên trong một vài lĩnh vực. Điều đó có nghĩa là ít cạnh tranh hơn và giá cả cao hơn - như vậy chắc chắn đó là một cách để giảm thu nhập thực tế khi giảm lương một cách trực tiếp. Nước Mỹ cần giải quyết những tình trạng tập trung quyền lực thị trường này, nó bao gồm các biểu hiện mới nhất trong cái gọi là nền kinh tế chia sẻ.
 

Hệ thống thuế lũy thoái của nước Mỹ - trong đó nó làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng bằng cách giúp những người giàu (nhưng không còn có ai khác) được giàu hơn - việc này cũng phải được cải cách. Một mục tiêu hiển nhiên là cần phải loại trừ các biện pháp ưu đải đặc biệt về các doanh thu tư bản và tiển lãi cổ phần. Một mục tiêu khác là phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp phải trả thuế - có lẽ bằng cách hạ thấp tỷ lệ thuế doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư và tạo việc làm ở nước Mỹ, và tăng thuế cho những doanh nghiệp nào không làm được như vậy. Tuy nhiên, Trump là người thụ hưởng chính của hệ thống này, những cam kết của Trump để theo đuổi những cải cách làm lợi cho người Mỹ bình thường là không đáng tin cậy; đó là chuyện thường lệ đối với Đảng Cộng Hòa, thuế thay đổi sẽ cho làm lợi cho phần lớn những người giàu.

Có lẽ Trump sẽ thất bại trong việc tăng cường các biện pháp bình đẳng trong cơ hội. Đảm bảo giáo dục mầm non cho tất cả và đầu tư nhiều hơn cho các trường công là chủ yếu, nếu nước Mỹ phải tránh trở thành một quốc gia phong kiến kiểu mới, một nơi mà các lợi thế và bất lợi được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng Trump đã hầu như im lặng về chủ đề này.

Khôi phục sự thịnh vượng chung sẽ đòi hỏi các chính sách mở rộng cách mua nhà và dịch vụ chăm sóc y tế với một cái giá  phải chăng và bảo đảm một chế độ hưu bổng với ít nhiều cho phù hợp nhân phẩm, và nó cho phép mọi người Mỹ, không cần cứu xét tới tài sản gia đình là bao, họ có quyền có được một loại giáo dục hậu trung học tương xứng với khả năng và sở thích. Nhưng trong khi tôi có thể nhìn thấy nơi ông Trump, một đại gia trong lĩnh vực bất động sản, hỗ trợ cho một chương trình gia cư đại chúng (với hầu hết các lợi ích sẽ đem về cho người khai dựng chương trình như chính ông ta), ông hứa bãi bỏ về luật bảo hiểm sức khoẻ Obamacare, nó sẽ làm cho hàng triệu người Mỹ không có bảo hiểm. (Ngay sau cuộc bầu cử, ông đề nghị là ông có thể thay đổi một cách thận trọng trong lĩnh vực này.)

Những vấn đề được đặt ra bởi những người Mỹ bất mãn - là kết quả từ nhiều thập niên mà không ai quan tâm - sẽ không được giải quyết một cách nhanh chóng hoặc bằng các phương cách ước lệ. Một chiến lược hữu hiệu sẽ cần phải xem xét các giải pháp độc đáo hơn, mà lợi ích của doanh nghiệp thuộc Đảng Cộng Hòa dường như không ủng hộ. Ví dụ như các cá nhân có thể được phép điều chỉnh tăng mức an sinh trong hưu bổng bằng cách đóng thêm tiền cho Qũy an sinh xã hội của họ, với sự gia tăng tương xứng trong các trợ cấp hưu bổng. Các chính sách toàn diện về gia đình và nghỉ ốm sẽ giúp cho người Mỹ đạt được một sự cân bằng giữa công việc và đời sống, làm họ ít bị căng thẳng hơn.
 

Tương tự như vậy, một biện pháp lựa chọn của chính quyền cho việc tài trợ gia cư có thể cho phép bất cứ ai đã nộp thuế đều đặn, họ có quyền trả 20% tiền ứng trước cho tiền thế chấp, cho tương xứng với khả năng của họ để trả nợ, với lãi suất cao hơn một chút mà chính phủ có thể vay và cho vay nợ. Các khoản thanh toán sẽ được chuyển qua hệ thống thuế thu nhập.

Có nhiều thay đổi kể từ khi Tổng thống Ronald Reagan bắt đầu khoét sâu trong tầng lớp trung lưu và làm lệch đi các lợi ích của tăng trưởng cho những người ở thượng tầng, và các chính sách và định chế của nước Mỹ đã không theo kịp. Từ vai trò của phụ nữ trong lực lượng lao động cho đến sự phát triển của Internet để đa dạng văn hóa ngày càng tăng, thế kỷ XXI của nước Mỹ về cơ bản là khác hẳn so với nước Mỹ trong những năm 1980.

Nếu Trump thực sự muốn giúp những người đã bị bỏ rơi, Trump phải vượt qua những trận chiến ý thức hệ của quá khứ. Chương trình nghị sự mà tôi vừa phác hoạ không chỉ về mặt kinh tế, đó là cách nuôi dưỡng một xã hội công bình, cởi mở và năng động, nó đáp ứng được các lời hứa về các giá trị đáng quý nhất của người Mỹ. Nhưng trong khi đó, bằng các cách này, có một cái gì đó khác phù hợp với những lời hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử của Trump, hoặc bằng nhiều cách khác, đó là một sự tương phản với các lời hứa.
                        

Trái bóng bằng thủy tinh thể vẫn đục của tôi cho thấy việc tu chỉnh luật pháp không phải để sửa chữa những sai lầm nghiêm trọng trong cuộc cách mạng của Reagan, nó đánh dấu một cột mốc quan trọng trên hành trình bẩn thỉu mà nó đã bỏ rơi nhiều người. Thay vào đó, các luật lệ mới sẽ làm cho tình hình tồi tệ hơn, thậm chí nó còn loại bỏ nhiều người hơn ra khỏi giấc mơ của nước Mỹ.

***

Joseph E. Stiglitz đoạt giải Nobel về Kinh tế học, Giáo sư Đại học Columbia, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Tổng thống Bill Clinton. Ông là Phó Chủ tịch và Kinh tế Trưởng của Ngân hàng Thế giới. Tác phẩm mới nhất là Rewriting the Rules of the American Economy

Nguyên tác: What America’s Economy Needs from Trump

https://www.project-syndicate.org/commentary/trump-agenda-america-economy-by-joseph-e--stiglitz-2016-11



Ý kiến bạn đọc
23/11/201617:43:40
Khách
Đúng đấy Hai lua,
Những người đã học trong trường của CS sau 75 đều dùng những từ chỉ riêng đỉnh cao trí tuệ CS mới có nhất là “đảm bảo, giản đơn, khẩn trương, khắc phục, …”
Cứ chấp dính vào lời nói của một vài người có thiên kiến thì cuối cùng cũng chỉ là nô lệ tư tưởng mà thôi. người lãnh đạo không phải là cuốn tự điển biết đi mà là người có tài biết dụng người, biết điều hành và có tư tưởng dứt khoát. Điều này Trump hơn Obama hàng trăm lần - tính từ lúc Obama được trúng cử 2008. Obama trúng cử nhờ tuổi trẻ khiến người ta hy vọng có tiềm năng, nhờ lá bài da màu, nhờ chiến tranh Iraq, nhờ đột biến tài chánh chứ không phải là kinh nghiệm hay tài năng gì vì ông chưa bao giờ điều hành một cơ quan nào, công ty nào hay business nhỏ nào dù là chỉ vài ba nhân viên. Không thấy điều này sao???
Đánh giá thấp ông Trump, và cứ tiếp tục đánh phá là chuyện của đảng ta. Tốt hơn ta nên chờ xem ông Trump giải quyết những khó khăn để lại sau 8 năm chính sách của TT DC và vực dậy đất nước như thế nào.
22/11/201607:59:18
Khách
Joseph E.Stghlistz làm việc dưới thời ông Bill Clinton là xong rồi, kinh tế Mĩ kiểu Bill này cho đến hôm nay thì ai cũng thấy, cứ mỗi ngày mỗi thêm nợ chất chồng mà Mĩ phải nợ TQ, rõ ràng viết hay viết giỏi suy nghĩ mung lung kinh khiếp lắm, nhưng là thất bại ! Với Trump là không hiệu quả !
Trump làm khác, tất nhiên Trump có những cố vấn và những chiến lược gia của ông !
Thực tế là Trump chẳng là tiến sĩ hay kinh tế gia mà Trump làm giỏi thật, giỏi rõ nét cho Trump vằ gia đình, thật đáng le lói !
Bây giờ Trump bắt tay vào việc nước, Trump thêm tay thêm chân, thêm đầu óc mới, chứ cái kiểu Stiglitz thì rõ ràng ai cũng thấy là dân Mĩ mất việc, thất nghiệp, mua đồ dổm và nợ TQ ! Chẳng ích lợi gì nếu kéo lê mãi cái bước đi của Bill Clinton và Obammm này !
Chuyện Trump là chuyện của tương lai, tha hồ đoán gìa đoán non ... cũng như trước 8/11/16, người ta cũng đoán, luôn luôn là Trump phải thất bại ! Thì với bày này cũng vậy, Trump phải thất bại thì thiên hạ mới hả dạ !
Thì cứ đóan vậy đi, thánh nhân thường đãi kẻ khù khờ !
Tôi đoắn nhé ! Trump sẽ làm TT 8 năm rất vẻ vang!
22/11/201601:04:42
Khách
Người giàu có cơm thì người nghèo mới có cháo. Bussiness có thuận lợi thì mới có khả năng tạo ra thêm nhiều việc làm. Chúng ta đang sống ở một nước tư bản, không phải trong một nước xã hội chủ nghĩa. Nếu những người giàu chán nản không thấy business còn hứng thú nữa chỉ muốn ăn hambuger thôi thì người nghèo sẽ ăn gì?
Bài viết sẽ hứng thú hơn nếu tránh dùng những chữ trong nước như đảm bảo, cung ứng, kinh phí, tăng cường, khoản thanh toán, về cơ bản...có lẽ chỉ có tui mới dị ứng mấy từ này. Xin lỗi nhé...
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau năm 1975, bộ đội Bắc Việt thường khoe với nhân dân miền Nam về kỹ thuật chiến đấu cao độ của các phi công Bắc Việt là "máy bay của ta
Trong một thông cáo báo chí phổ biến ngày hôm 3-12-2007, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Đảng Việt Tân) đã tố giác nhà cầm quyền CSVN
Theo bản tin khẩn cấp ngày hôm Thứ Hai, vào hồi 11 giờ 20 phút công an TP Sài Gòn phối hợp cùng công an quận Gò Vấp
Từ giữa năm 2006 đến cuối năm 2007, Hà Nội đã tạo được nhiều thành công trên lãnh vực thương mại và bang giao quốc tế
Theo tin của anh Huỳnh Hữu Nhiều, bào đệ TT Thích Thiện Minh thì dưới sự điều động của Trung tá CA Huỳnh Thanh Tứ, phó CA thị xã Bạc Liêu
Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, là luật pháp tối cao của quốc gia, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp đề ra chính thể của quốc gia
Trong tuần qua, dư luận thế giới đặc biệt chú ý tới phản ứng giận dữ của Chính quyền Bắc Kinh sau khi đức Đạt Lai Lạt Ma của dân tộc Tây Tạng
Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp, Việt Minh thừa cơ nước đục thả câu phục kích đám tàn quân Pháp chạy trốn sang Tầu tịch thu được nhiều súng đạn
Tôi thực sự không thoải mái khi thấy ông Scott Marciel, Phụ tá Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao đặc trách về Đông Á phát biểu trong cuộc điều trần trước Tiểu ban
Người Ý vốn nổi tiếng là có máu nghệ thuật cao, từ văn chương, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, đến âm nhạc... Ai có dịp qua Ý thăm các kho tàng nghệ thuật đều để ý
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.