Hôm nay,  

Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký (40-43)

21/11/201600:01:00(Xem: 3162)

Chú Giải

Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký

 

Nguyễn Văn Sâm
   

 

(Chuyện 40-43. Sẽ đăng tiếp)

 

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt của nhà văn nầy. In tới lui nhiều lần, năm 1914 đã in tới ngàn thứ chín. Những lần in không đề tái bản lần thứ mấy và in bao nhiêu thì phải nói là cơ man.

Tại sao quyển truyện mỏng nầy lại có sức hấp dẫn như vậy? chính là nhờ ông Trương khi viết đã đưa ra hai mục tiêu và đã làm gần như trọn vẹn

1. Giáo dục về luân lý. Người đọc cẩn thận sẽ thấy những bài học tốt cho cách ở đời, cách xử thế, ứng xử trong trạng huống cần thiết, đề phòng kẻ xấu, chớ cả tin..

2. Dùng tiếng Annam (Việt Nam) ròng. Trong toàn quyển chuyện không sự kiện làm văn chương, mặc dầu điều nầy không hẵn là xấu, mà chỉ có sự sử dụng tiếng Việt thường nhựt, với những từ ngữ của người bình dân. Người đọc đón nhận cũng vì lẽ đó.

Ngoài ra vì tác giả khéo léo cho thấy sinh hoạt của dân chúng có thể nói là cuối thế kỷ 19 nên đây là nguồn tư liệu dồi dào về những chi tiết của cuộc sống dân ta mà gần như ngày nay không thể thấy (ăn ong, ăn bánh lớ, cái chày mổ, sư làm đám, hầm bắt cọp, bắt chồn, tục mai dong, tục ở rể…).

Sách viết hơn trăm năm trước, bằng chữ của dân miền cực Nam nên chắc chắn là khó hiểu với phần đông người đọc hiện giờ. Sự chú giải những từ nầy là cần thiết nên quyển sách Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký có lý do để ra đời.

Victorville, CA, tháng 11, 2016

 blank

40. Làm tỉnh được việc, rộn không xong

 

     Có ông kia giàu có, mà nhà ở cheo leo một mình giữa cái cù lao[1]. Bữa ấy nước ròng, ăn cướp rủ nhau tới đánh, ghe nó đà áp vào tứ phía. Trong nhà bấn loạn[2] sợ đà té đái, mà ông chủ gượng làm oai, họa may nó có kiêng nó đi đi chăng, mới làm bộ kêu trẻ thức dậy thắp đèn.

     Trẻ thưa:

     _Có ăn cướp nó đà vây bốn phía.

     Ông chủ nói:

    _Vậy thì càng hay, may cha chả là (tr. 61) may! Bấy lâu nay trông cho các ảnh tới một chuyến, mà không thấy! Thôi, bay mở cửa ra hết cho khoảng khoát.

     Các bợm[3] ở dưới ghe nghe nói, thôi đà nổi ốc cùng mình[4]: Mẹ ôi! Lão nầy có khi tài lắm đây bay? Không biết cơ mưu nó làm sao mà mình dám vô... Thôi, chi bằng ta lui đi chỗ khác.

    Hè nhau chống ghe đi ráo[5].

 

41. Nước tới trôn mới nhảy

 

    Thuở ông Thượng trấn Nam Kỳ lục tỉnh, thì thiên hạ bằng yên[6]. Trộm cướp, gian giảo tịnh vô không có. Là vì người có oai lắm, người là bộ, mà tính khí cang cường, oai dõng nghiêm nhặt, binh dân ai nấy đều khiếp vía. Hễ dạy chém thì chém, không ai dám cãi lịnh. Quờn người lớn đặng tiền trảm hậu tấu.

Bữa kia người đang nghỉ trưa, mới biểu đem chém thằng kia ở phòng trà. Rồi người thức dậy, bộ buồn bực. Tới buổi ra khách, đứa tội nhơn bị án tử hồi nãy dẫn ra, mà nó lấy cái gáo múc nước kẹp dưới háng ra, nhảy cà tứng trước mặt ông ấy. Thì ổng tức cười, hỏi nó làm gì vậy? Nó mới gởi: Bẩm lịnh ông lớn, tôi nói (tr. 62) đã cùng, nước tới trôn mới nhảy, biết sao bây giờ. Thì ông lớn tha nó đi.

 

 

42. Trâu mọt chảy nước

 

     Thằng cha kia[7] nghèo, dại đặc không biết làm một cái gì hết. Nghe người ta nói nghề làm ruộng, thì khá chắc ăn. Vậy nó mới vác tiền đi coi trâu mà mua. Đi cùng xứ, tối ngày vác tiền về. Vợ nó hỏi: Chớ đi mua trâu, làm sao một ngày trọn, mà không đặng con nào hết? Nó mới nói: Trâu hiếm lắm, thiếu gì? Mà lựa không được con nào nên thân mà mua, con nào con nấy mọt ăn, chảy nước ra hết. Là vì nó ngó thấy trâu đái, nó nói trâu có mọt, chảy nước dưới bụng.

 

 

43. Trần Miên Khố Chuối

 

Thuở xưa có một anh học trò khó, tên là Trần Miên[8] Khố Chuối, con nhà khó khăn, mà hay siêng năng cần quyền[9] việc học hành, nghèo là quá đỗi nghèo, áo quần xơ xải[10] rách te rách (tr. 63) nát, vá trăm cật, lấy là chuối mà đóng khố. Theo chịu lòn học trò giàu, mà nhờ hột cơm rớt, ăn những cơm thừa cá cặn. Chúng bạn chẳng nghĩ hân hủi[11] đày đọa tất tưởi bắt quét trường, múc nước, mài mực. Tối tăm đèn dầu chẳng có, theo nhờ sáng trăng cùng là nháng đốm đốm[12] mà coi mà học, đêm ngày sôi kinh nấu sử chẳng nệ khó nhọc.

Đến buổi mở hội thi, thì chúng bạn tựu trường, anh ta cũng theo ôm trắp[13] cho chúng mà đi. Ai nói là tên học trò? Tưởng là đệ tử theo phò các thầy quần dài áo rộng. Mà nhờ hoàng thiên bất phụ độc thơ nhơn[14], phát phước thì đậu, sau được vinh vang. Còn mấy anh em bạn thì rớt hết.

Ở đời có kẻ giả dại qua ải cứ thủ phận, bèo theo bèo, sen theo sen[15], lần hồi mà trời độ vận[16] lập thân nên. Con nhà học trò cũng nên lấy đó mà bắt chước, lấy đó mà suy hai chữ thạnh suy, là đường con tạo hay đi với đời.

 

 

[1] Cù lao: Đảo nhỏ.

[2] Bấn loạn: HTC, Bối rối quá. Bộ lăng xăng, rối rắm.

[3] Các bợm: Các tên ấy, mấy thằng đó.

[4] Nổi ốc cùng mình: Sợ quá, mình mẩy nổi ốc ở chưn lông

[5] Ráo (đi): Đi hết. Vài động từ có tiếng ráo đi theo trở thành nghĩa mạnh hơn, có nghĩa hết như mua ráo, bán ráo, xài ráo, đổ ráo. Tiếng ráo đi trước danh từ có nghĩa khô: ráo nước mắt, ráo mực…

[6] Bằng yên: Thái bình, bình yên.

[7] Thằng cha kia: Người kia, chú kia. Cách nói thằng cha, con mẹ nay trở thành tiếng khinh thị thường thấy ở chợ búa.

[8] Miên: Đọc cách khác của Minh vì tránh tên của ông lớn nào đó. Trong Nam trước đây có cậu hai Miên là con của tồng đốc Phương, và thơ Cậu Hai Miên nói về nhân vật nầy.

[9] Cần quyền: Siêng năng, chịu khó.

[10] Xơ xải: HTC, Rách rã, tơi bời, tan tác.

[11] Hân hủi: Bạc đãi, ăn hiếp. Nay nói hất hủi.

[12] Nháng đốm đốm: Ánh sang chớp tắt của com đơm đớm.

[13] Trắp: Cái hộp vuông dùng chứa đồ vật ít ít. Học trò xưa có trắp để đựng sách vỡ…

[14] Hoàng thiên bất phụ độc thơ nhơn: Trời không bạc đãi người đọc sách.

[15] Bèo theo bèo, sen theo sen: giữ phận mình nghèo, không lân la đua đòi với người giàu.

[16] Trời độ vận: Nhờ trời giúp nên thành công.



..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.