Hôm nay,  

Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký (40-43)

21/11/201600:01:00(Xem: 3160)

Chú Giải

Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký

 

Nguyễn Văn Sâm
   

 

(Chuyện 40-43. Sẽ đăng tiếp)

 

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt của nhà văn nầy. In tới lui nhiều lần, năm 1914 đã in tới ngàn thứ chín. Những lần in không đề tái bản lần thứ mấy và in bao nhiêu thì phải nói là cơ man.

Tại sao quyển truyện mỏng nầy lại có sức hấp dẫn như vậy? chính là nhờ ông Trương khi viết đã đưa ra hai mục tiêu và đã làm gần như trọn vẹn

1. Giáo dục về luân lý. Người đọc cẩn thận sẽ thấy những bài học tốt cho cách ở đời, cách xử thế, ứng xử trong trạng huống cần thiết, đề phòng kẻ xấu, chớ cả tin..

2. Dùng tiếng Annam (Việt Nam) ròng. Trong toàn quyển chuyện không sự kiện làm văn chương, mặc dầu điều nầy không hẵn là xấu, mà chỉ có sự sử dụng tiếng Việt thường nhựt, với những từ ngữ của người bình dân. Người đọc đón nhận cũng vì lẽ đó.

Ngoài ra vì tác giả khéo léo cho thấy sinh hoạt của dân chúng có thể nói là cuối thế kỷ 19 nên đây là nguồn tư liệu dồi dào về những chi tiết của cuộc sống dân ta mà gần như ngày nay không thể thấy (ăn ong, ăn bánh lớ, cái chày mổ, sư làm đám, hầm bắt cọp, bắt chồn, tục mai dong, tục ở rể…).

Sách viết hơn trăm năm trước, bằng chữ của dân miền cực Nam nên chắc chắn là khó hiểu với phần đông người đọc hiện giờ. Sự chú giải những từ nầy là cần thiết nên quyển sách Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký có lý do để ra đời.

Victorville, CA, tháng 11, 2016

 blank

40. Làm tỉnh được việc, rộn không xong

 

     Có ông kia giàu có, mà nhà ở cheo leo một mình giữa cái cù lao[1]. Bữa ấy nước ròng, ăn cướp rủ nhau tới đánh, ghe nó đà áp vào tứ phía. Trong nhà bấn loạn[2] sợ đà té đái, mà ông chủ gượng làm oai, họa may nó có kiêng nó đi đi chăng, mới làm bộ kêu trẻ thức dậy thắp đèn.

     Trẻ thưa:

     _Có ăn cướp nó đà vây bốn phía.

     Ông chủ nói:

    _Vậy thì càng hay, may cha chả là (tr. 61) may! Bấy lâu nay trông cho các ảnh tới một chuyến, mà không thấy! Thôi, bay mở cửa ra hết cho khoảng khoát.

     Các bợm[3] ở dưới ghe nghe nói, thôi đà nổi ốc cùng mình[4]: Mẹ ôi! Lão nầy có khi tài lắm đây bay? Không biết cơ mưu nó làm sao mà mình dám vô... Thôi, chi bằng ta lui đi chỗ khác.

    Hè nhau chống ghe đi ráo[5].

 

41. Nước tới trôn mới nhảy

 

    Thuở ông Thượng trấn Nam Kỳ lục tỉnh, thì thiên hạ bằng yên[6]. Trộm cướp, gian giảo tịnh vô không có. Là vì người có oai lắm, người là bộ, mà tính khí cang cường, oai dõng nghiêm nhặt, binh dân ai nấy đều khiếp vía. Hễ dạy chém thì chém, không ai dám cãi lịnh. Quờn người lớn đặng tiền trảm hậu tấu.

Bữa kia người đang nghỉ trưa, mới biểu đem chém thằng kia ở phòng trà. Rồi người thức dậy, bộ buồn bực. Tới buổi ra khách, đứa tội nhơn bị án tử hồi nãy dẫn ra, mà nó lấy cái gáo múc nước kẹp dưới háng ra, nhảy cà tứng trước mặt ông ấy. Thì ổng tức cười, hỏi nó làm gì vậy? Nó mới gởi: Bẩm lịnh ông lớn, tôi nói (tr. 62) đã cùng, nước tới trôn mới nhảy, biết sao bây giờ. Thì ông lớn tha nó đi.

 

 

42. Trâu mọt chảy nước

 

     Thằng cha kia[7] nghèo, dại đặc không biết làm một cái gì hết. Nghe người ta nói nghề làm ruộng, thì khá chắc ăn. Vậy nó mới vác tiền đi coi trâu mà mua. Đi cùng xứ, tối ngày vác tiền về. Vợ nó hỏi: Chớ đi mua trâu, làm sao một ngày trọn, mà không đặng con nào hết? Nó mới nói: Trâu hiếm lắm, thiếu gì? Mà lựa không được con nào nên thân mà mua, con nào con nấy mọt ăn, chảy nước ra hết. Là vì nó ngó thấy trâu đái, nó nói trâu có mọt, chảy nước dưới bụng.

 

 

43. Trần Miên Khố Chuối

 

Thuở xưa có một anh học trò khó, tên là Trần Miên[8] Khố Chuối, con nhà khó khăn, mà hay siêng năng cần quyền[9] việc học hành, nghèo là quá đỗi nghèo, áo quần xơ xải[10] rách te rách (tr. 63) nát, vá trăm cật, lấy là chuối mà đóng khố. Theo chịu lòn học trò giàu, mà nhờ hột cơm rớt, ăn những cơm thừa cá cặn. Chúng bạn chẳng nghĩ hân hủi[11] đày đọa tất tưởi bắt quét trường, múc nước, mài mực. Tối tăm đèn dầu chẳng có, theo nhờ sáng trăng cùng là nháng đốm đốm[12] mà coi mà học, đêm ngày sôi kinh nấu sử chẳng nệ khó nhọc.

Đến buổi mở hội thi, thì chúng bạn tựu trường, anh ta cũng theo ôm trắp[13] cho chúng mà đi. Ai nói là tên học trò? Tưởng là đệ tử theo phò các thầy quần dài áo rộng. Mà nhờ hoàng thiên bất phụ độc thơ nhơn[14], phát phước thì đậu, sau được vinh vang. Còn mấy anh em bạn thì rớt hết.

Ở đời có kẻ giả dại qua ải cứ thủ phận, bèo theo bèo, sen theo sen[15], lần hồi mà trời độ vận[16] lập thân nên. Con nhà học trò cũng nên lấy đó mà bắt chước, lấy đó mà suy hai chữ thạnh suy, là đường con tạo hay đi với đời.

 

 

[1] Cù lao: Đảo nhỏ.

[2] Bấn loạn: HTC, Bối rối quá. Bộ lăng xăng, rối rắm.

[3] Các bợm: Các tên ấy, mấy thằng đó.

[4] Nổi ốc cùng mình: Sợ quá, mình mẩy nổi ốc ở chưn lông

[5] Ráo (đi): Đi hết. Vài động từ có tiếng ráo đi theo trở thành nghĩa mạnh hơn, có nghĩa hết như mua ráo, bán ráo, xài ráo, đổ ráo. Tiếng ráo đi trước danh từ có nghĩa khô: ráo nước mắt, ráo mực…

[6] Bằng yên: Thái bình, bình yên.

[7] Thằng cha kia: Người kia, chú kia. Cách nói thằng cha, con mẹ nay trở thành tiếng khinh thị thường thấy ở chợ búa.

[8] Miên: Đọc cách khác của Minh vì tránh tên của ông lớn nào đó. Trong Nam trước đây có cậu hai Miên là con của tồng đốc Phương, và thơ Cậu Hai Miên nói về nhân vật nầy.

[9] Cần quyền: Siêng năng, chịu khó.

[10] Xơ xải: HTC, Rách rã, tơi bời, tan tác.

[11] Hân hủi: Bạc đãi, ăn hiếp. Nay nói hất hủi.

[12] Nháng đốm đốm: Ánh sang chớp tắt của com đơm đớm.

[13] Trắp: Cái hộp vuông dùng chứa đồ vật ít ít. Học trò xưa có trắp để đựng sách vỡ…

[14] Hoàng thiên bất phụ độc thơ nhơn: Trời không bạc đãi người đọc sách.

[15] Bèo theo bèo, sen theo sen: giữ phận mình nghèo, không lân la đua đòi với người giàu.

[16] Trời độ vận: Nhờ trời giúp nên thành công.



..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.