Hôm nay,  

Donald Trump Thắng Lớn-Việt Nam Thua To

16/11/201613:38:00(Xem: 7276)

DONALD TRUMP THẮNG LỚN-VIỆT NAM THUA TO

Cộng Hòa Không Đủ Phiếu Xóa Obanmacare


  
Phạm Trần

  
Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11/2016 đã đẩy nhà nước Cộng sản Việt Nam, lực lượng công nhân và phong trào đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền ở cả 2 bờ Đại Dương lâm vào ngõ mù khó thở vì Hiệp định Đối tác  Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương ( Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, gọi tắt là TPP) bị coi như đã chết trước khi có hiệu lực.

Biến chuyển này xẩy  ra sau khi lãnh tụ đa số Cộng hòa tại Thượng viện, Nghị sỹ  Mitch McConnell, vào hôm 11/1/2016, đã thông báo cho Tổng thống Barack Obama biết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP-- Trans-Pacific Partnership—sẽ không được đem ra thảo luận tại khóa Quốc hội thừ 114 trong những ngày còn lại của nhiệm kỳ, kết thúc ngày 03/01/2017.

Quyết định của Quốc hội Mỹ đã đánh trúng vào  kế họach sẽ đình chỉ TPP  của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Khi vận động tranh cử, ứng cử viên Donald Trump đã chỉ trích  Hiệp định TPP không tạo ra công ăn việc làm cho dân Mỹ mà chỉ giúp cho nước khác giầu thêm.

Sau ngày bầu cử, it người ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn hy vọng ông Donald Trump sẽ thay đổi ý định bỏ TPP để  thương thuyết lại với 11 nước khác.  Hơn nữa, cũng không có dấu hiệu nào cho thấy Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát cả Thượng lẫn Hạ viện sẽ bảo vệ TPP, sản phẩm của Tổng thống Dân chủ Barack Obama.

Như vậy TPP coi như đã chết.

ẢNH HƯỞNG VỚI VIỆT NAM

Vậy ảnh hưởng của TPP tử vong đối với Việt Nam và người Việt trong và ngoài nước như thế nào  ?

Trước hết, nhà nước Cộng sản Việt Nam đã mất cơ hội làm giầu để thoát khỏi gọng kìm chính trị-kinh tế Trung Hoa.

Thứ hai, người công nhân Việt Nam đã mất hy vọng thành lập một công đòan độc lập  bảo vệ quyền lợi cho mình để thoát khỏi sự kìm kẹp của Tổng liên đòan Lao động nhà nước CSVN.

Thứ ba,  các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân tranh đấu cho dân chủ và tự do ở Việt Nam cũng lâm vào hòan cảnh tiến thối lưỡng nan vì chính quyền mới Donald Trump, ít nhất trong 2 năm đầu, sẽ  chỉ quan tâm vào việc làm giầu, dành lại ưu thế mậu dịch và tạo thế mạnh chính trị và quân sự  cho nước Mỹ hơn lo cho  quyền con người và chuyện nội bộ của nước khác. Hơn nữa cá nhân ông Trump và những người thân cận ông chưa có bất cứ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực nhân quyền và tình hình Việt Nam. Ở Châu Á, ưu tiên trước mắt của chính quyền Trump là quyền lợi kinh tế của Mỹ với  Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn.

Tình hình  bất ổn ở Biển Đông và kế họach ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở khu vực Á Châu và Thái Bình Dương cũng sẽ chịu ảnh hương gay gắt khi TPP mất chân dứng tại Úc, Brunei, Japan, Malaysia, Singapore, New Zealand và Việt Nam.   

Thứ tư, người Việt ở Mỹ, đi bầu hay không đi bầu, cũng thấy bâng khuâng vì không biết tương lai của nước Mỹ lẫn Việt Nam sẽ đi về đâu trong 4 năm tới. Liệu nước Mỹ có tránh khỏi  phân hóa, kỳ thị giữa các sắc dân,xáo trộn trật tự xã hội  vì những lời nói và quan điểm “chói tai” của ứng cử viên Donald Trump, hay nước Mỹ sẽ hòa bình và thịnh vượng với một Tổng thống Donald Trump biết kiềm chế bản tính  bất bình thường để gạn đục lấy trong ?

Như vậy là sau 7 năm vất vả thương thuyết để được ký kết ngày 4/02/2016 tại Tân Tây Lan (New Zealand), TPP đã bị bức tử bởi phe đa số Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ và chính quyền tương lai Donald Trump. Cũng thật trớ trêu là đa số Dân biểu và Nghị sỹ Cộng hòa, của Quốc hội trước ngày bầu cử 8/11/2016, đã ủng hộ TPP vì nếu được thi hành, nó sẽ tăng số hàng xuất cảng và lợi tức cho các xí nghiệp và kỹ nghệ Hoa Kỳ là những mạnh thường quân hào phóng của đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu cho thấy TPP không tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Mỹ mà chỉ làm giầu cho các Đại Công ty và giới chủ nhân. Ngược lại, sẽ giúp cho các nước hội viên khác có số lao động giá rẻ như Việt Nam có thêm công ăn việc làm  và giầu thêm lên vì hàng nhập và xuất cảng được hưởng nhiều loại thuế thấp.

TPP là tổ chức quy tụ 12 nước gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru, Mỹ và Việt Nam. Khối kinh tế này, nếu hoạt động, sẽ có trị gía 28,000 Tỷ dollars ($28 trillion dollars), chiếm lối 40% tổng sản lượng của Thế giới và là một khối kinh tế hùng mạnh có khả năng cầm chân Trung Quốc.

VIỆT NAM MẤT HẾT

Do đó, khi TPP không còn nữa thì về lĩnh vực kinh tế, Việt Nam sẽ không được hưởng mối lợi giảm khỏang  18,000 lọai thuế đánh vào hàng hoá được trao đổi giữa các quốc gia hội viên.

Tác gỉa John Boudreau  của mạng thông tin chuyên về kinh tế-tài chính  Bloomberg của Mỹ tiết lộ các chuyên gia từng phỏng đóan trong vòng 10 năm, TPP sẽ giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng nội địa lên 11 phần trăm, hay 36 tỷ dollars. Hàng xuất cảng cũng sẽ tăng 28%. Các loại hàng may mặc, giầy dép và nông-ngư phẩm cũng sẽ gia tăng để giúp Việt Nam giảm dần lệ thuộc vào Trung Quốc.

Giờ đây, khi TPP không còn nữa thì Việt Nam sẽ bị Trung Quốc khống chế mạnh hơn vì sản xuất của Việt Nam gần như hòan tòan phải lệ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Hoa.

Bằng chứng trong năm 2015, Việt Nam đã nhập siêu khỏang 32,3 tỷ dollars từ Trung Quốc, tăng 12,5% so với năm 2014, căn cứ vào báo cáo của nhà nước.

Trong khi đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, chỉ số nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là trên 14 tỷ dollars, tuy có gỉam lối 2 tỷ so với cùng thời gian năm 2015.

Nhưng hầu như tất cả các hàng tiêu dùng của người dân Việt Nam đều đến từ Trung Quốc, cả đường chính ngạch lẫn buôn lậu. Nhiều  món hàng, kể cả những thứ độc hại, chế tạo từ Trung Hoa nhưng đám con buôn bất chính  đã dán nhãn sản xuất ở Việt Nam để đánh lừa người mua mà nhà nước không kiểm soát nổi.

Đối với khối công nhân lao động, vốn bị các cán bộ của Tổng liên đòan Lao động nhà nước về hùa với chủ đầu tư nước ngoài để hưởng bổng lộc thay vì phải bênh vực cho quyền lợi của công nhân, sẽ mất cơ hội thành lập nghiệp đòan độc lập để tự bảo vệ quyền lợi cho mình theo như theo Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization)

Công ước này viết: “ Người lao động và người sử dụng lao động, không phân biệt dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải xin phép trước mà vẫn có quyền được tổ chức và gia nhập các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, với một điều kiện duy nhất là phải tuân theo điều lệ của chính tổ chức đó.” (Điều 2)

Hay: (1) “ Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền lập ra điều lệ, những quy tắc quản lý, tự do bầu các đại diện, tổ chức việc điều hành hoạt động và soạn thảo chương trình hoạt động của mình.” (2) “Các cơ quan có thẩm quyền phải tránh mọi sự can thiệp có tính chất hạn chế quyền đó, hoặc cản trở việc thi hành hợp pháp quyền đó.”

Quan trọng hơn, Điều 4 khẳng định: “ Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động không thể bị bất cứ một cơ quan hành chính nào buộc phải giải tán hoặc đình chỉ.”

Nhằm tạo sức mạnh cho quyền của người Lao động, Công ước 87 viết trong Điều 5: “Các tổ chức của người lao động và của người sử dụng lao động có quyền hợp thành các liên đoàn, tổng liên đoàn, và mọi tổ chức, liên đoàn hoặc tổng liên đoàn đó đều có quyền gia nhập đều có quyền liên kết với các tổ chức quốc tế của người lao động và người sử dụng lao động.”


Để bảo đảm sự minh bạch và công bằng giữa người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước, Điều 8 nói rõ: “ (1) Trong khi thi hành những quyền mà Công ước này đã thừa nhận cho mình, người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức tương ứng của họ, cũng như mọi người và mọi tập thể có tổ chức khác, đều phải tôn trọng pháp luật trong nước.”

Tuy nhiên trách nhiệm phải tuân thủ Luật pháp cũng buộc nhà nước phải tuân thủ quy định ở khỏan 2 trong Điều 8 viết rằng: “ (2) Pháp luật quôc gia không được có những quy định mang tính chất xâm hại, cũng như không được áp dụng với mục đích xâm hại tới những đảm bảo đã được quy định trong Công ước này.”

Giờ đây, khi TPP không còn nữa thì tuy bị thiệt hại về kinh tế nhưng chiến thắng của Donald Trump đã giúp cho nhà nước Việt Nam mỉm cười vì rũ bỏ được nỗi lo sợ phải chấp nhận một Công đòan lao động độc lập và tự do như TPP đã ấn định.

Quyết định giết TPP của Donald Trump và phe Cộng hòa đa số ở Quốc hội Mỹ cũng đã gây thất vọng rất lớn cho những nhà đấu tranh từng hy vọng TPP sẽ giúp họ nạnh dạn hơn khi đòi quyền được tự do  lập hội và hội họp và quyền được tự do trao đổi thông tin vốn đang bị kiểm soát chặt chẽ và nghiêm cấm, nếu nhà nước thấy bất lợi cho chế độ.

Họat động của các Tổ chức xã hội dân sự cũng đã mất đi một vũ khí lợi hại để gây áp lực với nhà cầm quyền Cộng sản khi đòi hỏi và đấu tranh quyền lợi cho người lao động.

Những cuộc đình công đòi quyền lợi tự phát của công nhân  trên khắp lãnh thổ như đã xẩy ra  từ trước đến nay cũng đã mất thế tựa lưng vào TPP.

PHẢN ỨNG VIỆT NAM

Vậy thì nhà nước Việt Nam đã phản ứng ra sao ?

Báo chí Việt Nam, vào ngày 11/11/2016, đã đồng loạt đưa tin Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, “quan điểm của Việt Nam trong việc phát triển thương mại với quốc tế là đều định hướng phát triển đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ.”

Ông nói:”TPP cũng chỉ là một trong những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia. Bên cạnh TPP chúng ta còn có nhiều hiệp định thương mại tự do khác đã và đang ký kết… trong trường hợp nào thì Việt Nam cũng luôn luôn sẵn sàng bởi vì hội nhập của Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào TPP, mà hội nhập là yêu cầu và động lực để phát triển trong tương lai, do vậy quan điểm của Bộ Công Thương Việt Nam là xu thế mở cửa và hội nhập của Việt Nam sẽ tiếp tục được khẳng định.”

Tuy nhiên, các báo cũng viết:”Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam có thể có những diễn biến khá phức tạp, không giống như dự đoán.” Ông nói:” Tổng thống mới của Hoa Kỳ khả năng sẽ có những động thái ảnh hưởng đến tâm lý cũng như dòng chảy của thương mại thế giới. Nhưng chúng ta phải đợi xem vì từ những thông tin, quan điểm trong vận động tranh cử đến thực thi chính sách của chính thể mới còn phải có thời gian”.

Người đứng đầu Bộ Công Thương cũng khẳng định rằng:”Việt Nam đang bơi ra biển lớn và biển khơi bằng chính sức vóc của mình chứ không đi nhờ vả.” 

Lời tuyên bố tự trấn an của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh sẽ không giúp thay đổi hậu qủa nghiêm trọng khi Việt Nam không còn TPP. Trước mắt là Việt Nam đã mất cơ hội giảm dần bị lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Tuy trong những năm gần đây Việt Nam có quan hệ kinh tế và thương mại tốt với Hoa Kỳ, Nga, Liên Hiệp Châu Âu (European Union, EU), Nhật Bản, Nam Hàn và các nước trong khối ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) nhưng không sao so với mối lợi đem lại từ 11 nước trong khối  TPP.

BỨC TƯỜNG VÀ OBAMACARE


Như vậy, nếu ông Trump chưa nhận chức mà coi như đã dẹp xong TPP thì ngược lại ông sẽ gặp nhiều khó khăn tại Quốc hội, nếu không muốn nói là bất khả kháng, khi ông muốn dẹp Obamacare như đã hứa khi tranh cử.

Lý do vì phe Cộng hòa chỉ chiếm đa số ở Hạ viện mà không có đủ 60 phiếu đa số tuyệt đối ở Thượng nghị viện 100 Nghị sỹ. Sau bầu cử 8/11/2016, Cộng hòa có 51 ghế, Dân chủ có 48 ghế, cộng thêm 1 ghế độc lập (49) luôn luôn có truyền thống bỏ phiếu với phe Dân chủ. Khi nghiêng ngửa, Phó Tổng thống đảng cầm quyền Mike Pence sẽ bỏ phiếu cho Cộng hòa  để tăng lên 52 phiếu, nhưng thu được thêm 8 phiếu của đối lập Dân chủ cho đủ 60 phiếu để loại Obamacare là điều rất khó xẩy ra, nếu không là ảo tưởng.

Vì vậy, sau cuộc họp với Tổng thống Obama tại Bạch Ốc ngày 8/11/2016, Tổng thống đặc cử Donald Trump đã cho biết sẽ duy trì 2 điều quan trọng trong Obamacare, đó là : Các hãng không được từ chối bán bảo hiểm cho người có bệnh truyền nhiễm từ trước khi mua; và,  sinh viên tiếp tục được hưởng bào hiểm sức khỏe của bô mẹ đến năm 26 tuổi.

Các chuyên gia lập pháp cho biết, ông Trump và phe Cộng hòa ở Thượng viện chỉ có thể  thông qua những thay đổi đối một số điều khỏan với Obamacare, qua thủ tục được gọi là “hòa giải” (reconciliation) kèm theo một dự luật, chẳng hạn như luật ngân sách. Thủ tục này chỉ cần cần 51 phiếu đa số ở Thượng viện.

Người ta phỏng đóan phe Cộng hòa sẽ giúp ông Trump bỏ đi khỏan mở rộng Medicaid; ngân khỏan trợ giúp chi phí bảo hiểm cho những người có lợi tức trung bình hay thấp qua nơi làm việc, nhận Medicaid và Medicare, hay khỏan luật cho phép “trừng phạt những ai không mua bảo hiểm” của chương trình Obamacare.

Nhưng để thay thế những khỏan này bằng chương trình bảo hiểm có lợi cho dân qua một Bảo hiểm sức khoẻ mới thì chính ông Trump và phe Cộng hòa lại chưa có kế họach rõ ràng.

Như vậy, tham vọng bỏ Obamacare ngay sau khi nhận chức của ông Trump đã bị thất bại, trong khi sửa đổi ra sao lại chưa rõ ràng và phải mất ít nhất 5 hay 6 tháng sau mới biết.

Có điều chắc chắn là dù bằng cách nào, quyết định về bảo hiểm sức khỏe của chính quyền Donald Trump cũng sẽ gây hoang mang không ít cho 22 triệu người Mỹ đã mua bảo hiềm Obamacare.

Về lời hứa  xây bức tường ngăn chặn dân Nam Mỹ vuợt biên giới Mexico vào Mỹ của ứng cử viên Donald Trump cũng đã bị thách thức để  thay đổi. Giờ đây các cố vấn của ông Trump và Chủ tịch đa số Cộng hòa ở Hạ viện, Paul Ryan cho biết việc xây bức tường chưa được bàn tới vào lúc này mà chỉ tăng cường kiểm soát biên giới là ưu tiên.

Hơn nữa, muốn xây tường thì phải có tiền, nhưng tiền lấy đâu ra nếu không được Quốc hội đồng ý ? Do đó, những đe dọa  xây tường của ông Trump cũng bị đảo ngược.

Duy nhất có kế họach trục xuất từ 5 đến 8 triệu cư dân bất hợp pháp  Nam Mỹ của ông Trump còn đang được bàn tán xôn xao.  Liệu ông Trump có làm nổi hay không là điều chưa ai trong đảng Cộng hòa dám qủa quyết, nếu không muốn nói ai cũng sợ sẽ có xáo trộn xã hội nguy hại cho nước Mỹ và uy tín của chinh phủ Donald Trump.

Sau cùng, đối với Thỏa hiệp kinh tế Bắc Mỹ gọi là NAFTA (North America Free Trade Agreement), giữa Mỹ, Canada và Mexico, có hiệu lực năm 1994 thời Tổng thống Bill Clinton thì ông Trump, trong tư cách Tổng thống có thể rút nước Mỹ ra khỏi NAFTA, sau khi báo trước cho Mexico và Canada 6 tháng.

Trong thời gian tranh cử, ông Trump chỉ trích NAFTA không có lợi cho Mỹ vì đã mở đường cho các Công ty Mỹ di chuyển việc làm qua Mexico để hưởng lao động rẻ mà hàng làm ra quay về Mỹ lại tránh được nhiều khỏan thuế.

Ông hứa sẽ thương thuyết lại, nhưng nói là một chuyện, làm được hay không lại là chuyện khác. Các Công ty Mỹ, tỷ dụ như hãng Ford đã đe dọa sẽ di chuyển đến các nước có chi phí công nhân rẻ ở Nam Mỹ, nếu NAFTA không còn nữa, thay vì quay về Mỹ.

Mexio và Canada cũng cho biết họ đã chuẩn bị sằn sàng để đối phó với Donald Trump/

Cuối cùng, như ta đã thấy, chỉ có Việt Nam và người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã bị thiệt thòi vì quyết định bỏ TPP của ông Donald Trump. Những ai có ý nghĩ Tổng thống Donald Trump sẽ giúp thay đổi chế độ ở Việt Nam hay giúp cho phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền lớn mạnh  thì hãy kiên nhẫn chờ xem, trong 4 năm tới, chính quyền Trump có khả năng vần nổi khối đá khổng lồ Trung Quốc ra khỏi đầu Việt Nam hay chỉ làm cho nước Việt Nam và con người Việt Nam nhỏ bé hơn  trong bàn tay của Bắc Kinh  ?. -/-


Phạm Trần

(11/016)





.

Ý kiến bạn đọc
18/11/201621:55:03
Khách
Obamacare thật ra cũng chỉ là bảo hiểm của công ty tư nhân , không phải của chính phủ ! Như United Healthcare bỏ chạy khỏi CaLi vì lỗ vốn ! Sớm muộn gì Tân Tổng Thống sẽ thay thế nó bằng loại bảo hiểm của chính phủ cho người nghèo và người già hưởng trợ cấp . Còn người khỏe mạnh không bị ép mua bảo hiểm .
18/11/201612:45:06
Khách
Obamacare tự nó sẽ crash khi các hảng insurance drop out, nguoi dùng Obamacare khó thậm chí không tìm ra bác sĩ nhận insurance này, truoc sau gì cũng phải dẹp. Tuy nhiên 12 triệu nguoi Medicare chuyển qua thêm 9 triệu enroll thì không ai dọn nổi trong một thời gian ngắn. Trump phải cần thời gian thay đổi từng bước Obamacare, nếu không muốn đảo lộn về health insurance cho 21 trieu dân Mỹ . Riêng nguoi làm hảng dù có công ty mua insurance và mình phải trả thêm cobra, nhưng giá premium cứ tăng non stop under thoi ddai Obamacare
có nguy cơ hảng sẽ drop cho công nhân ra dùng Obamare hay enroll obamacare cho công nhân khỏi bị phạt lại save cost cho hảng. Nạn nhân khi đó là chúng ta công nhán mang tiếng có healthcare hảng lo nhưng không tìm ra bác sĩ , lúc đó tự đổi qua plan tốt hơn với giá deductible và coinssurance đắt đỏ ...
17/11/201606:30:39
Khách
Một bài viết hay !

Chỉ vài ngày sau khi đắc cử, ông Trump cho biết có những điều khoản của luật Obamacare đáng giữ lại. Tháng trước, ông Trump vẫn còn tuyên bố "Obamacare là thảm họa" , và hứa hẹn kế hoạch của ông nhằm đem lại "chương trình chăm sóc sức khỏe tuyệt vời với chi phí thấp".

Phe Cộng hòa tại Quốc hội đã bỏ phiếu nhiều hơn 50 lần để bãi bỏ đạo luật này.

Khoảng 22 triệu người Mỹ sẽ không còn bảo hiểm y tế nếu đạo luật này bị bãi bỏ.
17/11/201604:51:34
Khách
Donald Trump lấy dân làm gốc, tất nhiên ông lưu ý tới chính dòng ! Dòng nào là dòng xây dựng và bảo vệ nước Mĩ ! Sống chết với nước Mĩ !
Thử hỏi dân VN ở Mĩ có phải là dòng chính hay không ?
Đồng ý có làm, có phát triển giầu có nhưng mỗi năm cả tỷ dola chuyển về VN qua ngả kiều hối ! Ngoài ra còn hội này hội nọ đồng hương, người tàn tật, cùi, cô nhi .... nói tóm đủ thứ tiền gửi về !
Dân Trug Đông, dân Mễ, dân Tàu ... tất cả đều có tiền giửi về cho quê hương hết ! Cho nên dân ngoại lai chỉ lợi dụng nước Mĩ nhiều chứ xây dựng là rất ít ! Gốc ngoại lai là như vậy !
Cho nên Trump lấy dân Mĩ làm gốc, chắc chắn ông coi dân VN chỉ là dạng lợi dụng, coi Mĩ như con bò sửa để vắt, và nó có cạn kiệt, có chết thì cũng chỉ là dân Mĩ lãnh đủ chứ còn như dân ngoại lai vẫn vô tư !
Ăn cây nào rào cây ấy, cho nên tôi thấy dân nhập cư như mình đã làm trật, cho nên hãy trách mình chứ đừng trách Trump !
Cho nên nếu cần trong tương lai Trump cúp tất cả các kiều hối thì cũng phải chịu để cho đúng tiêu chỉ American Great Again !
Obama hoàn toàn sai ! Trump là nhà cách mạng đúng cách, lấy dân tộc làm gốc ! Phải quan tâm, phải nâng đỡ, phải tạo việc làm để cái gốc này luôn phát triển mỗi ngày lớn mạnh thêm ( Kinh tế, an ninh, quân sự ).
Người csvn không tha thiết củng cố cái gốc này mà chỉ lo củng cố đảng ! Lấy đảng làm gốc và coi dân chỉ là thứ bò thứ trâu, thứ vô sản để mặc sức cho giới lãnh đạo muốn gì được nấy, thậm chí bắt chết phải chết để củng cố cho đảng này !
Tương lai Tập Cận Bình sẽ cứu dân VN, diệt đảng cs dùm và sẽ biến dân ta vào TQ hết, tất nhiên thời buổi này ông Tập không làm mạnh như ngày xưa, nhưng là thiểu số như tất cả các dân Tây Tạng, Mông Cổ, Nùng ... thì có thể ! Theo tôi là sẽ như vậy !
csvn sẽ bị tru di vì không biết lấy dân làm gốc ngay từ lúc ban đầu !
Không lấy dân làm gốc, không đồng minh, tất nhiên họ chẳng bao giờ dân chủ, sẽ ép, ép và diệt dân tối đa cho tới ngày toàn dân diệt vong, mũi tên này đang thấy cứ tiến, tiến nhanh không thấy đổi chiều !
Đàn cá lớn VN đang chảy mỗi ngày mỗi nhanh vào lờ TQ !
Thời gian và cơ hội cho VN chỉ đến ở thời Bill Clinton, tới Obama là đã quá muộn, mưộn như vậy mà csvn vẫn không làm gì khác ngoài Mác Lê làm chuẩn !
VN không thể cứu ngoài trừ một phép lạ từ trời !
17/11/201602:37:18
Khách
Việt Nam là của Tàu. Nếu có mất là Tàu mất chứ Việt nam đâu còn mà sợ mất?
17/11/201602:36:06
Khách
?????????????
==============
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu. Tiếng Việt không dấu dễ sinh ra những nhầm lẫn như thí dụ sau đây
------------------
Tai day co ban dam. Gia $100/L
------------------
VB Admin
17/11/201600:42:49
Khách
Một bài đọc đáng suy ngẫm. Cám ơn tác giả.
17/11/201600:40:21
Khách
Cũng chưa chắc TPP có lợi cho công nhân VN. Việt Cộng sẽ bị Tàu cộng
bóp cổ, đưa hàng hoá của chệt dán nhãn hiệu VN, bán qua Mỹ để được
hưởng thuế rẻ. Chắc chắn Việt cộng sẽ không dám nói "không" với chệt !
16/11/201622:42:53
Khách
Trước "Yes we can" sau như thế nào ai cũng biết.
Bây giờ "Yes we change" sau như thế nào thì có lẽ cũng thế. Not thing is changed.
Việc bầu Trump làm TT thì cũng giống như cuộc bầu cử về Brexit bên Anh quốc.
"Đừng tin vào những gì Trump nói mà hãy nhìn vào những gì Trump làm"
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ năm 2003, giá dầu thô trên thế giới bắt đầu tăng dần từ khoảng 25 Mỹ kim/thùng đến 70 Mỹ kim/thùng vào tháng 6, 2006. Hiện tại giá dầu đang giao động khoảng 60 Mỹ kim
Chỉ một việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân công du Âu châu sẽ đến Vatican gặp đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng trật lên trật xuống. Vào khoảng ngày 10/1 Hà Nội thông báo
Các lý thuyết về sự hâm nóng toàn cầu phát sinh từ cuối thế kỷ 19 do những nhà khoa học Thụy Điển trong khi quan sát sự thay đổi nhiệt độ của không khí bị ô nhiễm để rồi từ đó
Là nước thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân Việt Nam chịu nhiều đau khổ do thực dân Pháp đô hộ và giai cấp phong kiến áp bức bóc lột. Các tầng lớp nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam đang tự chui đầu vào thòng lọng cửa quyền quyền lãnh đạo bằng các giải pháp dân chủ giả tạo mà cứ nghĩ đó là cách tốt nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân
CSVN âm thầm đem tượng Hồ Chí Minh vào trong chùa, tưởng rằng để cho dân chúng thờ lạy như cúng Phật. Dân chúng Việt Nam nghĩ khác. Đồng bào nói với nhau rằng Hồ Chí Minh
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN lúc đầu lấy tên gọi là đảng CS Đông Dương) ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 đến nay đã 76 năm. Nhưng do các quan điểm sai lầm như
Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc…tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
Dù chế độ VN hiện giờ là một chế độ "pháp quyền" (chứ không phải "pháp trị" như ba tên phản động ở hải ngoại đòi), ta vẫn có thể phớt lờ đi chuyện BCT không có trong Hiến pháp vì
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.