Hôm nay,  

Đảng Dân Chủ Đã Thất bại vì sao và Cách thức Trump sẽ làm nước Mỹ Vĩ Đại như thế nào

14/11/201608:47:00(Xem: 10409)
Đảng Dân Chủ Đã Thất bại vì sao và
Cách thức Trump sẽ làm nước Mỹ Vĩ Đại như thế nào.
 
(How the Democrats failed and Trump will make America Great again by Hoang Lai, md).
 
 Trần Thúy Hạc dịch
​ 
Phần lớn trong thế kỷ 20, nước Mỹ chia ra hai đảng phái chính trị. Đảng Dân chủ đại diện cho những người lao động Mỹ trắng với khuynh hướng ủng hộ mạnh mẽ các chương trình an sinh xã hội như Medicare và Social Security. Họ cũng ủng hộ những quyền căn bản của người đi làm qua Nghiệp Đoàn và Hưu bỗng. Đảng Cộng Hòa thường đại diện cho các người giàu có muốn giảm thuế và hạn chế sự can thiệp của chính quyền. Cùng với quan điểm này họ cũng liên tục thúc đẩy việc giảm thiểu các chi tiêu công cọng cho giáo dục, các cơ sở hạ tầng, các quy định, và các loại chương trình hổ trợ xã hội.
  
Khoảng cuối thế kỷ trươc, có vài sự biến chuyển xảy ra đã làm thay đổi các sắp xếp trong hệ thống chính trị.
Trước hết là sự thay đổi về mặt dân nhập cư. Các người di dân mới đến từ Mễ Tây cơ và các nước Á châu khác nhiều hơn là dân đến từ Âu châu. Những người di dân sau này thường làm những viêc không có kỹ năng cao như giữ trẻ, hầu bàn trong tiệm ăn, làm việc trong các nông trại hay trong việc xây cất. Các công việc này nói chung giúp nền kinh tế và gia tăng tổng sản lượng quốc gia (GDP) và rõ ràng là giai cấp những người giàu có, chủ doanh nghiệp đặc biệt được hưởng lợi vì chi phí lao động phải trả được kéo xuống rất nhiều.
Những người di dân tạo sức ép, gây ra tốn kém nhiều cho chính phủ vì hút (siphon) các tài nguyên về mặt y tế và giáo dục. Giai cấp lao động Mỹ bị thiệt thòi nhiều nhất vì họ phải cạnh tranh với nhóm người mới tới sẵn sàng làm việc nhiều hơn với tiền công ít hơn. Hơn nữa, các người lao dộng Mỹ này thấy hệ thống hỗ trợ trong xã hội liên tục bị hao mòn với ít tiền hơn được dành cho giáo dục công cộng và y tế, thấy sự được bảo vệ qua Nghiệp Đoàn bị suy giảm cùng với các quyền khác của người lao động.
Khi số lượng người di dân đông đảo hơn thì ảnh hưởng chính trị của họ càng gia tăng, họ có tiếng nói mạnh hơn trong đảng Dân chủ, và đòi hỏi được đối xử tốt hơn, chẳng hạn như có con đường đi tới việc được trở thành những người nhập cư hợp pháp (the DREAM Act). Đảng Dân chủ thích ứng với cấu trúc dân cư mới bằng cách ngả theo phía những người di dân mới nên gây thiệt hại cho giai cấp lao động bản xứ.
  
Sự thay đổi thứ hai có tính cách hệ thống là việc toàn cầu hóa.
Khi nhiều quốc gia từ các đại lục khác nhau tìm cách gia tăng thuong mại, họ tạo nhiều cơ hội bóc lột vì sự bất quân bình về tài nguyên và vốn liếng đầu tư. Mễ Tây cơ và các  các nước  Á châu có thể cung cấp lao động và sản xuất hàng hóa chỉ bằng một phần nhỏ so với tiền công trả và giá thành ở Mỹ.
Buôn bán với các nước này sẽ cho phép mãi lực của người tiêu dùng Hoa Kỳ gia tăng vì được mua hàng hóa vói giá rất rẻ.Tuy nhiên, cái giá phải trả của việc thương mại này là nghành sản xuất Hoa Kỳ không thể cạnh tranh nổi với những hàng hóa nhập cảng này và các xí nghiệp sản xuất hoặc phải đóng cửa hoặc phải dọn qua những xứ đó.
  
Những người nhà doanh nghiệp tư bản giàu có được hưởng lợi về các chính sách thương mại này nhất vì họ có thể dọn các hãng xưởng của họ ra nước ngoài để có lợi nhuận tối đa. Các người Cộng Hòa coi việc  thương mại này là một nguyên tắc chính trong chính sách hay chương trình theo đuổi cùa họ.
  
Bill Clinton cổ động cho Thỏa Hiệp Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) trong năm 1994 để tăng gia thương mại với các nước vùng Bắc Mỹ. Trong khi việc Thương Mại có nhiều mặt lợi, một hậu quả lớn lao bao gồm việc mất 600,000 công việc, chủ yếu là trong các kỹ nghệ sản xuất như động cơ xe hơi, nghành sản xuất và sử dụng vải vóc và các dụng cụ. Nhiều người trong giai cấp thợ thuyền đã bị ảnh hưởng tai hại bởi NAFTA. Họ thấy tiền công bị thắt lại, nghiệp đoàn của họ mất ảnh hưởng, việc làm của họ thường khi chỉ giản dị biến mất.
  
Tự do Mậu dịch thường được xem là một nguyên tắc thuộc phe Cộng Hòa và phù hợp với các nhà đại doanh nhân giàu có, nguyên tắc này lại được hổ trợ bởi Clinton, và Obama đã cố gắng phát triễn với Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Khi tài sản ngày càng vun về và chồng chất cho giới giàu có, người lao động nhìn thấy mãi lực của họ sụt giảm cùng với sức mạnh chính trị. Họ phải làm việc nhiều hơn với tiền công thấp hơn. Việc mua nhà trở thành vô cùng khó khăn và mức độ sỡ hữu một căn nhà của những người trẻ sống trong thế kỷ này được coi là thấp nhất so với các người cùng trang lứa trong lịch sử. Song song với sự sút giảm cho việc tài trợ của chính phủ dành cho giáo dục và sự gia tăng nhanh chóng của học  phí, giai cấp lao động thợ thuyền đứng trước một tiến thoái lưỡng nan đau lòng. Họ phải chọn lựa giữa việc từ bỏ có bằng đại học, điều chắc chắn kéo theo sự mất  mát to lớn của tiềm năng thu nhập, hay phải vay mượn từ Nợ Sinh Viên (Student Loan) trong sự hy vọng sẽ có một việc làm tốt hơn, dù cái giá là chịu gánh nặng của tiền vốn và lãi xuất trong nhiều năm về sau. Bernie Sanders được hoan hô nhiệt liệt khi hứa hẹn cho giáo dục đại học miễn phí trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Trong cuộc bầu cử vưa qua, không có ứng  cử viên tổng thống nào đề cập đến hai vấn đề cơ bản về nhà ở và giáo dục đại học mọt cách thích đáng.
  
Do bởi giáo dục đại học được xem là chìa khóa cho sự thăng tiến xã hôi, nhiều người không có điều kiện theo đuổi đại học thấy rằng việc bất bình đẳng trong lợi tức đã cản trở tiềm năng của họ trong việc thành công trên đời.
Một sự phát triễn khá thú vị trong hệ thống chính trị của Mỹ là quyết định của Tối cao Pháp viện về “Citizen United” năm 2009. Phán quyết này cấm chính phủ hạn chế những chi tiêu độc lập có tính cách chính trị bởi một tổ chức không vụ lợi, điều này trên thực tế, cho phép một số lượng tiền bạc vô hạn định được phép xử dụng cho việc tranh cử. Hậu quả của phán quyết này là có vô số nguồn tài trợ từ bên ngoài đổ vào mỗi cuộc bầu cử. Các chính trị gia phải tiêu phí rất nhiều năng lực trong nỗ lực kiếm tiền tranh cử. Cả hai phía Dân chủ và Cộng Hòa đều phải yêu cầu các nhà tài trợ giàu có ủng hộ và đáp lễ họ bằng đặc ân và sự cho phép tiếp cận.Việc trao đổi này (quid pro quo) có được xem như là hối lộ hay không là vấn đề đáng tranh luận.
  
Trong khoảng 20 năm vừa qua, giai cấp lao động Mỹ thấy Đảng Dân Chủ xa rời quyền lợi của họ bằng cách chiều theo nhu cầu của các người di dân, các nhà tài phiệt và không lo đến những vấn đề cơ bản như tạo cơ hội cho giới bình dân lao động có công ăn việc làm, có khả năng mua nhà, và tìm cách kiểm soát học phí ở đại học.
Việc đảng Dân chủ thân cận với các nhà đại tài phiệt ở Wall Street sau cuộc sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã gây nên nhiều loại chuông báo động. Hillary Clinton không bao giờ phục hồi từ những tai tiếng gây ra từ những bài nói chuyện được Wall Street trả tiền. Những người Cộng Hòa cũng không khá hơn với chuyện họ liên tục đòi hỏi giảm thuế mà chỉ đem lợi cho người giàu có và họ không ngừng đòi phải cắt quỹ tài trợ của chính phủ. Trong tinh thần đó, giai cấp lao động dần dần thành một nhóm dân cư có quyền lực chính trị và đại diện chính trị ngày càng mờ nhạt. Sự phẫn nộ lớn lao trong nhóm này đã không được giới truyền thông chú ý tới. Bất cứ ai có thể nắm được các mối quan tâm này sẽ có chìa khóa vào tòa Bạch Ốc.Trump đã có thể đánh giá được sự bất bình của giới lao động và biến sức mạnh của nó thành lực lượng chính trị.
 
Đảng Cộng Hòa hiện tại bao gồm hai nhóm có những quyền lợi kinh tế/tài chánh đối nghịch.Cơ sở của đảng gồm có giai cấp lao động với các giá trị bảo thủ. Các chính trị gia Cộng Hòa thì lại thiên về các nhà tài phiệt chủ trương việc di dân hợp pháp và chính sách thương mại tự do.Trong khi các người Cộng Hòa có thể cổ động cho việc tự do thương mại, họ không thể thúc đẩy cho việc cãi cách nhập cư vì sự phản đối của các đảng viên nồng cốt.Trump nhận ra nhóm dân này và mang lại tiếng nói cho họ. Ông ta là ứng cử viên Tổng Thống duy nhất đại diện cho giai cấp lao động bằng cách cổ động chống lại việc nhập cư và chính sách tự do mậu dịch. Không có Ứng cử viên Cộng hòa hay Dân chủ nào có chương trình  tranh cử như thế. Hơn nữa, ông ta cổ động cho việc tái cấu trúc cơ cở hạ tầng trong nước, ủng hộ chương trình Medicare, Social Security và Hội Cựu Chiến Binh. Các quan điểm này thường được đề cao bởi đảng Dân chủ và bị miệt thị bởi các người giàu có hay các người Cộng Hòa chính thống. Trong tinh thần đó, Trump có thể đoàn kết giai cấp lao động và tầng lớp giàu có bằng cách hứa hẹn cung cấp sự hổ trợ cho giai cấp lao động trong khi loại bỏ nhóm người nhập cư da màu,và cho phép giảm thuế rất lớn cho tầng lớp giàu có. Những sự hứa hẹn này sẽ rất  tốn kém tiền bạc và việc này sẽ phản ảnh trong việc tăng tốc tiền nợ của liên bang.
 
Trump sẽ hoạch định việc giải quyết những vấn đề này như thế nào là một chuyện khó tiên đoán trong những tháng tới. Tuy nhiên, dựa trên những lời nói và cách hành động, thì có một số việc ông ta có lẽ sẽ thi hành.Về các người nhập cư, vấn đề đặt ra là phải giải quyết thế nào với các người nhâp cư, ai được cho vào nước Mỹ hay bị trục xuất ra khỏi nước, và ai được hưởng diện thường trú nhân. Ông ta có lẽ theo gót Obama trong việc trục xuất những kẻ người nhập cư/di trú có tội hình sự. Tuy rằng việc ông ta hứa xây bức tường biên giới Mễ tây cơ được coi như là nền móng của chiến dịch tranh cử Tổng thống, phương cách ông ta sẽ thi hành là cấm các người theo Hồi giáo nhập cảnh bằng cách rà soát cực kỳ kỹ lưỡng họ và loại bỏ con đường nhập tịch Mỹ của các người nhập cư bất hợp pháp từ Mễ Tây Cơ. Động thái này sẽ được sự hổ trợ của người ủng hộ ông ta với rất ít rủi ro chính trị. Trump có lẽ sẽ không trục xuất những gia đình đã sống ở Mỹ nhiều năm. Điều này sẽ gây giông bão dữ dội trong các phương tiện truyền thông và sẽ không được công chúng ủng hộ.
  
Quan sát việc xử lý trong chính sách đối ngoại của Trump hứng thú hơn nhiều. Dường như ông ta có một danh sách những điều yêu thích và những điều không ưa. Ông ta thích Scotland, Anh, Đức và Nga. Ông ta đã đi Mễ tây cơ và gặp Tổng thống Mễ Enrique Pena Nieto, điều này cho thấy rằng ông ta muốn làm việc với Mễ tây cơ về thương mại. Có những lời buộc tội ông ta thông đồng với Putin trong chiến dịch tranh cử. Trump có khả năng gặp gỡ Putin trong tương lai gần, gợi ý rằng ông ta sẽ giải tỏa những căng thẳng giữa Obama và Putin.và sẽ bình thường hóa mối quan hệ Mỹ - Nga. Cách thức Trump đối phó với Trung Quốc sẽ là một thử nghiệm quan trọng hơn nhiều.Trump đã cáo buộc Trung Quốc nhiều chuyện, bao gồm việc thao túng tiền tệ, và là kẻ ăn cắp vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Liệu Hoa Kỳ có khởi động một cuộc chiến tranh thương mại với Trung Hoa thật khó dự đoán vì lẽ là bên nào cũng thua trong cuộc chiến này. Trump có thể áp đặt mức thuế cao hơn trên nhiều sản phẩm Trung quốc nhập cảng vào Mỹ. Trung Quốc có thể phá vỡ các sản phẩm công nghệ như Iphone để trả đũa. Cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc không nhất thiết sẽ mang lại công ăn việc làm cho lao động Mỹ vì các việc làm này có thể chuyển tới những nơi ít tốn kém như Việt Nam, Indonesia hay Pakistan.
Tự do thương mại là vấn đề xác định phân chia nhiều người trong tầng lớp lao động với tầng lớp giàu có. Phương cách Trump đối phó với tự do thương mại sẽ tạo nên phản ứng mạnh mẽ từ các người thuộc giòng chính Cộng Hòa trong Quốc Hội.
  
Kết quả của cuộc bầu cử này sẽ tạo ra nhiều suy ngẫm từ hai đảng Dân chủ và Cộng Hòa. Người Dân chủ sẽ tự hỏi họ đã mất phiếu của tầng lớp lao động như thế nào. Đảng Dân chủ có thể chiến thắng nếu họ dành nhiều thời gian giải quyết các hậu quả tiêu cực của tự do thương mại và tập trung vào lợi ích của các gia đình lao động chẳng hạn như cải thiện cơ hội việc làm, khả năng mua nhà và học phí đại học. Mối liên hệ chặt chẽ của Đảng Dân Chủ với các tầng lớp giàu có làm mờ mắt họ trước các nhu cầu của tầng lớp lao động. Không có số tiền nào của cuộc tranh cử có thể giải quyết vấn đề đó.
Tương tự như thế đảng Cộng Hòa sẽ suy nghĩ về về cách họ giành được chiến thắng một cuộc bầu cử mà họ không xứng đáng. Đảng Cộng Hòa không giành chiến thắng dựa trên nền tảng nguyên tắc về tự do thương mại, cắt giảm thuế, và thu hẹp các chương trình xã hội. Họ đã chiến thắng bằng cách thuyết phục các tầng lớp lao động Mỹ rằng giấc mơ Mỹ có thể đạt được bằng cách phủ nhận giấc mơ của những người nhập cư.  
 
   
 
How the Democrats failed and how Trump will make America great again

by Hoang Lai
 
For a large part of the twentieth century, America was divided into two political classes. The Democrats represented the mostly white working class, and strongly supported social services such as Medicare and Social Security. Democrats supported workers' rights through unions and public pensionsThe Republicans representedthe wealthy elites who want to cut tax and limit government. Behind this stance was a constant push to minimize spending on public services such as education, infrastructure, regulations, and various social support programs. 

  
Several changes occurred toward the end of the twentieth century that brought about realignment within the political system. First has been shifting demographics. The latest immigrant arrivals have come from Mexico and Asian countries, and much fewer from Europe. The new immigrants tended to do low-skilled jobs, such as working as nannieswait-staffagricultural workersor constructionworkers. These activities in general helped the economy and increased GDP (gross domestic product), but more specifically, they benefit the wealthy elites by keeping down the cost of labor. However, these immigrants have placed significant stress on the public sector by siphoning resources in healthcare and education. The working class has the most to lose from immigration, because this class of workers has to compete with a new group of people who are willing to work more for less. In addition, the working class sees its support system constantly being eroded, with less funding for public education and healthcare, and less protection from unions, along with a decline in other workers' rights. As immigrants have been expanding their size and political power, they have a stronger voice within the Democratic party, and have been demanding better treatment, such as route to legal immigration (i.e. the DREAM Act). Democrats adjusted to the new demographics by realigning themselves with new immigrants, to the detriment of the original working class. 
  
The second change within the system was globalization. Many countries from different continents looked to each other to develop commerce, seeking opportunities to exploit from imbalances in resource and capital. Mexico and Asian countries are able to provide labor and produce consumer goods at a fraction of the costin the United States. Trading with these countries allowed US consumers to increase their purchasing power by purchasing these goods at significantly lower prices. However, the drawback of trading has been that the US manufacturing sector could not compete with these imports,and manufacturing plants had to either close down or move to those countries. The wealthy elites had the most to gain with these trading policies, as they were able to move their plants overseas to maximize profitsRepublicanconsidered trade a major principle of their platform, as did many DemocratsBill Clinton advocated for the North America Free Trade Agreement (NAFTA) in 1994 to increase trade within North American countries. While trading has many benefits, a major side effect included the loss of about 600,000 jobs, mostly in manufacturing industries such as motor vehicles, textiles, and appliances. Many people from the working class were adversely affected by NAFTA. They saw their wages suppressed, while their unions lost leverage, or their jobs simply disappeared altogether. While free trade is generally considered a Republican principle and was more traditionally aligned with the wealthy elites, it was supported by Bill Clinton, and Obama tried to expand it with the Transpacific Partnership (TPP)
  
As wealth accumulates among the elites, the working class has seen its purchasing power dissipate, along with its political power. Its members have had to work more for less wages. Home ownership became prohibitively expensive, with millennials currently having the lowest home ownership rate of their age group in history. Alongside the decrease in public funding for education came the rapid rise in tuition, with the working class facing a painful dilemma. Members of this class had to choose between forgoing a college education (which meant a tremendous loss of potential income), or borrowing student loan in the hope of landing a better job, at the expense of many years of financial burden from loan principle and interest. Bernie Sanders received a lot of fanfare for his promise of free college education during his presidential campaign. None of the presidential candidates adequately addressed the fundamental issue of affordability for housing and college education. As college degree is considered key to social advancement, many people not being able to afford college suggests that the issue of income inequality inhibits their ability to achieve their full productive potential. 
An interesting development within the political system was the Citizens United decision from the Supreme Court in 2009. This decision prohibits government restrictions of independent political expenditure by a nonprofit corporation, which resulted in enabling unlimited amounts of money to be used for campaigning. A consequence of this decision was that a flood of money came pouring in from outside sources in each election. In turn, politicians now have to spend a tremendous amount of energy and effort to raise money to run a competitive campaign. In their effort to raise money, both Democrats and Republicans have to ask wealthy donors for support in return for favors and access. Whether this form of quid pro quo is considered bribery is a matter of debate. Unsurprisingly, this cozy relationship creates the impression that politicians are more attuned to the demandsof the wealthy elites, at the expense of the working class. 
  
Over the past twenty years, the working class has seen the Democrats deviating against its interests by accommodating to immigrants, the wealthy elites, and failing to address fundamental issues such as improving job availability, housing affordability, and the rising cost of college. Democrats' closeness to the financial titans in Wall Street in the world of the post 2008 economic collapsegenerated all kinds of alarm bells. Hillary Clinton never recovered from her paid speeches to Wall Street. Republicans have been no better, with their constant push for tax cuts that only benefit the rich, and incessant demands to cut public funding. In essence, the working class appeared to be slowly becoming a demographic group with waning political power and representation. There is tremendous anger within this group that is not captured through the lens of the media. Whomever addressed those concerns would get the keys to the White House. Trump was able to appreciate the frustrations of the working class,and harness that power into a political force. 
The Republican party is now comprised of two groups with conflicting financial interests. The base is composed of the working class with conservative values. Meanwhile, Republican politicians are more aligned with wealthy elites who favor legal immigration and free trade policies. While Republicans have been able to advocate for free trade, they have not been able to push for immigration reform due to protests from their base. Trump recognized this demographic base and gave it a voice. He was the only candidate representing the working class, by advocating against immigration and free trade. None of the Republican and Democratic candidates had such a platform prior to this election in recent years. In addition, he advocated for rebuilding domestic infrastructuresupporting Medicare, Social Security, and the Veterans Affairs. These positions are usually advocated by Democrats, and are typicallscorned by the wealthy elites or mainstream RepublicansIn essence, Trump was able to unite the working class with the wealthy elites by promising to provide social support to the working class while excluding immigrants, and by allowing tremendous tax cuts for the wealthy elites. These promises will cost money, which will be reflected by accelerating the federal debt. 
  
How Trump plans to address these problems will be a source of conjecture in the upcoming months. However, based on his words and actions, there are certain steps that he will likely take. Regarding immigrants, the issues in question are what to do with illegal immigrants, who should enter or be deported, and who to legalize with residency statusTrump will likely follow Obama in aggressively deporting immigrants with a criminal history. While Trump promised a wall as a cornerstone of his campaign, a more likely approach is to ban Muslimthrough extreme vetting, and eliminate a route to citizenship for illegal immigrants from Mexico. This move will be supported by his base with very little political risk. He will likely not deport families who have lived here for many years. However, this may create a sensational firestorm within the media and may not be supported by the public. 
  
Trump's handling of foreign policy will be much more interesting to observe. He appears to have a list of favorites and dislikes. He likes Scotland, England, Germany, India,and Russia. He has traveled to Mexico and has met its president Enrique Pena Nieto, which suggests that he would like to work with Mexico on trade. There are accusations of him colluding with Putin during the presidential campaign. Trump will likely meet Putin in the near future, suggesting that he will unfreeze the tensionbetween Obama and Putin, and attempt to normalize the US - Russian relationship. How Trump deals with China will be a much more important test. Trump has accused China of many things, including currency manipulation, and of engaging in the greatest job theft in the history of the world. Whether the US will start a trade war with China is difficult to predict, given the likelihood of a lose-lose situation. Trump could impose higher tariffs on the many Chinese products that enter the US. China could disrupt technological products like Iphone as retaliation. Trade wars with China will not necessarily bring back manufacturing jobs, as they might migrate to less expensive places such as Vietnam, Indonesia, or Pakistan. 
 
The outcome of this election will spur much reflection from both Democrats and Republicans. Democrats will wonder how they lost the vote of the working class. They would have won had they spent more time addressing the adverse consequences of free trade, and focused on the interests of working families, such as improving job opportunities, housing affordability, and the cost of college tuition. Their close relationship with the wealthy elites blinded them to the needs of the working class. No amount of campaign money can solve that problem. Republicanwill likewise ponder on how they won an election that they did not deserve. They did not win based on their principle platform of free trade, tax cuts, and downsizing social programsThey won by convincing the working class that the American dream can be achieved by denying the immigrants their dream.
 

.
.

Ý kiến bạn đọc
15/11/201611:57:15
Khách
Bài viết quá đúng và khách quan. Phân tích rõ và rất công bằng cho hai phe. Trump nên phục thiện thì mới yên ổn được.
15/11/201606:55:21
Khách
Sắp sửa đây, các dư luận viên cộng sản trên các trang mạng sẽ hò reo khi thấy tên trùm đế quốc Nga sô Putin vui vẻ bắt tay Trump và Trump hớn hở ôm quàng lấy vai Putin- Putin và Trump đã khen ngợi lẫn nhau trong thời gian gần đây.

Nhưng chúng sẽ méo mặt khi thấy Trump ra lệnh còng tay xích chân 160000 người Việt di dân bất hợp pháp trục xuất ra khỏi nước Mỹ- mà trong số này có lẽ không ít là con cháu các quan chức Cộng sản Hà nội .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.