Hôm nay,  

Thảm kịch Hoa Kỳ

12/11/201613:35:00(Xem: 7296)
Thảm kịch Hoa Kỳ

Giao Chi, San Jose.  

Kính thưa quý bằng hữu và độc giá.

(Không tranh luận, không chống đối, không hận thù, chỉ đơn thuần là thông tin...)
 

1) Trong mấy ngày qua chúng tôi cũng như các bạn vẫn tiếp tục theo dõi những tin tức tiếp theo cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Đồng thời cũng đọc nhiều tranh luận giữa 2 quan điểm. Tuy nhiên  riêng phiá Việt Nam bênh vực và ca ngợi phe Cộng Hòa thường dùng những ngôn ngữ nặng nề và chụp mũ rất đáng tiếc. Trong khi đó đề tài chính hiện nay rất quan trọng không được quan tâm. Đó là trong chiến thắng của tân tổng thống Trump ông xử dụng xuất sắc chiêu bài kỳ thị và thuyết phục được những cử tri da trắng nhập cuộc. Những cuộc biểu tình hiện nay tại các đô thị đã nêu đích danh phản đối vị tổng thống kỳ thị. Nhưng đặc biệt bài báo của bỉnh bút David Remnick là tng biên tp tp chí The New Yorker chúng tôi gửi đến sau đây có tựa đề là , “An American Tragedy,” The New Yorker, November 9, 2016. do ông Nguyn Huy Hoàngchuyển ngữ rất cần được đọc qua.. Thêm vào đó cách đây hơn 20 năm nhân dịp sưu tầm tài liệu cho nghĩa trang quân đội Biên Hòa chúng tôi có lên DC thăm nghĩa trang quốc gia Hoa Kỳ và thăm các di tích của cuộc nội chiến tại VA. Chúng tôi viết bài về cuộc chiến tranh Nam Bắc. Bài báo cũng xin kèm theo Att.  Đọc đoạn tin tức này quý vị sẽ nhận ra rằng hơn trăm năm trước các tiền nhân da trắng của nước Mỹ đã nhìn thấy hiểm họa của chế đó nô lệ và tinh thần kỳ thị chủng tộc. Biết bao nhiêu thanh niên và dân chúng Hoa Kỳ đã chết vì đất nước này muốn giải quyết dứt khoát một lần ý nghĩa của nhân quyền. Từ ngày đó đến nay không một vị tổng thống nào có can đảm chủ trương kỳ thị dù là trực tiếp hay gián tiếp. Nếu còn có mầm ung thư tư tưởng này thường được dấu kín  ở từng cá nhân. Qua thế kỷ 21 lần đầu bộc lộ từ một nhà lãnh đạo. Chúng ta, dù có giấy tờ hay không, cũng là di dân, đối tượng trực tiếp của tinh thần kỳ thị. Nên biết thật rõ mọi tin tức. Phải hiểu rõ tinh thần trong sáng, tử tế và nhân đạo của dân Mỹ và chính quyền Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay đón chúng ta gần nửa thế kỷ vừa qua. Đặc biệt 10 vị tổng thống từ ông Kennedy cho đến ông Obama hiện nay, dù Dân chủ hay Cộng Hòa không một ai trong bất cứ giai đoạn nào công khai dám miệt thị đàn bà hay một sắc dân, dù là dân ở lậu.Ngôn ngữ của cảnh sát Mỹ ngay ở tòa án gọi tên các nghi can trọng tôi đều phải thưa ông. Đặc biệt những người Mỹ trắng vô cùng lịch sự và quảng đại đã vui lòng đón tiếp di dân đói khát khổ sở từ bốn phương đến Mỹ theo đúng tinh thần của tượng nữ thần Tự do ở hải cảng Nữu Ước. Nhưng ngày nay vị tân tổng thống của chúng ta đã vô tình hay cố ý tạo ra mầm kỳ thị và xây xong bức tường tinh thần chia người da trắng với di dân đủ mọi sắc tộc. Sai lầm tại hại nầy dù ông không nói ra trực tiếp nhưng đã thể hiện rõ ràng. Đọc bài báo của ông Mỹ trắng danh tiếng sau đây các bạn sẽ biết rõ. Nguyên văn bản Anh ngữ chúng tôi cũng gửi đính kèm. Trình bày vấn đề này không phải chúng tôi kêu gọi sự chống đối. Thực sự, khả năng của chúng ta rất giới hạn. Nhưng điều quan trọng hơn hết là phải hiểu rõ đâu là sự thực. Xin đừng có ảo tưởng.Việc xây dựng và hàn gắn những chia rẽ sau kỳ bầu cử là phải chấm dứt ngay các tin tức sai lạc và chửi bới trong cộng đồng. Mở rộng vòng tay thông cảm giữa các sắc dân đặc biệt là cộng đồng người Mễ bên cạnh chúng ta. Đồng thời phải hiểu rằng người Mỹ quanh ta đều là những người hiểu biết và hầu hết không chủ trương kỳ thị. Hãy bỏ lại sau lưng tinh thần đảng phái và các ý kiến xuyên tạc mâu thuẫn, Đồng thời cũng phải cảnh giác để tìm cách ngăn chặn tinh thần kỳ thị đã được chôn cất hàng trăm năm trước nay đã nẩy mầm sau kỳ bầu cử xấu xa vừa qua. Chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn hiện nay.

 

2)      Sau đây là đoạn văn trích từ bài báo chúng tôi viết về cuộc nội chiến. Toàn bài đính kèm.  Trân trọng

 Xin trích một đoạn như sau.

         Cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861. Bốn năm sau vào ngày 9 tháng 4-1865, tướng Lee của miền Nam đầu hàng tướng Grant của miền Bắc.

            Cuộc chiến tranh với hàng trăm trận đánh tại miền Đông Hoa Kỳ trong trọn vẹn 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ và hy sinh thêm vị anh hùng Mỹ quốc. Đó là tổng thống Lincoln.

            Trong trận đánh cuối cùng, quân miền Bắc chiếm được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2 tháng 4-1865. Hai ngày sau tổng thống Lincoln của Hoa Thịnh Đốn đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp theo là tướng Lee đầu hàng ngày 9 tháng 4 và vào ngày 15 tháng 4-1865, tổng thống Lincoln bị ám sát chết. Vị tổng thống thứ 16 trở thành vĩ nhân thống nhất đất nước và giải phóng nô lệ nhưng chỉ vui với chiến thắng chưa được một tuần lễ.(Xem toàn bài dính kèm..)

3) Phía dưới là bài báo lên án kỳ thị do người Mỹ viết cho tân tổng thống.

 From: Le Phuong Anh <lephunhuan@gmail.com>
 Sent: Fri, 11 Nov 2016 02:39:10 -0500 (EST)
Subject: Donald Trump: Một bi kịch Mỹ

Ngun: David Remnick, “An American Tragedy,” The New Yorker, November 9, 2016.

Biên dch: Nguyn Huy Hoàng

Vic Donald Trump đc c tng thng không khác gì mt bi kch đi vi nn cng hòa M, mt bi kch đi vi hiến pháp M, và mt chiến thng đi vi các lc lượng, trong nước và ngoài nước, ca ch nghĩa bn đa bài ngoi, chnghĩa chuyên chế, s kỳ th n gii, và phân bit chng tc. Chiến thng chn đng ca Trump, vic ông leo lên ghế tng thng, là mt s kin đáng tht vng trong lch s nước M và nn dân ch t do. Ngày 20 tháng 1 năm 2017, chúng ta s chia tay v tng thng người M gc Phi đu tiên—mt con người ca liêm chính, phm giá, và tinh thn hào sng—và chng kiến l nhm chc ca mt con người gi di đã không làm gì nhiu đ c tuyt s ng h ca các lc lượng bài ngoi và thượng tôn da trng. Không th nào phng li thi khc này vi bt c điu gì khác ngoài s ghê tm và lo lng sâu sc.

Có nhng bt hnh chc chn đang đến: mt Ti cao Pháp vin ngày càng phn đng; mt Quc hi cánh hu được cng c; mt tng thng có thái đ khinh th đi vi ph n và các nhóm thiu s, các quyn t do dân s và thc tếkhoa hc, chưa nói gì đến phép lch s đơn thun, đã được th hin nhiu ln. Trump là s thô tc vô biên, mt lãnh đo nhà nước thiếu kiến thc, người skhông ch làm các th trường tt dc mà còn gây ra ni s cho nhng người db tn thương, yếu thế, và, trên tt c, nhiu biến th “người khác” mà ông đã xúc phm nng n. Người M gc Phi khác. Người M gc Tây Ban Nha khác. Người ph n khác. Người Do thái và Hi giáo khác. Cách nhìn hy vng nht—và đó là nói quá—v s kin đau thương này là cuc bu c này và nhng năm ti s là mt bài th thách sc mnh, hoc tính mong manh, ca nhng thchế M. Nó s là mt bài th thách s nghiêm túc và quyết tâm ca chúng ta.

Đu ngày bu c, các cuc thăm dò đã cho thy có lý do đ lo ngi, nhưng cũng đem đến nhng tin tc đ ha hn cho các đng viên Dân ch  nhng tiu bang như Pennsylvania, Michigan, North Carolina, và thm chí Florida đến mc không có lý do gì đ không nghĩ đến vic ăn mng hi ngh Seneca Falls được trn vn, vic người ph n đu tiên đc c vào Nhà Trng. Chiến thng tim năng  nhng tiu bang như Georgia đã biến mt, ch hơn mt tun trước đy, vi lá thư tc trách và đy tn hi gi Quc hi ca giám đc F.B.I. v vic m li cuc điu tra ca ông và s xut hin tr li ca nhng t ng thnh hành đy tn hi như “e-mail,” “Anthony Weiner,” và “cô bé mười lăm tui.” Nhưng li thế vn nghiêng v phía Hillary Clinton.

Ngay t đu, Trump đã có v ging như mt bc biếm ha méo mó ca mi phn ánh mc nát ca cánh hu cc đoan. Vic ông đã thng thế, vic ông đã chiến thng cuc bu c này, là mt đòn choáng váng vào tinh thn; đó là mt s kin rt có th s đưa đt nước vào mt giai đon bn kinh tế, chính tr, và xã hi mà chúng ta chưa th hình dung ra. Vic đa s tương đi c tri quyết đnh sng trong thế gii phù phiếm, hn thù, kiêu ngo, gi di, và liu lĩnh ca Trump, s quay lưng ca ông đi vi các chun mc dân ch, là mt thc tế chc chn s dn đến mi hình thc suy tàn và kh cc ca đt nước.

Trong nhng ngày ti, các nhà bình lun s c gng bình thường hóa s kin này. H s c gng xoa du đc gi và khán gi bng nhng suy nghĩ v “skhôn ngoan bm sinh” và “s đng đn v bn cht” ca người M. H s đánh giá thp tính đc hi ca ch nghĩa dân tc đang hin din, quyết đnh tàn nhn là bu lên mt người đi li bng máy bay m vàng nhưng giành ghế tng thng bng lun điu dân túy kiu máu và đt. George Orwell, người can đm nht trong các nhà bình lun, đã đúng khi ch ra rng dư lun vn không khôn ngoan không khác gì con người vn không tt đp. Người ta có th hành xmt cách ngu ngc, bt cn, và t hy hoi trong s đông cũng như khi đng mt mình. Đôi khi tt c nhng gì h cn là mt nhà lãnh đo xo quyt, mt k m dân đc được nhng cơn sóng oán gin và cưỡi chúng đến mt chiến thng đa s. “Vn đ là s t do tương đi mà chúng ta hưởng li ph thuc vào dư lun,” Orwell viết trong tiu lun “Freedom of the Park.” “Lut pháp không phi là s bo h. Chính quyn làm ra lut pháp, nhưng chúng có được thc thi hay không, và cnh sát hành x thế nào, thì ph thuc vào tâm tính chung ca đt nước. Nếu nhiu người quan tâm đến t do ngôn lun thì s có t do ngôn lun, cho dù lut pháp có cm đoán; nếu dư lun trì tr, nhng nhóm thiu s gp khó khăn s b bc hi, cho dù lut pháp có tn ti đ bo v h.”

Trump trong chiến dch tranh c ca mình đã cm nhn được cm giác b tước đot và lo âu ca hàng triu c tri—đa s là c tri da trng. Và nhiu trong sh—không phi tt c, nhưng nhiu người—đã đi theo Trump bi h thy ktrình din bóng by này, tng là mt người tương đi vô danh v chính tr, mt anh h ngoài l t qung bá bn thân trong bi cnh New York nhng năm tám mươi và chín mươi, đã sn lòng đón nhn nhng oán hn ca h, căm gin ca h, cm quan ca h v mt thế gii đang âm mưu chng li li ích ca h. Vic ông là mt t phú ít được tôn trng đã không ngăn cn h, không khác gì nhiu c tri  Anh ng h Brexit đã không b ngăn cn bi ch nghĩa hoài nghi ca Boris Johnson và rt nhiu người khác. C tri đng Dân ch có l đã an tâm vi thc tế là đt nước đã phn nào phc hi đáng k, dù không đng đu, sau Đi Suy thoái—t l tht nghip gim còn 4,9%—nhưng nó đã khiến h, nó đã khiến chúng ta, đánh giá quá thp hin thc. C tri đng Dân ch cũng đã tin rng, vi vic bu lên mt tng thng người M gc Phi và s tri dy ca bình đng hôn nhân và nhng dn tương t khác, các cuc chiến tranh văn hóa đã đi đến hi kết. Trump bt đu chiến dch tranh c vi tuyên b người nhp cư Mexico là “nhng k hiếp dâm”; ông kết thúc nó bng mt qung cáo bài Do thái gi lên cuThe Protocols of the Elders of Zion; hành vi cchính ông đã nho báng phm giá và thân th ca ph n. Và, khi b ch trích vì bt kỳ điu gì, ông gt bay nó như s “đúng đn chính tr.” Chc chn mt nhân vt tàn nhn và suy đi như vy có th thành công vi mt s c tri, nhưng làm sao ông có th thng? Chc chc, Breitbart News, mt trang tin đy âm mưu him đc, không th tr thành mt ngun tin tc và ý kiến ch lưu cho hàng triu người. Vy mà Trump, vn rt có th ch khi đu chiến dch ca mình như mt n lc to dng thương hiu, sm mun đã nhn ra ông có thđi din cho và thao túng được nhng lc lượng đen ty. Vic nhng đng viên Cng hòa “truyn thng,” t George H. W. Bush đến Mitt Romney, tuyên b không ng h Trump có v ch làm sâu sc thêm s ng h tinh thn dành cho ông.

Các nhà bình lun, trong n lc bình thường hóa bi kch này, cũng s tìm cách gim nh hành đng vng v và phá hoi ca F.B.I., s can thip thâm him ca tình báo Nga, th thông hành—nhng gi đưa tin liên tc, không qua biên tp v nhng bui vn đng c tri ca ông—mà các đài truyn hình cáp đem li cho Trump, nht là trong nhng tháng đu ca chiến dch ca ông. Chúng ta sđược yêu cu tin tưởng vào s n đnh ca các th chế M, vào xu thế là ngay c nhng chính tr gia cc đoan nht cũng s tiết chế bn thân khi nhm chc. Các nhà t do ch nghĩa s b cho là t mãn, xa ri kh cc, c như th nhiu đng viên Dân ch không biết thế nào là nghèo đói, vt ln, và bt hnh. Không có lý do gì đ tin vào li phnh ph này. Không có lý do gì đ tin rng Trump và phe nhóm cng s ca ông—Chris Christie, Rudolph Giuliani, Mike Pence, và, phi, c Paul Ryan—s mun qun tr vi tư cách đng viên Cng hòa trong nhng ranh gii l nghi truyn thng. Trump không được bu lên trên nn tng ca s đng đn, công bng, ôn hòa, tha hip, và pháp quyn; mà được bu lên ch yếu trên nn tng ca s oán hn. Ch nghĩa phát xít không phi—nó không th; chúng ta không th cho phép nó—là tương lai ca chúng ta, nhưng đây chc chn là cách ch nghĩa phát xít có th khi đu.

Hilary Clinton là mng c viên thiếu sót, nhưng là mt nhà lãnh đo kiên cường, thông minh, và có năng lc, mt người không bao gi có th vượt qua hình nh ca mình trong hàng triu c tri như mt người không đáng tin và có đc quyn. Mt phn ca điu này là kết qu ca bn năng gây nghi ng c hu ca bà, phát trin trong nhiu năm sau hết v “bê bi” gi này đến v khác. Vy mà, bng cách nào đó, bt lun bà phng s công chúng nghiêm túc lâu và tn tâm thế nào, bà vn không đáng tin bng Trump, mt người gi di la gt c nhng khách hàng, các nhà đu tư, và các nhà thu ca mình; mt con người sáo rng vi vô s phát ngôn và hành vi phn ánh mt con người mang nhng phm cht thp kém—tham lam, gian di, và cung tín. Mc đ ích kca ông hiếm khi được th hin bên ngoài mt môi trường y tế lâm sàng.

Trong tám năm qua, đt nước đã sng vi Barack Obama trên cương v tng thng. Chúng ta quá thường xuyên c xem nh s phân bit chng tc và oán hn đã sôi sc dưới b mt không gian mng. Nhưng vòng lthông tin đã tan v. Trên Facebook, nhng bài viết trong nn báo chí truyn thng, da trên thc tế, trông ging ht như bài viết ca truyn thông alt-right đy thuyết âm mưu. Nhng người phát ngôn cho nhng điu không th nói ra nay tiếp c­n được mt lượng thính gi ln. Đây là cái vc du, vi rt nhiu t ng kỳ thph n, đã giúp h thp và tiêu dit Clinton. Báo chí alt-right là nơi cung cp nhng li di trá, tuyên truyn, và thuyết âm mưu không ngng mà Trump dùng làm nhiên liu cho chiến dch ca mình. Steve Bannon, mt nhân vt chcht ca Breibart, là tuyên truyn viên và nhà qun lý chiến dch ca ông.

Đó tt c là mt bc tranh m đm. Cui đêm qua, khi kết qu v t nhng bang cui cùng, mt người bn gi cho tôi đy bun bã, đy lo lng v xung đt, v chiến tranh. Sao không ri b đt nước này? Nhưng tuyt vng không phi là câu tr li. Chiến đu chng ch nghĩa chuyên chế, vch trn nhng li di trá, đu tranh mt cách t hào và quyết lit nhân danh nhng lý tưởng M—đó là nhng gì còn li đ làm. Đó là tt c nhng gì còn tn ti đ làm. 

David Remnick là tng biên tp tp chí The New Yorker t năm 1998.

  
THAM KHẢO 1:

BÀI HỌC TỪ CUỘC NỘI CHIẾN HOA KỲ

Giao Chỉ - San Jose  

 

http://toquocvietnam.org/Pics/PresUlysseGrant.jpg

http://toquocvietnam.org/Pics/RobertLEE.jpg

TT Ulysses GRANT

Tướng Robert LEE

            Một người tỵ nạn Việt Nam đến Hoa Kỳ được bảo trợ về miền Nam tiểu bang Virginia, tình cờ tìm hiểu về cuộc nội chiến gần 150 năm về trước có thể chợt thấy một vài thời điểm tương đồng với chuyện quê hương.

            Tháng 4 của Hoa Kỳ cũng là một ngày tháng đáng lưu ý của lịch sử.

            Cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861. Bốn năm sau vào ngày 9 tháng 4-1865, tướng Lee của miền Nam đầu hàng tướng Grant của miền Bắc.

            Cuộc chiến tranh với hàng trăm trận đánh tại miền Đông Hoa Kỳ trong trọn vẹn 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ và hy sinh thêm vị anh hùng Mỹ quốc. Đó là tổng thống Lincoln.

            Trong trận đánh cuối cùng, quân miền Bắc chiếm được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2 tháng 4-1865. Hai ngày sau tổng thống Lincoln của Hoa Thịnh Đốn đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp theo là tướng Lee đầu hàng ngày 9 tháng 4 và vào ngày 15 tháng 4-1865, tổng thống Lincoln bị ám sát chết.

            Vị tổng thống thứ 16 trở thành vĩ nhân thống nhất đất nước và giải phóng nô lệ nhưng chỉ vui với chiến thắng chưa được một tuần lễ.

            Đa số thính giả và độc giả của Dân Sinh cả báo lẫn đài, dù đã mang quốc tịch Mỹ nhưng vẫn nhớ về quốc tổ, về Trưng Vương và các anh hùng dân tộc Việt Nam. Có lẽ sau 30 năm tỵ nạn, di dân Lạc Hồng tại Hoa Kỳ mang quốc tịch Mỹ, chúng ta cũng cần biết thêm chút lịch sử của Hiệp Chủng Quốc với các dữ kiện căn bản của chương trình trung học.

            Số là sau chiến tranh dành độc lập, Mỹ thắng Anh trở thành Hoa Kỳ với tổng thống Washington thì tiếp theo đến trận nội chiến chia đôi Nam Bắc là một vết thương đau đớn nhất.

            Vào thời kỳ đó, nước Mỹ gồm các tiểu bang Đông Bắc có thủ đô Hoa Thịnh Đốn chủ trương giải phóng nô lệ. Tổng thống Hoa Kỳ là luật sư Lincoln tuyên bố quốc gia không thể có hai luật, một nửa có nô lệ, một nửa không.

            Quân chính phủ miền Bắc gọi là quân đội Potomac, lấy tên của dòng sông diễm lệ chạy qua thủ đô. Các tiểu bang miền Nam sống về canh nông quyết đòi giữ lại chế độ nô lệ để khai thác cho nông nghiệp. Tổng thống miền Nam là ông Davis. Thủ đô là Richmond và quân đội do tướng Lee chỉ huy được gọi là quân đội Virginia.

            Nội chiến xảy ra trong hai nhiệm kỳ của ông Lincoln từ 1861 đến 1865 với hai vị tướng chỉ huy sau cùng là tướng Ulysses S. Grant của miền Bắc và tướng Robert E. Lee của miền Nam. Tuy miền Nam với các tiểu bang ly khai cũng bầu ra một tổng thống là ông Jefferson Davis nhưng nhân vật anh hùng miền Nam là tướng Lee.

            Khi cuộc chiến Nam Bắc bùng nổ, nước Mỹ chia đôi. 11 tiểu bang miền Nam ly khai với 9 triệu dân và thêm 4 triệu dân nô lệ da đen. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ còn lại 21 tiểu bang miền Bắc với 20 triệu dân.

            Ông Robert Lee nguyên là tướng lãnh của quân đội Hoa Kỳ nhưng gốc người miền Nam. Ông đã từng là chỉ huy trưởng trường West Point.

            Tháng 4-1861 khởi chiến Nam Bắc, tướng Lee được đề nghị chỉ huy quân đội miền Bắc nhưng ông không nhận và xin từ nhiệm để về đầu quân miền Nam tại Richmond, tiểu bang Virginia. Ông nói là không thể quay lưng với nơi ông đã sinh ra và trưởng thành.

            Trong chiến tranh, ông lập được nhiều chiến công và là vị tư lệnh sau cùng của miền Nam đã quyết định đầu hàng.

            Khi thủ đô Richmond của chính phủ miền Nam bị thất thủ, các sĩ quan đề nghị rút vào rừng đánh du kích nhưng tướng Lee không chấp nhận.

            Cuộc chiến tranh tương tàn đẫm máu làm tổn hại hàng triệu sinh linh Hoa Kỳ, tan nát các đô thị miền Đông và vùng Virginia. Tất cả đã thể hiện trong tác phẩm và cuốn phim bất hủ Cuốn Theo Chiều Gió mà chúng ta đã đọc cũng như coi nhiều lần suốt thời niên thiếu.

            Ngay cho đến bây giờ, tác phẩm này vẫn còn là loại tài liệu được đem dạy ở trường học với sự say mê và hãnh diện của nhiều thế hệ Hoa Kỳ.

            Đó là những bài học gì mà chiến tranh, giết người, đốt nhà, nồi da nấu thịt đã đem lại cho thế hệ nối tiếp. Chúng tôi xin duyệt lại cùng quý vị câu chuyện hậu chiến Hoa Kỳ để so sánh với bài học chiến tranh Việt Nam.

            Trước tiên bắt đầu về câu chuyện đầu hàng. Sau chiến tranh, nước Mỹ sưu tầm và dựng lên khắp miền Đông hàng trăm viện bảo tàng. Mỗi tiểu bang ít nhất là một viện bảo tàng. Mỗi trận đánh trên trận địa xưa cũ với các di tích đều có một viện bảo tàng.

            Bằng hội họa, nhiếp ảnh, dữ kiện, thêm vào âm thanh ánh sáng người ta dựng lại lịch sử các cuộc thương thuyết, các cuộc điều binh và các trận liệt. Quân hai bên Nam Bắc, quân xanh, quân đỏ, các tướng lãnh, sĩ quan, binh sĩ và dân chúng. Những cái chết đau thương và anh hùng của cả hai bên, những mối tình bất hủ, tràn đầy hình ảnh em hậu phương, anh tiền tuyến.

            Không phải hàng trăm mà có đến hàng ngàn tác phẩm điện ảnh về chiến tranh Nam Bắc. Cả những phim vĩ đại mới ra đời trong vài năm gần đây vẫn còn hình ảnh của cuộc nội chiến ngày xưa.

            Cuộc nội chiến đau thương xưa cũ đã là niềm cảm hứng cho tinh thần nhân bản xây dựng trên tro tàn của một thời nội chiến Hoa Kỳ.

            Xin nhắc lại một lần nữa, bài học phải bắt đầu từ câu chuyện đầu hàng.

            Đúng như vậy, trong hàng trăm bảo tàng viện về Civil War của Hoa Kỳ, thì viện bảo tàng Appomattox Court House ở Virginia là nơi nổi tiếng nhất vì dựng lên ngay tại ngôi nhà tướng Lee đã đến ký văn bản đầu hàng ngày 9 tháng 4-1865.

            Tại đây, câu chuyện về vị tướng phe bại trận miền Nam lại được viết ra và hình ảnh của ông lại được chiêm ngưỡng nhiều hơn cả phe thắng trận.

            Lịch sử ghi lại rằng vào sáng ngày 9 tháng 4 cách đây 140 năm, thủ đô miền Nam là Richmond thất thủ, kỵ binh của miền Bắc cùng với 3 quân đoàn bộ binh vây hãm quân miền Nam hết đường tháo lui.

            Bộ tham mưu của tướng Lee đề nghị phân tán để giữ lực lượng đánh du kích, nhưng tướng Lee quyết định đầu hàng. Vị danh tướng của Hoa Kỳ trải qua bao nhiêu chiến thắng nhưng sau cùng vì quân số và tiếp vận bị giới hạn nên đành bất lực chấp nhận thua cuộc. Với lá thư riêng ông gửi cho tướng Grant của miền Bắc yêu cầu thu xếp buổi họp mặt.

            Ông Grant nhận được thư hết sức vui mừng và bỗng nhiên thấy hết ngay cơn bệnh nhức đầu ghê gớm hành hạ ông từ nhiều ngày qua.

            Vị tư lệnh miền Bắc ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với ông tướng tư lệnh miền Nam bại trận.

            Trưa ngày lịch sử 9 tháng 4-1865, tướng Lee và một đại tá tùy tùng cưỡi ngựa vượt qua phòng tuyến đến nơi hẹn ước. Hình ảnh ghi lại hai người đi qua đoàn quân nhạc của lính miền Bắc thổi kèn chào đón. Các sĩ quan miền Bắc đưa vị tư lệnh miền Nam vào phòng họp. Nửa giờ sau tướng Grant và đoàn tùy tùng miền Bắc đến.

            Cả hai vị tư lệnh đã biết nhau trong cuộc chiến tranh với Mễ Tây Cơ. Họ đã nhắc lại một thời bên nhau trong quá khứ. Tướng Grant sau này thú nhận là ông rất ngần ngại và thực sự hổ thẹn khi phải hỏi tướng Lee nói về quyết định đầu hàng.

            Theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, tước bỏ khí giới và quân dụng. Tự do trở về quê cũ như các dân thường. Tướng Lee đồng ý nhưng chỉ đòi hỏi một điều sau cùng là yêu cầu cho binh sĩ của ông được giữ lại lừa ngựa, vì lính miền Nam đem ngựa từ các nông trại của họ đi chiến đấu. Không phải ngựa của chính phủ như lính miền Bắc.

            Tướng Grant thỏa hiệp là sẽ không sửa chữa chính thức trên văn bản nhưng thực tế sẽ cho lệnh để lính miền Nam đem lừa ngựa về nhà mà xây dựng lại nông trại.

            Sau này khi viết về văn bản đầu hàng, lịch sử ghi rằng đây là thỏa hiệp của những người quân tử (The Gentlement Agreement). Trên các bảo tàng viện và đặc biệt là bảo tàng viện ở Appomattox Virginia có tranh sơn dầu hình tướng Lee hiên ngang quắc thước trong bộ quân phục xanh dương, tóc và râu bạc, thể hiện hình ảnh người Mỹ anh hùng không bị khuất phục dù thua trận. Toàn thể nước Mỹ hiểu rằng khi một người Mỹ bị nhục, thì dù là Mỹ miền Nam hay Mỹ miền Bắc cũng là một người Mỹ bị sỉ nhục.

            Thực vậy, 140 năm sau, chúng tôi đi thăm viện bảo tàng đầu hàng, cô Mary quản thủ cơ sở đã nói rằng dù hình ảnh của miền Nam hay miền Bắc, lịch sử không muốn ghi lại các hình ảnh xấu xa của bất cứ phe nào.

            Ở đây là nơi lưu giữ hình ảnh của các anh hùng miền Nam lẫn miền Bắc. Đặc biệt là hình ảnh của phe bại trận lại được lưu ý hơn cả phe chiến thắng. Lá cờ rách của miền Nam thua trận treo tại thủ đô Richmond bây giờ lại là bảo vật hào hùng của bảo tàng viện đầu hàng.

            Và hình tướng Lee cưỡi ngựa đi đến nơi họp mặt với đoàn quân nhạc miền Bắc chào đón. Hình tướng Lee ký tên xong ra đi được sĩ quan và binh sĩ miền Bắc tiễn đưa và vẫy tay chào.

            Bây giờ hình tượng của tướng Lee tràn ngập ở miền Nam Virginia. Câu lạc bộ Lee, bảo tàng viện Lee, Fort Lee và các đồn trại của quân đội liên bang mang tên vị tướng thua trận như là một biểu tượng anh hùng. Bởi vì người Mỹ đã thấm nhuần bài học rất Hoa Kỳ. Bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người quân tử của thời hậu chiến.

            Trong cuộc nội chiến tại nước Mỹ vào thế kỷ 18, sau cùng được thua thì cũng vẫn là nước Mỹ và người Mỹ.

            Lịch sử của Hoa Kỳ quá ngắn ngủi và đạo lý của người dân tứ chiếng như Hiệp Chủng Quốc thì vốn không thể nào sánh với lịch sử và truyền thống đặc biệt của người Việt Nam. Nhưng sao mà di sản tinh thần của cuộc nội chiến Việt Nam để lại không đẹp đẽ chút nào. Những chiến binh anh hùng và đẹp đẽ nhất của miền Nam phải tập trung vào các trại khổ sai. Vợ con bị xua đuổi lên rừng làm kinh tế mới. Cả miền Nam bị làm nhục.

            Đã vậy, câu chuyện vẫn chưa xong. Qua bài học thứ hai, chúng tôi xin kể thêm về vấn đề nghĩa trang và mộ phần của các liệt sĩ phe chiến bại tại Hoa Kỳ.

            Tại nước Mỹ có một nghĩa trang quốc gia nổi tiếng khắp thế giới. Đó là nghĩa trang Arlington. Đây là nghĩa trang chính thức của liên bang Hoa Kỳ, của người miền Bắc trong trận chiến Bắc Nam.

            Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang miền Nam có hàng ngàn nghĩa trang lớn nhỏ chôn cất tử sĩ của phe bại trận và trên đó luôn luôn có lá cờ gạch chéo đã một thời tung hoành trên chiến trường.

            Ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, hoàn toàn không có tù binh, không có cải tạo tập trung, ai về nhà đó, cùng xây dựng lại quê hương.

            Nghĩa trang bên nào bên đó tự lo lấy, xấu đẹp tùy sức. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ngay tại nghĩa trang quốc gia của phe miền Bắc ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn có một khu chôn cất tử sĩ miền Nam với tượng đài gọi là Confederate Memorial.

            Cũng phải nói rằng, thực sự sau nội chiến, dư vị cay đắng giữa Nam Bắc Hoa Kỳ vẫn còn nhiều. Dễ gì mà trút bỏ hận thù ngay sau khi hai bên chết cả gần một triệu người mà một số lớn đã giết nhau khi giáp mặt bằng gươm dao. Hai phe cùng đốt nhà của nhau và cùng tàn phá đô thị và nông trại, đôi khi có cả những hành động dã man như hãm hiếp và tàn sát trẻ em. Cuộc chiến nào mà không có những lần quá độ.

            Tuy nhiên, sau chiến tranh Nam Bắc, Hoa Kỳ lại xảy ra chiến tranh với Mễ Tây Cơ nên hai miền hận thù có dịp gần nhau và hàn gắn lại mối thương đau.

            Năm 1900 tức là hơn 40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hòa giải dân tộc và năm 1901 thì các liệt sĩ miền Nam được cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section. Tổng cộng gần 500 mộ phần quây tròn chung quanh một tượng đài do nhà tạc tượng danh tiếng là điêu khắc gia Moses Ezekiel thực hiện.

            Trên đỉnh của chân bệ hình vòng cung như nóc Tòa Quốc Hội là hình tượng cao 32 feet của một thiếu phụ tượng trưng cho miền Nam. Đây là hình ảnh bà mẹ của phe bại trận đã có con trai hy sinh cho cuộc chiến. Phía dưới là bài thơ đại ý như sau:

            “Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ.

            Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc.

            Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu.

            Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ.

            Những người nằm ở đây đã hiểu rõ

            là họ trải qua gian khổ, đã hy sinh

            đã liều thân và sau cùng đã chết.”

            Đó là câu chuyện về các tử sĩ của phe thua trận tại Hoa Kỳ.

            Cũng chẳng khác gì vần thơ bất hủ của Thanh Nam dành cho Nghĩa Trang Quân Đội miền Nam tại Biên Hòa.

            ... Ta như người lính vừa thua trận

            Nằm giữa sa trường nát gió mưa

            Khép mắt cố quên đời chiến sĩ

            Làm thân cây cỏ gục ven bờ

            Chợt nghe từ đáy hồn thương tích

            Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa...

*          *          *

            Vậy thì câu chuyện mộ phần của phe thua trận của Việt Nam thì ra sao? Chuyện Nghĩa Trang Quân Đội VNCH tại Biên Hòa mà chúng tôi đã có dịp giãi bày.

            Chúng tôi có một ông bạn làm thông dịch viên cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn có dịp hướng dẫn cho các nhân viên cao cấp của Hà Nội đến Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Tôi vẫn thường bảo rằng ông nên dẫn khách lúc rảnh rỗi đi thăm bảo tàng viện “Đầu hàng” và nghĩa trang phe thua trận ở Arlington.

            Nơi đó thường dạy chúng ta bài học làm người văn minh.

            Xem lại lịch sử, chiến cuộc Nam Bắc Hoa Kỳ trong 4 năm rất khốc liệt, máu lửa và ghê gớm vô cùng.

            Trong một thời gian ngắn các trận đánh dồn dập, các đô thị bốc cháy lửa cao ngút trời. Cũng tản cư, cũng loạn lạc và chiến tranh để lại các cánh đồng toàn xác chết trong các trận giáp lá cà, đâm chém nhau mặt đối mặt.

            Nhưng rồi vết thương nào cũng phải được hàn gắn. Nước Mỹ đã có những bước ngoạn mục đầy màu sắc văn minh ngay từ khi chiến tranh chấm dứt để chấp nhận và tôn trọng người bại trận như những anh hùng. Phải chi những tướng lãnh vị quốc vong thân của Việt Nam như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai của quân đội Việt Nam Cộng Hòa mà hành xử như thế trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ thì sẽ được phe thù nghịch tại Hoa Thịnh Đốn tôn vinh biết chừng nào.

            Trong chiến tranh và hậu chiến luôn luôn cần có các nhà lãnh đạo, các tướng lãnh quân tử. Và nhà lãnh đạo quân tử là phải biết xưng tụng các bậc anh hùng trong hàng ngũ kẻ thù, biết nâng người xuống ngựa và biết tôn trọng các tử sĩ của hàng ngũ đối nghịch.

            Chúng tôi viết lại câu chuyện nội chiến Hoa Kỳ để tặng cho nhà cầm quyền Hà Nội, nhân dịp ông thủ tướng Việt Nam đến Hoa Kỳ. Ông có thể nhận được viện trợ của Mỹ từ Bill Gate ở Seattle, của George Bush ở White House nhưng bài học để trở thành con người văn minh ông thủ tướng phải tìm ở nơi khác.

            Đó là viện bảo tàng đầu hàng và nghĩa trang phe bại trận miền Nam tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Nước Mỹ ngày nay còn hùng mạnh bởi vì biết tôn trọng giá trị của phe đối nghịch.

            Sống làm người dù ở hoàn cảnh nào, cũng không bao giờ muộn để học làm người quân tử. Và về phần chúng ta trong những mối đau thương của những người bại trận, niềm đau thương nhất là ta đã bị đánh bại bởi những người không có khả năng quản trị đất nước, và thiếu bản chất quân tử.

            Nhưng ta vẫn còn có thể sẽ đem xuống nấm mồ những ước mơ lạc quan. Trăm năm sau vào một ngày nào đó, các anh hùng của miền Nam sẽ được thế hệ con cháu Việt Nam cải táng vào Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Con cháu người di dân có thể đem hài cốt chiến sĩ VNCH ở bốn phương trời về yên nghỉ với chiến hữu ở quê nhà. Các du khách gốc Việt sẽ xuống thăm Cần Thơ, Dinh Tư Lệnh, Quân đoàn 4 của ông Nguyễn Khoa Nam ngày xưa đã trở thành bảo tàng viện của miền Nam. Du khách sẽ đứng trên cái ban công mà tướng Nam đã đứng lần cuối vào sáng 1 tháng 5-1975, nhìn ra đại lộ Hòa Bình. Người hướng dẫn sẽ chỉ cho khách du lịch nơi ông tướng đã tự vẫn. Trong ngôi nhà này, người ta đã sưu tầm tất cả các vật dụng cũ của người xưa với niềm tôn kính.

            Trước khi chết, tổng thống Lincoln đã nói: “Người ta có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không ai bỏ được lịch sử. Trước sau gì, lịch sử của bậc anh hùng sẽ phải được dựng lại ở chính nơi mà những con người vĩ đại đã ngã xuống.”

            Trong trận chiến tranh Nam Bắc Việt Nam, nơi một anh hùng ngã xuống là Cần Thơ. Tên người anh hùng đó là Nguyễn Khoa Nam. Ông là tướng Lee của miền Nam, ông là mặt trời tháng 4 của Việt Nam.

            Lịch sử của 70 năm cách mạng của cộng sản miền Bắc Việt Nam không có ai sánh bằng. Với ba tiếng chuông thỉnh Phật và một phát súng vào đầu, Nguyễn Khoa Nam đã thể hiện cái dũng của một thánh nhân.

            Trong thời kỳ nội chiến, tướng Lee của miền Nam Hoa Kỳ đã may mắn gặp được tướng Grant của miền Bắc. Người đã ngần ngại khi phải hỏi ông Lee về việc đầu hàng. Nhưng cả trăm danh tướng miền Bắc Việt Nam không có ông tướng nào đóng được vai trò của tướng Grant của Hoa Kỳ.

            Cuộc chiến đã 30 năm qua, mà bây giờ những người Việt Nam chiến thắng vẫn chưa biết cách đối xử tử tế với các tử sĩ miền Nam.

            Đó thật là điều bất hạnh cho Việt Nam.

  
THAM KHẢO 2:

 Ku Klux Klan plans on holding public “victory march” to celebrate Trump’s victory in presidential election      

18:55, 11 November 2016

8

1

0

https://ci3.googleusercontent.com/proxy/rz5ql94t0hV3uOf2nITO6MPvrxby8TU7KT-i-Sni7ilujKYQZd0IcRIio6RnJoTap-hnGjHmAmaO8ODUTP_6QqW8hY319vumeJK5nY2oP0Nh=s0-d-e1-ft#http://img.112.international/original/2016/11/11/257685.jpg

NPR

American radical right organization Ku Klux Klan announced parade in North Carolina on the occasion of Donald Trump’s victory in presidential election, Independent reports.

The Pelham-based Loyal White Knights of the Ku Klux Klan announced the 3 December on their website, although they did not mention the time or location.

Earlier, official Ku Klux Klan newspaper The Crusader published an article “Make America Great Again”, in which the organization approved Donald Trump as a president. However, at his election headquarters they condemned “hatred in any manifestations” and emphasized that views of the author of the article "do not reflect the views of tens of millions of Americans supporting Trump."

Ku Klux Klan is a radical right organization in the USA, supporting such ideas as white supremacy, white Nazism.

.

Giao Chi San Jose.   giaochi12@gmail.com  (408) 316 8393

 blank blank blank blank blank blank blank

Giao Chỉ, SanJose City, VietMuseum, Book 1, 2 đã phổ biến, sẽ in 3, 4, 5 đến 12.

Một cuốn $10 Mua sách ghi IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121

Lịch sử ngàn người viết, tác giả ghi chép lại, giữ sách là giữ lửa cho mai sau.












.

Ý kiến bạn đọc
14/11/201601:13:10
Khách
Thiệt chưa thấy bài viết nào tào lao như bài này: chủ đề mập mờ, hành văn lượm thượm, lý luận nhập nhằng. Mở đầu, tác giả phê phán Trump kỳ thị thiểu số, ngược đãi di dân. Sau đó trộn chiến tranh nam bắc Mỹ với một bài viết của David Remnick (bộ chủ bút của một tạp chí lớn là tin được sao?), cuối cùng kéo cả anh hùng N. K. Nam vào. Nếu đi học mà viết như vậy rớt là cái chắc, không biết sao được đăng trên tờ báo uy tín này! Muốn bênh ai chửi ai cũng được, nhưng nên nhớ đừng bao giờ đánh đồng tị nạn VN chúng tôi ngày xưa với di dân Mễ hay Trung Đông bây giờ.
13/11/201606:16:29
Khách
Thật là tào lao và quá bi quan về nước Mỹ. Thất vọng toàn tập tác giả. Bài viết nhuốm mùi cộng sản.
13/11/201605:35:08
Khách
Mọi người nên đọc những bài viết này. Đây là sự thật không thể bẻ cong được. Đáng trách cho số người không muốn hiểu sự thật nên ra sức ăn nói thô tục hòng thỏa sức làm chí phèo. Chỉ tiếc cho những người tốt bụng mà phải nghe những lời nói thô thiển làm phân tâm không nhận ra lẽ phải.
13/11/201602:57:01
Khách
Trong tác phẩm La mort du Viet Nam, tác giả Vanuxem ghi lại câu chuyện của bác sĩ Vincent, một bác sĩ Pháp trong nhóm Bác Sĩ Không Biên Giới có mặt tại Vũng Tàu cuối tháng 4-1975: Tại một bệnh viện dân sự, vị bác sĩ tiếp nhận 80 người bị thương gồm cả binh sĩ miền Nam lẫn dân chúng. Khi quân Bắc Việt tiến vào, vị bác sĩ được lệnh ngưng tức khắc việc điều trị bệnh nhân. Kế tiếp, lại có lệnh chuyển hết bệnh nhân khỏi bệnh viện. Bác sĩ Vincent đang chưa biết giải quyết ra sao thì viên chỉ huy Bắc Việt lên tiếng: “Chúng tôi đã có cách” . Dứt lời, y rút súng kê vào đầu người bị thương đang nằm ngay bên cạnh bóp cò. Bác sĩ Vincent la lên phản đối thì lập tức bị lôi đi và tiếng súng tiếp tục nổ trong các phòng bệnh viện. 80 bệnh nhân biến tức khắc thành các xác chết.
13/11/201602:53:06
Khách
" Hai Hình Ảnh- Một Cuộc Đời “ – Đoàn Trọng Hiếu : … quang cảnh trong Tổng Y Viện Cộng Hoà xáo động thê thảm. Những bọn người hung bạo với súng AK kéo vào Quân Y Viện lùng sục, đuổi xua các thương binh đang nằm điều trị. Nhiều tràng đạn AK vang lên. Bọn xâm lược nổ súng bắn đe dọa. Nhiều tên la hét:

– Ðm chúng mày có cút ra ngay không? Chúng ông bắn chết cả lũ bây giờ.

Nhiều thương binh Việt Nam Cộng Hòa vừa mới giải phẫu hôm qua hay vài ngày trước đó còn đang mê man trong phòng hồi sinh đã bị lật nhào xuống sàn:

– Ðm, thằng này mày ngoan cố hả? Ði ra ngay! Cút!

Toàn là giọng Bắc, giọng miền Bắc Cộng Sản, nghe khô khốc như những tràng AK được chúng bắn để thị uy. Tiếng rên la vì đau đớn, tiếng ơi ới gọi nhau tìm sự giúp đỡ của những người đồng cảnh ngộ vang lên khắp nơi. Từng toán thương binh kẻ lê, người lết kéo nhau đi ra trong nỗi hoang mang lo sợ tột cùng. Có người không chịu nổi đau đã chết ngay khi vừa bò ra tới gần cổng bệnh viện. Máu mủ bông băng loang lổ đầy trên mặt đường.

Ra đến cổng chính của Tổng Y Viện Cộng Hoà, một hình ảnh thật thương tâm đập vào mắt Dương. Hàng ngàn anh em thương binh nằm la liệt trên lề đường hoang mang không biết phải làm gì, đi đâu, về đâu trong tình trạng khốn khổ như thế này? Nhưng một hình ảnh thật vô cùng cảm động là cảnh những người dân chung quanh Tổng Y Viện đến dìu cõng những anh em không đi nổi, săn sóc băng bó lại vết thương cho những anh em đang chảy máu, uỷ lạo tinh thần an hem qua những ly nước điếu thuốc, dốc những đồng tiền cuối cùng để anh em có chút tiền đón xe về quê.
13/11/201602:35:18
Khách
đãng cộng hòa đã bán đứng miền nam cho cộng sản
13/11/201601:43:28
Khách
?????????????
==============
Vui lòng viết tiếng Việt có dấu. Tiếng Việt không dấu dễ sinh ra những nhầm lẫn như thí dụ sau đây
------------------
Tai day co ban dam. Gia $100/L
------------------
VB Admin
13/11/201601:24:25
Khách
Quá hay tác giả Giao Chỉ ơi. Đọc bài này, kẻ hậu sinh mở mang thêm kiến thức, trái tim và tình người. Rất rõ khi thấy sự kỳ thị bắt đầu vì Facebook của cháu, rất nhiều nguòi Mỹ tham gia bình luận mang đầy tính hằn học, lỗ mãng, và kỳ thị chủng tộc cho dù cũng có những người bạn Mỹ tốt và có tính nhân bản. Nhưng con số người tốt đó nhỏ hơn con số của kẻ xấu đua nhau ca tụng Trump như giáo chủ của họ.
13/11/201601:00:09
Khách
Game over. Trump sẽ là president. Get over it. Mọi chuyện các bác lo bò trắng răng, đã có quốc hội làm việc . Mỗi rally của Trump đông gấp 20, 30 lần số người tham dự ở các tiểu bang key states so với Clinton. Bà thảm thương phải kéo ca sĩ Mỹ làm rình rang mà không đông khách bằng. Mainstream media không đưa tin trung thực, nguỵ tạo cái poll làm các voters cho Hillary ôm hy vọng trong giấc mơ dài, khi ngã ngữa thì bày trò quậy phá ...
Trump represents for the changes that Americans need, but the changes come from all of us, not only from Trump. Give him a chance.
13/11/201600:52:59
Khách
Tốt nhất là tác giả Giao Chi đừng đưa màu da ra lúc này vì vô tình chúng ta khơi hố chia rẽ !
Tại sao Trump thắng ?
Việt Nam có câu - Mồ cha không khóc đi khóc ụ mối !
Một câu khác nhé - Đừng mang món ăn trên bàn của con cái vất cho loài chó !
Obama - Hillary đã làm trật, nên lãnh hậu quả !
Hillary đáng lẽ phải lấy dân làm gốc mà đã làm trật, lấy dân ngọai làm gốc là sai !
Xin đừng đem màu da ra làm gì, vô tình khơi lại viết thương !
Vài lời góp ý cùng tác giả chứ không dám phê bình. Hơn nữa tác giả viết dài quá cũng chưa đọc, nhưng sẽ dọc !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ở Việt Nam, năm 2006 ghi nhận hai sự kiện quan trọng nổi bật. Một là, Việt Nam được gia nhập WTO. Hai là, tổng thống Hoa Kỳ George Bush sang thăm Việt Nam nhân Hội nghị APEC 14
Sáng nay tiết trời Hà nội lạnh, không khí bị phủ một lớp sương mờ, không có ánh mặt trời. Ngày đầu tiên của năm 2007
Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của
Thời gian thắm thoát trôi, mới đó mà đã 22 năm kể từ ngày các Anh vĩnh viễn ra đi. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại có rất nhiều đổi thay, nhưng các anh nào có biết! Hôm nay nhân ngày giỗ
tôi mong là từ năm nay, Hà Nội nên có chính sách văn minh hơn với người dân của mình. Đó là bình thường hóa quan hệ với người Việt Nam chứ đừng chỉ có sợ người ngoại quốc...
Gerald R. Ford, tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ, lên nắm quyền sau khi Tổng Thống Richard Nixon&nbsp;
Tổng thống Ford là một người tử tế. Nhưng thiếu mưu mô... Trong một số báo đầu năm, chúng ta nên nói về chuyện tử tế. Không có gì tử tế hơn là nói về nhân vật đang được quốc táng
Căn cứ Khe Sanh nằm lọt giữa một thung lũng, các ngọn đồi bao bọc chung quanh, do đó đây không hẳn là một vị trí có thể quan sát bao quát hết các vị trí địch.
Vấn đề dự án xây Chùa Quan Âm tại Garden Grove đã trở thành một đề tài được đề cập đến
Sau tang lễ của Tổng thống Gerald Ford, Quốc hội mới của Hoa Kỳ bị quăng lên đùi một miếng thịt không ai muốn nhá. Thịt của súc vật được sản sinh theo lối sao bản vô tính hay nhân bản vô sinh
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.