Hôm nay,  

Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký (7-10)

27/10/201600:01:00(Xem: 4075)
Chú Giải
Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký

 

Nguyễn Văn Sâm

(Chuyện 7, 8, 9, 10, sẽ đăng từ từ tiếp theo)

  

C:\Users\Admin\AppData\Local\Temp\Temp1_ChuyenDoiXua (1).zip\ChuyenDoiXua\#_Page_005.jpgC:\Users\Admin\AppData\Local\Temp\Temp2_ChuyenDoiXua (1).zip\ChuyenDoiXua\#_Page_009.jpg

.

(Hình trang đầu quyển Chuyện Đời Xưa, những sách quý như thế nầy ngày trước chủ nhơn Vương Hồng Sển (có chữ ký tên và triện) cắp ca cắp củm giữ gìn nay lưu lạc tứ tán như đàn ong bể ổ. NVS)

    

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt của nhà văn nầy. In tới lui nhiều lần, năm 1914 đã in tới ngàn thứ chín. Những lần in không đề tái bản lần thứ mấy và in bao nhiêu thì phải nói là cơ man.

Tại sao quyển truyện mỏng nầy lại có sức hấp dẫn như vậy? Chính là nhờ ông Trương khi viết đã đưa ra hai mục tiêu và đã làm gần như trọn vẹn

1. Giáo dục về luân lý. Cho người đọc thấy những bài học tốt d ùng trong cách ở đời, cách xử thế, ứng xử v ào trạng huống cần thiết, đề phòng kẻ xấu, chớ cả tin..

2. Dùng tiếng Annam (Việt Nam) ròng. Trong toàn quyển chuyện không sự kiện làm văn chương, mặc dầu điều nầy không hẵn là xấu, mà chỉ có sự sử dụng tiếng Việt thường nhựt, với những từ ngữ của người bình dân. Người đọc đón nhận cũng vì lẽ đó.

Ngoài ra vì tác giả khéo léo cho thấy sinh hoạt của dân chúng có thể nói là cuối thế kỷ 19 nên đây là nguồn tư liệu dồi dào về những chi tiết của cuộc sống dân ta mà gần như ngày nay không thể thấy (ăn ong, ăn bánh lớ, cái chày mổ, sư làm đám, hầm bắt cọp, bắt chồn, tục mai dong, tục ở rể…).

Sách viết hơn trăm năm trước, bằng chữ của dân miền cực Nam nên chắc chắn là khó hiểu với phần đông người đọc hiện giờ. Sự chú giải những từ nầy là cần thiết nên quyển sách Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký có lý do để ra đời. Bản đánh máy được cẩn thận dò theo bản in năm 1914. (NVS)

Nguyễn Văn Sâm (Victorville, CA, tháng 11, 2016)

 

 

7. Đặt lờ trên ngọn cây

 

     Có một lão kia[1] nghèo không biết lo phương nào, mà làm cho ra tiền, mà ăn qua tháng ngày với người ta. Than thở nói to nói nhỏ với vợ. (tr. 14) Vợ nó nói rằng: Cực thì thôi[2]! Có một mình anh dở làm vậy! Người ta sao lanh lợi khéo lo khéo liệu[3]. Chồng mới nói: tao mạnh giỏi[4], làm giống gì cũng được hết; ngặt[5] có một đều không ai chỉ vẽ cho mà mần. Thì vợ nó nói: Thôi để tôi biểu cho mà mần, đi mua ít cái lờ, mà đi đặt cá mà ăn. Thằng chồng khờ nói: Biết ở đâu có cá mà đem mà đặt? – Có khó gì đều ấy! Coi chỗ nào nhiều cứt cò[6], đem tới đó, mà đặt thì trúng. – Ừ, vậy tao làm được.

    Sáng ngày ra, lăng căng[7] xách tiền đi mua đó[8] mua lờ. Vác rựa đi coi chỗ, thấy trên cây bần[9] kia trắng những cứt cò, mừng, về vác lờ đem tới, leo lên đặt trên ngọn cây[10].

 

8. Nhơn vật đạo đồng

 

     Ông Trương Thủ Chỉ, đi câu dọc gành[11], thấy một cặp cua đi ăn với nhau. Rủi sao con cua cái tới kỳ lột, non da non thịt, yếu đuối đi không đặng. Con cua đực đi tha mồi về cho ăn. Nằm ngoài giữ kẻo cua khác tới ăn giành đi.

     Đến khi cua cái cứng gối[12], thì cua đực mừng vợ đã mạnh. Mà kế lấy[13] mình lại lột, rát rao[14] đau đớn quá, nằm một chỗ. Cua cái vô tình[15], không (tr. 15) nghĩ tình cũ ngãi xưa, bèn bỏ không màng đến[16], chẳng thèm tới lui thăm viếng. Cứ đi chơi bời, ngồi lê đôi mách[17], dạo xóm cả ngày. Chẳng những làm vậy mà lại rủ chúng bạn tới ăn thịt cua đực non da yếu gối.

     Ông Trương Thủ Chỉ thấy vậy, thì gẫm việc đời, mới than rằng: Nhơn vật đạo đồng[18]!

 

9. Nói láo mắc[19] nói láo

 

     Có một thằng đi xứ xa về nói chuyện: Tôi ngó thấy một chiếc tàu lớn và dài quá chừng. Cha tôi thuở hai mươi tuổi, mà bắt trước mũi[20] mà đi ra sau lái, đi mới tới cột buồm giữa đã già bạc râu bạc tóc, chết giữa chừng, không đi tới lái.

     Thằng kia nghe nó nói láo làm vậy, thì mới nói: Vậy chưa mấy! Cho bằng tao, tao đi rừng cao[21], tao thấy một cái cây cao lớn quá chừng quá đỗi! Từ gốc chí ngọn, chim bay mười năm chưa tới.

     – Mầy đã nói láo quá cha tao đi nữa[22], có lẽ nào mà có? Thì thằng kia lại nói: Ấy! Như không có, thì lấy cây ở đâu mà làm cột buồm, mà đóng chiếc tàu mầy nói với tao đó, cho được? (tr. 16)

 

10. Láo dinh láo quê[23]

 

     Hai đứa kia có một tài đi nói láo mà ăn mà thôi. Một đứa láo dinh, một đứa láo quê. Hai đứa đi đàng gặp nói chuyện với nhau, đâu vừa đến cái sông, mới rủ nhau mà tắm cho mát, kẻo trời nóng nực lắm. Thằng điếm quê muốn nói láo, mà gạt thằng kia chơi, thì buộc năm tiền vào lưng, không cho thằng kia thấy, mới lặn xuống dưới nước một hồi, rồi trồi lên, tay xách năm tiền, mà nói rằng: Anh này. Tôi xuống dưới, tôi gặp hai ông tiên ngồi đánh cờ tướng với nhau, tôi ngồi ghé[24] lại tôi coi. Thì hai ông cho tôi năm tiền biểu tôi thì đi đi, đừng có coi nữa. Tôi mừng xách tiền trồi lên.

     Thằng kia biết nó nói láo, thì tính bề lật độ[25] nó chơi, nên mới nói: Để tôi lặn xuống, tôi coi thử, có khi các ổng sẽ cho tôi[26] chăng. Nó mới lặn xuống quào dưới bùn, lấy miếng sành[27] rạch mặt cho trầy ra, rồi trồi lên kêu thằng kia: Anh ơi! Tôi xuống gặp hai ông tiên đó, mà họ giận, họ nói: Tao đã cho thằng trước năm tiền, biểu về mà chia nhau, sao mầy còn xuống đây làm chi nữa? Thì họ lấy bàn cờ mà quăng lả mặt[28] tôi đi đây[29]. (tr. 17)

     Té ra điếm mắc điếm: thằng kia phải chia cho nó hai tiền rưỡi; ăn trọn một mình không đặng[30].

 



[1] Lão kia: Người kia, cách nói nầy như nói thằng cha kia, cha kia…không có nghĩa là một người già.

[2] Cực thì thôi: Nhóm chữ chỉ sự xót thương, tội nghiệp. Cơ khổ.

[3] Khéo lo khéo liệu: Biết tính toán, biết lo xa.

[4] Mạnh giỏi: Có sức khỏe.

[5] Ngặt: Cái khó khăn. HTC, Ngặt: Nguy hiểm, gian nan, túng cùng hết thế.

[6] Cứt cò: Cò kiếm ăn, tìm chỗ có nhiều cá, thường đậu trên cây gần đó, ỉa cứt, dính trắng cây, nông dân có kinh nghiệm biết chỗ nước ở đó có cá.

[7] Lăng căng: Vội vã, lo túi bụi. Nay ta nói lăng xăng mặc dầu thời Petrus Ký hai từ nầy đều được dùng.

[8] Đó (cái): Dụng cụ để bắt cá.

[9] Bần (cây): Loại cây mọc mé nước, có nhiều ở vùng sông nước miền Nam, trái chua chua chát chát, con nít nhà quê thường bẻ ăn cho vui miệng khi đi tắm song, leo cây… CD: Bần gie đơm đớm đâu sáng ngời./ Lỡ duyên tại bậu trách trời sao đang.

[10] Thường trong dân gian ngày trước có nhiều chuyện như cười ngạo người khuyết tật, Petrus Ký ở đây chỉ ghi lại bằng giọng văn của ông. Nên đọc chuyện nầy để hiểu rằng lời dặn không rõ ràng thì người nghe dễ hiểu sai lệch hơn là để ý đến sự thiếu thông minh của người khờ khạo mà cười ngạo.

[11] Gành (cái): Chỗ đất gie ra bên mé biển, như Gành Ráng, gành Hào.

[12] Cứng gối: Nói đàn bà sau khi sanh để một thời gian thì mạnh trở lại. Đây chỉ cua cái, vỏ cứng lại sau khi lột.

[13] Kế lấy: Kế đó, sau đó.

[14] Rát rao: Rát, rát lắm.

[15] Vô tình: Không có tình cảm với ai. Nay nói vô cảm, chữ vô tình chỉ nói về trường hợp vô ý, không để ý

[16] Không màng đến: Chẳng để tâm đến.

[17] Ngồi lê đôi mách: Đi xạo sự đằng nầy đằng nọ. Nay nói là đi tám chuyện, đi buôn chuyện.

[18] Nhơn vật đạo đồng: Tánh người và tánh thú vật có điều giống nhau. Chuyện nầy gần đây được viết thành bài ca Vọng cổ rất hay. Thiệt ra một vài trường hợp chứ không phải là tất cả. Ông Trương Vĩnh Ký có qua bi quan chăng?

[19] Mắc: bị, bị thua.

[20] Bắt trước mũi: Từ đằng trước mũi mà đi tới.

[21] Rừng cao: Rừng nhiều cây cao lớn.

[22] Quá cha tao đi nữa: Hơn cha tao nữa. Nay  nói: quá cha tao, hơn cha tao, quá cha tao nữa, hơn cha tao nữa. Tiếng đi trong câu nầy đã bị biến mất.

[23] Láo dinh láo quê: Nói láo ở thành phố, ở nông thôn.

[24] Ngồi ghé: Ngồi chỉ để một phần đít lên ghế thôi, tỏ ý kính trọng người đương ngồi ở đó

[25] Lật độ: Làm cho lòi chành, làm cho thấy bên kia là sai trái mà cứ nói mình phải. HTC đưa ra một nghĩa khác nữa: Lật độ: Phá việc tức ngang. Đàng gái lật độ, không chịu gả con.

[26] Sẽ cho tôi: Chia cho tôi.

[27] Miếng sành: Miểng sành, mảnh bể của chai lọ, đồ sứ…

[28] Lả mặt: Rách mặt.

[29] Tôi đi đây: Tôi đây. Cũng cũng như nhiều câu nói khác, chữ đi nay đã bị biến mất

[30] Ăn trọn một mình không đặng: Câu nầy không đúng với sự kiện trong chuyện vì thằng kia đem tiền của mình ra mà đùa giai.



..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.