Hôm nay,  

Tổng thống Rodrigo Duterte, từ thế yếu chuyển sang thế mạnh nhưng bị rơi vào tình trạng mất chủ quyền lãnh thổ

26/10/201611:06:00(Xem: 7184)

Tổng thống Rodrigo Duterte, từ thế yếu chuyển sang thế mạnh nhưng bị rơi vào tình trạng mất chủ quyền lãnh thổ

            blank

                                                  Giết tội phạm ma túy

Trúc Giang MN

1* Mở bài

Ông Rodrigo Duterte có khuynh hướng chống Mỹ từ lâu. Ngay sau khi đắc cử tổng thống Philippines ngày 31-5-2016, trong cuộc họp báo tại thành phố Davao, ông tuyên bố, về lâu về dài Phi phải có nền ngoại giao độc lập, không để Phi lệ thuộc vào Mỹ trong việc bảo vệ an ninh quốc gia.

Từ thế yếu của một thị trưởng vô danh của một thành phố nhỏ phía nam, chưa có ảnh hưởng lớn trong chính giới Philippines, bị đe dọa bởi những thành phần thân Mỹ và ngay cả chính phủ Hoa Kỳ. Đe dọa bắt đầu về những chỉ trích giết người tàn bạo trong chiến dịch chống ma túy của ông.

Tổng thống Rodrigo Duterte đã chuyển yếu thành mạnh bằng một cú hết sức bất ngờ, là ngã về phía kẻ thù Trung Quốc, khiến cho cả Mỹ và Trung Quốc đều phải chiều chuộng ông ta để gây ảnh hưởng ở Philippines. Mỹ giúp Phi chống Trung Quốc nhưng Tổng thống Phi nầy ngã về phía Trung Quốc cho nên Mỹ không còn lý do gì để giúp ông Duterte nữa cả.

Tổng thống Duterte đã đâm đầu vào chiến lược “Ba bước lấn tới” của Trung Quốc, trước sau gì cũng mất chủ quyền quốc gia ở Biển Đông.

Tổng thống Duterte làm thay đổi cuộc diện Biển Đông. Hoa Kỳ và Nhật Bản chưa có biện pháp nào để đối phó.

2* Những bước chống Mỹ

Ngày 5-9-2016, Tổng thống Duterte đe dọa sẽ chửi thẳng vào mặt Tổng thống Obama bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Lào.

Sau ngày 6-9-1016, truyền thông ghi nhận rằng quan điểm chống Mỹ tiếp tục xuất hiện.

Ngày 10-9-16, tại thành phố Davao, Duterte khẳng định với báo giới rằng ông không phải là “Fan” của Mỹ.

Ngày 12-9-2016, Duterte tuyên bố lực lượng đặc nhiệm của Mỹ nên rời khỏi miền nam Philippines với lý do là phiến quân Hồi Giáo thân IS là Abu Sayyaf rất thù hận Hoa Kỳ, và họ sẽ bắt cóc hoặc giết bất cứ người Mỹ nào mà họ nhìn thấy.

Ngày 13-9-2016, Duterte tuyên bố, Phi không tham dự tuần tra hỗn hợp và tập trận chung với Hoa Kỳ.

Những tuyên bố của ông Duterte nhắm vào hai vấn đề:

Thứ nhất. Về chủ quyền quốc gia.

Mỹ đã can thiệp vào chiến dịch chống ma túy của Philippines. “Phi không cho phép bất cứ nước nào sai khiến Phi trong thời gian ông cầm quyền. Anh không thể lên lớp dạy khôn tổng thống của một quốc gia có chủ quyền cho dù anh là Obama đi nữa”.

Thứ hai. Khẳng định chính sách ngoại giao tự chủ.

“Trong mối quan hệ của chúng tôi với thế giới, Philippines sẽ theo đuổi chính sách ngoại giao độc lập”.

3* Những đe dọa đối với Tổng thống Rodrigo Duterte

3.1. Tên sát thủ tự thú

            

Ông Edgar Matobato, tự nhận là sát thủ, trong phiên điều trần trước Thượng viện Philippines vào ngày 15.9.2016 (Reuters)* Duterte với súng Uzi

Ngày 15-9-2016 mở màn đe dọa. Tố cáo Duterte giết người tàn bạo.

Ông Edgar Matobato, 57 tuổi, cựu sát thủ của Biệt Đội Tử Thần DDS (DDS=Davao Death Squads) đã điều trần tại Thượng viện Phi ngày 15-9-2016. Thú nhận rằng ông đã giết 50 người khi còn là thành viên của Biệt Đội Tử Thần, trong khi ông Rodrigo Duterte còn làm thị trưởng thành phố Davao.

Trả lời phóng vấn của hãng Reuters: “Tôi rất mệt mỏi khi phải chạy trốn. Tôi xin lỗi những người đã bị tôi giết. Tôi muốn sửa chữa sai lầm. Lương tâm tôi cắn rứt. Cả đời tôi, tôi giống như một con chó được chuyển từ nơi nầy đến nơi khác để thực hiện những gì chủ nhân sai khiến. Tôi tuân hành mệnh lệnh mà không bao giờ thắc mắc. Khẩn cầu duy nhất của tôi là xin hãy tha thứ cho gia đình tôi.”

Ông Matobato nghẹn ngào trong nước mắt. Điều trần tại Thượng viện, ông Matobato kể lại, có một lần khi đội sát thủ đụng độ với một kẻ thù thì ông Duterte vội vã chạy tới hiện trường và dùng súng tiểu liên Uzi kết liểu nghi phạm.

Ông Duterte đã nhiều lần bác bỏ những cáo buộc cho rằng ông đã ra lịnh thực hiện những vụ giết người không xét xử khi còn giữ chức thị trưởng và cả khi làm tổng thống.

Bộ trưởng Tư pháp Vitaliano Aguirre cho rằng những lời khai của ông Matobato là “dối trá và là sản phẩm của trí tưởng tượng đã được sắp xếp”

Ông Edgar Matobato cho biết: “Hiện tôi không thể đi đâu cả. Tôi chỉ có thể ở đây cả ngày. Tôi quá mệt mỏi với cuộc sống như thế nầy”.

Sau buổi điều trần, ông Matobato sống dưới sự bảo vệ của một số cựu chiến binh và một thượng nghị sĩ Philippines.

3.2. Tổng thống Rodrigo Duterte cáo buộc CIA âm mưu ám sát ông

1). Cáo buộc CIA âm mưu ám sát ông

Ngày 29-9-2016, trang Inquirer đưa tin, trong bài phát biểu trước hàng trăm người Phi đang sống ở Việt Nam, tại khách sạn InterContinental, Hà Nội, ngày 28-9-2016, ông Duterte nói: “Tình hình là như vậy. Người ta nói là CIA đang lên kế hoạch giết tôi”.

Ông Duterte còn nói đùa rằng ông sẽ đề nghị CIA cho ông thêm một thời gian nữa để ông làm quen với công việc tổng thống của Philippines: “Cho tới bây giờ tôi không thể tin rằng tôi là một tổng thống. Hãy cho tôi cơ hội để suy nghĩ và nhận ra tôi là một thống trước đã”.

Bang giao giữa Philippines và Mỹ rạn nứt kể từ khi ông Duterte làm tổng thống. Ông nầy đã dùng những lời lẽ không lịch sự để lăng mạ Tổng thống Obama và Đại sứ Mỹ ở Philippines, để đáp trả lại những chỉ trích về chiến dịch chống ma túy đẩm máu ngoài vòng pháp luật do ông Duterte chủ trương.

Tờ The Sun Star nêu nhận xét, ông Duterte đã tỏ ra không khiếp sợ và không lo ngại trước những đe dọa nguy hiểm đến tánh mạng của ông.

“Tôi sẽ bị lật đổ ư? Cũng được thôi! Nếu là như thế, thì đó là số phận của tôi. Số phận mang theo rất nhiều điều. Nếu tôi chết, đó là một phần trong số mạng của tôi. Nhiều tổng thống cũng bị ám sát.

2). Cảnh sát Phi phát hiện âm mưu ám sát Tổng thống Duterte

Ngày 1-9-2016, trang tin GMA News online đưa tin, cảnh sát Phi đã phá vỡ một âm mưu ám sát Tổng thống Rodrigo Duterte. Một thành viên của nhóm buôn lậu vũ khí tên Wilford Palma được đưa ra trình diện trong cuộc họp báo. Palma cho biết người “khách hàng số một” của họ tiết lộ việc mua phụ tùng súng để dùng vào việc ám sát Tổng thống Duterte. Palma khai băng nhóm buôn lậu của anh ta đã bán một số phụ tùng đủ để ráp 100 khẩu súng trường M-16. Cầm đầu nhóm buôn lậu là Brian Taala cũng bị cảnh sát bắt vào ngày 6-8-2016 về vụ buôn lậu vũ khí trị giá 4.5 triệu peso từ Mỹ về thành phố Bacolod.

Palma khai rằng anh ta đã biết trước tin ám sát tổng thống trước khi bị bắt, do chính Taala nói với anh ta, nhưng không cho biết tên “người khách số một” là ai. Theo đài CNN thì Brian Taala được xem như một “tài sản quý báu” trong cuộc điều tra. Taala hiện đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt tại một bịnh viện do chứng tăng huyết áp.

Cảnh sát trưởng Ronald Dela Rosa cho biết một số phần tử đã treo giải thưởng nhiều triệu đôla để ám sát Tổng thống Duterte.

3). Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi cho biết Mỹ không hề có âm mưu giết Tổng thống Duterte

Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana khẳng định, phía Mỹ cho biết CIA không hề có âm mưu ám sát hay loại bỏ Tổng thống Rodrigo Duterte. Theo trang GMA News thì Bộ trưởng Lorenzana đã hỏi thẳng Đại sứ Mỹ là Philip Goldberg và ông nầy khẳng định CIA không hề có ý định sát hại Tổng thống Duterte. “Tôi đã hỏi thẳng người Mỹ và họ nói “Chúng tôi không làm điều đó”. (Câu nói rất ngây thơ vì có bao giờ CIA xác nhận họ đã có âm mưu ám sát ai, cho dù thật sự họ đã làm đi nữa.)

Bộ trưởng Lorenzana cho biết thêm, Tổng thống Duterte là người rất thực tế và đã hiểu rõ kiếp người là phù du, và ông nói như trăn trối: “Tôi không tin là tôi có thể giải quyết vấn đề trong nhiệm kỳ của mình. Ông còn yêu cầu các bộ trưởng dưới quyền sẽ tiếp tục công việc mà ông khởi xướng nếu ông không thực hiện trong nhiệm kỳ nầy”.

3.3. Âm mưu đảo chánh vào ngày 17-1-2017

Ngày 22-9-2016, tờ Philippines Star đưa tin, Bộ trưởng Truyền thông Martin Ananda cho biết những phần tử người Mỹ gốc Philippines đang sinh sống ở New York dự định sẽ lật đổ Tổng thống Duterte vào ngày 17-1-2017.

Báo Philippine Daily Inquirer nói đến một số người Phi đã nhận được những lời kêu gọi tham gia một cuộc tuần hành chống Duterte.

Người phát hiện ra âm mưu đảo chánh là Bộ trưởng Nội các Leoncio Badilla Evasco. Người cầm đầu đảo chánh là Thượng nghị sĩ AntonioTrillanes IV

4* Vài nét tổng quát về Tổng thống Rodrigo Duterte

           

          

4.1. Tiểu sử

            

  Một nghi phạm bị hạ sát ngay tại chỗ trên đường phố Davao. Ảnh: Inquirer

Rodrigo Duterte sinh ngày 28-3-1945. Đắc cử Tổng thống Philippines ngày 30-6-2016. Đã từng giữ chức thị trưởng thành phố Davao liên tục 7 nhiệm kỳ (22 năm). Người dân địa phương yêu mến ông về chính sách bài trừ không khoan nhượng về ma túy. Tạp chí Time đặt cho ông cái tên là “Người trừng phạt” (The Punisher).

Ông đã ra lịnh cho cảnh sát và lực lượng dân quân hạ sát tại chỗ những nghi phạm ma túy. LHQ cho rằng đó là vi phạm nhân quyền. Ông Duterte chửi viên chức nhân quyền LHQ là “đồ khốn nạn”. Ông thường dùng ngôn từ chợ búa đối với những nguyên thủ quốc gia và tôn giáo.

Ông đã từng gọi Đức Giáo Hoàng Francis là “đồ khốn”, Ngoại trưởng John Kerry là “đồ điên” và Đại sứ Mỹ ở Philippines là “tên đồng tính khốn nạn”.”Tôi đã có một cuộc tranh cãi với đại sứ của họ, gã đồng tính luyến ái đó. Tên khốn nạn đó thật sự làm tôi bực bội”.

Phóng viên đài BBC tường thuật, cử tri nhiệt tình ửng hộ ông Duterte vì họ đã bất mãn và chán những khuôn mặt của các chính khách đã không làm thay đổi được tình trạng nghèo đói, tham nhũng và tệ nạn xã hội như ma túy.

Tóm lại ông là một người lỗ mãng, ăn nói bạt mạng, nói thẳng gây sốc không sợ mất lòng ai. Thay đổi lập trường như chong chóng.

4.2. Duterte mắc chứng “Rối loạn nhân cách chống xã hội”

Ngày 13-10-2016, báo Independent của Anh đưa tin, Tổng thống Rodrigo Duterte bị mắc chứng rối loạn nhân cách chống xã hội (Antisocial Narcissistic Personality Disorder).

Hồi tháng 7 năm 1998, bác sĩ Natividad Dayan đã thực hiện cuộc kiểm tra sức khỏe tâm thần trong thời gian Duterte sắp ly dị với người vợ Elizabeth Zimmerman. Kết quả được trình tại tòa án trong vụ ly dị.

Hậu quả của chứng bịnh cho thấy “Duterte là người cực kỳ bốc đồng, khó kiểm soát được cảm xúc, hành vi, và ham muốn. Người mắc chứng bịnh nầy luôn có xu hướng xúc phạm, làm nhục người khác.

5* Chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Duterte

5.1. Thành lập đội sát thủ tử thần

         

  Các nhà hoạt động đốt nến phản đối việc giết người bừa bãi qua chiến dịch bài trừ ma tuý, ở Manila ngày 16.9.2016 (AFP)

Đội sát thủ tử thần DDS (DDS=Davao Death Aquad) là một tổ chức dân sự không nằm trong hệ thống chính quyền của Philippines, do ông Rodrigo Duterte thành lập ngay sau khi đắc cử vào chức vụ thị trưởng thành phố Davao năm 1988.

1). Những cậu bé Lambada

Tờ Inquirer dẫn lời của cựu sát thủ Edgar Matobato tường trình tại Thượng viện Phi, thì lúc đầu nhóm DDS chỉ có 7 người, được đặt tên là “Cậu bé Lambada”.

Số thành viên gia tăng đến chóng mặt. Đến năm 1993 thì lên tới khoảng 500 người và được chính thức đặt tên là “Biệt Đội Tử Thần Davao” (DDS) do ông Ronald Dela Rosa chỉ huy. Rosa hiện là chỉ huy trưởng ngành cảnh sát của Philippines.

2). Nhiệm vụ của DDS

            

              “Ngày nào cũng có những kẻ bị chúng tôi bắn chết” (Matobato)

“Công việc của chúng tôi là giết những tội phạm trong băng nhóm buôn ma túy, cướp của và hiếp dâm. Ngày nào cũng có những kẻ bị chúng tôi bắn chết”.

Ông Matobato cho biết, các thành viên DDS được nhận từ vài trăm đến 1,000USD cho mỗi vụ ra tay.

3). Hoạt động của DDS

Sát thủ DDS đi từng nhóm 2, 3 người trên những chiếc xe gắn máy không có bảng số. Mặc áo rộng hay áo khoác để che giấu vũ khí. Mục tiêu bị đâm bằng dao, siết cổ hoặc hứng những loạt đạn ngay cả trong vòng bí mật hoặc tại những nơi công cộng như ở chợ, hộp đêm…Thi thể được quấn bằng băng keo rồi chôn trong mỏ đá của một sĩ quan cảnh sát địa phương, hoặc ném cho cá sấu ăn thịt.

4). Toán Amo

Toán Amo do một quan chức cảnh sát đương nhiệm ở địa phương hoặc đã nghỉ hưu chỉ huy. Toán nầy có nhiệm vụ huấn luyện tân binh, cung cấp vũ khí và xe máy cùng với danh sách các mục tiêu phải diệt trừ, bao gồm tên tuổi, địa chỉ và những tấm hình.

Sau đó, cảnh sát địa phương được thông báo để không vội vàng xuất hiện tại hiện trường đồng thời được chỉ thị không tích cực điều tra. Xếp hồ sơ.

5). Đích thân Duterte ra tay

           

                   

DDS là một quân đội riêng của Rodrigo Duterte chuyên xử lý những vụ cản trở con đường chính trị của ông như các nhà báo và ngay cả những nhân viên điều tra của chính phủ.

Đài BBC dẫn lời của cựu sát thủ Edgar Matobato cho biết, hồi năm 1993 chính tay Duterte hạ sát một mật vụ do Bộ Tư pháp Phi cử đến để điều tra những vụ giết người ở Davao. “Duterte tự tay kết liểu người đó, trút hết hai băng đạn uzi vào người ông ta”. Matobato khẳng định tại Thượng Viện Phi như thế. Uzi là súng tiểu liên tự động, ngắn, nhỏ gọn, dễ ngụy trang.

Chưa hết, DDS đã từng nhận lịnh ám sát cựu Chủ tịch Hạ viện, Prospero Nograles, vì dám ganh đua ứng cử vào chiếc ghế thị trưởng Davao với ông Duterte. Tuy nhiên kế hoạch bất thành, chỉ có tên vệ sĩ bị giết chết mà thôi.

Matobato còn cáo buộc người con trai của ông Duterte là Paolo Duterte, lúc đó đang giữ chức Phó thị trưởng Davao, đã ra lịnh ám sát tỷ phú Richard King hồi năm 2014 vì liên quan đến việc tranh giành gái đẹp.

Đến nay, Tổng thống Duterte chưa có lời bình luận nào về những cáo buộc đó, tuy nhiên phát ngôn viên tổng thống Ernesto Abelta kêu gọi người dân “bình tĩnh và khách quan” trước khi có kết quả điều tra về vụ việc nầy.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Mark Tone, nói: “Đây là các cáo buộc nghiêm trọng và chúng tôi sẽ tìm hiểu kỹ về những thông tin đó”.

Duterte đã nuôi một đội sát thủ bán chính thức, hoạt động vừa bí mật vừa công khai, chuyên giết những tội phạm và những đối thủ chính trị, tổng cộng có trên 1,000 người.

5.2. Kết quả chiến dịch chống ma túy

         

                                                Bắt giữ 18,000 nghi can

Sau khi ông Rodrigo Duterte lên cầm quyền vào ngày 30-6-2016, cảnh sát Phi đã tiến hành 19,000 vụ truy lùng tội phạm ma túy. Bắt giữ 18,000 nghi can. Ngoài ra còn có 700,000 nghi can ra đầu thú.

Trong lễ 100 ngày nhậm chức, ông Duterte nhắc tới những thành phần đối lập trong và ngoài nước có âm mưu tước bỏ quyền lực của ông nhằm mục đích chấm dứt chiến dịch chống ma túy của ông. Tuy nhiên, ông tuyên bố không sợ mọi đe dọa, và chiến dịch chống ma túy sẽ không kết thúc, nó vẫn tiến hành đưa đến cái chết của nhiều người, mà ông sẽ không xin lỗi về điều đó. Những người Phương Tây chỉ trích ông, ông sẵn sàng đặt ra những câu hỏi ngược lại, “Nếu họ không thể trả lời thì, con trai gái điếm về nhà đi. Đồ súc sanh! Tôi sẽ đá đít cho một cú bây giờ. Đừng chọc tức tôi. Không thể nào họ khôn hơn tôi. Hãy tin tôi đi!”.

Có lần ông Duterte tuyên bố, ông sẽ vui mừng khi tàn sát 3 triệu tội phạm ma túy. Ông nói: “Các anh sẽ không bao hiểu nổi được nổi đau mà chúng tôi chịu đựng do đồng bào của mình gây ra”.

Khi ra tranh cử tổng thống, ông Duterte nêu chủ trương tiêu diệt nạn ma túy, và người dân Phi đã bầu cho ông. Trong kỷ niệm 100 ngày cầm quyền, số người ủng hộ ông vẫn còn nguyên vẹn, với 92% tán thành và ủng hộ.

Cuộc chiến chống ma túy có thể thành công, nhưng phải trả cái giá rất đắt. Đó chính là một lựa chọn của người Filipino.

5.3. Uy tín của ông Rodrigo Duterte vẫn cao sau 3 tháng cầm quyền

        

                                 

Ngày 13-10-2016, thông tín viên của đài RFI tại Manila, Marriane Dardard cho biết: “Uy tín của ông Rodrigo Duterte vẫn còn nguyên vẹn sau 3 tháng cầm quyền. Theo các cuộc thăm dò, người Phi đánh giá tổng thống của họ thành thật trong ý muốn chấm dứt nạn ma túy”.

Báo chí Phi cho biết, cuộc chiến chống ma túy đã làm cho 3,800 người chết. Họ bị giết ngoài khuôn khổ luật pháp. Thăm dò dư luận cho thấy đã có 92% người dân ủng hộ biện pháp nầy của ông Duterte.

6* Trung Quốc mở màn chương trình dụ khị Philippines

Dụ khị là dùng mánh khoé, lời lẽ ngon ngọt và của cải vật chất để dụ người khác vào tròng.

Philippines là một vị trí chiến lược rất quan trọng ở Biển Đông đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả Nga nữa. Trước sự đe dọa tách ra khỏi Hoa Kỳ của Tổng thống Rodrigo Duterte, Trung Quốc mở màn chương trình dụ khị Philippines thông qua viện trợ hai nước Cam Bốt và Bangladesh.

6.1. Xóa nợ của Campuchia

Ngày 13-10-2016, Tập Cận Bình đã đến Phnom Penh, tuyên bố xóa nợ 90 tỷ USD mà Cam Bốt vay năm 2015. Đồng thời viện trợ 15 triệu USD về quốc phòng. TQ hứa sẽ gia tăng mậu dịch giữa hai nước từ 4.4 tỷ lên 5 tỷ USD. Tập Cận Bình cũng hứa sẽ khuyến khích người Trung Hoa gia tăng du lịch đến Cam Bốt.

Hai bên đã ký 25 thỏa thuận.

Hãng Reuters cho biết, Hun Sen nhất trí với Trung Quốc là Biển Đông không phải là vấn đề của Trung Quốc và khối ASEAN, mà tranh chấp chủ quyền sẽ được giải quyết song phương giữa các quốc gia liên hệ.

6.2. Trung Quốc ve vãn Bangladesh

Sau khi rời Cam Bốt, ngày 14-10-2016 Tập Cận Bình đã đến thủ đô Dhaka của Bangladesh và tuyên bố sẽ cho nước nầy vai 23 tỷ USD để xây dựng các cơ sở hạ tầng như mở mang đường giao thông, xây dựng cầu đường, bến cảng, sân bay, nhà máy điện, bịnh viện, trường học…

Ngoại trưởng Bangladesh, ông A. H. Mahmood Ali, cho biết hai bên sẽ ký 25 thỏa thuận và TQ hứa sẽ cho Bangladesh vay 40 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.

Mục đích của TQ là đẩy mạnh chiến lược “Một vành đai, một con đường” nằm trong chương trình thực hiện “Con đường tơ lụa thế kỷ 21” nối liền Châu Á đến Châu Âu, tạo thành một vành đai đối trọng với “Đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP=Trans-Pacific Partnership) của Mỹ. Đồng thời mở màn chương trình dụ khị tổng thống Duterte.

7* Rodrigo Duterte ngã theo Trung Quốc

7.1. “Thấy người sang bắt quàng làm họ”

                    

Nịnh bợ Trung Quốc. Ông Duterte cho biết ông ngoại của ông là người Hoa và ¼ dân số Phi cũng là người gốc Hoa. Tân Hoa Xã đặt câu hỏi: “Ông thành thật với Trung Quốc ở mức độ nào?. Trả lời: “Tôi là người gốc Hoa nên thành thật với Trung Quốc”.

7.2. Những phát biểu nịnh bợ Trung Quốc

- “Người Trung Hoa rất cần cù và chính phủ rất sáng suốt”

- “Trung Quốc giành được sự kính nể của cộng đồng quốc tế một cách rất xứng đáng”

- “Trung Quốc là một nước lớn rất hào phóng, chỉ có Trung Quốc mới giúp chúng tôi thôi”

Về tranh chấp Biển Đông (Biển Tây Philippines), “Chiến tranh không phải là giải pháp. Manila chủ trương đàm phán trực tiếp, song phương thay vì đối đầu. Tôi không muốn các nước khác tham gia vào cuộc đàm phán”.

Tổng thống Philippines nói với Tân Hoa Xã: “Chẳng có ích lợi gì để chiến tranh xảy ra. Tranh giành biển mà làm cái gì? Chúng ta muốn có tình bạn và có hợp tác mà trước hết là hợp tác kinh doanh. Chiến tranh không đưa đến đâu cả”.

Về việc chống ma túy. Ông Duterte tuyên bố: “Một số nước chỉ biết chỉ trích chúng tôi. Vì họ biết chúng tôi không có tiền nên họ không giúp. Người Trung Quốc thì khác, họ lẳng lặng xây dựng trung tâm cai nghiện một cách chân thành”.

7.3. “Máu sẽ đổ nếu Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền Philippines”

Sáu tháng trước, Tổng thống Duterte tuyên bố: “Máu sẽ đổ nếu Bắc Kinh xâm phạm lãnh thổ Philippines. Chúng ta không dễ dàng khuất phục. Trung Quốc phải bước qua xác chết của binh sĩ và của tôi”. Ông cho biết sẽ đích thân lái ca-nô đến bãi Scarborough cắm cờ Phi lên đó.

7.4. Kết quả chuyến viếng thăm Bắc Kinh của ông Duterte

Tổng thống Rodrigo Duterte được tiếp đón trọng thể theo lễ nghi quân cách tại Bắc Kinh. Ngoại trưởng Vương Nghị đã đến tận chân cầu thang máy bay để tiếp đón ông.

Tập Cận Bình tiếp đãi nồng hậu tại Đại Lễ Đường Nhân Dân của Trung Quốc. Hai bên đã ký 13 thỏa thuận đầu tư trị giá 13.5 tỷ USD về thương mại, hợp tác văn hóa, du lịch, chống ma túy, hợp tác hàng hải, và lập Ủy ban hỗn hợp giữa lực lượng tuần dương hai nước.

Hợp tác hàng hải và Ủy ban tuần dương hai nước cho phép tàu bè Trung Quốc có mặt trên vùng biển của Manila, và người Trung Quốc trên lãnh thổ của Philippines.

Ông Duterte kết luận: “Mỹ đã thua”.

8* Duterte sập bẫy “Chiến lược Ba bước lấn tới” của Trung Quốc

8.1. Chiến lược “Ba bước lấn tới”

Ba bước lấn tới (Strategy "3 Steps to the encroachment) là chiến lược nham hiểm nhất của Trung Cộng, mang tính lừa bịp rất cao. Người dân Phi không thấy rõ con đường xâm chiếm chủ quyền của Trung Cộng qua Chiến thuật cắt lát salami (Sliced salami tactics) đồng nghĩa với chiến thuật tằm ăn dâu (Silkworms eat mulberry) và “gậm nhấm lần lần”, là âm thầm dùng những bước nhỏ để đạt được mục đích lớn.

 “Ba bước lấn tới”. Đó là tạo ra tranh chấp. Rồi kêu gọi gác tranh chấp, hợp tác khai thác chung. Bước thứ ba là tuyên bố chủ quyền.

 

Bước một: Tạo ra tranh chấp.

Trung Quốc tự ý vẽ ra vùng biển hình lưỡi bò rồi tuyên bố có chủ quyền lịch sử trên đó. Hồi tháng 6 năm 2012, Trung Quốc đưa 9 tàu hải giám đến bao vây bãi cạn Scarborough và xây 75 cột bê tông chuẩn bị xây dựng đảo nhân tạo.

Đó là tạo ra tranh chấp. Ngày 12-7-2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực The Hague bác bỏ chủ quyền lịch sử của Trung Quốc.

 

Bước hai: Gác tranh chấp, khai thác chung.

Đã nhiều lần Trung Quốc kêu gọi các bên hãy gác vấn đề chủ quyền qua một bên, tức là không đấu tranh quân sự, mà kiến tạo ra hòa bình, ổn định để cùng nhau hợp tác khai thác chung. Đó là lợi ích chung của các nước.

“Cùng nhau khai thác chung”. Điều nầy cho phép TQ hiện diện công khai và hợp pháp trên vùng biển gọi là vùng tranh chấp, để thăm dò, khai thác tài nguyên của khu vực.

Đại sứ Trung Quốc tại Manila, ông Triệu Giám Hoa (Zhao Jianhua), cho biết hai nước có thể thiết lập “Một vùng biển hòa bình và hợp tác”.

 

Bước ba: Tuyên bố chủ quyền.

Trong thời gian khai thác chung, TQ xây dựng những phương tiện phục vụ cho những công việc như: thăm dò, bảo quản, chế biến, sản xuất, chuyên chở, bao gồm các nhà kho, nhà máy, sân bay, bến cảng, nhà ở của công nhân và những phương tiện phục vụ công nhân như bịnh viện, trường học, chợ búa…Và như thế đã đầy đủ yếu tố và dùng sức mạnh quân sự để tuyên bố chủ quyền. Đặt mọi việc vào sự đã rồi.

 

8.2. Tổng thống Duterte tuyên bố gác tranh chấp để hợp tác khai thác chung

Ngày 19-10-2016, nhật báo The Inquirer của Philippines đưa tin, Manila sẽ thương lượng với Trung Quốc về việc hợp tác thăm dò dầu khí ở Biển Đông (Manila gọi là Biển Tây Philippines). Thông tin nầy được đưa ra vào lúc ông Duterte bắt đầu chuyến viếng thăm Trung Quốc 4 ngày từ 18 đến 21 tháng 10 năm 2016.

Tờ báo cho biết các quan chức của chính quyền Duterte đang thương lượng với phía Trung Quốc để đạt được một thỏa thuận, theo đó chính phủ hai nước sẽ bắt tay nhau cùng thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

Hãng Reuters trích dẫn hai nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc sẽ xem xét việc cho phép ngư dân Phi được vào đánh cá ở khu vực bãi cạn Scarborough kèm theo những điều kiện mà hai nước sẽ thảo luận về chi tiết.

9* Philippines vẫn còn phụ thuộc Mỹ về kinh tế và quân sự

9.1. Về kinh tế

1). Các tập đoàn hàng đầu thế giới đã chọn Philippines làm công xưởng làm gia công trong kế hoạch outsourcing của họ. Do khả năng nói tiếng Anh là ngôn ngữ chính nên hàng triệu công nhân được xử dụng, mang doanh thu cho Phi 16 tỷ USD mỗi năm.

2). Kiều hối 30 tỷ USD mỗi năm

Kiều dân và lao động gởi về nước 30 tỷ USD mỗi năm.

Nếu ly khai Mỹ thì Mỹ sẽ đánh thuế cao về những số kiều hối đó, làn sóng phản đối chính quyền sẽ gia tăng trên toàn quốc.

9.2. Về quân sự

Tổng thống Duterte đe dọa sẽ mua vũ khí của Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên không dễ dàng vì vũ khí trang bị cho quân đội hiện nay hoàn toàn được sản xuất tại Mỹ.

Chuyên gia Lyle Goldstein, thuộc Đại học Hải Quân HK cho biết, Philippines nhận viện trợ về quân sự của Mỹ nhiều nhất trong các nước ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Các hệ thống điện toán về chỉ huy, liên lạc, điều khiển hỏa tiễn của Mỹ hoàn toàn khác với của Nga và TQ.

“Không thể mua hệ thống radar của nước nầy để điều khiển hỏa tiễn của nước kia được. Kỹ thuật vận hành phải phù hợp với nhau”.

Các chuyên viên và sĩ quan Phi được đào tạo tại Mỹ để xử dụng vũ khí Mỹ. Nếu chuyển sang mua vũ khí của Nga hay Trung Quốc thì quân đội phải điều chỉnh lại cấu trúc chỉ huy và kiểm soát. Chuyên viên và quân nhân Phi phải học tiếng Nga hay tiếng Tàu.

Nếu không có dụng cụ bảo trì, phụ tùng thay thế, thì phải loại bỏ vũ khí hao mòn, hư hỏng…Nếu không có phụ tùng thay thế thì hao mòn ở một bộ phận nhỏ đưa đến loại bỏ toàn bộ hệ thống ăn khớp với nhau. Như vậy, phải mất nhiều năm, mất nhiều tiền để quân đội Phi tái định hướng với vũ khí Nga, Tàu.

10* Thực tế về liên minh Mỹ-Philippines

10.1. Phi đuổi Mỹ (24-11-1992)

Hiệp ước cho Mỹ thuê hai căn cứ Subic (HQ) và Clark (KQ) được ký kết năm 1947, thời hạn 25 năm, mỗi năm Mỹ trả 203 triệu USD.

Ngày 13-9-1991, Thượng viện Phi không phê chuẩn cho gia hạn, và ngày 27-12-1991, Tổng thống Corazon Aquino đưa ra thông báo chính thức buộc Mỹ phải rời Phi vào cuối năm 1992.

Ngày 24-11-1992, cờ Mỹ hạ xuống ở Subic và 1,416 lính TQLC Hoa Kỳ rời Phi bằng phi cơ và tàu chiến.

10.2. Hiệp ước Hỗ trợ Quốc phòng Mỹ-Phi (30-8-1951)

Hiệp ước Hỗ trợ Quốc phòng (Mutual Defense Treaty US-Philippines) được ký kết vào ngày 30-8-1951 tại thủ đô Washington, D.C.. Hợp tác hỗ trợ quân sự khi một trong hai nước bị tấn công từ bên ngoài.

Hiệp ước 1951 không bao gồm những đảo do Phi quản lý trong đó có bãi đá Scarborough thuộc quần đảo Trường Sa, vì Phi tuyên bố chủ quyền trên những đảo nầy hồi năm 1965, sau khi ký hiệp ước (1951) , nên Mỹ không thi hành cam kết trong hiệp định nầy, trong vụ Trung Quốc đánh chiếm Scarborough hồi năm 2012.

Philippines cáo buộc Mỹ không bảo vệ họ.

10.3. Thỏa thuận hợp tác QP nâng cao (The Enhanced Defense Cooperation Agreement-EDCA) Ngày 28-4-2014

1). Tổng quát về thỏa thuận.

Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao (The Enhanced Defense Cooperation Agreement – EDCA).
Ngày 28-4-2014, Bộ trưởng Quốc phòng Phi, Voltaire Gazmin, và Đại sứ Mỹ ở Manila, Philip Goldberg, đã ký Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao (EDCA) tại một căn cứ quân sự, chỉ vài giờ trước khi Tổng Thống Obama đặt chân lên đất Phi trong cuộc viếng thăm hai ngày.
Sở dĩ thỏa thuận EDCA phải ký trước khi Tổng Thống Obama đặt chân lên đất Phi là để chứng minh rằng người Mỹ đã đến quốc đảo nầy một cách hợp pháp, bởi vì trước kia Philippines đã có lịnh đuổi Mỹ ra khỏi Phi vào ngày 24-11-1992.
Thỏa thuận EDCA chỉ là cái khung rất tổng quát cho phép quân đội Mỹ được luân phiên nhau hiện diện rộng lớn hơn trên lãnh thổ Phi.

Thời hạn thỏa thuận là 10 năm.

Thỏa thuận EDCA cũng không nêu rõ số lượng binh sĩ Mỹ là bao nhiêu, và cũng không xác định căn cứ nào mà Mỹ có thể tiếp cận.
Thỏa thuận cũng không ghi rõ là Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự cho Phi khi nước nầy bị Trung Cộng tấn công, mà chỉ nêu chung chung là thao dượt hỗn hợp, huấn luyện, thực hiện công tác nhân đạo, tìm kiếm cứu hộ, ứng phó thiên tai…
Vì thế Tổng thống Duterte đuổi Mỹ và bải bỏ tập trận chung thì không có gì vi phạm nghiêm trọng về nguyên tắc trên giấy trắng mực đen mà Đại sứ Mỹ và Bộ trưởng Quốc Phòng Phi đã ký kết tại một căn cứ quân sự ở Phi.

11* Hai bên Mỹ-Phi nhân nhượng lẫn nhau

11.1. Tổng thống Duterte vội vàng đính chánh về chuyện ly khai Hoa Kỳ

Ngay khi từ Bắc Kinh về nước, đêm 21-10-2016 ông Duterte vội vàng họp báo đính chánh về chuyện ly khai với Mỹ. Cho biết, ông không hề muốn cắt đứt liên lạc ngoại giao với Mỹ mà chỉ muốn có một đường lối ngoại giao mới, độc lập và không hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ, mà muốn tăng cường liên kết với Trung Quốc.

Ngày 22-10-2016, Ngoại trưởng Phi, ông Perfecto Yasay nói rằng “Hoa Kỳ vẫn là người bạn thân thiết nhất của Phi, nhưng Phi muốn phá vỡ “suy nghĩ phụ thuộc và quy lụy”, và củng cố quan hệ thân thiết với các nước khác”.

11.2. Mỹ “ủng hộ quan hệ nở rộ” giữa Philippines và Trung Quốc.

Mặc dù rất khó chịu về những tuyên bố của ông Duterte, nhưng Washington cũng lên tiếng hoan nghênh và “ủng hộ quan hệ nở rộ” giữa Phi và Trung Quốc.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, ông Josh Earnest, cho biết: “Lời đính chánh hiện nay của Duterte phù hợp với quan hệ đồng minh kéo dài 7 thập niên giữa Hoa Kỳ và Philippines”.

Ngày 24-10-2016, Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách các vấn đề về Châu Á-TBD, ông Daniel Russel, đã đến Philippines trong hành trình 3 nước: Phi, Cam Bốt và Thái Lan.

Sau khi gặp Ngoại trưởng Perfecto Yasay, ông Russel nói với báo chí “Ông Duterte đã quay đầu trở lại”. Washington hậu thuẩn cuộc đàm phán đối thoại trực tiếp giữa Phi và Trung Quốc. Ông Russel nói tiếp: “Cho nên, thật là sai lầm khi nghĩ rằng mối quan hệ cải thiện giữa Manila và Bắc Kinh, sẽ gây bất lợi cho Mỹ. Chúng tôi không muốn các nước buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc”.

12* Mỹ lo xa, chọn Indonesia làm đồng minh ở Biển Đông

Có thể thấy Philippines sẽ bỏ rơi Mỹ, nên nhà nghiên cứu an ninh quốc gia Mỹ, Stanley A. Weiss đã đưa bài viết lên tờ The Huffington Post, cho biết đã đến lúc Mỹ phải xoay trục sang Indonesia trong bối cảnh Trung-Nga vừa có cuộc tập trận chung ở Biển Đông và Tổng thống Duterte cấm hải quân của ông tuẩn tra và tập trận chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông.

Ông Weiss lý luận, không có quốc gia nào ở Đông Nam Á tốt hơn Indonesia trong việc cung cấp cho Mỹ những điều cần thiết để giữ thế cân bằng với liên minh Nga-Trung. Không chỉ vị trí chiến lược mà bởi nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh của Indonesia.

Theo ông Weiss, việc chọn quốc gia Hồi Giáo nầy làm liên minh sẽ giúp cho Mỹ chứng minh cho thế giới thấy rằng nền dân chủ Tây Phương và thế giới Hồi Giáo trên toàn thế giới, có thể sống chung hòa bình và hợp tác phát triển trong khi chủ nghĩa dân tộc đang bám theo nền dân chủ Hoa Kỳ để chống đạo Hồi.

Ông Weiss đề nghị, để thực hiện liên minh, tân tổng thống Hoa Kỳ sẽ đến thăm Tổng thống Joko Widodo, hỗ trợ quan điểm của Indonesia về chủ quyền Biển Đông. Tăng cường hợp tác kinh tế. Tân tổng thống Mỹ nên mời Tổng thống Joko Widodo đến thăm và mời ông đến phát biểu tại Quốc Hội Hoa Kỳ.

13* Kết luận

Có ý kiến cho rằng tay nầy lém lỉnh đáo để. Tuy ăn nói có hơi láu cá một chút nhưng đã xử dụng một chiêu rất ngoạn mục, chuyển bại thành thắng, chuyển yếu thành mạnh, khiến cho hai cường quốc phải săn đón, chiều chuộng, vuốt ve để chiếm ảnh hưởng ở Philippines.

Không biết cuộc diện Mỹ-Trung sẽ ra sao, nhưng ông Duterte đã đặt hai cường quốc nầy vào cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng tại Philippines.

Mỹ đã giúp Philippines chống Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền quốc gia, thế nhưng ông Dutrte đã ngã sang Trung Quốc, cho nên Mỹ không còn lý do gì để giúp Phi nữa cả. Chỉ còn một giải pháp: đảo chánh. Đảo chánh vì chính nghĩa, phù hợp với nguyện vọng của người dân Phi Luật Tân.

Cựu Ngoại trưởng Phi, ông Albert Del Rosario nói ở Manila: “Gạt bỏ một đồng minh lâu đời đáng tin cậy để ôm lấy một nước láng giềng hung hãn đã từng bất chấp luật quốc tế, là một điều dại dột không hiểu nổi”.

Theo tôi nghĩ, Mỹ cần phải kiên trì tranh thủ để thu phục Philippines như đã tranh thủ Việt Nam.  Đã vuốt ve, o bế, chi tiền và công sức đối với Hà Nội mà chưa thu hoạch được một kết quả cụ thể nào cả.

Vị trí chiến lược với 7 căn cứ ở Phi đang chiếm phần quan trọng trong chiến lược xoay trục về Châu Á của Hoa Kỳ. Tình hình Biển Đông càng thêm phức tạp khi có Nga chen vào quậy phá.

Bảy căn cứ quân sự ở Phi sẽ là một trạm kiểm soát ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc ra biển để chống lại Hoa Kỳ. Một tuyến đường giao thông hàng hải qua vùng biển nầy rất quan trọng đối với cả hai bên, Mỹ và Trung Cộng.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất là thái độ hợp tác của Rodrigo Duterte. Nói năng thô lổ, thay đổi như chong chóng. Ngày hôm trước tuyên bố Mỹ là đồng minh quân sự duy nhất của Phi. Ngày hôm sau muốn Mỹ rút quân ra khỏi Phi trong vòng hai năm tới.

Trúc Giang

Minnesota ngày 26-10-2016

 



.
.

Ý kiến bạn đọc
28/10/201617:46:49
Khách
Mỹ “ủng hộ quan hệ nở rộ” giữa Philippines và Trung Quốc. HaaHa...nhung trong bung My lai nghi tham som muon nuoc Phi roi se tro thanh mot Vietnam hoac mot Khmer rough.... tong thong Phi la loai nguoi "duoc lam vua thua lam giac" ong nay chi ngoai giao voi dan dao bua duoc thoi....hay nhin vao lich su nhan loai thi se thay....nhung nha chinh tri co ca tinh nhu ong nay thi nguoi dan chi co chet thoi...lai con duoc Trung Quoc huong dan nua....se co nhieu man nua hay hon cho the gioi xem .....wait and see
27/10/201619:26:52
Khách
Gửi Kinh-tế-Gia FastFood ! Ông này quả thật "Lỗ-mãng" khi gọi Tổng-thống Phi Duterte là "Thằng Tống thống". Là "Thằng Tổng-thống" ? Sao lại giám chửi xỉa xói "Đấng Tiên-tri Obama, Tổng thống Đại cường Hoa-kỳ, là "Son of Whore " ? Đa số truyền thông Phương tây cho là Ông Duterte thuộc lọai "điên-khùng" hay "Điếc không sợ Súng M16", Nhưng trên 90% người dân Phi vẵn còn ủng hộ chính sách "bài trừ ma túy" của Ông !!! Lạ thật . Tôi tin là Duterte đã đọc tòan bộ những cuốn sách của Tiên-sỹ Nguyễn-tiến-Hưng, đăc biệt là cuốn "Khi Đồng Minh tháo chạy" khỏi Việt-nam chăng ?!!!! Vubinh
27/10/201600:25:26
Khách
17-1-2017 ? là ngày gì ? ,mà người Mỹ gốc Phi ở NY sẽ đảo chánh ? ,là ngày tốt chăng ???
26/10/201622:05:10
Khách
24/10/16- Việt Báo : Theo báo Wall Street Journal thì Duterte là con của tỉnh trưởng tỉnh Mindanao . Tỉnh này không ưa cả chính phủ trung ương ở thủ đô Manila và ghét cả Hoa Kỳ. Dân Mindanao phần lớn theo Hồi giáo..
Em gái của Duterte kể rằng bà nội của họ theo Hồi giáo, đã nhồi sọ Duterte rằng Mỹ có tội chiếm đóng, thực dân.
Duterte thời trung học ưa đánh nhau, tính laị nổi nóng. Học đaị học ở Manila, Duterte học môn chính trị ở giáo sư Jose Maria Sison - sau này sáng lập Đảng Cộng sản Philippines, . GS Sison bây giờ lưu vong ở Hòa Lan, kể rằng ông dạy cậu Duterte rằng Mỹ đế quôc xấu xí đã cai trị, bóc lột Philippines. Duterte ưa thích Đảng CS Philippines, nhưng không bao giờ gia nhập.
Duterte tốt nghiệp trường Luật, rồi làm công tố viên ở thị trấn Davao.
Đắc cử vào chức thị trưởng Davao năm 1988.
Năm 2002, một quả bom nổ ở phòng của khách sạn nơi Duterte đang ngụ . Y nghi là CIA muốn ám sát ông, nhưng tòa Đại sứ Mỹ phủ nhận.
Sau năm 2002, Mỹ từ chối visa đối với Duterte, và thu hồi visa của người tình sống chung với Duterte, với lý do Duterte giết nhiều người không xét xử.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.