Hôm nay,  

Lá Thư Từ Đức quốc, Bạn Có Biết: Tám Phụ Nữ Từng Là Ưng Cử Viên Tổng Thống Đức!

25/10/201600:00:00(Xem: 3977)

Lời phi lộ: Vì lý do bất khả kháng, người viết xin được ghi ra đây những cảm nghĩ rời, trả lời công khai vài thắc mắc nên đành phải nói về cái tôi của mình chút xíu (dù không muốn) và kính mong độc giả hoan hỷ cho nếu vô tình bị đụng chạm là điều mà người viết luôn cố gắng tránh. Cám ơn.

Cho tôi được mở đầu với một câu hỏi đơn giản: Quý vị hay cả tôi có thể biết rõ cha mẹ, anh chi em hay điển hình nhất (ai có gia đình) là người vợ của mình và ngược lại ?. NẾU TÔI (nhấn mạnh là tôi) chẳng ở gần quý vị, không học chung và cũng chẳng hề quen biết CHO rằng tôi biết rõ quý vị hơn chính quý vị biết về mình thì quý vị đánh giá thế nào về tư cách cá nhân một khi tôi (quá rảnh) chửi, chỉ trích phịa chuyện nói về quý vị ?. Câu trả lời xin nhường quý vị và sẽ hiểu đâu là vấn đề !.

Thứ đến, ai ở Đức đều biết rất rõ, vì là xứ Tự Do Dân Chủ nên người cộng sản hoạt động chính trị công khai, họ đâu cần giấu giếm vì sợ hãi ?. Ngoài ra, người Đức ít khi "bịa, tào lao" về đời tư người khác, cá nhân tôi vì khá quen với đời sống xã hội Đức nên cũng quan niệm rằng ai tốt, giỏi thì gia đình vợ con họ nhờ, hãnh diện còn nếu thấy "không tử tế" thì tránh tiếp xúc, cần chào xã giao thôi rồi đường ai nấy đi, việc ai nấy làm; chưa nói đến chuyện nói bậy, vu cáo xấu miệng mình trước.

- Bây giờ xin trả lời chung: tôi nói nôm na là 1 người Việt tỵ nạn và khẳng định khác với quý vị hay em, cháu tôi 100% KHÔNG phải là Thuyền Nhân Tỵ Nạn (Boat People), đúng theo nghĩa chính xác là một người tỵ nạn chính trị vì cộng sản sau 1975. Khác một điểm là Boat People và thân nhân đoàn tụ sau đó được hưởng quy chế tỵ nạn không bị cứu xét bởi cơ quan thừa hành của chính phủ Đức; còn những người như tôi không dễ gì được Đức chấp nhận cho tỵ nạn chính trị với nhiều thủ tục khá phức tạp. Xin lưu ý điều nho nhỏ này !. May mắn cho tôi là tháng Ba năm 1975 từ miền Trung vào được Sài gòn khi tình hình căng thẳng, quá bất ổn; phúc đức không bị kẹt lại ở đó và cuối cùng đã "chia tay" Nam VN trước khi VNCH rơi vào tay cộng sản, cho đến nay chưa 1 lần trở lại!.

- Từ đó, từ sau 30. April 1975 chọn nước Đức làm quê hương (tạm dung) thứ hai của mình. Quý vị như thế nào tôi làm sao biết rõ nên không dám nói, nhưng đối với riêng tôi, đã mất quê hương phải ăn nhờ ở đậu xứ người thì phải đau lòng mà nói rằng "mất nhà, mất nước là đã mất đi một cái gì to lớn nhất" để cam chịu kiếp sống lưu vong thì còn gì mà hơn thua ???. Phải chi ganh đua nhau hầu tiến thân, vươn lên để hãnh diện với đời thì hoan nghinh vô cùng, còn đàng này (núp bóng) chỉ nói/toàn viết bậy một cách vô ý thức thì ai là người "tử tế"có cảm thấy có đau lòng không ??.

- Mỗi người một hoàn cảnh và nhờ hấp thụ ít nhiều nền dân chủ Đức xin miễn bàn, nhưng riêng cá nhân tôi cho đến nay đã hơn 41 năm vẫn biệt xứ (tuy cũng có điều kiện nhưng tôi không làm!), đau buồn chấp nhận kiếp sống tha hương dù lúc nào cũng nhớ VN mong có ngày về và chỉ về khi VN KHÔNG còn cộng sản nên ai nói gì hay vu cáo, chụp mũ về cá nhân tôi thì tôi chẳng buồn để ý, xem thường những lời viết "thiếu văn hoá" từ kẻ tôi không biết mặt, chẳng rõ tên tuổi thật.

Bảo đảm là một người bình thường, đâu có ai dám nói chuyện với thần thánh, ma quỷ vô danh !.

- Sẵn nói luôn, chúng ta ai cũng thấy những người đấu tranh ở Mỹ, Úc, Gia nã Đại, Đức, Pháp....

ít nhiều cũng bị chỉ trích, bị nói này nói kia. Tướng, tá, nhiều người tên tuổi của VNCH còn bị trù đạp này nọ thì một "thợ khách" bình thường như tôi cho dù cũng đã bị đánh phá thì chỉ phì cười và "vui vui" vì vô danh mình hân hạnh cũng được chiếu cố đến (khôi hài là từ những kẻ đi về VN như đi chợ hay "du lịch VN vài ba tháng?"), vậy mà cũng có người a dua hùa theo, nhưng đó là quyền cá nhân, miễn đề cập thêm. Chỉ đề nghị (đề nghị thôi, thưa quý vị), nếu có thể xin đừng tiếp tay cho những hành động không tốt này, nếu tất cả mọi người và các diễn đàn liệng emails nặc danh, chửi bới hết người này người kia ngay vào thùng rác để chúng nói/viết cho nhau nghe thôi thì cộng đồng NVTN nói riêng sẽ thay đổi và trở nên tốt đẹp hơn. Quý vị tin đi, ngày nào mà các tệ trạng này không còn chỗ đứng thì sinh hoạt cộng đồng theo đó thay đổi, chắc chắn sẽ sinh động hơn và từ đó chúng ta sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn hầu góp phần cho công cuộc đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền ở VN. Xin lập lại chỉ là đề nghị để chúng ta nói chung cùng suy ngẫm.

- Vốn biết rằng ở Mỹ, Úc, Canada...và ngay cả ở Đức có nhiều khoa bảng tài giỏi, nhất là thế hệ thứ hại thiếu gì Tiến sĩ, Giáo sư, Khoa học gia, Luật sư, Kỹ sư Bác sĩ, Nha sĩ...nên riêng tôi (hiện là người Đức gốc Việt) thường nói với bạn bè, nhất là đối với đàn em (trên FB cũng viết như rứa) và muốn hiểu sao tùy ý: là "thợ khách" tại quê hương (tạm dung) mới của mình, tốt nghiệp "Uni Bụi Đời ở Đức" nhưng may mắn đã được làm việc trong lãnh vực "nghiên cứu và phát triển" cho hãng sản xuất nổi tiếng ở Munich/Đức mà đồng nghiệp tôi hầu hết là thành phần trí thức (họ là trí thức tôi nói trí thức, không lẽ bảo họ thất nghiệp, lãnh trợ cáp xã hội !), hầu như không thiếu giai cấp nào: từ Gs Đại Học, Tiến sĩ đến Kỹ sư bậc cao học (MS), Kỹ sư (BSc) và chuyên gia... Sau hơn ba thập niên làm "thợ khách" tự ý xin nghỉ hưu non để có dịp hưởng thụ chút xíu sau bao nhiêu năm tự lập rồi kéo cày (tôi tự lập "không nhận trợ cấp chùa nào của Đức" nên đa số người bản xứ chẳng có ai dám nói gì về "thợ khách tôi cả". Không khoe vì đó là sự thật, lý do cũng như bao nhiêu người khác dù lượm bạc cắc kiểu "tay làm hàm nhai" và đã đóng thuế từ đầu đến cuối. Ai ở Đức cũng biết, đời sống, ngôn ngữ khó khăn, lại càng khổ sở hơn cho những ai tự lập vì vậy đề nghị hãy tự soi gương xét lại "tư thế, khả năng" của chính mình trước khi chỉ trích bất cứ người nào khác (cho qua).

- Nhờ biết chút ít tiếng Việt và tiếng Đức nên khi nào rảnh, thích thì viết hay chuyễn ngữ vài tin tình cờ đọc được không ngoài mục đích giới thiệu đất nước mình đang định cư cũng như trao thêm sinh ngữ và kiến thức vốn hạn hẹp của mình. CHÍNH vì thế người viết lắc đầu về những lời lẽ kém văn hóa, và cũng XIN NHẤN MẠNH là rất trân trọng được đón nhận những ý kiến xây dựng thật sự của các bậc thức giả hầu từ đó có cơ hội học hỏi, mở mang thêm kiến thức.

Dựa trên căn bản học hỏi, cầu tiến và xa hơn nữa là thông tin, kính mới quý độc giả nếu muốn ghé đọc bản tin được tôi chuyển ngữ sau đây. Chắc chắn khi phóng dịch sơ sót khó tránh khỏi nên mong quý vị thức giả cho cao kiến, cám ơn trước. Vui nếu một người ghé đọc, vui hơn nếu vài người đọc và càng mừng hơn nếu có nhiều người đọc. Mong quý vị hoan hỷ cho mọi sự. Trân trọng (LNC)

* * *

blank
Tổng thống đầu tiên của nước Đức, Theodor Heuss (FDP).

Cho đến nay đã có tám phụ nữ ứng cử vào chức Tổng thống Đức- tất cả đều vô vọng. Thua suýt soát nhất là bà Gesine Schwan (SPD), đã bị ứng cử viên đảng của CDU là Horst Koehler đánh bại năm 2004.

Gần đây nhất, vào năm 2012, " người đàn bà đi săn phát xít (tạm dịch từ Nazi-Jgerin) " Beate Klarsfeld ứng cử để chạy vào "văn phòng" cao nhất nước Đức. Klarsfeld, do Tả khuynh (Linke) đề cử, nhận được 126 phiếu. Tuy nhiên, Joachim Gauck - được sự hỗ trợ đồng thuận bởi các đảng chính trị lớn -, chiến thắng thuyết phục với 991 phiếu.

Trong năm 2010, nữ phóng viên truyền hình Luc Jochimsen - cũng từ Tả Khuynh đưa vào cuộc đua - nhận được ở vòng thứ hai 123 phiếu bầu và như vậy đứng hạng thứ ba sau Christian Wulff (615) và Joachim Gauck (490 phiếu). Nhưng sau đó, trước khi bầu vòng thứ ba thì bà ta bỏ cuộc, Wulff thắng với 625 phiếu.

Bà Gesine Schwan (SPD) đã thất bại hai lần so với ứng cử viên (ƯCV) của CDU, Horst Koehler, lần đầu tiên suýt soát, Schwan đã nhận được năm 2004 tại Quốc hội Liên bang chỉ có 15 phiếu ít hơn Koehler với 604 phiếu. Năm 2009, Koehler chiếm 613, Schwan được 503 phiếu.

Người tiền nhiệm của Koehler, ông Johannes Rau (SPD) đã có hai đối thủ trong năm 1999: Nữ ứng cử viên tổng thống được đề cử bởi liên đảng CDU/CSU là nhà vật lý Dagmar Schipanski (độc lập, không đảng phái) nhận được trong vòng bầu thứ hai 572 phiếu, một thành công đáng nễ trong khi ứng cử viên do PDS (ghi chú thêm: hậu thân của đảng cộng sản SED thời DDR, từ 1989 đến 2007, đảng có chiều hướng chính trị thiên tả !) là nhà thần học Uta Ranke-Heinemann (độc lập) chỉ nhận được có 62 phiếu. Rau đã chiến thắng với 690 phiếu.

Trong năm 1994, nữ chính trị gia của FDP, Hildegard Hamm-Bruecher chống lại Roman Herzog (CDU), Johannes Rau (SPD), người được hỗ trợ bởi đảng Xanh là nhà hoạt động dân quyền Đông Đức Jens Reich (độc lập) và ƯCV Cộng hòa (Republikaner) Hans Hirzel. Bà Hamm-Bruecher sau hai đợt bỏ phiếu đầu tiên đứng ở vị trí thứ ba và bỏ cuộc. Trong vòng bầu cử thứ ba thì Herzog được bầu với 696 phiếu.

Năm 1984, ứng cử viên của Xanh, văn sĩ Luise Rinser đã thua ngay tại vòng bầu đầu tiên trong cuộc tranh cử chống lại Richard von Weizsaecker (CDU) với 68 so với 832 phiếu.

Trong cuộc bầu cử năm 1979, nữ chính trị gia của SPD, Annemarie Renger đã bị đánh bại trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên với 431 phiếu bởi ƯCV của CDU là Karl Carstens (528 phiếu).

Marie-Elisabeth Lueders (FDP) không có thể được coi là một ứng cử viên, người đã nhận được chỉ có một phiếu trong cuộc bầu cử vào năm 1954. Giống như năm người khác, những người cũng từng nhận được có một phiếu bầu, thi bà Lueders đã không được chính thức đề cử. Vị tổng thống đầu tiên của nước Đức, Theodor Heuss (FDP) đã tái đắc cử với 871 phiếu !.

Để kết thúc bản tin này, xin được đề cập thêm vài chi tiết liên quan đến Tổng Thống Đức: Tổng thống là người đứng đầu của Cộng Hòa Liên Bang Đức, được bầu sau mỗi 5 năm (chậm nhất sau 10 năm, vì chỉ có thể có thêm một lần tái cử ) do Hội nghị Liên bang không thường trực bầu, được triệu tập từ năm 1954 để xác định vị tổng thống Đức. Hội nghị liên bang (Bundesversammlung) được tạo thành từ các thượng nghị sĩ và dân biểu của tất cả 16 tiểu bang nước Đức (ghi chú thêm: kể từ khi nước Đức thống nhất !).

Nơi ở chính thức đầu tiên của tất cả các Tổng thống Liên bang là cung điện Bellevue ở Berlin, thứ hai là Villa (biệt thự) Hammerschmidt ở Bonn.

Bên cạnh chức năng (hay vai trò) đại diện của nó, vị tổng thống, ngoài những điều khác, cũng có quyền giải tán Hạ nghị viện (Bundestag), công nhận các nhà ngoại giao (Diplomaten), ân xá kẻ phạm tội, tiến cử một thủ tướng liên bang, sa thải Bộ trưởng liên bang, bổ nhiệm thẩm phán liên bang và các sĩ quan, tuyên bố chiến tranh và nhiều thứ khác.

Vào ngày 12 tháng chín năm 1949, chính trị gia Tự Do Dân Chủ (FDP) Theodor Heuss được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Đức. Ông đã nhận được trong vòng bầu cử thứ hai đa số phiếu tuyệt đối (416 trong tổng số 800 lá phiếu, tính ra là 51,7%) so với đối thủ của ông là Kurt Schumacher của SPD (312 phiếu).

Một đặc điểm khác dễ nhận thấy là ƯCV do Tả khuynh đề cử hầu như không được sự ủng hộ của các chính đảng dân chủ, ngoài thành viên và cảm tình viên của họ, lý do vì chính trị gia các chính đảng Đức không tin tưởng tuyệt đối vào đường lối chính trị của Tả khuynh (Linke).

Tóm lại, cho đến nay thì Đức có tất cả 11 vị Tổng thống, (và điều đặc biệt như chúng ta nhận thấy, toàn là đàn ông; chỉ mới có nữ thủ tướng nhưng chưa thấy nữ tổng thống Đức, biết đâu năm 2017 sẽ là một ngoại lệ (?) vì hiện tại các đảng phái đang tranh nhau đề cử ứng cử viên tổng thống, toàn chính trị gia tên tuổi, nam nữ đề huề, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận nào theo quan điểm chính trị của mỗi đảng (CDU, CSU, SPD, Xanh, Linke...) với thứ tự như sau:

Theodor Heuss (FDP)             1849 - 1959

Hienrich Luebke (CDU)           1959 - 1969

Gustav Heinemann (SPD)          1969 - 1974

Walter Scheel (FDP)             1974 - 1979

Karl Carstens (CDU)             1979 - 1984

Richard von Weizsaecker (CDU)   1984 - 1994

Roman Herzog (CDU)              1994 - 1999

Johannes Rau (SPD)              1999 - 2004

Horst Koehler (CDU)             2004 - 2010

Christian Wulff (CDU)           2010 - 2012

Joachim Gauck (độc lập, parteilos)  từ 03.2012

Giải thích thêm: nhiệm kỳ Tổng thống Đức là 5 năm. Tuy nhiên có hai ngoại lệ là TT Horst Koehler và Christian Wulff đã từ chức sau thời gian là 6 và 2 năm !.

© Lê-Ngọc Châu (Nam Đức, chiều ngày 24. October 2016)

Nguồn: die Zeit, dpa 23 Tháng 10, 2016 & Internet

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong danh sách những gì mà bạn cần dự định làm cho ngày lễ, sự chuẩn bị an tòan là việc cần để ý hàng đầu trong danh sách.
Gần đây, trong các mạng nhện i-meo, tự nhiên lại rộ lên phong trào đua nhau ca tụng Các Mác, y như  phong trào "trăm hoa đua không nở" vậy.
Ngày 15/11/2007 Tân hoa xã, cơ quan thông tấn của đảng Cộng sản Trung quốc cho ban hành một Bạch thư bằng Anh ngữ nhan đề
Hôm ấy là ngày Chủ Nhật 25-11-2007 nhằm ngày 16 tháng 10AL năm Đinh Hợi, chúng tôi một nhóm Phật tử tại Orange County
Hội đồng thành phố San Jose tối ngày 20.11.2007 đã biểu quyết thông qua việc đặt tên cho một khu phố
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ (THTNDC), tập hợp những thanh niên có mong muốn góp sức xây dựng một Việt Nam dân chủ và giàu mạnh
Cũng là trò, là thầy - cô cả, song ở giai đoạn tôi học, nó khác! Tất nhiên so với thời kỳ kết thúc chiến tranh tôi tận mắt chứng kiến cảnh thầy trò ở Miền Nam
Khi một biến cố xảy ra mà ngần ấy phe đều thấy mình đúng - và đối phương sai lầm -  người ta tất nhiên phải phân vân về lẽ đúng sai.
Nếu muốn nói về sức mạnh và hiệu quả đấu tranh dân chủ, làm tan băng chánh trị VN, làm sáng sủa con đường đi tới cũng như lẽ đúng sai
Việt Nam đã và đang làm hết sức để cải tiến quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng chỉ mới tám tháng trước
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.