Hôm nay,  

Một “Thiên hà” vừa phát nổ: Galaxy Note 7

21/10/201609:44:00(Xem: 5282)

Một “Thiên hà” vừa phát nổ:  Galaxy Note 7

  
Thy Trang
  

Ngày 15 tháng 10, 2016: Tính từ 12 giờ trưa EDT, đối với luật pháp của Hoa Kỳ sẽ là một trong tội (federal crime) nếu hành khách đem chiếc smartphone Samsung Galaxy Note 7 lên máy bay.  Các hãng hàng không cũng phải cấm không cho những hành khách có mang theo phone này được lên máy bay.


Đây là những điều luật mới được Cơ quan Quản trị Hàng không Hoa Kỳ (Federal Aviation Administration, FAA) ban hành.  Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (DOT) cũng cho biết sẽ tịch thu Galaxy Note 7 nếu bị bắt mang lên máy bay và sẽ bị phạt cho tới mức 179,933 USD.


Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ, Anthony Foxx, nói: "Chúng tôi nhận biết là cấm đoán các phone này không cho lên máy bay sẽ làm phiền một số hành khách, nhưng sự an toàn của mọi hành khách trên máy bay phải là ưu tiên cao.  Chúng tôi phải tiến đến biện pháp này bởi vì chỉ cần một vụ cháy trong chuyến bay cũng có thể gây thương tích nặng nề và gây ra nguy hiểm đe dọa đến sinh mạng của nhiều người.”


Ngày 13 tháng 10, 2016:  Công ty Samsung US cho ra thông báo thu hồi Galaxy Note 7.   Kể từ 3:00 giờ chiều ET ngày này, khách hàng tại Hoa Kỳ có thể:

 -  đổi Galaxy Note 7 để lấy một smartphone khác của Samsung và thay thế bất cứ bộ phận phụ tùng nào của Galaxy Note 7

 -  hoặc được hoàn tiền lại


Ngày 10 tháng 10, 2016: Samsung công bố là họ hoàn toàn ngưng sản xuất phone Galaxy Note 7.  Tuyên bố này đưa ra chỉ vài giờ sau khi Samsung xác nhận là họ đã ngưng việc bán ra Galaxy Note 7 và thúc giục khách hàng hãy ngưng sử dụng phone này nếu họ còn đang sở hữu.


Ngày 06 tháng 10, 2016: Máy bay của Southwest Airlines phải di tản hành khách sau khi một phone Galaxy Note 7 bốc cháy tỏa khói đầy nghịt cabin.  Đây là loại phone mới được Samsung đổi cho khách hàng.


Ngày 27 tháng 9, 2016: Samsung xác nhận là 60% của những Galaxy Note 7 smartphone bán ra tại US và Nam Hàn đã được gửi trả lại.


Ngày 15 tháng 9, 2016:  Ủy ban kiểm soát an toàn của sản phẩm tiêu dùng của Hoa Kỳ (The U.S. Consumer Product Safety Commission, CPSC) ra lệnh thu hồi hơn 1 triệu Galaxy Note 7 phones đã gửi tới giới tiêu thụ tại Hoa Kỳ.


Ngày 02 tháng 9, 2016: Tại Ridgefield Park, New Jersey, công ty Samsung Electronics America, Inc. loan báo chương trình trao đổi sản phẩm (U.S. Product Exchange Program) để cho chủ nhân của Galaxy Note 7 có thể đổi loại cũ (bị nổ) lấy loại khác đã được sửa đổi.


Ngày 24 tháng 8, 2016: Có một Samsung Galaxy Note 7 bị nổ trong khi gắn vào dây cable xạc điện.  Rồi lại có những báo cáo tương tự.


Ngày 02 tháng 8, 2016: Galaxy Note 7 chính thức ra thị trường.


Bên trên là thời điểm của những diễn tiến đã đưa Galaxy Note 7 từ một sản phẩm đầy hứa hẹn khi vừa mới xuất hiện cho đến lúc bị khai tử.  Tuổi thọ chỉ mới được hơn hai tháng.  


Truy lùng thủ phạm đã bức tử Galaxy Note 7 thì thấy đó là các pin lithium-ion. Đây là loại pin vẫn thường thấy trong các smartphones, laptops..., đã được biết đến là dễ bắt lửa trong quá khứ. Khoảng 2014, laptops của Sony cũng trải qua những kinh nghiệm tương tự.


Theo Popular Science:  Tại sao phone lại nổ? Câu trả lời ngay trước mắt là có thể tại lỗi lầm của nơi chế tạo. Nhưng câu trả lời bao quát hơn nằm ở chỗ chính giới hạn của kỹ thuật hiện tại đã bó tay các nhà làm pin; vì vậy khi muốn đẩy những thiết bị này đi xa hơn quá khả năng giới hạn của chúng, họ đã phải nhận chịu những “phần thưởng” đau thương, tệ hại.


Thủ phạm chính: bên trong cục pin đã có những nối kết (connections) được thiết lập theo một cách thế mà đúng ra không nên làm như vậy. Vì thế những nối kết đó vô hình chung làm cục pin biến thành một thứ chất nổ, dù nhỏ bé.


Theo phúc trình của Verge, chúng ta gần như đã đạt đến mức tối đa của hiệu năng lý thuyết của các pin loại lithium-ion. (Nói một cách đơn giản, có nghĩa là không còn chỗ để "cải tiến” nữa.)  Vì vậy các nhà sản xuất đã ráng kéo căng, nới thêm mức giới hạn của những gì được xem là "an toàn" để có thể "xiết" thêm ra được ít phần trăm hiệu năng từ chỗ này hay chỗ khác.


Nhưng vì những sản phẩm này là những hợp chất mong manh (volatile compounds) đã được chế tạo để bắt giữ và thả ra một khối năng lượng lớn, cho nên những "nới thêm" mức giới hạn như vậy rất dễ đưa đến tai họa.


Bởi đó, "thiên hà" Galaxy Note 7 đã bị nhiều chạm nổ gây cháy. Kết quả là đầu tháng 9, 2016, Samsung đã phải thông báo ra khắp thế giới lệnh thu hồi smartphone này.  


Samsung, công ty sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, đã phải thu hồi ít nhất là 2.5 triệu chiếc Note 7 trên 10 thị trường trên thế giới.


Nhưng đó chỉ là mới bắt đầu. Sau lệnh thu hồi này, Samsung đưa ra một chương trình trao đổi. Người dùng Note 7 có thể đổi lấy ấn bản mới của Note 7 hoặc Samsung's Galaxy S7 hay S7 Edge. Ai cũng đinh ninh rằng ấn bản mới của Note 7 đã được sửa đổi để không dẫn lửa. Nhưng thực tế thì không như vậy.


Như đã ghi bên trên, ngày 6/10/2016: Trên máy bay của hãng Southwest Airlines có một Galaxy Note 7 bốc cháy. Ảnh chụp chiếc phone bị cháy cho thấy đó là phone loại mới được Samsung cải sửa sau khi có lệnh thu hồi. Chủ nhân của chiếc phone này cho biết ông ta đã tắt chiếc phone này như được yêu cầu khi lên máy bay.  


Tại thời điểm này Samsung đứng ngay trung tâm khủng hoảng vì phone loại mới thay thế cũng bị cháy như phone loại cũ. Điều này sẽ là cả một tai họa cho uy tín của công ty và cả mặt tài chánh nữa.


Đó chính là giọt nước cuối cùng đã làm tràn ly: Samsung bắt buộc phải tuyên bố ngưng sản xuất sản phẩm này.


Được "phóng ra" ngày 02/8/2016, chỉ hơn hai tháng sau, do bị “trọng thương” sau các vụ nổ, "thiên hà" Galaxy Note 7 đã chính thức được Samsung cho chết hẳn vào ngày 11/10/2016.


Trước đây, khi phải ra lệnh thu hồi Galaxy Note 7, phải tốn mất khoảng 1 tỉ USD, Samsung đã gọi đó là món tiền làm vỡ tim (heartbreaking amount). Hiện giờ, khi chính thức kết liễu "ngân hà" Galaxy Note 7, Samsung đang phải đối diện với con số 17 tỉ USD bị mất trong thương vụ này.


Thy Trang

Oct 20, 2016

NOTE: Tác giả bài viết, Thy Trang, là cộng sự viên thường trực của đặc san Lâm Viên online  ở địa chỉ www.dslamvien.com.

 


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.