Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Nguyễn Khuyến

21/10/201600:01:00(Xem: 4124)
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần).
________________ 
  
NGUYỄN KHUYẾN
(1835 - 1909)
  
    Nguyễn Khuyến còn tên là Nguyễn Thắng, quê làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Hiệu Quế Sơn, người ta thường gọi ông là Yên Đỗ. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là người thông minh, hiếu học. Năm 1864, ông đỗ đầu Cử nhân.
    Năm 1865, ông thi Hội bị hỏng, ở lại kinh đô học trường Quốc tử giám, đến năm 1871, ông đỗ đầu kỳ thi Hội rồi đỗ đầu kỳ thi Đình, nên người ta gọi ông là Tam nguyên Yên Đỗ. Năm 1873, ông làm Đốc học, rồi thăng Án sát tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông làm Bố chính tỉnh Quảng Ngãi.   
  
    Năm 1878, triều đình triệu ông về kinh giữ chức Toản tu Quốc sử quán. Nguyễn Khuyến làm quan nổi tiếng thanh liêm, chính trực. Ông thấy quân Pháp tấn công chiếm Nam kỳ, rồi tấn công Bắc kỳ và đang uy hiếp kinh đô Huế, xét thấy không giúp gì được cho đất nước nên buồn bã xin từ quan về làng Yên Đỗ, sống đạm bạc trong cảnh thanh bần.
    Ông thấy nước nhà bị giặc Pháp xâm chiếm, buồn đời, hận mình không đủ sức giữ gìn đất nước, trong bài “Tự Trào”. Ông tự cười cợt chính mình, trong nỗi ngậm ngùi, xót xa: 
  
     Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang
     Chẳng gầy chẳng béo cũng làng nhàng!
     Cờ đang nửa cuộc không còn nước
     Bạc đánh ba quan đã chạy làng!
     Há miệng nói ra gàn bát sách
     Mềm môi chén mãi tít cung thang
     Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ?
     Thế cũng bia xanh cũng lọng vàng 
  
     Ông để lại các tác phẩm: Quế Sơn thi tập; Yên Đỗ thi tập và những câu đối; Hát ả đào; Văn tế... Các tác phẩm của ông có khi viết bằng chữ Nho tự dịch ra chữ Nôm hay ngược lại, đến nay đã sưu tập được khoảng 800 bài đủ các thể loại. 
  
 *- Thiết nghĩ: Nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng cả chữ Hán và chữ Nôm, ông đã làm nhiều thể loại: Hát nói, cổ phong, lục bát, văn sách, văn tế, câu đối... Tuy nhiên, thể thơ thất ngôn bát cú được ông sáng tác nhiều hơn hết.  
     Thơ trào phúng của Yên Đỗ nhẹ nhàng không táo bạo như thơ trào phúng của Hồ Xuân Hương, không thẳng thừng như thơ trào phúng của Trần Tế Xương. Thơ trào phúng của Yên Đỗ dù qua lăng kính trào lộng nhưng sâu sắc, kín đáo. Thi sĩ Yên Đỗ châm biếm bọn quan tham, bọn đạo đức giả rất độc đáo vừa hóm hỉnh vừa thâm thúy. Thi sĩ Yên Đỗ là bậc thầy về thể loại thơ trào lộng khi châm biếm những thói hư, tật xấu của người đời. Bài thơ “Tiến sĩ giấy” phản ánh xã hội đương thời, chê trách cả phong kiến lẫn thực dân:
   
        Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
   
     Thơ trữ tình của thi sĩ Yên Đỗ dạt dào cảm xúc, lòng ông chứa chan tình tự dân tộc và quê hương. Nỗi niềm của ông thiết tha phong cảnh ở thôn quê và ngậm ngùi xót thương người dân nghèo bị cơ cực dưới thời thực dân Pháp. Tâm tư  ấy đã thổ lộ trong bài thơ “Chốn quê” rất chân thành:
   
Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thuê bò.
    
     Thơ tả cảnh của thi sĩ Yên Đỗ cảm xúc cảnh nông thôn làng nước thật đậm đà. Đặc biệt cảnh mùa thu lưu luyến rất thiết tha, cảnh thu trong thơ ông không ràng buộc bởi những ước lệ mà êm ái gần gũi. Ông đã gởi gấm tâm tư trong các bài thơ: Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh... biểu đạt trọn vẹn cái nét độc đáo của cảnh thu, như bài thơ “Thu điếu”:
   
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo 
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí 
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo... 
  
        Cảm niệm: Nguyễn Khuyến
   
Tam nguyên Yên Đỗ, mến thiên nhiên    
        Non nước điêu linh, luống muộn phiền
        Hận Pháp xâm lăng, lòng khắc khoải 
        Thương quê thao thức, khó khăn yên!
  
Nguyễn Lộc Yên


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.