Hôm nay,  

Giải quyết các xung đột ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines sau phán quyết của Toà án

10/10/201612:44:00(Xem: 4644)
Giải quyết các xung đột ở Biển Đông
giữa Trung Quốc và Philippines sau phán quyết của Toà án
 
Đỗ Kim Thêm dịch
.

Mặc dù thắng được Trung Quốc trong cuộc tranh tụng về bãi cạn Scarborough, Philippines đã đề cập vấn đề này một cách hết sức thận trọng. Phương sách mềm dẻo của Philippines đã mở ra một cánh cửa để đạt đến một thỏa thuận chung khả thi với đối thủ mạnh của mình về các quyền đánh cá trong vùng biển còn tranh chấp.
.

Dự báo

Philippines sẽ tiếp tục sử dụng chiến lược củ cà rốt và cây gậy đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, họ chọn cách không thổi phòng việc thắng kiện gần đây tại Tòa án Trọng tài Thường trực để đạt thỏa hiệp.

Đánh cá xung quanh bãi cạn Scarborough sẽ là một vấn đề quan trọng của sự hợp tác, nó sẽ tiến hành thông qua các cuộc đàm phán song phương.

Tuy nhiên, nghị quyết thực sự của các việc tranh chấp biên giới trong khu vực sẽ còn khó đạt, thậm chí có thể còn bị trì hoãn bởi các thỏa thuận để làm xoa dịu căng thẳng.
.

Phân tích

Các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông vẫn đang điều chỉnh để xác định cách quy định lãnh hải trong khu vực. Ngày 12 tháng 7 Tòa án Trọng tài Thường trực công bố quyết định việc vô hiệu hoá các yêu sách của Trung Quốc chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đặc biệt hơn Toà còn quy định rằng bãi cạn Scarborough không có các hòn đảo và do đó không có vùng đặc quyền kinh tế để đòi hỏi. Quyết định này đánh dấu thắng lợi cho Philippines, dù Manila cũng cho là bãi cạn này là của riêng mình mà Bắc Kinh đã chiếm. Ít nhất, Philippines đã tìm cách để đảm bảo rằng Trung Quốc không thể kiểm soát bãi cạn này về mặt pháp lý và bằng cách mở rộng, Philippines đã mở ra cơ hội cho các nước khác cách phân vạch Biển Đông để mặc cả về vị trí của Trung Quốc chiếu theo UNCLOS.

Nhưng sau khi thắng kiện, Philippines đã thể hiện đối sách một cách cẩn thận. Manila biết thế yếu của mình - quân sự của Trung Quốc mạnh hơn nhiều. Nhưng Philippines đã thắng trên chính trường quốc tế mà họ chưa từng có trước đây (ngay cả khi chủ yếu xem đó là tượng trưng). Phán quyết này có thể gây cho Trung Quốc đau đầu nặng nề, và dù kềm chế kiên trì theo phán quyết, Manila đang gây khích lệ cho Bắc Kinh mang lại sự thỏa hiệp và thích nghi. Ví dụ như Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã nói rằng ông sẽ không đưa phán quyết này ra tại hội nghị thượng đỉnh tháng chín của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bằng cách đó, Manila có thể bảo toàn lợi ích cốt lõi của mình và đạt được một số nhượng bộ của Trung Quốc, trong khi tiếp tục hợp tác với Nhật Bản, Hoa Kỳ và các cường quốc bên ngoài khác. Trong bối cảnh năng động mới này, đàm phán về một hiệp ước giữa Manila và Bắc Kinh đã tập trung vào một chủ đề cụ thể là đánh cá.

Thủy sản là vấn đề lớn tại biển Đông. Theo một ước tính có khoảng 1.720.000 tàu đánh cá hoạt động trong vùng biển, sử dụng khoảng 5,4 triệu người. Cuộc đối đầu với các tàu tuần tra xung quanh nhiều nơi còn gây tranh cãi về hải phận - và trong các vùng biển của quốc gia cận duyên - là nguy cơ quen thuộc và triền miên, nó đang châm ngòi cho các cuộc khủng hoảng lớn hơn. Phán quyết theo UNCLOS giải quyết một cách cụ thể các vấn đề khi quy định rằng các động thái của Trung Quốc ngăn chặn các tàu đánh cá của Philippines xung quanh bãi cạn Scarborough kể từ tháng năm 2012 là bất hợp pháp.

Mặc dù trọng tâm của khu vực là khoáng sản và dầu, cá là một yếu tố quan trọng hơn trong các tranh chấp lãnh hải chung quanh Trung Quóc đang trỗi dậy.

Ban đầu, Bắc Kinh phản ứng trước quyết định của Tòa bằng cách là hạ thấp vấn đề. Vào ngày 02 tháng 8, Toà án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã đưa ra một quyết định nói rằng chính quyền có quyền truy tố ngư dân nước ngoài bị bắt trong vùng hải phận mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền. Một tuần sau đó các chủ đề này đã được đưa ra một vài lần trong một cuộc họp giữa các quan chức Trung Quốc và đặc sứ Philippines và cựu Tổng thống Fidel Ramos. Có các dấu hiệu cho thấy là các chính giới ở Bắc Kinh cũng chọn đề tài này. Ramos đã nói chuyện với Wu Shicun, Chủ tịch Cơ quan Nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông của Trung Quốc, ông đã nói Bắc Kinh và Manila có thể tìm cách để mở bãi cạn Scarborough cho ngư dân và cùng phát triển nuôi thủy sản xung quanh các vùng tranh chấp trên biển.

Sau đó, vào ngày 23 tháng 8, Duterte kêu gọi Trung Quốc cho phép tàu đánh cá cuả Philippines vào vùng biển còn tranh chấp. Ngày 29 tháng 8, Trung Quốc trả miếng lại là: Đại sứ Zhao Jianhua cho biết Bắc Kinh sẽ tổ chức các cuộc đàm phán song phương v à cứu xét việc cho phép các ngư dân Philippines thâm nhập vào bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán chưa bắt đầu, và vẫn chưa có gì là rõ ràng về chuyện chừng nào thì những hình thức thâm nhập hỗn hợp nào sẽ thực hiện (các phương án chọn lựa qua các giai đoạn từ việc thâm nhập đơn giản đến việc thiếp lập một khu vực thủy sản chính thức để cùng phối hợp quản lý). Tuy nhiên, một thỏa thuận sẽ giúp ngăn chặn các cuộc xung đột ngắn hạn, gay gằt hơn về đánh cá và có thể đem lại một mô hình hợp tác ở những nơi khác trong vùng biển Đông.
 

Tại sao có cuộc chiến về thuỷ sản?

Các ngành công nghiệp đánh cá, mặc dù không thu hút, nhưng cố hữu vốn là một vấn đề địa chính trị. Cá hoang đã được coi là một "tài nguyên không bền": Giống như các động vật, nước hoặc không khí, cá di chuyển từ nơi này đến nơi theo cách riêng của nó. Vì thế, tàu đánh cá phải theo đuổi theo để đánh bắt, thường thì họ không chú ý đến vấn đề biên giới hoặc quyền tài phán. Các biến động trong việc đánh cá hoặc các mức hạn chế đánh cá sẽ có nhiều hậu quả lan rộng cho quốc gia cận duyên, đẩy các tàu càng ngày càng đi xa hơn các bờ biển của nước họ. Bởi vì ngành công nghiệp đánh cá sử dụng rất nhiều khả năng không chính thức, những gì làm tổn hại cho ngư dân sẽ làm tổn hại chung cho tất cả các tầng lớp trong xã hội, từ các đơn vị bầu cử ở nông thôn cho đến các tập đoàn kinh doanh lớn.

Trong mỗi khu vực hàng hải đã bùng phát việc đánh cá trước đây, nhưng vị trí địa lý độc đáo của Đông Á tăng nguy cơ các cuộc tranh chấp như vậy - và cả phần hưởng lợi của họ. Vùng Tây Thái Bình Dương khác biệt với hầu hết các vùng trong vành cung Thái Bình Dương ở chỗ là nó có thềm lục địa rộng, với nhiều đường giao thông cận duyên và vùng vịnh sâu. Ngược lại, các bờ biển của Bắc và Nam Mỹ có thềm lục địa hẹp và đường bờ biển tương đối đơn giản.

Điều này làm cho việc phân định lãnh thổ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương khó khăn hơn, đặc biệt là kể từ khi hầu hết các thủy lộ là không đủ rộng để cho phép các quốc gia trong khu vực có yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) với đầy đủ 200 hải lý mà không cần đụng chạm đến các nước láng giềng. Chỉ có Nga, Nhật Bản, Philippines và Indonesia đã có các yêu sách về EEZ rõ ràng, và những quốc gia này thành hình do trải dài lãnh thổ trên biển. Mỗi quốc gia khác đã phải thương lượng về EEZ của mình với các nước xung quanh, một tiến trình đã để lại nhiều ranh giới chưa được giải quyết, đem lại những điểm nóng trong sự xung đột giữa các quốc gia.

Thềm lục địa làm cho việc đánh cá thuận lợi, đặc biệt là trong ngành hàng hải thuộc khu vực Đông Nam Á, bên dưới được bao quanh bởi các thềm Sunda và Sahul. Các vùng nước cạn của các thềm này, trong đó nó chiếm khoảng 20 phần trăm trong tổng diện tích thềm trên toàn thế giới, cung cấp điều kiện ngày càng tăng trưởng cho sinh hoạt của biển: ánh sáng mặt trời, vùng nước cạn và lưu lượng dinh dưỡng từ nhiều hệ thống sông ngòi chính đổ ra biển. Các môi trường này đã tạo ra một sự đa dạng đáng ngạc nhiên - chỉ ở vùng biển Đông có hơn 3.000 loài cá sống - và một khu vực thiên nhiêu cực kỳ ưu đãi cho việc đánh cá. Đối với các quốc gia phân định nhau bằng các thủy lộ (mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á ngoại trừ Lào), thì việc đánh cá là vấn đề mấu chốt để duy trì dân số, và trong thời kỳ hiện đại, tạo doanh thu cho chính phủ và công nghiệp hóa.

Trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, hải sản là sinh hoạt. Khu vực này cũng là lãnh thổ, thâm nhập vào lãnh thổ là việc quan trọng vì các lý do khác: Kiểm soát các thủy lộ là chìa khoá cho các quốc gia duy trì lưu lượng thương mại để sinh tồn, thông tin liên lạc với các vùng xa xôi và tiếp cận với các nguồn tài nguyên. Đánh cá tạo ra xung đột mà nó va chạm đến những lợi ích cốt lõi. Các ngành công nghiệp đánh cá vốn dĩ đã bị phân mảnh trong vô số những phân vùng nhỏ, và các tàu viễn duyên đi qua vùng biển xa, làm cho họ khó khăn để điều tiết - ngay cả đối với các chính phủ dù họ có thiện chí muốn làm như vậy. Với nhiều công nghiệp đánh cá hấp dẫn trải rộng trên nhiều lãnh thổ qua nhiều quốc gia cận duyên gần gũi nhau, tàu đánh cá có thể dễ dàng đi lạc vào vùng biển nước ngoài, hoặc là do vô tình hoặc với hy vọng thoát khỏi sự phát hiện.

Tình hình đã được kết hợp bởi trào lưu đánh cá càng mở rộng ào ạt tại châu Á Thái Bình Dương kể từ khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến, khi tại vùng Tây Thái Bình Dương công nghiệp hoá đánh cá với một tốc độ chưa từng thấy ở nơi nào khác. Đến những năm 1990, tất cả các quốc gia cận duyên đã bị buộc phải phát triển các ngành công nghiệp đánh cá của riêng mình trong một cuộc đua để khai thác các tài nguyên chung. Điều này đã dẫn đến đánh bắt quá mức và tự do tha hồ về các khối lượng cá trong khu vực. Khi các quốc gia đã đánh cá ra xa khỏi các vùng hải phận của họ, họ đã ngày càng quay sang đánh cá xa hơn trong vùng lãnh thổ của các nước láng giềng, đặc biệt tập trung vào các vùng có kém tuần tra. Khu vực tranh chấp, chẳng hạn như những vùng biển Đông, đã trở thành một mục tiêu đặc biệt thu hút, khiến có vô số các lệnh cấm đánh cá đơn phương, tạo ra việc kiểm soát đánh cá và phá hủy các tàu tấn công rất chuyên nghiệp.

Tại một số các quốc gia - bao gồm cả Trung Quốc - họ đã thậm chí công khai khuyến khích ngư dân của họ đánh cá ngay trong vùng biển còn tranh chấp. Khi làm như vậy, Bắc Kinh hy vọng sẽ ngăn cản các tàu ít trang bị kỷ thuật mới của các nước láng giềng, chưa kể đến việc thu thập thông tin tình báo và bản đồ khu vực. Đẩy ngư dân của mình ra bên ngoài nhằm đáp ứng các mục tiêu về ổn định kinh tế và chính trị nội địa trong khi hiện diện trong vùng biển là vấn đề sinh tồn để đảm bảo thương mại và chiều sâu chiến lược ở hải ngoại. Đó là một phần nhỏ của một chiến lược lớn hơn, nhưng nó liên tục làm thành các vấn đề chính khi các nước láng giềng bắt tàu cá của Trung Quốc trong vùng biển của mình.

Chia sẻ tài nguyên

Nhưng Trung Quốc đã đạt đến một thời điểm kỳ lạ. Trung Quốc chiếm hữu một phần lớn của các vùng ở Biển Đông - một vị thế không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không muốn tạo nguy hiểm cho vị thế của mình với động thái gây hấn, hoặc vơi các sự cố sẽ đẩy các nước khác có yêu sách khai thác đến mức tối đa về phán quyết của tòa án theo UNCLOS hoặc buộc Hoa Kỳ và các đồng minh tiến hành hàng loạt các tuần tra hàng hải theo quyền tự do.

Bắc Kinh đang khai triển các cơ chế để giảm căng thẳng và giải quyết khủng hoảng, họ hứa sẽ hoàn thành Quy luật Ứng xử tại Biển Đông vào giữa năm 2017, áp dụng một hiệp ước hàng hải cho ASEAN để thỏa thuận về các việc đối đàu không dự kiến tại các hải lộ và thiết lập một đường dây báo động khẩn cấp về hàng hải. Quản lý phối hợp về đánh cá trong vùng biển còn tranh chấp là một lựa chọn khác thấp hơn để giữ cho căng thẳng bớt leo thang. Giải pháp này cũng thực hiện cho phù hợp với ý nguyện ưu tiên của Trung Quốc đối với các giải pháp song phương cho các mâu thuẫn về các yêu sách Biển Đông, thay thế cho một hiệp ước quốc tế. Tùy thuộc vào cách quản lý việc đánh cá diễn ra như thế nào, việc này cũng có thể đi đôi với chiến lược của Trung Quốc để tạo ra một sự rạn nứt giữa các đối thủ trên Biển Đông.

Trong trường hợp tranh chấp về bãi cạn Scarborough, Philippines và Trung Quốc có thể thiết lập một "khu vực hỗn hợp" cho việc quản lý việc đánh cá. Hai bên sẽ chấp nhận rằng sẽ không có sự đồng thuận về quyền sở hữu các khu vực này như là một đặc điểm riêng và thiết lập các chính sách tạm thời cho việc ứng xử và khai thác tài nguyên. Điều này sẽ làm tăng thêm lợi ích của việc tuân thủ với các điều 74 và 83 của UNCLOS mà trong đó giải quyết các sắp xếp tạm thời như vậy.

Có một tiền lệ cho các hợp tác đánh cá giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Ví dụ điển hình là sự thu xếp của Trung Quốc với Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Vùng vịnh tạo hình cho một cánh phía tây bắc của Biển Đông, nằm giữa miền Bắc Việt Nam và phía đông nam tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và đảo Hải Nam, khống chế toàn bộ khu cửa vịnh. Thỏa thuận giữa hai nước ký kết vào năm 2000 là một phần của một giải pháp toàn bộ nhằm phân định vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ, nó đề ra sau khi Trung Quốc và Việt Nam tái lập quan hệ vào năm 1991 sau nhiều thập niên của  mâu thuẫn, bao gồm cả một cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1979. Là một vùng biển chung gần gũi với các khu vực quan trọng và các giới ngư dân, Vịnh Bắc Bộ là một vấn đề lãnh thổ cốt lõi cần giải quyết - và một trong các vấn đề này đã dẫn đến nhiều vụ bắt giữ tàu Trung Quốc của chính quyền Việt Nam, vì bị cáo buộc là xâm nhập. Bảy năm đàm phán mang lại một ranh giới gần trung điểm của vùng Vịnh. Nó cũng thiết lập một vùng đánh cá, chồng chéo nhau với 33.500 km vuông (12.934 dặm vuông) khoảng 30 hải lý rộng, kéo dài từ biên giới đất liền đến cửa vịnh. Hai chính phủ được phép kiểm soát và tuần tra các vùng EEZ của mình, thực tập các việc phát triển chung, và giám sát chung các tàu thuyền trong khu vực. Khu vực này được quản lý bởi một Ủy ban hỗn hợp.

Nhưng đó không phải là một mô hình chính xác cho các thỏa thuận ở các nơi khác. Ở Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã có thể giải quyết toàn bộ các vấn đề lãnh hải một cách rõ rệt. (Mặc dù điểm đáng chú ý là họ không giải quyết tốt đẹp cho các tranh chấp trong các nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa - ranh giới cuối của cửa vịnh.) Đứng trước việc Trung Quốc chiếm đóng các vùng trong các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như ở bãi cạn Scarborough, và quan tâm của Trung Quốc đến việc duy trì quyền thâm nhập vào vùng biển Đông, việc phân định những ranh giới này sẽ không xãy ra trong một thời gian dài, nếu có thể. Nhiều quốc gia đòi chủ quyền về một vùng rộng lớn của Biển Đông cùng đánh cá và thăm dò chung, họ không giải quyết chuyện phân định lãnh hải, một vấn đề cực kỳ phức tạp.

Tuy nhiên, thỏa thuận về Vịnh Bắc Bộ đã đạt được các mục tiêu nguyên thủy: kết thúc các cuộc xung đột ở vùng vịnh và đặc biệt là những xung đột về các tàu đánh cá đi lạc vào vùng biển chưa quy định. Khu vực quản lý hỗn hợp cho phép Việt Nam và Trung Quốc duy trì một vùng trái độn giữa cho mỗi bên, ít nhất đó là một lý do chung để cùng phối hợp quản lý. Tuần tra hỗn hợp bắt đầu từ năm 2006. Một Ủy ban hỗn hợp họp một vài lần trong năm, mặc dù khu vực chung không được giám sát hoặc kiểm soát chặt chẽ. Thoả ước gây ra ấn tượng vào một thời điểm khi Trung Quốc bị suy vi về thanh thề và dường như có thể thỏa hiệp với lân bang. Bất kỳ thỏa thuận nào đạt được trong giai đoạn này có thể sẽ được mệnh danh là làm lợi cho phiá Trung Quốc.

Một thỏa thuận thứ hai về việc quản lý hỗn hợp đánh cá liên quan đến Trung Quốc đã ít thành công, đó là một thoả thuận về những quần đảo Senkaku, mặc dù nó đã tìm cách để duy trì trong một khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt đáng chú ý cho Trung Quốc là đã ký với đối thủ khu vực của họ, đó là Nhật Bản. Các nhóm đảo Senkaku ở Biển Đông về phía đông bắc của Đài Loan được kiểm soát bởi Nhật Bản, nhưng tuyên bố của Trung Quốc đó là đảo Điếu Ngư. Bởi vì những tuyên bố cạnh tranh lẫn nhau, nên không có vùng phân định ranh giới giữa các vùng EEZ của hai quốc gia. Trong tháng 11 năm 1997, Trung Quốc và Nhật Bản đã đồng ý gác tranh chấp để thiết lập một vùng đánh cá tạm thời, mở rộng đến biên giới của Biển Đông, bao gồm cả các khu vực xung quanh quần đảo Senkaku. Thỏa thuận này là một phần mở rộng của Thoả hiệp về đánh cá năm 1975 quy định cách ứng xừ giữa các tàu đánh cá của Trung Quốc và Nhật Bản trong vùng biển Hoàng Hải và biiển Đông và giữ tàu đánh cá ra khỏi vùng lãnh hải. Về cơ bản hiệp ước năm 1997 tạo ra một khoảng cách mà trong đó các hoạt động đánh cá bình thường giữa hai bên có thể tiếp tục.

Trong khu vực này, hai bên có thẩm quyền tài phán đối với các tàu của họ mà cũng còn có một khả năng hạn chế để giám sát và điều tiết tàu của phe khác. Các tranh chấp việc đánh cá trong khu vực được xử lý bởi Ủy ban hỗn hợp, hoặc nếu không có thì họ sẽ có các cuộc đàm phán trực tiếp. Các hiệp ước hợp tác có hiệu lực vào năm 2000 và đã có nghĩa là sẽ kéo dài trong năm năm. Nó bao gồm các quyền Nhật Bản và Trung Quốc, đánh cá trong khu vực độc quyền kinh tế, thành lập c ơ quan giám sát tập thể thông qua một ủy ban giám sát hỗn hợp và đề ra các hướng dẫn để cà hai có quyền thâm nhập vào vùng biển của nhau. Có nghĩa là cả hai bên cũng đã tiến hành tuần tra chung.

Nhưng hiệp ước này không còn hoạt động - những căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc làm cho thoả thuận không còn hiệu lực. Thất bại này làm nổi bật tính chất mong manh của các thoả thuận đánh cá mà đầu tiên không có các mức phân định phạm vi. Mặc dù vậy, một thỏa thuận gần giống như vậy của Nhật Bản và Đài Loan đã ký kết.vào năm 2013, đu9 ược tuân thủ. (Đài Loan yêu sách về các lãnh hải cũng giống như Trung Quốc đại lục.)
  

Vấn đề trước mắt

Một hiệp ước có mục tiêu tương tự giữa Trung Quốc và Philippines sẽ không cần phải mất thời gian để nghĩ ra một giải pháp như đã thỏa thuận mà Vịnh Bắc Bộ đã làm, đặc biệt là kể từ khi thoả thuận này sẽ không tạo ra cho lý do cho lâu dài. Hợp tác khai thác đánh cá chung và có hiệu quả, ngay cả trong một thỏa thuận hạn chế, sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố đứng đầu trong số này sẽ là lợi ích hỗ tương của cả hai chính phủ trong việc giảm căng thẳng ngoại giao. Ở đây, các thương thảo khác về đánh cá liên quan đến Philippines và Đài Loan là một ví dụ. Mặc dù Manila và Đài Bắc không thiết lập một khu vực quản lý hỗn hợp về lãnh hải mà hai nước từng tuyên bố có yêu sách, cả hai đạt một thỏa thuận vào năm 2015 - với một mục tiêu là lợi ích chung để chống lại Bắc Kinh - họ không sử dụng vũ lực chống lại các tàu đánh cá của nhau trong vùng biển còn tranh chấp. Mục tiêu chung của họ nhắm đối trọng với Trung Quốc vẫn còn như các thỏa thuận đánh cá đề ra. Nhưng việc thiếu một tiến trình phân định phạm vi toàn diện quanh các mục tiêu đề ra sẽ làm cho bất cứ vấn đề thỏa thuận nào sẽ lệ thuộc vào các ý kiến bất thường trong lĩnh vực của địa chính trị. Ví dụ như sau khi Trung Quốc và Nhật Bản đạt được thoả ước ở Biển Đông, nó mất hiệu lực khi căng thẳng của cả hai đã làm kết thúc các quan tâm chung trong việc hợp tác. Nếu không có phân định ranh giới, bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ là mong manh và dễ bị tổn thương đến những thăng trầm của quyền lực chính trị. Điều không chắc là Bắc Kinh và Manila sẽ bắt đầu phân định phạm vi của bãi cạn Scarborough trong một thời gian dài, và trong thực tế, việc này có thể sẽ không bao giờ xảy ra.

Trong thực tế, hợp tác về đánh cá sẽ bị hạn chế. Bản chất của hai việc đánh cá và ngư dân là dể thay đổi, có nghĩa là các biến động sẽ rất khó điều hướng. Hơn nữa, cả hai chính phủ nhắm vào lợi ích trong việc tăng khối lượng đánh bắt. Do đó, ngay cả chuyện kiên nhẩn hợp tác sẽ không gây phản ứng trong việc đánh cá, thậm chí hợp tác đó mở rộng ra cho những nơi khác. Điều đó nói rằng việc thắng kiện rõ ràng cho một thỏa thuận về đánh cá sẽ là một cuộc đối đầu ngắn ngủi và gây gắt (và thường không định trước) có thể đủ ngăn chận để họ không kích động các cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn mà nó có thể đưa Biển Đông tới một cuộc xung đột gây gắt hơn.

***

Nguyên tác: Conflict and Cooperation in the South China Sea. Tựa đề bản dịch là của người dịch

https://www.stratfor.com/analysis/conflict-and-cooperation-south-china-sea






.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.