Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Huỳnh Tịnh Của

04/10/201600:01:00(Xem: 4926)
HUỲNH TỊNH CỦA
(1834-1907)
.
Huỳnh Tịnh Của hiệu Tịnh Trai, tên thánh là Paulus nên gọi là Paulus Của, quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), là một nhà văn hóa và ngôn ngữ học, ông đã đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ Quốc ngữ từ lúc còn phôi thai. Lúc trẻ, ông du học ở Penang, Malaysia là một trường học của Công giáo. Ông thông thạo chữ Nho và chữ Pháp. Đến năm 1861, ông được bổ nhiệm Đốc phủ sứ, làm Giám đốc ty phiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn.  
Năm 1865, ông thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ Công báo Quốc ngữ “Gia Định báo” một thời gian.
.
Ông tinh thông cả Pháp văn và Hán văn, nhưng các tác phẩm của ông lại viết bằng Quốc ngữ, dù thời ấy chỉ coi trọng chữ Hán và chữ Pháp. Ông từng dâng bản điều trần lên vua Tự Đức, đề nghị dùng chữ Quốc ngữ cho báo chí và giáo dục thay chữ Hán nhưng không được chấp thuận.
Tâm tư của Huỳnh Tịnh Của như quan niệm của Trương Vĩnh Ký là mong mỏi đem các kiến thức về học thuật và kỹ thuật của Tây phương, như: Khoa học, kỹ nghệ, kinh tế, chính trị... vào nước ta để canh tân đất nước nhưng vẫn giữ gìn bản sắc của dân tộc và văn hóa cổ truyền thống nước nhà. Ông là người có công rất lớn đã nhen nhúm nền văn học, đặc biệt là chữ Quốc ngữ trong những bước đầu, nhất là ở Nam Kỳ. Ông mất năm 1907, thọ 73 tuổi, an táng tại Bà Rịa.
      .
Huỳnh Tịnh Của sáng tác khoảng 17 tác phẩm. Có thể chia thành hai loại: Biên khảo và Phiên âm.
.
a- Loại biên khảo: Nội dung sưu tầm phóng tác từ các tác phẩm đời trước hoặc phổ biến về kiến thức, gồm có: Chuyện giải buồn, 2 tập gồm 112 truyện (in năm 1880 và 1885); Maximes et proverbes (1882); Gia lễ (1886); Bác học sơ giai (1887); Quan chế (1888); Đại Nam quốc âm tự vị 2 cuốn (1895 và 1896); Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn (1897); Câu hát góp (1904); Ca trù thể cách (1907).
.
     b- Loại phiên âm: Loại này ông mài miệt dịch thuật từ các truyện của các tác giả đời trước qua Quốc ngữ, gồm có: Quan âm diễn ca (in năm 1903); Trần Sanh diễn ca (1905); Chiêu Quân cống Hồ truyện (1906); Bạch Viên Tôn Các truyện (1906); Văn Doanh diễn ca (1906); Thoại Khanh, Châu Tuấn truyện (1906); Thơ mẹ dạy con (1907); Tống Tử Vưu truyện (1907). Đa số các tác phẩm của ông bị thất lạc, ngày nay còn lưu hành 3 cuốn: Chuyện giải buồn; Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn và Đại Nam quốc âm tự vị.
 .
Đại Nam Quốc âm tự vị gồm 2 quyển, dày 1168 trang, là bộ tự vị đầu tiên của chữ Quốc ngữ Việt Nam, xuất bản năm 1895 và 1896, cùng thời với bộ Pháp Việt tự điển của Trương Vĩnh Ký. Đại Nam Quốc âm tự vị là sách tiếng Việt đầu tiên đã thu thập và giải thích nhiều từ văn học, từ phổ thông, từ cổ điển và từ địa phương. Cuốn “Tự vị” này, được coi là pho sách kinh điển của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam. Ông chủ trương làm một cuốn “Tự vị” ngắn gọn, chỉ liệt kê các tiếng và định nghĩa một cách vắn tắt, chứ không dẫn giải điển tích. Ông viết: "Có kẻ hỏi Tự điển, Tự vị khác nhau thế nào? Sao sách ta làm kêu là Tự vị mà không gọi là Tự điển?... Tự điển, Tự vị khác nhau có một sự rộng hẹp. Tự điển phải có chú giải, mỗi chữ, mỗi tiếng đều phải dẫn điển, dẫn tích, nguyên là chữ sách nào, nguyên là lời ai nói, cả thảy đều phải có kinh truyện làm thầy; chí như Tự vị cũng là sách hội biên các thứ chữ, cùng các tiếng nói, song trong ấy thích chữ một, nghĩa một, mà không dẫn điển tích gì". 
Về nội dung của cuốn Tự vị, ông ghi: "Đại Nam quốc âm tự vị tham dụng chữ Nho có giải nghĩa, có dẫn chứng, mượn 24 chữ cái phương Tây làm chữ bộ".
.
Cảm mộ: Huỳnh Tịnh Của 
 .
Huỳnh Tịnh Của, lo lắng nước nhà
Vun bồi Quốc ngữ, chọn tinh hoa 
Văn thơ dịch thuật, tình chan chứa      
“Tự vị” khảo biên, nghĩa thiết tha       
Chữ Hán, trớ trêu đừng lưu luyến  
Chữ Tây, lạ hoắc cũng phôi pha        
Giữ gìn tiếng Việt, luôn mong mỏi
Ngôn ngữ nước ta, gẫm đậm đà!  
.
Nguyễn Lộc Yên 

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vấn đề chính danh được đặt ra nhân bài trao đổi ý kiến giữa một cơ quan truyền thông của Chính Phủ Hoa Kỳ là Đài Á Châu Tự Do
Trong các ngày 24 và 25 tháng 8 năm 2007, đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN
Bài phát biểu sau đây của Giáo sư Nhật Bản Teruo Tonooka được ông trình bày trong Đêm Hội Ngộ tại Nhà hàng Emeral Bay Seafood
Có người hay "ví von" rằng Cộng Đồng người Việt hải ngoại nói chung, ở Quận Cam nói riêng, giống như những con cua bị nhốt chung trong một cái giỏ
Trong các loại hàng tiêu thụ, thì chỉ số tăng giá đã lên cao nhất cho lương thực, thực phẩm và dịch vụ ăn uống, là mặt hàng cần yếu cho đa số người dân
Hồi đó tôi chưa đủ 50 kí lô, lại hay bị xây xẩm bất ngờ, trong khi thấy các sư huynh, sư muội quật nhau rầm rầm, nên hơi hoảng.
Vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới tức World Trade Organization (WTO).
Từ xưa cho tới nay, đại đa số dân "sồn sồn" đều thích xem phim chưởng với những kiếm sĩ, võ sĩ Trung Hoa bay lượn như chim
Ngày 17/3/2003 tổng thống Bush ra lệnh tấn công lật đổ Saddam Hussein. Chiến trường Iraq chưa êm tiếng súng các nhà quan sát Tây phương
Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.