Hôm nay,  

Mưa Từ Đất Mưa Lên

29/09/201613:45:00(Xem: 5722)
MƯA TỪ ĐẤT MƯA LÊN
  
Cảm bút của Ngọc Ánh

  

Đứng đâu đó trên thành phố lạ, nhìn mưa giăng bốn bề êm ả. Hạt mưa nhẹ nhàng rơi trong dòng xe hối hả của buổi sáng đầu tuần. Hạt mưa trên đất nước “người dưng” thanh thản đến lạ lùng mà sao lòng mình xót xa, ướt lạnh khi biết tối hôm qua mưa đã biến vài thành phố quê mình thành trở thành dòng sông, thành thác lũ với bao nổi uất ức phẩn nộ tuôn trào.

Mà đâu phải mới mưa hôm qua, mưa từ mấy mươi năm trước, mưa từ lúc “Mùa xuân trên thành phố HCM quang vinh” ra rả trên loa phát thanh phường sau tháng 4/75 đáng ghét kia kìa.

Cơn mưa xối xả tối qua ở bên kia nửa vòng trái đất đã khiến trái tim tôi thấm lạnh như thể mình cũng đang dầm mình trong bùn hôi cống thúi không biết sẽ té ngã xuống ổ voi ổ gà lúc nào. Cái cảm giác đói, lạnh, lo âu, trông ngóng và cả sự sợ hãi của kẻ dầm mưa trong cơn “hồng thủy” không thể lội ngược dòng để vào nơi chốn an toàn.
  

Thương quá Sàigòn, thương quá Việt Nam của tôi.

Như người khách lạ đi tới đi lui trong những thành phố mênh mông của nước Mỹ, buổi sáng đứng bên này sông Potomac của Maryland nhìn sóng nước bập bềnh trong mưa Thu nhè nhẹ, bên kia bờ là Virginia sương khói mông lung, cảm nhận sự thanh bình yên tỉnh, dù cách đây mấy ngày có lẻ tẻ vài cuộc tấn công của bọn khủng bố điên cuồng quanh NY, NJ..

Mà có sá gì đâu với nước Mỹ kiên cường này, ví như cây bằng lăng tróc vỏ không hề hấn chi, những đứa trẻ vẫn chơi đùa trên bãi cỏ hồn nhiên trong trẻo, những dòng người vẫn trôi trên con phố đông vui.. Sự thanh bình có “bảo kê” và được đóng mộc bằng niềm tin vào một đất nước có Dân Chủ và Tự Do được viết bằng chữ hoa.  
  

Dòng sông nào cũng trôi biền biệt, chợt nhớ sông Vàm Cỏ và mấy chuyến phà ngang của miền Tây năm cũ, nhớ cây cầu bắt qua sông Bến Hải sơn nửa xanh nửa vàng trên vĩ tuyến phân chia Nam Bắc hơn nữa thế kỷ trước mà lòng chợt tiếc nuối đắng cay. Ờ, phải chi đừng có chiến tranh xương máu tương tàn, đừng có những cuộc Nam tiến xâm lược ngu ngốc thì có đâu dâu bể tang thương như bây giờ. Nam Bắc Triều Tiên, Đông Tây nước Đức ... Cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở thì cũng thanh bình vậy. Việt Nam nhỏ xíu trên bản đồ thế giới mà lắm chuyện đau lòng, đất nước có mấy ngàn năm văn hiến mà bây giờ không ai dám tự hào mình con Rồng cháu Tiên, bởi lòng tự trọng bị xói mòn, nhân phẩm bị biến chất theo dòng thác cách mạng XHCN xanh đỏ đổi màu của sự giả dối, tham lam và vô cảm của một thiểu số người dốt nát mà cứ tưởng mình là vĩ đại, đủ tài đức nắm vận mệnh quốc gia để rồi độc đảng độc quyền cai trị đất nước ngày càng thụt lùi thảm hại, bởi lòng tham vô đáy mạnh ai nấy quơ quào cấu xé để nhét đầy túi danh lợi, bất chấp đạo lý, nghĩa tình, thẳng tay đàn áp bóc lột, hà hiếp dân nghèo khốn khổ đến bước đường cùng. Hơn 40 năm rồi, những đứa trẻ lớn lên có bao nhiêu kẻ trở thành người tử tế, sống lương thiện đàng hoàng bên cạnh rừng biển xác xơ? Không phải ngẫu nhiên mà người ta nuối tiếc Sàigòn ngày tháng cũ, người ta nhắc về những bài học thuộc lòng trong sách Công Dân Giáo Dục của miền Nam trước 1975, một hệ thống giáo dục đầy nhân bản và lòng bao dung để nuôi dưỡng những hạt mầm vươn lên. Không huyền thoại để trở thành Phù Đổng thì cũng là rừng cây đứng thẳng kiêu hùng, những mầm non thời đó đâu cần “yêu Bác”, đâu cần hư cấu hình tượng dối trá “ Lê văn Tám tẩm xăng giết giặc”, đâu cần khát máu kiểu bài toán “ mỗi ngày bộ đội giết bao nhiêu tên giặc Mỹ?”. 


  

Thế hệ chúng tôi đã lớn lên như thế đó, hồn nhiên, chân thật và lòng tử tế được giáo dục từ lúc còn chập chửng đi.

Dĩ nhiên chế độ nào, xã hội nào cũng không hoàn hảo, nhưng chắc chắn một điều trong thời buổi đó không nhiều loại lưu manh côn đồ nhan nhản đầy đường như bây giờ, nay họ sẳn sàng giết người chỉ vì những va chạm nhỏ nhặt trên đường giao thông. Bọn trẻ thản nhiên quay phim cảnh đánh đấm dã man của bạn bè trai cũng như gái, trước sân trường với nụ cười vô cảm của loại thú nhồi bông.

Vì đâu nên nổi?

Đất nước đã đến hồi mạt vận rồi sao mà lũ kên kên hoang dã vẫn mãi tồn tại giữa phố phường, để chờ rỉa xác những con người sống mà như đã chết mấy mươi năm trong mỏi mòn sợ hải. Loại ác điểu ăn không từ một thứ gì khiến cho quê hương như thân cây héo hắt, mục ruổng bên trong, chỉ cần cơn gió nhỏ là đổ nhào bất lực.

Cơn mưa ngày hôm qua như đất trời cuồng nộ, nước len lỏi giữa những con hẻm tồi tàn của khu nhà ổ chuột, nước cuồn cuộn băng qua mọi ngỏ ngách trong thành phố,  sóng nước vỗ bờ trên đại lộ tựa dòng sông phân nhánh chông chênh, như thể mưa chui lên từ mặt nhựa đường loang lở, từ hố cống tanh nồng, từ những con kênh đen ngòm rác rưởi. Mưa từ lòng đất mưa lên! 

   
Cơn mưa xa xôi ngàn dặm mà sao làm rát mặt, lạnh lòng những kẻ tha hương?

Lại nhớ bâng quơ về thời tuổi nhỏ hồn nhiên với "cơn mưa giăng giăng ngoài cửa lớp", hay chút mộng mơ "mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ". Buổi sáng đầu Thu đứng thanh nhàn bên bờ sông Potomac của thành phố mới vừa quen, bỗng nôn nao chạnh nhớ nhà, lòng chợt ao ước ngây ngô muốn mang một chút mưa bình yên "từ trên trời rơi xuống" ở đây,  để đem về thả lên những cánh đồng khô hạn, những khu rừng ngập mặn, những dòng sông sắp cạn nguồn của miền Tây, mưa cá mưa tôm tươi ngon đổ đầy trên bờ biển miền Trung điêu tàn, cho dân mình hết khổ.

Và đã ước thì cũng nên ước cho đều, ước cơn mưa acid tưới lên mái nhà lộng lẫy của những tên vô lại, bất nhân hèn với giặc ác với dân, mưa kèm theo sấm sét giáng xuống mọi lâu đài thành quách xây dựng trên xương máu đồng bào...

Buổi sáng trên xứ người, uống ly cà phê ngon lành hằng ngày chợt nghe đắng nghét và nước mắt rưng rưng!

 

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.