Hôm nay,  

Bầu Cho Donald Trump Hay Bầu Cho Hillary Clinton?

26/09/201611:49:00(Xem: 7686)
BẦU CHO DONALD TRUMP
HAY BẦU CHO HILLARY CLINTON?
   
Kỷ Nguyên Nguyễn Văn Tâm
.

Bầu cử sơ bộ của hai đảng Cộng Hoà Dân Chủ đã chấm dứt. Đại Hội hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ cũng đã xong với hai ứng cử viên đại diện cho hai đảng chính thức đương đầu với nhau trong Tổng Tuyển Cử  (General Election) ngày 8 tháng 11, năm 2016 sắp tới. Hai ứng cử viên được hai đảng đề cử đại diện là Donald Trump bên Cộng Hòa và Hillary Clinton bên Dân Chủ.
.

Cuộc vân động tranh cử của hai ứng cử viên cũng đã bắt đầu với những với những đấm đá, bôi xấu lật tẩy nhau ngay những ngày đầu tiên không một chút nhân nhượng. Hai bên đều đem những chiêu độc của mình ra để hạ đối thủ.

Cũng ngay trong những ngày đầu này những cơ quan truyền thông không bỏ sót bất cứ một cuộc vận động nào cũng như bất cứ những gì hai ứng cử viên tuyên bố để khai thác thành những tin nóng và giựt gân để lôi cuốn cử tri tham gia vào cuộc bầu cử này càng đông càng tốt. Những cơ quan thăm dò dư luận cử tri (Poll Agency) ráo riết mở ra những cuộc thăm dò liên tục theo nhiều diện cử tri khác nhau.
.

Tính cho tới hôm nay thăm dò cho thấy bà Clinton hơn điểm ông Trump từ 5% đến 7%.

Thăm dò với câu hỏi : “ Bầu cho ai? bầu cho Trump hay bầu cho Clinton?”  được một số cử tri phải nói là đông đảo của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa và độc lập bi quan cho rằng “ Tôi chẳng bầu Trump mà cũng chẳng thèm bầu cho Clinton”. Quan điểm của những cử tri này đánh giá hai ứng viên trong cuộc bầu cử này theo họ đều không xứng đáng để họ bầu chọn.

Đó là quan điểm của cử tri bi quan về hai ứng cử viên hiện nay của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ.

Dù gì đi nữa thì cuộc bầu cử tổng thống vẫn phải tiến hành theo hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ qui định. Ngày 8 tháng 11, 2016 toàn dân Mỹ phải đi bầu để chọn vị tổng thống thứ 45 cho nước Mỹ và tổng thống này sẽ nhậm chức vào tháng 1/ 2017.
.

Để có thể đánh giá và chọn một ứng cử viên nào đó là tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, cử tri không phân biệt đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ hay độc lập cần phải theo dõi cuộc vận động tranh cử của hai ứng cử viên Trump và Clinton để tim hiểu rõ ràng hơn về lập trường, đường lối, chính sách và những chương trình hành động cai trị nước Mỹ trong tương lai mà cử tri cho là thích hợp nhất để lấy quyết định chọn ứng cử viên đó qua lá phiếu của mình.

Donald Trump người gây nhiều tranh cãi ngay từ khi nhập cuộc đua vào Toà Bạch Ốc và  được coi là ứng cử viên gây nhiều chú ý. Tốt có, xấu có. Ủng hộ có, chống đối có.

Đối với giai cấp trung lưu, lao động da trắng “bảo thủ” của Cộng Hòa thì Trump được nhiều sự ủng hộ vì họ không tin vào những chính trị gia của hai đảng tại Washington D.C. Khối cử tri này cho rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang trong tình trạng trì trệ. Nước Mỹ đang đi chệch hướng.  Họ tin Trump có thể đấu tranh đem lại công ăn việc làm của họ đã bị mất đi từ nhiều năm nay qua “toàn cầu hoá”. Trump cho biết ông ta sẽ trừng phạt những công ty đem job ra nước ngoài. Đó là lời hứa.
.

Đối với giới “bảo thủ” có tinh thần “dân tộc cực đoan” cũng tin Trump sẽ làm cho nước Mỹ hùng mạnh và được nể nang như trước đây dưới thời Reagan qua khẩu hiệu : “ Making America Great Again”. Trump còn hứa là ông ta sẽ tăng ngân sách quốc phòng để cho quân đội Hoa Kỳ phải là một quân đội hùng mạnh nhứt thế giới. Đối với khối NATO Trump không muốn Hoa Kỳ bao thầu mà bắt các nước thành viên phải có những đóng góp công bằng. Trump còn muốn rút quân đội Mỹ đang đóng tại Âu Châu  tại Nam Hàn và tại Nhật về nước để cho các nước đó phải tự vệ. Sự can thiệp hay giúp đở của Mỹ có chừng mực mà thôi.

Đối với các hiệp ước thương mại mậu dịch như NAFTA và TPP Trump không muốn cam kết nhiều cho rằng bất lợi cho kinh tế Mỹ.

Những điều trên cho thấy Trump đang muốn đưa nước Mỹ trở lại thời kỳ “bảo hộ mậu dịch”,  “ bế quan tỏa cảng” một chính sách tự cô lập.

Dư luận chú ý và bàn cãi nhiều nhất là tuyên bố nẩy lửa của Trump đòi trục xuất 11 triệu di dân bất hợp pháp mà đa số từ Mexico và các nước Nam Mỹ. Trump cáo buộc những di dân này đã đem vào nước Mỹ những tệ nạn hình sự, băng đảng và xì ke, ma túy v..v Trump chủ trương sẽ xây một hàng rào dọc biên giới Mexico và Mỹ và bắt nước Mexico phải chịu tiền xây hàng rào này. Kế hoạch này của Trump cho thất sự  cực đoan và hoang tưởng và gây nhiều tranh cãi và bị chống đối từ nhà nước Mexico và từ nhiều chính trị gia của Mỹ và khối cử tri người Spanish. Nhưng Trump lại đánh đúng “tim đen” của người Mỹ “bảo thủ” da trắng giai cấp trung lưu cho nên Trump vẫn còn thành trì bảo vệ mình.

Kế họach trục xuất di dân bất hợp pháp, khoảng 11 triệu, dù được một số ủng hộ nhưng có một số người rất có ảnh hưởng trên chính trường Hoa Kỳ chống đối đó là những chiến lược gia và chính trị gia uy tín của hai đảng chống đối và làm cho sự ủng hộ Trump giảm dần. Thấy được điều này ảnh hưởng đến cuộc bầu cử nên Trump đã vội vàng thay đổi lập trường về vấn đề này. Trong cuộc gặp gỡ đài TV  Fox Trump cho rằng di dân bất hợp pháp có quyền ở lại nước Mỹ qua những biện pháp nào đó thích hợp như phải qua một cuộc sàng lọc chặt chẽ.
.

Sự thay đổi lập trường về di dân không làm tăng thêm sự ủng hộ từ di dân thiểu số  trái lại Trump còn bị mất đi từ những người trước đây ủng hộ ông về chính sách di dân này.

Để bảo vệ cho lập trường về di dân, Trump đã phải đích thân đi qua nước Mễ, theo lời mời, để gặp tổng thống Mễ, Enrique Pena Nieto, phân trần và bày tỏ lập trường. Dĩ nhiên Trump không hùng hổ  mạnh miệng như từng tuyên bố trước đây. Trong cuộc gặp gỡ với tổng thống Mễ, Trump đã không thành thật về việc xây hàng rào và cũng không rõ ràng về chính sách di dân cứng rắn mà ông đã ồn ào tuyên bố trước đây.

Dĩ nhiên để giữ thể diện về lập trường di dân, Trump cho cử tri “bảo thủ” ủng hộ mình biết là ông ta vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách di dân của mình khi ông tuyên bố tại Phoenix, Arizona sau cuộc gặp gỡ tổng thống Mễ là nếu đắc cử tổng thống ngay trong tháng đầu tiên ông ta sẽ trục xuất khoảng 2 triệu di dân bất hợp pháp ra khỏi nước Mỹ.
.

Hai bộ mặt trái ngược nhau của Trump đã hiện rõ trong hai cuộc tiếp xúc với tổng thống Mễ và buổi gặp gở cử tri tại Phoenix.

Trump còn thể hiện sự ăn nói hồ đồ, bốc đồng về nơi sinh của tổng thống Obama. Trước đây Trump đã mở ra một cuộc vận động đi bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào thuận tiện thì Trump cho rằng tổng thống Obama không sinh trưởng taị Mỹ và muốn tạo dư luận truất quyền Obama vì lý do sinh quán. Nhưng cách nay chỉ vài ngày chính miệng Trump công khai tuyên bố thừa nhận tổng thống Obama sinh trưởng tại Mỹ.

Sự thay đổi lập trường về di dân này chứng tỏ Trump không nhất quán về di dân và có thể thêm những vấn đề khác nữa . Điều này có thể làm cho cử tri không còn tin tưởng nữa.

Về Obamacare Trump luôn luôn mạnh mẽ chống đối vụ Obamacare này và đe dọa là ông ta sẽ hủy bỏ hoàn toàn Obamacare. Đưa ra điều này Trump muốn lấy lòng giới “bảo thủ” trong đảng Công Hòa và những người da trắng “bảo thủ cực đoan”. Nhưng Trump khó mà có thể hủy bỏ hoàn toàn Obama Care vì cho tới nay có khoảng 2 triệu người đang có bảo hiểm sức khoẻ từ Obama Care.
.

Về khủng bố thì Trump đã vẽ lên một bức tranh của nước Mỹ không an toàn vì khủng bố mà ông ta luôn tố cáo chính quyền Obama với bà Clinton khi còn là ngoại trưởng là những tác nhân trực tiếp tạo ra khủng bố ISIS. Trump cho rằng sẽ hạn chế hoặc không cho bất cứ một người Hổì Giáo nào nhập cư Mỹ. Dư luận cho rằng việc chống người Hồi Giáo này Trump không làm cho nước Mỹ an toàn hơn mà trái lại điều này có thể gây thêm oán thù với thế giới người Hồi Giáo và nước Mỹ có thể còn nguy hiểm hơn.

Để lấy lòng thêm từ giới “bảo thủ” Cộng Hoà, Trump còn cho biết chính quyền của ông ta sẽ giảm thuế  nhiều cho dân cũng như cho giới kinh doanh và hạn chế những can thiệp của chinh quyền vào đời sống người dân bình và giới kinh doanh.


.

Dù cố gắng lấy lòng và chứng tỏ chương trình nghị sự cai trị nước Mỹ của mình thích hợp với đường lối chính sách và cương lĩnh của đảng Cộng Hòa nhưng đa số chính trị gia, những lãnh tụ đảng Cộng Hòa đều cho rằng Trump không theo đường hướng chính ngạch của đảng Cộng Hòa.

Từ điểm này chúng ta không lấy làm lạ là Trump nhận được  rất ít sự ủng hộ trực tiếp chính thức từ đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử này. Đa số những chính trị gia uy tín, chiến lược gia và lãnh tụ đảng Cộng Hòa tại hạ viện và thương viện như chủ tịch Hạ Việt Ryan,  như cựu tổng thống Bush cha và con, như thống đốc John Karsick, tiểu bang Ohio, một tiểu bang có nhiều ảnh hưởng đến kết quả bầu tổng thống v…v đã tẩy chay đại hội đảng Cộng Hoà đề cử Trump là ứng cử viên của đảng. Ngày 4 tháng 9, 2016 báo Dallas Moring News  đã nói rõ: “ Trump không phải là người của đảng Cộng Hòa. Trump không có tư cách là tổng thống và không xứng đáng hưởng được lá phiếu của bạn” ( Donald Trump is not Republican. Donald Trump is not qualified to serve as president and does not deserve your vote). Tiểu bang Texas là thành trì của đảng Cộng Hòa từ xưa đến nay. Hầu hết những ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa đều thắng vẽ vang tại tiểu bang Texas này.

Nhưng  cũng chính tờ báo Dallas Morning News này lại ủng hộ (endorse) bà Clinton mới là lạ.
.

Cho đến nay nhiều ứng cử viên thượng nghị sĩ liên bang của đảng Cộng Hoà đều tránh xa Trump. Có khoảng 70 lãnh tụ đảng Cộng Hòa trong một kiến nghị yêu cầu chủ tịch đảng Cộng Hòa ngưng trợ giúp cho ban tranh cử của Trump-Pence và sử dụng phương tiện cho cuộc tranh cử của các ứng cử viên dân biểu và thương nghị sĩ của Cộng Hòa tại quốc hội Hoa Kỳ trong ngày 8 tháng 11, 2016 này.

Đó là sơ lược một số điểm chính trong lập trường và chương trình nghị sự của Trump.

Nói đến cựu ngoại trưởng Hillary Clinton thì những ai quan tâm đến bầu cử kỳ này đều biết rõ lập trường của Hillary Clinton. Bà Clinton là một đảng viên của đảng Dân Chủ chính ngạch và cũng được đảng Dân Chủ chính thức đề cử trong đại hội đảng Dân Chủ tháng 7/ 2016 đại diện đảng tranh chức tổng thống thứ 45 với Donald Trump của đảng Cộng Hòa. Lập trường và chương trình nghị sự của Bà Clinton sẽ hoàn toàn thích hợp với “Cấp Tiến” (Liberal).

“Cấp Tiến” của đảng Dân Chủ là đối nghich lại với “Bảo Thủ” của đảng Cộng Hòa. Những chính sách và chương trình nghị sự của chính quyền Obama đang thi hành cho nước Mỹ vể mọi lãnh vực từ xã hội, kinh tế, chính trị cho đến an ninh và quốc phòng chịu ảnh hưởng “Cấp Tiến”
.

Nếu đã biết rõ và đã kinh nghiệm với “Cấp Tiến” thì cử tri sẽ không còn xa lạ gì với chương trình nghị sự và chính sách của bà Clinton hiện nay. Từ lâu nay ai cũng biết “cấp tiến” của đảng Dân Chủ luôn luôn hướng về giai cấp lao động, trung lưu nghèo và các sắc dân thiểu số.

Do đó người viết không cần nói nhiều về những chương trình và chính sách và đường lối cai trị của bà Clinton trong những cuộc vận động. Một điều gần như chắc chắn nữa mà dư luận vẫn còn đồn cho tới hôm nay là nếu bà Clinton đắc cử tổng thống thì chương trình nghị sự, chính sách của bà không khác nhiều với chính phủ Obama vì cùng là “Dân Chủ cấp tiến”. Trong khi đó dư luận còn đồn đoán rằng chính quyền Hillary Clinton sẽ nối tiếp nhiều chương trình của chính quyền Obama còn dở dang chưa thực hiện như về di trú, xã hội, kinh tế, tài chánh, an ninh quốc phòng và Obama care v…v.
.

Lập trường và đường lối hoạt động cùng những chính sách của bà Clinton đã hiện rõ.

Nhưng hiện nay bà Clinton còn đang gặp nhiều vấn nạn rất nhạy cảm có thể ảnh hưởng đế quyết định của cử tri Cộng Hòa, Dân Chủ và độc lập vì sự lương thiện và sự thành thật của bà bị nghi ngờ trong thời gian bà làm ngoại trưởng như vụ e-mail, như  Bà lợi dụng chức vụ và uy tín để gây quỹ riêng cho Clinton Foundation.

Chưa hết phe ủng hộ Trump còn lôi ra hồ sơ sức khoẻ của bà có một lần bà bị ngất xỉu để cho rằng tình trạng sức khoẻ của bà Clinton không đủ để lãnh đạo nước Mỹ với tư cách là tổng thống. Một biến cố mới nhứt về sức khoẻ của bà Clinton là bà ta đã đột ngụy trong ngày kỷ niệm 9-11 tại Nữu Ước vì bịnh phổi của bà không chịu nổi thời tiết ngày hôm đó nóng nực oi bức đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc tranh cử của bà vì lý do sức khoẻ. Bà Clinton đã phải hủy bỏ chuyến đi vận động tại một số tiểu bang miền Tây như California. Chắc chắn ban vận động của Trump sẽ khai thác tối đa vần đề này để đem thắng lợi về cho Trump. Ngay tức thì sau đó để tỏ ra là “quân tử” Trump và ban vận động đưa ra những lời chúc bà Clinton mau chóng bình phục để trở lại cuộc vận động tranh cử.
.

Nhưng chỉ sau một ngày dưỡng bịnh bác sĩ của bà Clinton cho biết bà đã bình phục và có thể tiếp tục cuộc vận động đang dỡ dang. Đồng thời ban vận động của bà cũng phổ biến một báo cáo tình trạng sức khoẻ của bà theo đó bác sĩ cho biết bà Clinton đủ khả năng đãm nhận chức vụ tổng thống Mỹ.

Những tranh cãi về những vấn nạn của bà Clinton vẫn còn tiếp tục chưa biết sẽ đi về đâu.

Lập trường chính sách và chương trình nghị sự của hai ứng cử viên đã hiện rõ.

Bây giờ là lúc những cử tri có quan tâm đến tình hình nước Mỹ thì cần bỏ thời gian tiếp tục theo dõi những vận động tranh cử của hai ứng cử viên. Đặc biệt cử tri cần theo sát những cuộc tranh luận (Debate) sắp tới của Trump và Clinton công khai trên các đài truyền hình toàn quốc.


.

Thay lời kết.

Ở đây người viết muốn lập lời tuyên bố của mục sư William Barber nói trong đại hội đảng Dân Chủ tháng 7/ 2016 tại Philadelphia như sau: “chúng ta bầu chọn tổng thống không nên dựa vào đảng tịch của mình mà phải  chú ý vào tài đức, khả năng lãnh đạo quốc gia của ứng cử viên” và câu nói của TNS Ted Cruz, cựu ứng cử viên tổng thống, trong đại hội đảng Cộng Hòa như sau: “chúng ta bầu tổng thống dựa vào lương tâm của mình” để nhắn nhủ cử tri phải thật vô tư và thật cẩn thận suy xét và tìm hiểu từng ứng cử viên trước khi vào phòng phiếu bỏ phiếu cho ứng cử viên mà mình nghĩ rằng có thể làm cho nước Mỹ tốt hơn mà mình là một thành phần trong xã hội đó.
.

Ngay sau hai đại hội của hai đảng Cộng hòa, Dân Chủ với hai ứng cử viên đại diện ai cũng nghĩ rằngbà Hillary Clinton sẽ thắng ông Donald Trump dễ dàng. Ngay chính những người của đảng Cộng Hòa cũng không tin là Trump có thể quật ngược thế cờ. Nhưng càng gần đến ngày bầu cử nhứt là trước ngày có buổi Debate (26 tháng 9, 2016) người ta chứng kiến một sự gạc nhiên là sự cách biệt giữa bà Clinton và ông Trump rất là khít khao. Có những thăm dò còn cho biết Trump hơn điểm Clinton nữa. Dù những thăm dò cho biết như vậy nhưng đại đa số củ tri Cộng Hòa cũng như Dân Chủ và độc lập vẫn không muốn Trump là tổng thống Hoa Kỳ.
.

Cuộc so tài giữa Trump và bà Clinton còn nhiều gay cấn và nhiều thay đổi vào giờ phút chót khi hai ứng cử viên lúc đó mới tung ra những chiêu độc để hạ đối thủ của mình để thênh thang đi vào Toà Bạch Ốc.

Cân nhắc bầu chọn một ứng cử viên phải là người có tài, có khả năng lãnh đạo và phải có tư cách tác phong của một nhà lãnh đạo của một siêu cường như Mỹ. Phải chọn “ the best of the best” hoăc phải chọn “cái tệ ít với cái quá tệ”.
.

Lá phiếu của người Việt chúng ta dù không có tính cách quyết định ngay tại hai tiểu bang có đông người Việt là California và Texas nhưng chúng ta cũng nên tham gia bầu cử cho thật đông đảo.

Cử tri sẽ bầu cho ông Trump hay bầu cho bà Clinton? Ai sẽ là tổng thống thứ 45 của nước Mỹ?

Dù ai đắc cử là tổng thống đi nữa thì nước Mỹ cũng sẽ đi vào lịch sử lần đầu tiên có một tổng thống là phụ nữ hoặc là một người chưa bao giờ giữ một chức vụ gì trong chính quyền Hoa Kỳ.

Hãy chờ xem./.

Chicago vào Thu 2016

 


.
.

Ý kiến bạn đọc
28/09/201619:26:25
Khách
dong y voi ban THAI, TRUMP khong can kiem tien, nhung bat nguoi khac, boc lot nguoi khac kiem tien cho han noi tien lua gat cua hoc sinh sinh vien la han da du giau roi, ban dong y khong??
28/09/201615:41:17
Khách
Hồi âm độc giả Thai - Lời kêu nài, van xin khẩn khoản niềm tin vào Trump nghe thê lương, ảm đạm, tuyệt vọng như một bài Lễ Cầu Siêu (Requiem) hoặc Tiếng Chuông Gọi Hồn (For Whom the Bell Tolls) cho ai đó chưa muốn gập riêng Thượng Đế của mình.

Nhưng quá muộn ! Tiếng chuông đó đã được đánh lên để dành riêng cho ngươi (The Bell Tolls for D. Trump).
28/09/201605:08:58
Khách
Trump đã thắng trong 1rst debate. Đừng để các
Media (uy tín) đã bị mua chuộc lừa gạt quí vị .
Trump là một tỷ phú doanh nhân không thể là một tên khùng được .Khác hẳn Hillary,Trump không cần kiếm tiền hay lợi lộc như Hill nữa ,với quá nhiều scandal mờ ám &bí ẩn .Ông ta muốn
vực dậy một nước Mỹ đang rất yếu xìu .Ông nói thẳng nói thật với lòng yêu nước thật sự :
Make America Great Again !
28/09/201600:27:41
Khách
nay TRUMP khi nao leo len thanh gia , xin nho den VINH TUONG cung... amen
27/09/201621:29:31
Khách
Qua cuộc tranh cãi tối 9/26/16, Bà già khọm Hillary Clinton "ba hoa xích tốc" với nhóm ủng hộ rằng "Bà tòan thắng" và rất là "Happy".Tuy nhiên theo








































Sau cuộc tranh cãi tại Newyork tối ngày 26/9/16, Bà già Hillary Clinton " ba hoa" từơng trính vơi nhóm Cử-tri ủng hộ rằng Bà kể như "đại thắng"
'và cảm thấy ""vui vui" về kết quả thăm dò của phe "Gà nhà" CNN và MSNBC . Tuy nhiên ,nhiều cuộc thăm dò khác (gọi là Snap poll Post Debate" lại cho thấy kết quả "tốt" nghiêng hẳn về Trump. đó là tin buồn "rời rợi" cho phe Dân-chủ. Chờ xem những diễn biến kê tiếp, chắc hẳn nhiều trò "Hề bầu cử" rất ư là " Hỉ nộ" trên chính trường Cờ-Hoa. !!!! Vubinh
27/09/201616:18:22
Khách
ban PHILL noi cho vui ma dung qua,may lao H.O tieu tan hy vong la TRUMP se giup may lao ay chong cong ha...ha...chong gay no con chua giup, o day ma chong cong....
27/09/201614:40:59
Khách
FN noi theo luan dieu cua TRUMP, ban co biet nhung tieu bang ngheo nhat nuoc my la nhung tieu bang cua dang cong hoa khong ??
27/09/201613:48:28
Khách
Ông Trum nói đúng! tất cả đồng minh của Mỹ phải trả tiền để được bảo vê....Đề nghị các đồng minh nên theo TQ cho khỏi nhức đầu
27/09/201604:02:49
Khách
Ông Trump là một người làm ăn , ông ta sẽ biết cách làm cho dân giàu nước mạnh. Đó là kim chỉ nam mà nước Mỹ cần, rất cần ngày hôm nay, còn những chuyện khác hãy quăng qua một bên, vì nó kô là nhu cầu quan trọng. Còn bà Bill thì sao? vợ chồng con gái kiếm ra bạc tỉ mình ên, chưa bao giờ có chính sách làm dân Mỹ khá lên thoát cái ngheò, mà lúc nào cũng muốn tăng thuế, tăng thuế chỉ làm cho nhà nghèo lao đao thêm, chứ nhà giàu chẳng bị ảnh hưởng nhiều, tóm lại hãy nhìn người dân cùa những tiểu bang ùng hộ đảng Dân chủ thì rỏ.
26/09/201622:41:58
Khách
Thắng thì huênh hoang, thua thì đem người ra chửi. Âu cũng là chuyện thường tình. Ông Trump không dễ bị đốn ngã như một số vị dân chủ thường mừng hụt chỉ vì triều lên thì không thấy đáy, triều xuống thì thấy cái thật. Trump đang giữ cái thật, những điều Trump nói tuy thô nhám xù xì nhưng tất cả nhận định và chính sách đều rất sát thực tế, và nhất là ngay vào trong lúc đất nước đang cần. Còn những gì của đối thủ Clinton dù có sơn phết che đậy thì nó vẫn là cái không thật! Đơn giản có thế thôi! Người dân đã ớn lắm rối quí vị ạ!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.