Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Tăng Bạt Hổ

23/09/201600:01:00(Xem: 4680)
TĂNG BẠT HỔ
(1858 - 1906)
  
Tăng Bạt Hổ còn tên khác là Tăng Doãn Văn, tự là Sư Triệu, hiệu Điền Bát, quê huyện Hoài Ân, Bình Định. Ông là nhà cách mạng, luôn bôn ba lo cho tổ quốc và dân tộc.
   
Năm 1872, ông 14 tuổi tự nguyện tham gia chống Pháp với tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc. Năm 1885 đến 1887, ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, cùng với Phạm Toàn chiêu mộ nghĩa quân, xây dựng chiến khu chống Pháp tại vùng núi Kim Sơn (huyện Hoài Ân), nơi đây là vùng rừng núi có địa thế hiểm trở. Sau đấy, ông đã liên kết với lực lượng của Mai Xuân Thưởng, ông phòng ngự mặt trận phía bắc Bình Định. Ông và Bùi Điền cho quân xây dựng và củng cố thêm khu Chóp Chài (Phù Mỹ) và hai đồn tại đèo Phủ Cũ và đèo Bình Đê.
  
Đầu năm 1886, Pháp và triều đình Huế, cử Trần Bá Lộc và Nguyễn Thân đem quân tấn công các lực lượng kháng chiến ở Bình Định. Tăng Bạt Hổ cử hai tướng Bùi Điền và Đỗ Duyệt đem quân chận đánh nhưng bị thất trận. Ông cho củng cố phòng thủ, tuyển mộ thêm nghĩa quân; nhưng quân của tay sai Pháp là Nguyễn Thân đông đảo và có vũ khí tối tân, nên các chiến lũy của Nghĩa quân bị địch chọc thủng. Đầu năm 1887, Nguyễn Thân đem đại quân vây đánh chiến khu Kim Sơn. Nghĩa quân phải phân tán mỏng, lẫn vào dân chúng rồi đến nương náu tại các bản làng Tây Nguyên.
  
Thấy lực lượng kháng chiến khó gầy dựng lại được, nên ông làm thuỷ thủ tàu buôn đến các nước Thái Lan, Tàu, Nhật, để tìm hiểu về các nước ngoài, mong tìm phương thức đấu tranh mới. Khi ông tạm dừng chân ở Nhật Bản thời gian, ông đã học được tiếng Nhật. Tâm hồn ông có ác cảm với ngoại xâm phương Tây, lại gặp chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), ông tham chiến với Hải quân Nhật. Những trận ở Đài Liên, Lữ Thuận, ông nổi tiếng là can trường.
 

Ngày khải hoàn, ông được dự bữa đại yến do vua Nhật là Minh Trị Thiên Hoàng đãi các tướng sĩ. Khi ông uống chén rượu mừng chiến thắng thì ông bật khóc. Vua Nhật hỏi vì sao khóc? Ông thưa: “Tôi vốn không phải là người Nhật, mà người Việt lưu vong. Sau khi thất bại trong việc chống Pháp, tôi tới đây, may được Bệ hạ tin dùng. Nay thấy quý quốc thắng Nga, làm vẻ vang giống da vàng, tôi nghĩ đến tình cảnh nước tôi mà không cầm được giọt lệ. Bao giờ dân nước tôi mới được một bữa yến như hôm nay của quý quốc!”. Nghe lời chân thành và khẳng khái của ông, mọi người đều khen ông là người ái quốc. Từ đó, ông quen với Khuyển Dưỡng Nghị, Đại Ôi Trọng Tín. Họ khuyên ông: “Trước hết, phải lo phát triển phong trào duy tân trong nước, để nâng cao dân khí và dân trí. Muốn duy tân, không thể trông cậy ở Pháp được, vì Pháp không thực tâm khai hóa, phải lựa những thanh niên ưu tú đưa qua đây, nước chúng tôi sẽ đào tạo cho”. 
  
  Ông trở về Việt Nam, đưa Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính sang Nhật vào năm 1904. Sau đấy, ông cùng Phan Bội Châu đi thương thuyết với chính khách Nhật, chuẩn bị đưa Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và thanh niên Việt Nam sang Nhật du học. Năm 1905, Phan Bội Châu viết bài luận thuyết “Khuyên thanh niên Việt Nam du học”, ông nhận trách nhiệm đem bài luận thuyết về nước phổ biến, nhân dịp này sẽ tìm và kết nạp các nhân sĩ yêu nước. Về nước, nghe tin cụ Lương Văn Can là người yêu nước, ông đến nói về phong trào Đông du, hai người con cụ Can: Lương Ngọc Quyến và Lương Nghị Khanh trở thành hai sinh viên Đông Du đầu tiên. 
  
     Năm 1906, bị Pháp truy bắt nên ông phải bí mật sống trên một chiếc thuyền ở sông Hương (Huế). Bị bệnh nặng, các bạn của ông là Dương Bá Trạc, Võ Bá Hạp tận tình chạy chữa nhưng bệnh vẫn không giảm. Sau khi mất, thi thể của ông được các chiến hữu đem chôn cất ở dốc Nam Giao.
  
Cảm kích: Tăng Bạt Hổ
   
Tăng Bạt Hổ, nghiền ngẫm núi sông!
Bôn ba đạp sóng, cưỡi cuồng phong!
Thanh niên xuất ngoại, lo lường giúp
Chiến hữu vào bưng, lưu luyến trông!
Ngự tửu thưởng công, xao xuyến dạ?!
Đông du mong mỏi, nhớ nhung lòng!
Sông Hương, vương vấn hồn trung liệt
Nghĩa nước chứa chan, ai thấy không?! 
  
Nguyễn Lộc Yên


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.