Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Tăng Bạt Hổ

23/09/201600:01:00(Xem: 4678)
TĂNG BẠT HỔ
(1858 - 1906)
  
Tăng Bạt Hổ còn tên khác là Tăng Doãn Văn, tự là Sư Triệu, hiệu Điền Bát, quê huyện Hoài Ân, Bình Định. Ông là nhà cách mạng, luôn bôn ba lo cho tổ quốc và dân tộc.
   
Năm 1872, ông 14 tuổi tự nguyện tham gia chống Pháp với tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc. Năm 1885 đến 1887, ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, cùng với Phạm Toàn chiêu mộ nghĩa quân, xây dựng chiến khu chống Pháp tại vùng núi Kim Sơn (huyện Hoài Ân), nơi đây là vùng rừng núi có địa thế hiểm trở. Sau đấy, ông đã liên kết với lực lượng của Mai Xuân Thưởng, ông phòng ngự mặt trận phía bắc Bình Định. Ông và Bùi Điền cho quân xây dựng và củng cố thêm khu Chóp Chài (Phù Mỹ) và hai đồn tại đèo Phủ Cũ và đèo Bình Đê.
  
Đầu năm 1886, Pháp và triều đình Huế, cử Trần Bá Lộc và Nguyễn Thân đem quân tấn công các lực lượng kháng chiến ở Bình Định. Tăng Bạt Hổ cử hai tướng Bùi Điền và Đỗ Duyệt đem quân chận đánh nhưng bị thất trận. Ông cho củng cố phòng thủ, tuyển mộ thêm nghĩa quân; nhưng quân của tay sai Pháp là Nguyễn Thân đông đảo và có vũ khí tối tân, nên các chiến lũy của Nghĩa quân bị địch chọc thủng. Đầu năm 1887, Nguyễn Thân đem đại quân vây đánh chiến khu Kim Sơn. Nghĩa quân phải phân tán mỏng, lẫn vào dân chúng rồi đến nương náu tại các bản làng Tây Nguyên.
  
Thấy lực lượng kháng chiến khó gầy dựng lại được, nên ông làm thuỷ thủ tàu buôn đến các nước Thái Lan, Tàu, Nhật, để tìm hiểu về các nước ngoài, mong tìm phương thức đấu tranh mới. Khi ông tạm dừng chân ở Nhật Bản thời gian, ông đã học được tiếng Nhật. Tâm hồn ông có ác cảm với ngoại xâm phương Tây, lại gặp chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), ông tham chiến với Hải quân Nhật. Những trận ở Đài Liên, Lữ Thuận, ông nổi tiếng là can trường.
 

Ngày khải hoàn, ông được dự bữa đại yến do vua Nhật là Minh Trị Thiên Hoàng đãi các tướng sĩ. Khi ông uống chén rượu mừng chiến thắng thì ông bật khóc. Vua Nhật hỏi vì sao khóc? Ông thưa: “Tôi vốn không phải là người Nhật, mà người Việt lưu vong. Sau khi thất bại trong việc chống Pháp, tôi tới đây, may được Bệ hạ tin dùng. Nay thấy quý quốc thắng Nga, làm vẻ vang giống da vàng, tôi nghĩ đến tình cảnh nước tôi mà không cầm được giọt lệ. Bao giờ dân nước tôi mới được một bữa yến như hôm nay của quý quốc!”. Nghe lời chân thành và khẳng khái của ông, mọi người đều khen ông là người ái quốc. Từ đó, ông quen với Khuyển Dưỡng Nghị, Đại Ôi Trọng Tín. Họ khuyên ông: “Trước hết, phải lo phát triển phong trào duy tân trong nước, để nâng cao dân khí và dân trí. Muốn duy tân, không thể trông cậy ở Pháp được, vì Pháp không thực tâm khai hóa, phải lựa những thanh niên ưu tú đưa qua đây, nước chúng tôi sẽ đào tạo cho”. 
  
  Ông trở về Việt Nam, đưa Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính sang Nhật vào năm 1904. Sau đấy, ông cùng Phan Bội Châu đi thương thuyết với chính khách Nhật, chuẩn bị đưa Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và thanh niên Việt Nam sang Nhật du học. Năm 1905, Phan Bội Châu viết bài luận thuyết “Khuyên thanh niên Việt Nam du học”, ông nhận trách nhiệm đem bài luận thuyết về nước phổ biến, nhân dịp này sẽ tìm và kết nạp các nhân sĩ yêu nước. Về nước, nghe tin cụ Lương Văn Can là người yêu nước, ông đến nói về phong trào Đông du, hai người con cụ Can: Lương Ngọc Quyến và Lương Nghị Khanh trở thành hai sinh viên Đông Du đầu tiên. 
  
     Năm 1906, bị Pháp truy bắt nên ông phải bí mật sống trên một chiếc thuyền ở sông Hương (Huế). Bị bệnh nặng, các bạn của ông là Dương Bá Trạc, Võ Bá Hạp tận tình chạy chữa nhưng bệnh vẫn không giảm. Sau khi mất, thi thể của ông được các chiến hữu đem chôn cất ở dốc Nam Giao.
  
Cảm kích: Tăng Bạt Hổ
   
Tăng Bạt Hổ, nghiền ngẫm núi sông!
Bôn ba đạp sóng, cưỡi cuồng phong!
Thanh niên xuất ngoại, lo lường giúp
Chiến hữu vào bưng, lưu luyến trông!
Ngự tửu thưởng công, xao xuyến dạ?!
Đông du mong mỏi, nhớ nhung lòng!
Sông Hương, vương vấn hồn trung liệt
Nghĩa nước chứa chan, ai thấy không?! 
  
Nguyễn Lộc Yên


.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong vòng ba tuần nữa, Việt Nam sẽ chính thức và toàn diện bước vào sân chơi toàn cầu hoá khi trở thành hội viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và vừa đạt thỏa thuận với Hoa Kỳ
Trong lúc chúng ta đang tưng bừng chờ đón một mùa Giáng Sinh an lành, một năm mới hạnh phút dưới mái ấm gia đình thì có biết bao chiến sĩ đã và đang hy sinh
Trước, trong và sau Đại Hội, phong trào đòi tự do, dân chủ khởi sắc. Nó nhanh chóng làm rung động những người ít quan tâm đến chính trị, nó lại lôi kéo thêm
Cho đến bây giờ, trong tay tôi có tới 50 giấy "mời" của công an phường Đức Giang và phường Trung Liệt, nơi tôi tá túc và tạm vắng suốt 3 tháng trời qua (kể từ đêm 2-9 định mệnh), nghĩa là
Trong buổi họp của Hội Đồng Quản Trị Học Khu Garden Grove ngày 5/12 vừa rồi, LS Nguyễn Quốc Lân được bầu làm Chủ Tịch
Hình ảnh tương phản này không có gì mới, nhưng sự kiện càng ngày càng có nhiều người bất tuân kỷ luật đảng, vi phạm luật pháp và xâm phạm quyền lợi và tài sản của nhân dân
"Hội chứng Tiêu Bán Sơn" là tâm lý trống vắng của một người hết còn kẻ thù truyền kiếp nên hết cả lẽ sống. Hiện tượng ấy được Kim Dung minh diễn trong bộ võ hiệp "Thiên Long Bát Bộ"
Tôi muốn nói lên nhận định của mình về đất nước. Tôi xin được phổ biến để rộng đường tranh luận. Không có Tây Tàu Mỹ nào đọc các bài viết này mà có chăng là các người Việt đang
Trước hết, chúng ta hãy nhắc lại nguyên tắc đối ngoại của chúng ta để tìm ra một sinh thái quốc tế có lợi hơn, phát triển sức mạnh quốc gia của chúng ta thiệt nhanh. Nguyên tắc này
Mỹ là nơi có nhiều cơ hội đầu tư an toàn, có lợi nhất nên dù có ghét Mỹ thì nhiều nước cũng không thể gây họa cho mình bằng cách tẩy chay đồng đô la... Một phái đoàn lãnh đạo kinh tế Hoa Kỳ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.