Hôm nay,  

Bóng Đè: Mai Này TQ Không Chỉ Đô Hộ Việt Nam Mà …

17/09/201600:00:00(Xem: 6628)
“Bóng Đè” là tựa quyển truyện của nhà văn nữ Đỗ Hoàng Diệu xuất bản ở Đà Nẳng năm 2004 đã một thời gây sôi nổi ở Việt nam và cả không ít trong giới độc giả người Việt hải ngoại.

Tác giả kể chuyện ông già chồng đêm hiện về đè cô con dâu nằm ngủ trên bộ ván kê trước bàn thờ ở giữa nhà mỗi khi cô về bên nhà chồng và ngủ lại. Lúc đầu cô hoảng sợ nhưng sau vài lần, cô thấy quen và có ý mong đợi.

Nhưng “Bóng Đè” ở đây chỉ mượn cái tựa truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu để muốn nói ngày nay cả đất nước Tàu, dân tộc Tàu vẫn còn bị “bóng đè”. Cái bóng của Mao Trạch-đông.

Hôm 8/9/2016, nhơn 40 năm sau ngày chết của Mao (Mao chết 9/9/1976), hãng tin AFP của Pháp cho phổ biến một bài phân tích về sự nghiệp của Mao và gọi đó là một di sản “cồng kềnh” để lại cho đất nước Tàu. Bởi ngày nay, người dân Tàu đi đâu cũng bắt gặp Mao. Từ trong nhà ra ngoài ngỏ. Trên tờ giấy bạc cũng có hình Mao.

Điều cần nói là dân Tàu bị bóng Mao đè thì đành rồi. Còn dân Việt nam, nói ngày nay đã độc lập vì không còn bóng dáng thực dân và Mỹ Ngụy nữa, mà vẫn bị bóng Mao cồng kềnh đè lên. Không phải mới đây mà từ thập niên 50, cô dâu Hồ Chí Minh đã mong đợi cái bóng ấy tới không chỉ đè một mình cô dâu mà đè cả đất nước Việt nam.

Cũng về Mao, tuần báo “Người Quan sát Mới” (Le Nouvel Observateur, 18-24/8/2016), chạy tít trang bìa “Mao là tên tội phạm lớn nhứt lịch sử”. Với hình của Mao trên nền màu đỏ.

Nhưng đừng quên Mao hiện là thần tượng của Tập Cận bình và cả của đảng cộng sản ở Việt nam. Bao giờ đảng cộng sản ở Việt nam còn thờ Hồ Chí Minh thì vẫn còn tôn thờ Mao như là tiền bối.

Người Tàu ở hải ngoại vừa rồi tổ chức lễ tưởng niệm 40 năm ngày chết của Mao ở nhiều nơi đều bị người Việt nam và người Tàu tranh đấu dân chủ phản đối nên tổ chức không được. Nhưng còn năm tới, và năm tới nữa.

Cái hiểm họa mà người Việt nam nên để ý là khi Tàu đô hộ Việt nam thì chẳng những bị mất nước mà người dân có thể sẽ bị cán bộ đảng viên cộng sản Tàu ăn thịt nữa. Như đã xảy ra ở ngay nước Tàu trong cuộc cách mạng văn hóa.

Việt nam bị Bóng Mao đè

Từ sau cuộc gặp gỡ Staline năm 1952 ở Mạc-tư-khoa, Mao nhận nhiệm vụ “đặc trách Việt nam” do Staline ủy nhiệm nên Mao nổ lực cung cấp Hà nội vừa cho nhu cầu chiến tranh, vừa lý luận tư tưởng Mao. Ở khắp Miền Bắc, chỗ nào cũng thấy hình Mao chiếm vị trí tôn kính thay thế thánh thần.

Hồ Chí Minh bắt đầu học làm cách mạng với Lênin, kế tiếp với Staline. Khi bái sư với Mao thi Hồ Chí Minh hết lòng hết dạ vâng lời Mao vì Mao là Lê-nin + Staline. Như Lê-nin, Mao dùng dối trá và bạo lực cướp được chánh quyền và nắm giữ chánh quyền. Như Staline, Mao là tội phạm chống nhơn loại lớn nhứt lịch sử (Frank Dokotter, Đại Học Hồng kông, AFP, 9/9/2016, Paris).

Hồ Chí Minh nhận mệnh lịnh của Mao từ năm 1953 và chỉ thị cho đảng cộng sản bắt đầu làm cải cách ruộng đất. Và các năm 1956-1957 là toàn diện để kết thúc với thành quả hơn 500 000 nông dân vô tội chết tại hiện trường và tiếp theo sau đó do đói, bịnh tật. Trong số nạn nhơn có cái chết của nhà yêu nước phụ nữ Bà Năm ở Hà nội thhể hiện đầy đủ bản chất đại gian đại ác của Hồ Chí Minh. Thế mà ngày nay, đám cộng sản hảy còn thờ vì là họ kẻ thừa hưởng sự nghiệp máu và nước mắt của cả dân tộc.

Từ sau 1965, đảng cộng sản hà nội hoàn toàn ngả hẳn theo Mao. Lê Duẩn vâng lời Mao dồn hết nổ lực đẩy mạnh chiến tranh vào Miền Nam, áp dụng chiến thuật biển người của Mao. Ở Bắc, Mao gởi qua 320 000 quân Tàu để bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Sau khi chiếm được Miền Nam, Việt nam đã mất đi 10 trìệu nhơn mạng. Cái giá của “Ta đánh đây là đánh cho Trung quốc và Liên-xô”.

Nhìn lại di sản cồng kềnh của Mao

Cách nay 40 năm, ngày 9 tháng 9/1976, Mao chết. Năm nay 2016 là năm thứ 50 Cảch mạng Văn hóa tàn phá triệt để xã hội tàu và làm cho toàn tàu dân máu đổ, thịt rơi. Thế mà Mao vẫn được tôn thờ, không riêng ở quê hương của ông, mà cả ở Việt nam do đảng cộng sản Hồ chí Minh du nhập và phổ biến.

Cách mạng Văn hóa và Cải cách Ruộng đất thể hiện sự tàn bạo của chánh sách Mao. Theo lý thuyết Mao, cách mạng càng tàn bạo thì thành quả càng cao.

Trong Cách mạng Văn hóa, dân chúng chứng kiến cảnh rùng rợn, ngoài sự tưởng tượng. Cán bộ tổ chức “tiệc liên hoan với thịt người”. Ăn thịt người không phải vì đói hay vì thói quen mà vì lòng hăn sai cách mạng và thể hiện lòng thù hận kẻ thù của nhơn dân, của cách mạng.

Chuyện xảy ra ngày 4 tháng 5/1968. Trong một ngôi làng tỉnh Quangxi (Quảng tây), một người đàn ông và một người đàn bà bị lôi kéo tới một “phiên đấu tố” để bị quần chúng cách mạng đấu tố, buộc tội, sỉ nhục, tra tấn vì những tội “phản cách mạng” của họ. Sau cùng, họ bị cán bộ cách mạng ban cho mỗi người một viên đạn vào đầu. Thật ra cảnh này rất phổ biến từ năm 1949 khi ra đời Cộng hòa Nhơn dân Trung quốc nhưng nay được đưa lên tầm cao trong Cách mạng Văn hóa bắt đầu năm 1966.

Có điều là sự dã man của cách mạng hôm ấy không phải như trước giờ. Vì đó là cách mạng văn hóa. Đám đông quần chúng nhào tới hai xác người còn thoi thóp, cấu xé ra từng mảnh, đem chia nhau những miếng thịt chin của nạn nhơn mà không ai lạ, chính là bà con lối xóm trong làng từ bao lâu nay. Bửa ăn tập thể hôm đó gọi là “bữa tiệc cách mạng thịt người”.

Một sự sáng tạo cách mạng rợn người ở thời đại Mao. Và chỉ có dưới chế độ của Mao mà thôi!

Cả quận Wuxuan của tỉnh Quangxi đều biết chuyện động trời này. Chánh quyền vẫn giữ im lặng. Không một cán bộ cấp cao nào dám can thiệp. Mao vẫn không ngừng nhấn mạnh hãy để quần chúng lãnh đạo cuộc cách mạng của nhơn dân. Suốt hơn hai tháng, tình trạng dã man này bao phủ tỉnh Quangxi. “Tiệc cách mạng ăn thịt người” lân lang từ làng này qua làng kia. Cứ mỗi lần kết thúc một “phiên đấu tố” là có một thành phần “bất hảo” của cách mạng được đưa ra làm vật tế thần. Bản báo cáo chánh thức cho biết ở địa phương có 291 người bị giết để ăn thịt. Theo kết quả điều tra sau này thì con số chính xác là 421 người. Nạn nhơn thường là người trẻ. Có khi là anh em hoặc cha với con nhỏ tuổi. Họ là những người bị buộc tội thuộc thành phần “phi đẳng cấp” (paria/outcast, theo văn hóa ấn độ, hạng người không nên gần gũi- intouchable). Tiếng tàu là “heivulei” (5 loại/thành phần đen, hắc ám) hoặc thuộc” thiểu số phản động”. Những người này chống lại cán bộ kia thuộc đa số để xác nhận mình mới là những người đi đúng đường lối và tư tưởng Mao. Cả hai phe đều được lãnh đạo tung ương ủng hộ và giựt dây theo quyền lợi của phe nhóm.

Sau cùng nhờ ở vũ khí mạnh, phe đa số đàn áp phe thiểu số, kết thúc cuộc xung đột giữa những cán bộ Cách mạng Văn hóa với nhau. Có hai sinh viên bên phe thiểu số bị xử tội, treo lên cây, cắt thân thể ra từng mảnh vụn, đem chia cho bạn của nạn nhơn.

Từ nay, sự nhiệt thành tràn ngập vùng Quangxi. Để bày tỏ lòng trung thành tuyệt đối với Mao, học sinh xúm nhau đánh chết một bà giáo, chia nhau thịt của bà. Nhiều nạn nhơn khác bị đánh, bị kéo lê ngoài đường, vứt xuống bờ sông. Sau cùng, đám cán bộ Cách mạng Văn hóa nhào xuống, xẻ thân thể nạn nhơn, lấy các bộ phận cơ thể, cả bộ phận sinh dục được cho là vật hiếm quí, dành riêng đem dâng cho cán bộ chỉ huy đội ngũ. Phần còn lại, cán bộ thường chia nhau. Bộ xương ném xuống sông.

Thường thì nạn nhơn bị mổ bụng và lóc thịt lúc còn sống.

Những cảnh tượng cực kỳ dã man này một hôm kết thúc nhờ chánh quyền trung ương được thông tin nên can thiệp. Thật ra, khi thấy “cách mạng” như vậy đã đủ nên cho lệnh ngưng lại mà thội.

Thảm cảnh ngày nay được biết tới nhờ nhà báo tàu Zheng Vi đã ra công điều tra, đọc những báo cáo mật được tiết lộ năm 1988. Mục đích của ông là để trả lại công lý cho những nạn nhơn đã bị nhà cầm quyền cộng sản Trung quốc bỏ quên.

Có gì đáng sợ hơn cái chết?

Thực tế ở Việt nam ngày nay, Bóng Mao đang ngày càng phủ trùm kín đất nước, áp lực ngày càng nặng đến khó thở. Cũng do ý muốn của đảng cộng sản ở Hà nội. Thậm chí có không ít đảng viên có thể nói “Việt nam có trở thành một tỉnh lẻ hay vùng tự trị của Trung quốc thì đã sao? Ta vẫn sanh sống và đảng vẫn lãnh đạo kia mà”.

Dĩ nhiên sẽ có những phong trào phản kháng, như lẻ tẻ hiện nay, vì dầu sao cũng còn một số người Việt nam chưa quên đất nước. Nhưng hãy nhìn qua Tây tạng để thấy cường độ đàn áp của Tàu đến mức nào. Và sau một thời gian lệ thuộc, dân tộc Việt nam sẽ còn được bao nhiêu. Và biết đâu, khi phản kháng hung hãn và lan rộng khắp, cộng sản Tàu sẽ không cho làm lại cuộc cách mạng văn hóa của Mao để thanh lọc xã hội triệt để, thi ăn thịt người sẽ cần thiết để gieo kinh hoàng, theo thuyết Mao “Cách mạng càng tàn bạo, càng dã man thì thành quả càng cao“?

May ra có nhiều người nghĩ tới viễn ảnh rùng rợn đó mà không sợ công an ác ôn bắt bớ, đánh đập, tù đày, bức tử trong tù hiện nay!

Nguyễn thị Cỏ May

Ý kiến bạn đọc
12/10/201611:15:15
Khách
Đánh sập CSVN thì dân tộc này sẽ rơi vào tay ai ?
Những kẻ lưu vong ở Hoa Kỳ đủ sức lèo lái con thuyền quốc gia chống lại TQ hay không ?
Chịu khó suy nghĩ và trả lời một cách trung thực với chính mình những câu hỏi này đi trước kho mở mồm một là chống cọng hai là chống cọng ba cũng là chống cọng.
CS xấu, điều đó con chó nhà tôi nó cũng biết, nhưng tìm cái gì thay thế CS mà thực sự là VN, đừng là tay sai của Mỹ, của TQ hay của Vatican trước khi đánh sụp CS đi các cha.
Ngoài ra, CSTQ và CSVN vẫn hoàn toàn khác nhau, không thể xét giá trị của CSTQ rồi đánh lên đầu CSVN được.
18/09/201619:43:31
Khách
Đối với các loại độc tài khác CS thi đấu tranh BẤT BẠO ĐỘNG may ra có hiệu quả. Còn đối với độc tài CS mà CHỈ CÓ đấu tranh BBĐỘNG thì hiệu quả chỗ nào? Đức ĐLL Ma đấu tranh mấy mươi năm và giành được gì cho Tây tạng? Nếu không làm được cuộc cách mạng thì chuẩn bị cái bọc đầu gối để quí xin. Cách mạng KHÔNG CHỈ bằng miệng mà thành, đấu tranh thì phải giành giật.tức phải dùng sức. Nghĩa là phải có chiến lược, chiến thuật. Tụng kinh cho kẻ cướp nghe để sám hối không phải là làm cách mạng. Vận mệnh nằm trong tay người dân. Nhưng chính sách ngu dân đã có quả chín mùi. Làm sao đây? Các nhà lám cạch mạng dân chủ hoá phải có chiến lược, chiến thuật. Cứ thế kéo dài đến hết đời này sang đời khác sẽ không có kết quả gì!
17/09/201621:05:46
Khách
Tưởng Hồ là thánh là tiên
Không ngờ Hồ là người điên giết người
17/09/201617:08:03
Khách
Đại tá, sử gia Cộng sản Phạm quế Dương : Thiếu tướng Hà Thành Châu - Chính ủy Tổng cục công nghiệp Quốc phòng Việt Nam- tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ từ ngày 08-4-2013 . Ở đây, ông đã nhờ một viên chức cao cấp Hoa Kỳ trao cho chủ bút Tạp chí Foreign Policy Magazine một tập tài liệu tối mật liên quan đến quan hệ Việt Nam – Trung Quốc.

Tập tài liệu này xuất xứ từ anh vợ ông, là thiếu tướng chính ủy Tổng cục 2 , thời trung tướng Nguyễn Chí Vịnh làm Tổng cục trưởng.

Tập tài liệu chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa AKAI, mang bí số ML887 ghi âm những cuộc họp bí mật của các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh với các nhà lãnh đạo Trung Quốc: Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tiến Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu tại Thành Đô năm 1990.

Nội dung những cuộc họp bí mật ấy cho biết kế hoạch sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc dự kiến tổ chức qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: 15/7/2020 Quốc gia tự trị
- Giai đoạn 2: 5/7/2040 Quốc gia thuộc trị
- Giai đoạn 3: 5/7/2060 Tỉnh Âu Lạc

Tỉnh trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng đốc Quảng Châu (Trung Quốc).
Sau khi sáp nhập, tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ chính ,tiếng Việt là ngôn ngữ phụ.
Trong hội đàm, với lời lẽ bề trên, lãnh đạo Trung Quốc, ban mật lệnh, giáo huấn, răn đe, dạy dỗ lãnh đạo Việt Nam phải làm những gì suốt 70 năm, từng bước một: “Âm thầm,lặng lẽ,từ từ như tầm ăn dâu, khéo như dệt lụa Hàng Châu;êm như thảm nhung Thẩm Quyến. Sử dụng thể thức “Diễn biến hòa bình.”, làm cho người Việt Nam và dư luận quốc tế nhìn nhận rõ là Trung Quốc “ không cướp nước Việt.” mà chính người Việt Nam tự mình “dâng nước” và tự ý đồng hóa vào dân tộc Trung Hoa.
17/09/201617:05:47
Khách
co nguoi ban gai o sg cung noi neu co bi tg chiem thi co sao?
ta van song nhu hien tai
that la dung la dung tu bo tay?
17/09/201616:57:13
Khách
05/03/2016 - 143 người Tây Tạng tự thiêu tại Tây Tạng

Chính phủ Tây Tạng lưu vong đã tổ chức một buổi lễ cầu nguyện cho những người tự thiêu tranh đấu sự tự do cho Tây Tạng, trong đó có Thượng tọa Kalsang Wangdu, tự thiêu và viên tịch ngày 29/02/2016 tại một tu viện Phật giáo Tây Tạng trong khu vực tỉnh Tứ Xuyên (Trung quốc), người thứ hai là cậu bé 16 tuổi tên Dorje Tsering, tự thiêu thành phố Dehradun, Ấn Độ - cậu bé này được cứu sống, nhưng bị phỏng rất nặng, cư sĩ Dubey, tự thiêu và quá vãng ngày 27/02/2016.

Ngày càng nhiều người Tây Tạng, cả chư tăng và cư sĩ phật tử tại gia, đang tham gia vào các hoạt động tự thiêu trước tòa nhà chính phủ Trung Quốc để phản đối sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc đối với Tây Tạng và người dân ở đây trong nhiều năm nay.

Kể từ tháng 02 năm 2009, đã có 143 người Tây Tạng tự thiêu tại Tây Tạng và Trung Quốc, đã chết theo Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng, một tổ chức phi chính phủ (NGO) chuyên dõi theo những cuộc biểu tình của người Tây Tạng.
17/09/201616:52:49
Khách
July 23, 2016 - Các tổ chức tranh đấu cho Tây Tạng cho hay Trung Quốc đã bắt đầu chiến dịch tàn phá nhiều tòa nhà ở Larung Gar, một trong các trung tâm tu học Phật giáo lớn nhất ở Tây Tạng.

Tổ chức Free Tibet có trụ sở ở London cho hay vụ phá hủy bắt đầu từ thứ tư trong tuần và một số tu sĩ và cư dân đang sống gần khu này đã bị trục xuất.
Tu viện tại đây được thành lập từ năm 1980, được xem là trung tâm tu học Phật Giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới, luôn thu hút một số lượng khổng lồ các tín đồ Phật Giáo từ khắp nơi về nghiên cứu và tu dưỡng tâm linh.

Quân nhân và lực lượng an ninh Trung Quốc ăn mặc thường phục đã đem nhiều xe cơ giới, kể cả xe ủi đất đến tàn phá.

Các quan sát viên cho là ‘Bắc Kinh đang âm thầm tiến hành chiến dịch làm giảm bớt ảnh hưởng của Đạo Phật ở Tây Tạng, vì ảnh hưởng quá to lớn của Đức Dalai Lama ở quê hương của ngài’, mà bước đầu là phá hoại những trung tâm tu học như Larung Gar.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.