Hôm nay,  

Douglas Trần Anh Dũng: bác sĩ, nhạc sĩ và chiến sĩ trên mặt trận âm nhạc

10/09/201607:50:00(Xem: 10426)

DOUGLAS TRẦN ANH DŨNG:

BÁC SĨ, NHẠC SĨ VÀ CHIẾN SĨ

TRÊN MẶT TRẬN ÂM NHẠC

 

Phụng Linh

 
blank

Hình: Bác sĩ Douglas Trần Anh Dũng

 

Năm ngoái, tôi bất ngờ khi cầm trong tay đĩa Album nhạc đầu tay của Douglas Trần Anh Dũng mang tựa đề “Khung Trời Dấu Yêu,” với 12 ca khúc nói về tình yêu, tình bạn, những tiếng đàn, tiếng hát gợi lại nỗi cảm xúc nhẹ nhàng khó tả. Với album này, bác sĩ Douglas Trần Anh Dũng đã tạo được một bước tiến khá dài trong hoạt động nghệ thuật, với các sáng tác du dương, đưa người nghe trở về quá khứ xa xôi, nhớ lại dĩ vãng, có mình trong đó, với những vui buồn lẫn lộn.

 

Bác sĩ Douglas Trần Anh Dũng 66 tuổi, cho biết ông từng sang Hoa Kỳ du học lúc 17 tuổi, và trở về lại Việt Nam, vào đại học Y khoa Sài Gòn trước ngày mất nước. Khi Sài Gòn rơi vào tay bộ đội cộng sản Bắc Việt, trong những ngày cuối tháng Tư năm 1975, ông lên tàu vượt biên, và định cư tại tiểu bang California.

 

Ông tốt nghiệp bác sĩ tại University of California Irvine, năm 1979 và lấy bằng chuyên khoa Tai Mũi Họng tại University of Southern California 1984; trở thành giáo sư Lâm sàng Tai Mũi Họng tại Western University of Health and Science of the Pacific, Pomona, California vào năm 1987. Tôi ngẩn ngơ vì không ngờ rằng, người theo đuổi ngành y như ông lại có thể làm rung lên những giai điệu trầm bỗng, và cảm xúc miên man theo cung đàn và truyền nỗi cảm xúc đến cho người khác. Tôi đã nghe các bác sĩ hát, cũng những chất giọng ấm áp, truyền cảm, nhưng chưa được nghe những sáng tác âm nhạc của các thầy thuốc.

 

Nghe “Khung Trời Dấu Yêu”, tôi hiểu ra, người thầy thuốc cũng có những rung động cuộc đời, trong trái tim tưởng đã chai lỳ vì phải dập tắt hết tình cảm để cứu lấy mạng sống của bệnh nhân trong những trường hợp thập tử nhất sinh.

 

Bác sĩ Douglas Trần Anh Dũng tâm sự: “Tôi viết chỉ là bước đầu cho một tiến trình tìm hiểu về âm nhạc, mang nhiều tham vọng hơn, đó là phối hợp kiến thức thu thập từ những năm học Y Khoa, liên quan đến các môn vật lý, cơ thể, tâm lý học… nhằm khám phá ra công thức nào đã biến những âm thanh rời rac thành những dòng nhạc quyến rũ tuyệt vời.” Và ông đã thành công trong việc đưa kỹ thuật sáng tác âm nhạc vào từng nốt nhạc, cung đàn để tạo thành những lời ca tiếng hát đi vào lòng người.

 

Yêu âm nhạc từ khi còn trẻ, ông suốt một năm ôm chiếc Tây Ban Cẩm đi xuyên Hoa Kỳ từ Tây sang Đông hát nhạc Việt Nam cho công chúng Mỹ nghe lúc được học bổng du học.  Cho đến một ngày, ông chợt nhận ra có nhiều tâm sự, nhiều nỗi niềm riêng mang, mà không ai có thể nói thay. Nhận thức đó thúc giục ông ngồi xuống, cầm bút viết thành những nốt nhạc, những lời ca để nói lên tâm sự của riêng mình. Thế là ông bắt đầu dành một khoảng thời gian không nhiều lắm, trong quỹ thời gian ít ỏi để sáng tác.

 

Điều đáng nói là không chỉ có tình ca trong chừng 30 ca khúc của bác sĩ Douglas Trần Anh Dũng được viết ra. Quãng thời gian sáng tác âm nhạc mười hai năm của ông, bắt đầu từ những bản tình ca, và rồi ông cho ra đời hai ca khúc “Lạc Giữa Quê Hương” và “Tháng Tư Đen”, ghi lại nỗi niềm băn khoăn của người Việt Nam trước vận nước tang tóc, thê lương.  

 

Ông viết trong “Lạc Giữa Quê Hương”:

 

“Hôm nay lần bước tôi về thăm quê hương tôi. Quê hương bé nhỏ. Quê hương đau đói khổ. Sao chinh chiến qua rồi còn tăm tối thê lương. Qua con đường cũ, chợt lòng nghe đau thương. Lang thang đám trẻ. Bơ vơ xó chợ. Manh chiếu rách vỉa hè làm sao ấm khi gió Đông về. Đường xa hoa ngựa xe. Người bôn ba ngược xuôi. Tôi chới với lạc chân. Tìm đâu thấy, tìm đâu. Còn đâu đôi hàng me, còn đâu Lê Lợi xưa, còn đâu khu Tự Do. Người đã xoá đi hết duyên dáng Sài Gòn. Rưng rưng lệ dâng khi nhận ra quê hương tôi. Nhân danh chính nghĩa, nhân danh tiến bộ. Ai đã bán linh hồn làm tôi tớ ngoại bang. Bao anh hùng xưa đã dầy công hiên ngang. Hy sinh chống đỡ bao cơn Bắc phạt…”

 

Ông cho biết, chưa có ca sĩ nào đồng ý hát hai ca khúc mang tựa đề “Tháng Tư đen” và “Lạc Giữa Quê Hương” của ông. Nhưng ông phải viết, vì “không thể hèn nhát tới nổi không dám nói ra những điều mình suy nghĩ trong đầu.” Vậy là ông viết, và chấp nhận một ngày nào đó, có thể sẽ không được cấp chiếu khán trở về Việt Nam.

 

Cùng tham gia chương trình trình diễn với bác sĩ Douglas Trần Anh Dũng còn có nhạc sĩ Trường Sa, cựu sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hoà, cựu hạm phó tàu Tuần duyên Trường Sa. Những nhạc phẩm nổi tiếng của Trường Sa viết về tình yêu của người lính biển gồm “Hành Trang Giã Từ, Chờ Em Trên Bến, Sầu Biển” … đặc biệt bài Sầu Biển - sáng tác trong thời điểm Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tham chiến trận Hoàng Sa - rất phổ biến trong binh chủng Hải Quân

 

 

Trong chương trình trình diễn đặc biệt của nhạc sĩ Trường Sa và Anh Dũng diễn ra vào lúc 3 giờ rưỡi chiều Chủ Nhật 2 tháng Mười tại Saigon Performing Art Center còn có sự góp mặt của ban nhạc Nhật Huấn, cùng các ca sĩ Anh Dũng, Hồ Hoàng Yến, Trọng Bắc, Ngọc Thuý, Lê Hoàng, Vy Oanh…

 

Xin chúc mừng bác sĩ Douglas Trần Anh Dũng và nhạc sĩ Trường Sa lần đầu tiên ra mắt công chúng chương trình trình diễn đặc biệt của người thầy thuốc, người cựu chiến binh, nhạc sĩ, chiến sĩ trong nỗ lực bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam ở hải ngoại -hay bất cứ nơi nào-.

 

Phụng Linh

 

 


..

Ý kiến bạn đọc
13/09/201602:13:45
Khách
Cám ơn bác sĩ Trần anh Dũng. Dám nói và dam sáng tác cho đời , cho những số phận đầy thương đau của những người còn ở lại.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đại hội thanh niên sinh viên thế giới kỳ VI được tổ chức ở Mã Lai, số người tham dự hơn 200
Chịu đựng được bao đày ải trong tù đã là hay. Nhưng ngẩng đầu đứng thẳng trước đe dọa của gông cùm, họng súng thì thật xứng là anh hùng
Tết Mậu Tý năm nay đánh dấu 40 năm ngày Cộng sản Việt Nam lợi dụng  Đêm Giao thừa thiêng liêng của dân tộc Tết Mậu Thân (1968)
Các cuộc tranh cử sơ bộ đã chính thức bắt đầu qua hai cuộc bầu cử tại hai tiểu bang Iowa và New Hampshire. Cả hai cuộc bầu đều mang lại bất ngờ
Vào ngày này cách đây bốn năm, Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn đã lặng lẽ ra đi về cõi vĩnh hằng
Đó là tựa đề trên báo điện tử đảng Cộng sản Việt nam ngày 28/09/2007, để trả lời câu hỏi trên, tôi chọn cách tìm hiểu từ nội tình Việt nam ta
Đường vào Bạch Cung có thể ví như một cuộc chạy đua đường trường 50 vòng và với khoảng 15 vận động viên ở mức khởi hành
Một Thư Mời, ký tên Thầy Thích Hạnh Đạo, đề ngày 6-1-2008 nhân danh Đại Hội Bất Thường của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất
Vào ngày đầu năm dương lịch, quân phiến loạn tại Philippines đã bất ngờ tấn công một mỏ đồng tại khu vực Nam Cotabato ở miền Nam đảo Mindanao
Ngày 2 - 12 - 2007, Quốc vụ viện Trung quốc tuyên bố, lấy đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thành lập chung vào huyện Tam Sa, thuộc đảo Hải Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.