Hôm nay,  

Bức Tường Trong Tâm Trí

03/09/201600:00:00(Xem: 5947)
Giải phẫu một thất bại của Donald Trump

Cả hai ứng cử viên Tổng thống đang dẫn đầu đều có sẵn thành phần cử tri nòng cốt từ hai góc trái phải ở khoảng 40% và chỉ có thể thắng nếu tranh thủ được khuynh hướng ôn hòa ở giữa. Với Hillary Clinton, lá phiếu Nam Mỹ (Hispanic hay Latino) thì coi như đã chắc. Với Donald Trump thì khó hơn nhiều, vì lập trường gay gắt ngăn chặn di dân nhập lậu và chủ trương “xây tường” tại biên cương Mỹ-Mễ. Cho nên ông Trump vẫn thua đối thủ chừng năm điểm sinh tử.

Vì vậy, khi Tổng thống Enrique Pena Nieto mời hai ứng cử viên Mỹ qua của Mexico nói chuyện thì việc tiếp xúc của Trump có tầm quan trọng đặc biệt, chứ Hillary có đi hay không thì cũng chẳng thay đổi gì. Nhưng kết quả cuộc tiếp xúc của ông Trump hôm Thứ Tư 31 lại gây thất vọng.

Trong có hai ngày, giữa hai nước và trải qua ba múi giờ, một cơn gió giật đã lật ngược hy vọng của The Donald. Vì sao như vậy?

Trước hết, tại sao Pena Nieto lại nhảy vào cuộc mà mời hai ứng cử viên Hoa Kỳ qua nói chuyện và cho nhân vật nổi tiếng “chống Mễ” như Donald Trump cơ hội xuất hiện như một lãnh tụ có thế giá?

Hoa Kỳ là cường quốc lánh giềng và bạn hàng của Mexico. Duy trì việc đối thoại và hợp tác giữa hai thủ đô là một nhu cầu trường kỳ, dù bất cứ ai ngồi tại tòa Bạch Ốc hai dinh Tổng thống Mễ. Với mức hậu thuẫn cực thấp, chỉ có 23%, Tổng thống Penia Nieto chẳng còn gì để mất và dù mới 50 tuổi thì cũng sẽ mãn nhiệm năm 2018 và theo Hiến pháp không được tái ứng cử.

Năm 2018 sẽ là năm tranh cử khít khao giữa đảng trung tả Institutional Revoluationary Party (PRI) của ông với đảng đối lập thuộc xu hướng trung hữu National Action Party (PAN) bên hai đảng nhỏ thuộc cánh tả. Kết quả có thể là sự xê xích nhỏ trong từng đảng, với yếu tố mới là sự hoài nghi của cử tri với hai chính đảng truyền thống, PRI hay PAN. Ông Pena Nieto lấy rủi ro lớn khi mở sân chơi cho các ứng cử viên Hoa Kỳ, nhưng căn bản nhất thì vẫn chứng tỏ tầm nhìn rất xa về quyền lợi quốc gia khi mà khuynh hướng bảo hộ mậu dịch và thậm chí chống toàn cầu hóa đang có ảnh hưởng trong cuộc tranh cử tại Mỹ.

Vì vậy, cuộc gặp gỡ với ứng cử viên Cộng Hòa mới được đôi bên chuẩn bị khá kỹ, dù trong có vài ngày. Việc chuẩn bị chính yếu là nghị trình thảo luận, chỉ nói về tương đồng hơn là dị biệt.

Kết quả là sự thành công mỹ mãn cho cả hai. Donald Trump đưa ra quan điểm ôn hòa và biết điều hơn, không đòi chặn đứng mà cải thiện Hiệp ước NAFTA giữa ba quốc gia Bắc Mỹ và chú trọng đến quyền lợi của toàn khối Bắc Mỹ hơn là những tranh chấp Mỹ-Mễ, v.v…. Pena Nieto có dáng lãnh tụ bình tĩnh nghe ông Trump phát biểu mà không gây xích mích. Hình như là giữa hai người đã có sự thông cảm và tương kính, cho nên cái phao do Pena Nieto tung ra đã cứu The Donald. Nhưng chỉ được vài giờ.

Cho tới khi từ thủ đô Mexico City ông Trump về Phoenix tuyên đọc bài diễn văn quan trọng về chánh sách di dân. Bài diễn văn được soạn sẵn, với những chủ trương ôn hòa hơn lối phát biểu nảy lửa cố hữu. Điều bất ngờ như cơn gió lật là giữa hai biến cố đó lại có phản ứng của Tổng thống Pena Nieto.

Trong một giờ thảo luận, đôi bên đồng ý là không bàn gì về việc ai sẽ tài trợ bức tường tại biên giới. Donald Trump còn mơ hồ nói tới nhu cầu bảo vệ biên giới của các nước, hàm ý có cả biên giới miền Nam của Mexico. Trong phái đoàn của Trump, có sự tham dụ của nguyên Thị trưởng Rudy Giuliani và Nghị sĩ Jeff Session của Alabama cùng con rể của Trump là Jared Kushner, người nêu sáng kiến về cuộc gặp gỡ. Họ cẩn trọng về từng điểm sẽ nói sẽ bàn khi Donald Trump chuyển về một lập trường biết điều hơn. Nếu không đủ thì khó tranh thủ cánh trung dung, nếu đi quá thì mất lòng xu hướng bảo thủ trong đảng Cộng Hòa.


Tổng thống Pena Nieto cũng có tư thế mong manh tương tự.

Ngay sau cuộc hội kiến, ông gặp sự phản đối dữ dội của người Mễ và các tổ chức đấu tranh chống Trump. Họ phản ứng mạnh khi ông Trump phát biểu tại cuộc họp báo ở Mexico City, rằng đôi bên không nói gì về việc ai sẽ tài trợ bức tường. Vì vậy, Pena Nieto bèn gõ trên Twitter rằng quốc gia của ông từ chối việc tài trợ bức tường Mỹ-Mễ. Cả hai người đều có lý vì khi Pena Nieto nêu ra điều ấy thì phía Donald Trump, Rudy Giuliani đề nghị là hãy miễn bàn!

Nhưng khi máy bay của Trump hạ cánh tại Phoenix, ông tỷ phú nóng nẩy này thấy như mình bị phản bội! Không thông cảm với hoàn cảnh tế nhị của Tổng thống Mễ, ông rót giấm vào bài diễn văn có vị ngọt hơn chua mà ban tham mưu đã soạn sẵn và hùng hồn trở lại lập trường cố hữu, trái ngược với hình ảnh điềm đạm và tử tế khi đứng cạnh Pena Nieto! Thành phần bảo thủ của ông vỗ tay reo mừng. Kết cuộc thì màn trình diễn về một Tổng thống Donald Trump biết điều và có tầm nhìn vượt khỏi biên cương chật hẹp của nước Mỹ bị xé rách. Nghĩa là mọi người đều bị hút vào hai cực, trở về tư thế cực đoan.

Từ chuyện đó, chúng ta nên kết luận rằng không một ai có thể lãnh đạo một mình.

Lãnh tụ nào, dù là Tập Cận Bình, Vladimir Putin hay Barack Obama hoặc hai chuẩn lãnh tụ là Hillary Clinton và Donald Trump đều phải nhìn xuống quần chúng. Quần chúng này có thể là người bỏ phiếu, cử tri đông đảo của một xứ dân chủ hay đảng viên co cụm của một chế độ độc tài đảng trị. Nhưng đấy là quần chúng biểu hiện mà không thực quyền. Bên trong khối người này, một thành phần mới có ảnh hưởng hơn cả, các Trung ương Ủy viên trong đảng độc quyền hay những thành phần nòng cốt có quyền lợi gắn bó với lãnh tụ. Lãnh tụ cần họ và họ cần lãnh tụ để bảo vệ quyền lợi của mình. Ở trên, chỉ có chừng vài phần trăm gọi là nòng cốt mới thật sự có quyền. Trên cùng là Thường vụ Bộ Chính trị hay các đại gia trên doanh trường và chính trường trong một xứ dân chủ.

Trong cuộc tranh cử năm nay tại Hoa Kỳ, người am hiểu hiện tượng ấy chính là Hillary Clinton, và cũng vì vậy mà bà bị tai tiếng nặng. Là kẻ ra vẻ “vạn lý độc hành”, Donald Trump thoát được cái nạn đó vì cho thấy mình không bị cột vào một nhóm quyền lợi nào cả mà chỉ phát biểu theo quyền lợi tối thượng của nước Mỹ. Đây là lý do vì sao ông loại bỏ được 16 đối thủ trong đảng Cộng Hòa và gây chấn động lớn.

Nhưng kẻ vạn lý độc hành vẫn bị cái nạn vạn lý độc mồm. Là không biết nhịn.

Được Pena Nieto tung cho cái phao cứu tử, ông ngoi lên khỏi mặt nước mà chẳng thông cảm là Tổng thống Mễ cũng phải thỏa mãn thành phần trụ cột của ông ta mà lên tiếng. Vừa ra khỏi mặt nước, ông lại to mồm nói ác và uống vào một ngụm. Rồi lại chìm….

Donald Trump không nhìn ra là trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, với sự thắng thế của trào lưu bảo hộ mậu dịch và chủ nghĩa quốc gia dân tộc, xứ Mễ cần Mỹ hơn là Mỹ cần Mễ. Nếu hiểu ra và trình bày sự thể trong khung cảnh rộng lớn hơn thì dù chưa đem lại hy vọng cho Mexico, ông cũng vẫn tránh được sự chống đối của cử tri gốc Mễ tại Hoa Kỳ. Khi đã thắng cử và cầm quyền thì mọi lời phát biểu hay hứa hẹn đều theo gió bay đi và các Tổng thống mới giải quyết vấn đề thật của quốc gia và quốc tế, với hậu thuẫn từ thành phần cốt cán của mình.

Donald Trump không biết xoay, nên xoay như chong chóng vào con xoáy đi xuống! Còn lại, Hillary chờ đợi những điều tra và phanh phui về quan hệ của mình với các nhóm quyền lợi chìm nổi. Hai tháng nháng lửa cho cả hai… Nước Mỹ này vui thật!

Ý kiến bạn đọc
06/09/201622:34:49
Khách
Bạn nate, tôi nói là kinh nghiệm lãnh đạo. Tôi biết ông ta tốt nghịệp luật, làm thượng nghị sĩ, nhưng đó là làm luật chứ không phải lãnh đạo, hay kinh doanh, điều hành ngành nào có liên hệ đên quản lý nhân sự và tiền bạc. Hai vị trí khác nhau.
05/09/201622:34:14
Khách
Đồng ý với ý kiến của bạn Minh Khánh.
04/09/201617:22:37
Khách
Hồi âm độc giả Trọng Nhân - Xin đọc phần tiểu sử của TT Obama từ Wikipedia trước khi gửi ý kiến. Trân trọng cám ơn.

Chúc bạn vui vẻ luôn.
04/09/201607:18:36
Khách
Người ta nghĩ ông Trump không biết vai trò của TT. Hết biết! Ngu đến như vậy sao? Ông ta ngu hay mình ngu không thấy ông ta sáng đây? Sau khi họp xong thì hồn ai nấy giữ, mạnh ai nây nói để giữ vị trí chứ! Biết đâu người ta đã đồng ý như thế rồi!!! Chính trị mà!!! bộ quên rồi sao? Ông Trump đang đối diện với cử tri để kiếmphiếu mà? Ông Nieto đối diện với dân Mễ của ông mà!!! Đòi thông cảm thì thật là hêt biết! Quên rồi sao ! Ông Trump hơn 35 năm trong kinh tế, TRỰC TIẾP ĐỐI DIỆN, ĐIỀU HÀNH, XOAY XỞ, NGỎ NGÁCH NÀO CŨNG VÀO, KHÓ KHĂN NÀO CŨNG RA, LUẬT LỆ DỠ HAY ĐỀU ĐÃ RÕ. còn sư đương nhiệm trước khi làm TT có kinh nghiệm gì ? Có khi chưa cầm tiền, chưa chỉ huy ai, lãnh đạo ai, chưa thuê mướn ai. Đây là sự thật mà!
03/09/201619:09:05
Khách
Bể học mênh mông, học tới chết không hết.... Chính trị đã thối và gia đình trị lũng đoạn, nhưng một phần dân Mỹ bị mê muội trong sự tuyên truyên dối trá lừa đảo hiện nay. Tài Đức sẽ thắng gian xảo bịp bợm xấu xa
03/09/201615:55:35
Khách
Sở dĩ D. Trump phải "Vạn Lý Độc Hành" vì với một tư cách, ăn nói và kiến thức như thế thì không thể nào làm bạn và được sự hậu thuẫn của những tỉ phú khác như B. Gates, W. Buffet, J. Bezos, M. Zuckerberg, Larry Ellison, etc.

Cách đây vài năm lúc TT Obama vừa mới nhậm chức đã phải đương đầu với nền kinh tế lụn bại và biết mình không thể nào đương đầu nổi bèn mời những tỉ phú kể trên và CEOs của những đại công ty như IBM, Oracle và Apple. TT Obama mới chỉ hô một tiếng là họ ùn ùn kéo tới.

Tại sao tất cả đều sốt sắng tham dự ? Là vì họ không cảm thấy bị bẽ mặt, nhục, khinh bỉ khi tiếp xúc và thảo luận với TT của họ, một người da mầu nhưng đầy đủ tài năng, tư cách chững chạc, học vấn và đạo đức.

P.S: Người đọc không cảm thấy nặng nề khi đọc bài này và chân thành cám ơn tác giả cho một bài viết hay và nhận định chính xác.
03/09/201614:31:44
Khách
Khi nói đến thành phần di dân bất hợp pháp,
và cử tri gốc Latino, người ta cghỉ nói tổng
quát, chớ không chịi đi vào chi tiết, rồi đưa
ra con số, đại đa số người gốc Latino ở Mỹ
luôn ủng hộ đảng DC, điều nầy chỉ đúng có
một nửa ! Trong số 50 triệu người gốc Latino
sống hợp pháp, có 52% đang hưởng trợ cấp
xã hội, đây mới chính là thành phần cốt cán
ủng hộ đảng DC, còn lại, những người gốc
Latino có việc làm, đóng thuế, và hàng triệu
tiểu thương gốc Latino, có cái nhìn khác về
đảng DC, cái đảng nầy chuyên móc túi những
người đóng thuế để trợ cấp cho di dân bất hợp
pháp, những kẻ gian lận trợ cấp xã hội, những
kẻ lười không chịu đi làm, dựa vào sự dễ dãi của
việc xin trợ cấp xã hội..thành phần trung lưu, đã bị
thiệt thòi, nghèo đi rất nhiều dưới 2 nhiệm kỳ
của ông Obama, hay là đảng DC !
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.