Hôm nay,  

Tản Mạn: Vết Thương Lòng Của Một Thế Hệ

31/08/201600:00:00(Xem: 15048)

Tuyển tập Thơ Lính Chiến Miền Nam (ARVN Soldiers Poetry) tập hợp 125 bài thơ của hơn 50 tác gỉa là tuyển tập có nhiều hình ảnh sống động của thuở tao loan trườc 1975, được vẽ lên bằng chữ về người đi đánh trận với balô, nón sắt, súng dài, súng ngắn, bản đồ, địa bàn; ở một tiền đồn xa xôi, hay trong một cuộc hành quân trên kinh rạch vào một đêm đen kịt, hoặc đang nằm kích ở một khu rừng vào một buỏi chiều tà lúc trăng vừa ló lên ở bên kia đồi. Tuyển tập còn vang vang tiếng bom, tiếng đạn, tiếng ca, tiếng khóc, tiếng gió, tiếng lá khô xào xạc, cùng tiếng chửi thề và cả tiếng sóng trong lòng của những người trong cuộc; và dường như có phảng phất cả mùi tử khí của nhiều xác chết đủ kiểu.

Hầu hết các bài thơ đều có âm điệu và màu sắc đáng nhớ vọng lên nỗi niềm của người chiến binh. Các bài thơ chẳng những đã thể hiện những chấn thương trong tâm hồn của tác giả; mà còn ghi dấu một đia danh, một nẽo đường nào đó trên khắp bốn vùng chiến thuật. Tuyển tạp “đầy chất lính trận”. Người sưu tập và chuyển ngữ tuyển tập là cưu sinh viên sĩ quan khóa 3/73 Trường Bộ Binh Thủ Đức Nguyễn Hữu Thời (NHT), sinh năm 1953, hiên sống ở Saigon. Trong lời giới thiệu, tác giả cho biết, các bài thơ này là của lính tác chiến thứ thiệt. Một số đã chết trận, nhiều người mất đi một phần thân thể; sau chiến tranh họ phải ở tù, bị hành hạ, bị giết hại. Một số khác, may mắn hơn thì lưu lạc xứ người trong lứa tuổi về chiều.

blank
Hình bìa Thơ Lính Chiến Miền Nam.

Tôi không phải là người sính thơ nhưng khi đọc tuyển tập tôi thấy nó hay vì nó chân thật. Trong những câu thơ bàng bạc nỗi “thống hận” không đối với địch quân mà chỉ đối với chiến tranh và vận rủi của đất nước. Đúng như tác gỉa NHT nhận xét, chữ nghĩa trong thơ không cường điệu, không làm dáng. Họ không nói thành, nói tướng mà đầy vẻ hào hiệp. Họ ngang tàng mà không ngang ngược, phách lối; không bi thảm hóa hoàn cảnh sống và chết của mình và đồng đội. Hồn thơ toát ra một phong cách khai phóng và còn cho thấy họ đã sống trong một không khí tự do, cởi mở. Câu thơ rất đơn giản, khi thì mạnh mẽ, cứng cõi; khi thì đầy tình cảm, đầy những ham muốn rất người.

Ôi năm năm dài ta tới lui cuồng nhiệt
Ta được ngủ bờ ngủ bụi giữa sình lầy
Ta được chuyện trò cùng muỗi mòng điã vắt
Ta được ăn gạo hẩm cơm thiu
Ta được uống nước đià un rửa
Ta được trực thăng vận kích đêm
Ta được thủ dâm từng đêm ham muốn
Ta được ngửi xác thối máu tanh
Ta được nhớ em tận cùng nổi nhớ

Hà Nghiêu Bích (Thơ Viết Từ Một KBC)

Tôi cũng có nhận xét như tác gỉa tuyển tập NHT là những dòng thơ sẽ “cho ta cảm thấy dường như những người lính này đã linh cảm - mặc dù đã nhập cuộc, đã góp phần vào công cuộc chung nhằm giúp mau kết thúc thời kỳ đen tối - niềm mơ ước chung của họ về một quê hương thanh bình, tưoi sáng… có lẽ rồi cũng sẽ không thành! Họ không chủ bại nhưng quả thật khá bi quan. Nó như một dự cảm cho thân phận của họ, của đất nước”. Tuy vậy, không thấy có dòng thơ nào nói lên lòng căm thù người lính bên kia chiến tuyến “Chúng ta đều bình đẳng trước thương đau” (Ý Yên). Dù rằng họ phải “xếp bút, treo nghiên, bỏ mái trường”(Phạm Quang Ngọc) để “Rừng thưa dạt gió Hạ Lào; đêm nằm phục kích nhìn sao nhớ nhà”.(Trần Vạn Gỉa)

Tác gỉa các bài thơ gốc gác từ đâu và là ai? Theo lời giới thiệu trong tuyển tập, họ đã đáp lời sông núi, “đi chiến đấu để đổ máu và chết”. Họ có thể là một sinh viên đã tốt nghiệp đại học hay dở dang đại học, một thầy gíao, một kỹ sư hay một giáo sư khoa bảng, một học sinh vừa xong trung học.. “Dù độc thân hay đã lập gia đình, họ đều rất trẻ, đang tuổi thanh xuân với nhiều mộng tưởng”. Họ cùng được đào tạo ở Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức hay Trường Bộ Binh hoặc trường Ha Sĩ Quan Đồng Đế. Họ chỉ mơ ước thanh bình, để có thể trở về và sống lại lối sống của họ. Nhập ngũ, họ không phải lính thành phố. họ đều có những trải nghiệm phong phú và tàn bạo vì hoàn cảnh sống chết của họ quá đạc biệt.

Hãy ngủ ngon đừng kinh hoàng nghe con
Dù đêm nay thật nhiều súng nổ
Hãy ngủ ngon đừng đợi chờ nghe em
Dù đêm nay anh đi ra trận
Dù đêm nay anh đi không về

Tô Nhược Châu (Lời Cho Vợ Con Trước Giờ Hành Quân)

Vẫn theo lời của tác gỉa tuyển tập NHT, nếu không được hấp thụ một nền giáo dục đề cao nhân

bản, họ khó lòng viết ra được những dòng thơ của đời lính trận hay như vầy.Tác gỉa NHT cho biết

tuyển tập không gom đủ thơ chiến đấu của những tác gỉa nổi tiếng hoặc vô danh trong quân đồi miền Nam. Đây chỉ là một sưu tầm nhỏ của một độc gỉa bình thường, môt người lính đọc thơ của lính. Sự chọn lựa những tác gỉa đưa vào tập thơ hoàn toàn chủ quan và không chuyên nghiệp; nhiều nhà thơ quân đội nổi tiếng ở miền Nam đã không có mặt. Lý do? Người sưu tầm không có cơ hội đọc thơ của các vị đó hoặc có khi chỉ vì vài tác gỉa nào đó, dù là quân nhân, nhưng không phải lính chiến, nên những bài thơ của họ không được đưa vào.

Mưa đổ quanh mặt trận đầy thây người chết
Xác vắt trên kẽm gai, xác vắt cạnh hào
Xác cúi khom khô cứng, xác gầy như bệnh

Mưa trên xác chết trời chẳng chút nghẹn ngào
Có mẹ già bỏ nhà chạy mang cháu nhỏ
Những đoàn người ngơ ngác chạy trốn chiến tranh
Đạn vẫn rơi và thêm nhiều người ngã xuống
Còn nỗi chết nào hơn nỗi chết quanh đây

Nguyễn Tiến Cung (Mưa Và Nõi Chết ở An Lộc)

Mấy tháng rồi tao chưa thấy Saigon
Mấy tháng rồi tao không được hôn em
Tao thèm làm tình như tao thèm sống
Tao thèm hôn em hôn liên miên

Lê Công Sinh ( Người Về)

Trong lời mở đầu tuyển tập, tác gỉa NHT cho biết, ông thực hiện tuyển tập với bản dịch các bài thơ sang tiếng Anh, nhằm hướng đến độc gỉa mà tiếng Anh là bản ngữ, nhất là các độc gỉa từ những nước ít nhiều đã dính líu đến cuộc chiến, để phần nào giúp họ hiểu đuợc tâm tình cũng như xúc cảm của người lính miền Nam. Theo tác gỉa tuyên tập, ông tự thấy có trách nhiệm ghi lại, giữ lại những gì đã là tim óc, máu huyết của những đồng đội đàn anh, nhũng người đã dùng thơ nói lên thay cho mình và cả thế hệ của mình những điều mình đã trải qua và cảm nhận nhưng đã không thể nói. Vẫn theo tác gỉa NHT, “nếu không được gìn giữ, biết đâu rồi sẽ mai một, sẽ bị quên lãng, sẽ biến mất.. thì quả là đáng tiếc cho cho tất cả chúng ta, nhất là với những nhà nghiên cưú và phê bình văn học Việt Nam” về “Người lính miền Nam đi đánh giặc; ba lô mang theo hồn thơ văn (Nguyện Phúc Sông Hương)”

Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, người hiệu đính tuyẻn tập, trong lời Bạt viết, “những binh sĩ nhà thơ naỳ không những đã đền ơn xã hôi sinh thành ra họ mà còn lưu lại một di sản không xóa nhòa được cho các thế hệ mai hậu để con em chúng ta có thể chiêm ngưỡng bất kẻ họ ở đâu trên khắp điạ cầu”. Cố Gíao sư còn tỏ ý mong tập thơ sẽ giúp độc gỉa có khái niệm tốt về người lính VNCH, những người suốt 20 năm đã xã thân bảo vệ hoà bình và an ninh cho miền Nam. Cố Gíao sư trong lời dẫn nhập còn viết, tuyển tập là sản phẩm của lính chiến đấu trong một cuộc chiến cam go. đứng trước một kẻ thù đày mưu mẹo, nhưng lòng họ vẫn có chỗ cho người yêu, cho tình đồng đội, không trừ cả tình lân mẫn dành cho đối phương. Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương cho biết cố Giáo sư ngoài viết Anh-Việt lời dẫn nhập và lời bạt cũng đã giúp layout cuốn sách.

Ba làm sao quên được
Rồi ngày mai ngày mốt và những ngày sau đó
Ba sẽ ở một tiền đồn xa xôi nào đó
Thật ngòai tầm nhìn của con, của mẹ, của nội ngoại
Con không bao giờ biết
Không ai có thể biết được
Một đời làm lính thú như ba
Cho tôi ngủ nhà một đêm
Để nghe hơi thở của vợ, của con mùi nước tiểu
Thương yêu đã từ lâu tôi thèm muốn
Âu yếm nào trên môi
Hãy cho tôi lời xin thật nhỏ
Một lần rồi thôi
Đã từ lâu ba hằng nhớ các con
Như đã khóc một mình

Trần Yên Hòa (Lời Xin)

Trong tuyển tập có bài thơ Kỹ Vật. Bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc. Ông đã chắp cánh cho nó bay xa cùng khắp đất nước từ năm 1970; khiến bản nhạc trở thành một hiện tượng.. Tuyên tập in bài thơ là của Chuẩn Nghị với ghi chú: Chuẩn Nghị.tên thật là Nguyễn Đức Nghị, người Phan Rang, nhập ngũ khóa 26 SQTB Thủ Đức,về tiểu đoàn 7 Nhảy Dù, hy sinh tại mật khu Bời Lời, Tây Ninh tháng 4/1969; đã viêt nhiều thơ đăng trên Văn Nghệ Tiền Phong, Chiến Sĩ Cộng Hòa. Bản nhạc của Phạm Duy thì ghi lời là của Linh Phương. Nhà văn Uyên Thao, chủ trương Tủ sách Tiếng Quê Hương (TQH), nơi phát hành tuyển tập cho biết, tác gỉa tuyển tập NHT đã khẳng định, bài thơ là của Chuẩn Nghị vì Chuẩn Nghị là bạn của ông làm từ đầu năm 1969..

Tựa bản nhạc của Phạm Duy là Kỹ Vật Cho Em. Tựa của Linh Phương: Để Trả Lời Một Câu Hỏi. Bản gốc của hai bài thơ Linh Phương, Chuẩn Nghị đều có hai câu đầu:” Em hỏi anh bao giờ trở lại; Xin trả lời mai mốt anh về”. Bài của Chuẩn Nghị làm bằng thể thơ tự do còn của Linh Phương bằng thể thơ thất ngôn. Cả hai bài cùng viết về sự mất mát của chiến tranh và có nhiều ý tưởng trùng nhau nên khiến gây ra nghi vấn. Tủ sách TQH là nhà xuất bản hay giới thiệu các tác phẩm giá trị của các tác gỉa đang sống tại quê nhà và các tác gỉa trẻ. Mọi giao dịch qua địa chỉ: P.O Box 4653- Fall Church, VA 22044 – USA hay qua điện thư: uyenthao174@yahoo.com.

Kỹ Vật. - Chuẩn Nghị

Em hỏi anh bao giờ trở lại?
Xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về không bằng Mũ Đỏ Áo Hoa,
Anh trở về không bằng huy- chương chiến-thắng.
Anh trở về trong chiều hoang chiếu nắng,
Trong hòm gỗ hoặc trên chiếc băng -ca.
Anh trở về nằm giữa vòng hoa,
Những vòng hoa tang chan-hòa nước mắt.
Anh gởi về cho em vài kỷ-vật,
Đây chiếc nón sắt xuyên mấy lỗ đạn thù.
Nó đã từng che nắng che mưa,
Đã từng hứng cho anh giọt nước.
Chiều dừng quân nơi địa-đầu lạnh buốt,
Nấu vội-vàng trong đó nắm cơm khô.
Anh gởi cho em một tấm poncho,
Đã rách nát theo hình-hài năm tháng.
Lều dã-chiến trên đồi hoang cháy nắng,
Che cơn mưa gió lạnh buổi giao mùa.
Làm chiếc võng nằm nhìn đời lính đong-đưa,
Và….khi anh chết cũng poncho tẫn-liệm.
Nay anh gửi cho em làm kỷ-niệm,
Nhận không em chút tình lính này đây ?
Tình lính đơn-sơ vì chinh-chiến kéo dài,
Nhưng tình lính chỉ lạt phai
Khi hình-hài và con tim biến-thể.

Phan Thanh Tâm

Saint Paul, 8/16.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.