Hôm nay,  

THẾ HỆ NỐI TIẾP - PHIÊN BẢN 2

16/08/201618:48:00(Xem: 5459)

THẾ HỆ NỐI TIẾP - PHIÊN BẢN 2

 

Kể từ 2016, trong mục đích hướng về tương lai, tác giả bắt đầu sưu tập tài liệu để viết về những khuôn mặt trong thế  hệ nối tiếp từ quốc nội đến hải ngoại đang đóng góp để xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, phú cường và dân chủ. Các bài viết sẽ được đưa lên mạng khi có cập nhật những tin tức mới.

TU CHỈNH

  1. 18/5/2016: Hoàn tất Phiên bản 1.

  2. 15/8/2016: Hoàn tất Phiên bản 2 với 5 bài viết:

  • Đào Xuân Hoàng và ứng dụng Monkey Junior.

  • Bà Elizabeth Phu: Cố vấn phụ trách Đông Nam Á và châu Đại dương của Tổng thống Obama - thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia.

  • Nguyễn Thanh Việt với tác phẩm đoạt giải Pulitzer “The Sympathizer”.

  • Tiffany Phạm với công ty truyền thông Mogul.

  • Những sĩ quan cao cấp Hoa Kỳ gốc Việt đang phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ.

*****

ĐÀO XUÂN HOÀNG VÀ ỨNG DỤNG MONKEY JUNIOR

Sáng kiến toàn cầu (GIST Tech-I 2016) là cuộc thi được khởi xướng bởi chính phủ Mỹ, năm nay được tổ chức dưới sự chủ trì của tổng thống Mỹ B. Obama cùng nhiều quan chức hàng đầu của các nước tại Silicon Valley nhằm chọn ra những công ty về công nghệ có giá trị cộng đồng cao. Trong phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết: "Tại hội nghị lần này, một lần nữa tôi kêu gọi khu vực tư nhân, các nhà đầu tư, trường đại học hãy chung tay giúp đỡ những người khởi nghiệp bất kể họ từ đâu tới. Chúng ta sẽ cùng nhau thay đổi thế giới". Cuộc thi thu hút rất nhiều các công ty công nghệ trên toàn thế giới tham dự với tổng cộng 1075 hồ sơ đến từ 104 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn 140 nhà khoa học, chuyên gia kinh doanh trên khắp thế giới đã tham gia vào vòng duyệt xét hồ sơ của cuộc thi. Sau khi đưa ra đánh giá về từng ý tưởng hoặc tính khả thi của các startup, tiềm năng thị trường và ý nghĩa thực tế của sản phẩm, 102 sản phẩm đến từ 51 quốc gia đã lọt vào vòng bán kết cuộc thi.

Cùng một lúc, nhà sáng lập Quỹ đầu tư 500 Startups – Dave McClure đã hào hứng đăng lên trang Twitter cá nhân rằng ông đã đáp chuyến bay đến Việt Nam để khởi động một quỹ đầu tư nhằm “giúp vốn” cho các startups Việt. Hôm nay, công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại thung lũng Silicon này đã quyết định đầu tư 10 triệu USD đối với các công ty ở Việt Nam, một quốc gia đó có rất nhiều ứng dụng khởi nghiệp tiềm năng. Ông chủ của Quỹ đầu tư 500 Startups cho biết, khoản tài chính vi mô này dùng để đầu tư vào 100 đến 150 công ty khởi nghiệp mới của Việt Nam. "Chúng tôi tin rằng có rất nhiều cơ hội đầu tư ngắn hạn vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực B2B, SaaS fintech hay thương mại điện tử”, công ty 500 Startups nhận định.

 

Theo thông tin từ ban tổ chức cuộc thi, dự án Monkey Junior do Đào Xuân Hoàng (sinh năm 1982) tại Việt Nam sáng lập ra, là một trong 15 dự án start-up lọt vòng chung kết của cuộc thi năm nay. Trước đó, Việt Nam có 3 dự án tham gia tranh vé chung kết là Fundy, Monkey Junior và MediFree. Đây là năm thứ 7 Hội nghị được tổ chức, lần đầu tiên diễn ra tại Mỹ và Monkey Junior là đại diện đầu tiên của Việt Nam lọt vào vòng chung kết cuộc thi này và là đội dành giải quán quân.

blank

 

Monkey Junior là một chương trình dạy trẻ em học đọc ngoại ngữ, phù hợp với bé dưới 6 tuổi. Theo anh Hoàng, mục tiêu của chương trình hướng đến người dùng toàn cầu nên các ngôn ngữ được dạy đều là các ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. Hiện, ứng dụng này đã có hơn nửa triệu lượt tải về trên toàn thế giới. 

Tính tới thời điểm hiện tại, số lượng người dùng của Monkey Junior phần lớn đến từ Mỹ với 43%, gần 20% đến từ Việt Nam, tiếp đến là Canada, Pháp. Anh Hoàng kỳ vọng tới cuối năm nay, ứng dụng này sẽ nằm trong top 30 ứng dụng giáo dục được tải nhiều nhất tại Mỹ và top 10 ứng dụng tại Việt Nam. 

Hiện tại, Đào Xuân Hoàng và đồng nghiệp đã hoàn thiện chương trình tiếng Anh - Anh và Anh - Mỹ và dự kiến cho ra mắt chương trình tiếng Việt, Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc trong tháng 5 tới. Tiếp đây, Monkey Junior sẽ ở Thung lũng Silicon để thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao. 

Startup Monkey Junior của Đào Xuân Hoàng là hệ thống các bài học để dạy bé học đọc và học ngoại ngữ, được thực hiện với tham vọng là một Duolingo dành riêng cho trẻ nhỏ. Chúng ta đều biết, Duolingo là một chương trình học ngôn ngữ hàng đầu thế giới với hơn 100 triệu người dùng. Tuy nhiên, Duolingo chỉ tập trung vào đối tượng trên 10 tuổi và phương pháp dạy của Duolingo là dùng ngôn ngữ này để học ngôn ngữ kia. Cách học này hoàn toàn không phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ vì vốn dĩ các bé chưa thành thạo một ngôn ngữ nào cả. Monkey Junior sử dụng một kho dữ liệu đa phương tiện không lồ (hình ảnh, video và âm thanh) nhằm giúp bé hiểu nội dung cần học. Cách dạy của Monkey Junior là dạy trực diện để giúp em bé hiểu, tư duy bằng chính ngôn ngữ đấy, chứ không phải từ ngôn ngữ mẹ đẻ để dịch sang ngôn ngữ cần học. Khoa học chứng minh đó là cách dạy đúng đắn cho đối tượng trẻ nhỏ.

 

Monkey Junior cũng là một trong 18 ứng dụng CNT được đánh giá cao nhất trong Giải thưởng Nhân tài Đất Việt  2015. Đây có thể coi là đấu trường đầu tiên của startup này để có được thành công như ngày hôm nay.

 

blank

 

BÀ ELIZABETH PHU: CỐ VẤN PHỤ TRÁCH ĐÔNG NAM Á VÀ CHÂU ĐẠI DƯƠNG CỦA TỔNG THỐNG OBAMA - THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG AN NINH QUỐC GIA

Nữ cố vấn gốc Việt đặc biệt trong phái đoàn Tổng thống Obama thăm Việt Nam

 

Bà Elizabeth Phu, cố vấn phụ trách Đông Nam Á và châu Đại Dương của Tổng thống Obama - Nguồn: AP

 

Sau hơn 36 năm rời quê hương, bà Elizabeth Phu đã quay trở lại Việt Nam với tư cách một công dân Hoa Kỳ, là cố vấn của Tổng thống Obama và có mặt trong phái đoàn công du của ông tới Việt Nam lần này.

 

Người phụ nữ gốc Việt 39 tuổi này là Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại dương của Nhà Trắng và là thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Bà Phu đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc với hai đời Tổng thống Mỹ là George Bush và Obama cùng các Bộ trưởng Quốc phòng tiền nhiệm và đương nhiệm trong vấn đề ngoại giao và an ninh quốc gia Mỹ.

Với tư cách là cố vấn các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại Dương, bà Elizabeth Phu là người lên kế hoạch cho những chính sách đối ngoại với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, đồng thời bà cũng là người tham vấn cho Tổng thống Obama cách ứng phó với các sự kiện ngoại giao, quân sự, kinh tế trong khu vực.

Đối với Việt Nam, bà Phu là thành viên chủ chốt tham gia các công tác chuẩn bị, dàn xếp các thỏa thuận chính trị, kinh tế, quốc phòng trong các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước, cụ thể như chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ thời gian vừa qua và chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Obama.

Trước khi tới Việt Nam, bà Phu cũng có nhiều dịp công du tới các quốc gia Đông Nam Á như Myanmar hay Malaysia cùng Tổng thống Obama. Tại các nước này, bà có dịp thể hiện tiếng nói của mình về những chính sách của nước Mỹ, đặc biệt là chính sách đối với người tị nạn cũng như kể lại câu chuyện của bản thân và quá trình vươn lên khẳng định mình của một người từng là “người lạ” trên đất Mỹ.

Bà Elizabeth Phu từng nói: “Hoa Kỳ là một đất nước chào đón tất cả mọi người cần sự giúp đỡ, những người muốn làm việc chăm chỉ và tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình".

Trong chuyến đi tới Kuala Lumpur vào năm ngoái, bà Phu cùng các nhân viên Nhà Trắng có dịp ngồi dưới hàng ghế khán giả, lắng nghe bài phát biểu của Tổng thống Obama. Ông Obama đã nhắc lại nguồn gốc Đông Nam Á của mình, ông thậm chí còn nói được tiếng Indonesia và giải thích tại sao việc Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á lại quan trọng đến vậy. Đây cũng chính là nhiệm vụ mà bà Phu là thành viên đóng vai trò chủ chốt.

“Khu vực Đông Nam Á là ngôi nhà của lòng nhân ái, với những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới. Và đó là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của tôi”, ông Obama khẳng định.

Trong những năm làm việc tại Nhà Trắng, bà Phu đã giúp ông Obama hình thành các chính sách ở Đông Nam Á, khu vực được Tổng thống Hoa Kỳ hướng đến để tạo dựng các mối quan hệ đồng minh chiến lược và thương mại.

Phó Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, ông Benjamin Rhodes, từng khẳng định trong chuyến thăm Malaysia năm ngoái cùng bà Phu: “Chúng tôi không đóng cửa đối với những người cần sự giúp đỡ và chúng tôi cần phải hỗ trợ các nước cũng đang chào đón người tị nạn như Malaysia, Jordan hay Thổ Nhĩ Kỳ. Đó không chỉ là một thông điệp nhân đạo mà còn là vì lợi ích của các quốc gia. Những người tị nạn đến từ các nước Đông Nam Á đã thành công tại Mỹ và đóng góp rất nhiều cho nước Mỹ. Đó là những gì chúng tôi được hưởng lợi”.

Và câu chuyện của bà Elizabeth Phu chính là một dẫn chứng hùng hồn nhất mà chính quyền Hoa Kỳ muốn nhắc tới.

Bà tốt nghiệp trường trung học Miramonte ở Oakland và theo học tại đại học UC Berkeley và UC San Diego. Trong ba năm trở lại đây, bà Phu đứng trong hàng ngũ các chuyên gia Hội đồng An ninh quốc gia tại Nhà Trắng và trở thành Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại Dương.

Câu chuyện gia đình của bà Phu vào năm 1978 giờ đây được bà nhắc đến nhẹ nhàng như một kỷ niệm cũ. “Dù là một người tị nạn đến từ một quốc gia đang phát triển nhưng tôi vẫn có thể lớn lên thành công trên nước Mỹ và có cơ hội tuyệt vời được làm việc trong Nhà Trắng. Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng tự hào”, bà Phu chia sẻ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Los Angeles Times, một nhật báo được xuất bản tại Los Angeles, California và được phân phối ở khắp miền Tây nước Mỹ.

NGUYỄN THANH VIỆT VÀ TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI PULITZER: THE SYMPATHIZER

Nhà văn Nguyễn Thanh Việt được sinh ra ở Buôn Mê Thuột - Việt Nam, và đi tị nạn sang Hoa Kỳ cùng gia đình sau biến cố năm 1975. Sau khi đỗ tiến sỹ ngành ngôn ngữ tại Đại học Berkley, ông Nguyễn Thanh Việt đang là giáo sư giảng dạy tại Đại học Nam California.

 

Hôm 18/6/2016, giải thưởng danh giá Pulitzer về tiểu thuyết đã được trao cho ông Nguyễn Thanh Việt, một tác giả sinh ở Việt Nam và tị nạn ở Mỹ năm 1975. Hiện ông đang giảng dạy tiếng Anh và Hoa Kỳ học tại đại học Nam California, sống ở Los Angeles. Giải Pulitzer là một giải thưởng danh giá của Mỹ, trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là về báo chí và văn học. Đặc biệt về báo chí, Pulitzer được xem như một trong những giải danh giá nhất. Một số tác phẩm văn học nổi tiếng đã đoạt được giải Pulitzer như: Cuốn theo chiều gió (Gone with the Wind) của nhà văn Margaret Mitchell, Chùm nho uất hận (The Grapes of Wrath) của nhà văn John Steinbeck, Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea) của nhà văn Ernest Hemingway, Giết con chim nhại của nhà văn Harper Lee.

blank

Cuốn tiểu thuyết đoạt giải và cũng là tiểu thuyết đầu tay của ông có tựa “The Sympathizer – Cảm tình viên”. Câu chuyện kể lại hồi tưởng của một điệp viên Cộng Sản nằm vùng trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, bắt đầu vào những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Sau khi Sài Gòn thất thủ, nhân vật chính trốn đến Hoa Kỳ với nhiệm vụ nắm bắt hoạt động của những người tị nạn. Với vai trò trợ lý của của một viên tướng không chấp nhận thất bại, nhân vật này quan sát những nỗ lực của người tị nạn để tồn tại ở Los Angeles đầy u uất. Nhân vật chính với cuộc sống hai mặt để tiếp tục tìm ra những những người Cộng Sản trà trộn theo yêu cầu của viên tướng, đồng thời cũng giúp vị tướng này tổ chức lực lượng kháng chiến để chiếm lại Việt Nam. Với nhân vật, đó là cuộc chiến nội tâm của một người đàn ông giữa hai chủng tộc và hai quốc gia. Ngay từ đầu cuốn tiểu thuyết, nhân vật chính cho biết: tôi là một điệp viên, một người thèm ngủ, là một con ma, một người hai mặt. Không ngạc nhiên khi tôi cũng là người có hai suy nghĩ.

Hội đồng bình chọn của Pulitzer tán dương tiểu thuyết vì “là một câu chuyện của người nhập cư được kể với giọng văn giằng xé, tự thú của một người đàn ông có hai suy nghĩ và hai  quốc gia: Việt Nam và Mỹ”.

Khi được tin mình đoạt giải, ông đã viết trên Facebook của mình: “Xin cảm ơn những lời chúc tốt lành của các bạn. Tôi đã kiểm tra lại với nhà xuất bản và họ đã nói rằng The Sympathizer đã thắng giải Pulitzer. Tôi đã bị choáng. Cứ như một cú lừa vĩ đại”. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Los Angeles Times , ông cho biết: “Cuốn sách là một sự thú tội của một người Việt, hướng đến người Việt. Với nhiều người, đây không là một ám chỉ, ít ra trong tiểu thuyết này. Tôi đã nghĩ là tôi viết cho chính tôi, những để tiếp cận nhiều công chúng hơn, tôi phải nói chuyện với nhiều đọc giả, họ đã có nhiều phản hồi tích cực”.

Theo báo New York Times, nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã mang đến cho người đọc một bức tranh đặc biệt về chiến tranh và hậu quả của nó. Cuốn sách của ông lấp đầy khoảng trống trong văn học, cho những người trước đây chưa có tiếng nói lên tiếng, trong khi buộc những người còn lại trong chúng ta nhìn vào các sự kiện cách đây 40 năm với ánh sáng mới. Theo các nhà phê bình văn học Hoa Kỳ "The Sympathizer" được xem như một tiểu thuyết "anti-America" điển hình và hay nhất trong một thập kỷ qua. "The Sympathizer" được so sánh với "Invisible Man" của Ralph Ellison và nhà văn Nguyễn Thanh Việt cũng thừa nhận như có sự ảnh hưởng từ "Invisible Man" trong bước khởi đầu sự nghiệp văn chương của ông. Đầu sách ông đã trang trọng đề tặng "For Lan and Ellison".

 

TIFFANY PHẠM: CÔNG TY TRUYỀN THÔNG MOGUL

Từ cô gái không biết tiếng Anh, nhờ kiên định theo đuổi mục tiêu, Tiffany Phạm từng bước vươn lên và sở hữu công ty truyền thông nổi tiếng Mogul tại New York, Mỹ. Xinh đẹp, bản lĩnh và tài năng lẽ là những tính từ miêu tả cô gái người Mỹ gốc Việt - Tiffany Phạm. Dù mới chỉ 29 tuổi, cô đã khiến bao người ngưỡng mộ với bề dày thành tích của mình, trong đó có thành công với Mogul - diễn đàn dành cho phái đẹp, nơi thu hút 18 triệu thành viên mỗi tuần từ 196 quốc gia và 30,470 thành phố trên khắp thế giới.

Cô gái Việt tuổi trẻ tài cao trên đất Mỹ

Tiffany Phạm sinh năm 1986, là nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Mogul - một trong những công ty truyền thông nổi tiếng tại thành phố New York. Cô còn tham gia sản xuất bộ phim Girlfriend được trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế 2010 và giành giải thưởng bộ phim được yêu thích năm 2011 do khán giả bình chọn. Cô cũng là nhà đồng sản xuất của Funny Bunny, được trình chiếu tại Liên hoan phim Tây Nam năm 2015. Cô gái trẻ này còn sáng lập và tổ chức cuộc thi viết kịch bản quốc tế Bắc Kinh. Tiffany là đồng tác giả của cuốn sách (tạm dịch: Từ chiến lược kinh doanh tới lộ trình công nghệ thông tin: Hướng dẫn thực hành dành cho các nhà quản lý và thành viên hội đồng quản trị). Với những thành tích nổi bật, cô được tạp chí Forbes vinh danh là một trong những người thành công nhất lĩnh vực truyền thông ở độ tuổi U30. Cô gái gốc Việt cũng được Business Insider bình chọn trong danh sách 30 phụ nữ quyền lực nhất ở lĩnh vực kỹ thuật. Cô còn lọt vào danh sách 30 phụ nữ dưới 30 tuổi có thể thay đổi thế giới của tạp chí Elle danh tiếng. Tiffany từng là phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc, Microsoft, Bloomberg, bảo hiểm Prudential, Đại học Harvard, Wharton và Columbia.

CEO từng không biết tiếng Anh

Thành công không đến dễ dàng với bất cứ ai, Tiffany Pham cũng vậy. Từ cô gái không thể nói tiếng Anh, nhờ kiên trì xem phim, đọc sách báo và nghe bản tin, Tiffany Phạm nhanh chóng nâng cao kỹ năng tiếng Anh của mình. Tiffany cho hay, trong gia đình, bà và mẹ là những người có ảnh hưởng lớn nhất tới lý tưởng sống của mình. Nếu như mẹ là người giúp cô trở thành mẫu phụ nữ hiện đại, mạnh mẽ thì bà là người truyền cảm hứng cho cô theo đuổi sự nghiệp truyền thông. Theo Huffington Post, bà của Tiffany am hiểu sâu sắc về văn hóa nhiều nơi trên thế giới, nhất là châu Á. Bà luôn nỗ lực giúp người dân quanh làng cập nhật tin tức với hy vọng giúp họ hiểu biết hơn về xã hội bên ngoài. Chính vì thế, sau khi bà qua đời, cô bé Tiffany 14 tuổi quyết tâm thực hiện tiếp tâm nguyện của người bà đáng kính.

Co gai goc Viet lam chu cong ty truyen thong tai My hinh anh 1

Tiffany Phạm từng tốt nghiệp hai đại học danh tiếng của Mỹ: Yale và Harvard.

Để nuôi ý tưởng của mình, sau khi tốt nghiệp hai đại học danh tiếng tại Mỹ (ĐH Yale và Harvard), Tiffany làm 3 công việc cùng một lúc: Xây dựng chiến lược cho kênh phát thanh và truyền hình tại hệ thống truyền thông Columbia CBS, liên doanh với chính quyền Bắc Kinh và sản xuất phim tài liệu nhằm nâng cao nhận thức của người dân toàn cầu về các vấn đề xã hội. Nhờ bản lĩnh, tài năng, Tiffany được nhiều cô gái trẻ ngưỡng mộ. "Hàng ngày, tôi nhận được thậm chí nghìn lá thư từ các bạn gái để xin lời khuyên. Họ muốn biết tôi đọc và xem video gì mỗi ngày để thành công" – Tiffany chia sẻ. Tôi nhận ra, chúng ta cần tạo một "sân chơi" online, nơi các cô gái có thể cùng nhau kết nối, chia sẻ thông tin, kiến thức, ý tưởng để trở nên mạnh mẽ và hiểu biết hơn.

Đưa Mogul phát triển thành công ty truyền thông hàng đầu

Tiffany thức dậy lúc 3 giờ sáng để ăn và tự học cách mã hóa famework Ruby on Rails. Sau thời gian dài nỗ lực không ngừng nghỉ, cô xây dựng thành công phiên bản đầu tiên của Mogul. Trong quá trình gây dựng sự nghiệp, cô cũng gặp không ít thử thách trong việc quản lý công ty do tốc độ phát triển của Mogul vượt quá sự mong đợi của Tiffany. Trong 2 năm đầu tiên, Tiffany phải đối mặt nhiều khó khăn. Trong đó, việc xây dựng cơ cấu vận hành Mogul là thách thức lớn nhất. "Một mình tôi phải hỗ trợ hàng triệu người dùng ngay trong tuần đầu tiên".

Để giải quyết khó khăn này, Tiffany mời những bạn thân nhất và những người từng cộng tác với mình, đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại Mogul. Đến nay, công ty phát triển mạnh mẽ với 1,500 nhân vật có ảnh hưởng, 2,500 đại sứ toàn cầu, 3,500 cố vấn, 20,000 đối tác và hàng triệu người dùng Mogul. Chia sẻ với báo giới, cô cho biết bí quyết để thành công quản lý doanh nghiệp chính là việc bạn phải biết giữ ngọn lửa đam mê để không ngừng phát triển dù gặp nhiều thử thách.

Co gai goc Viet lam chu cong ty truyen thong tai My hinh anh 2

Tiffany và đồng nghiệp tại Mogul

Đồng thời, bạn cần tích cực tham gia nhiều hoạt động để trau dồi và phát triển các kỹ năng cần thiết đến công việc. Ví dụ, nếu cần nâng cao kỹ năng quản lý, bạn cần tìm những việc liên quan kỹ năng này. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng, sự cạnh tranh ngày càng cao, bạn khó có cơ hội thực tập trong các công ty, doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, bạn có thể tham gia vào các tổ chức tình nguyện để tích lũy và nâng cao kỹ năng này. Trong tương lai, Tiffany mong muốn tiếp tục phát triển Mogul theo định hướng cập nhật thông tin, cơ hội phát triển và chất lượng giáo dục. “Theo thống kê, hiện nay, thế giới có khoảng 62 triệu trẻ em gái không được đến trường. Với quy mô phủ sóng toàn cầu, Mogul mong muốn cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí như Harvard Business School Coursera. Thậm chí, công ty còn cung cấp một kênh dành riêng cho chị em phụ nữ để giải đáp những thắc mắc của họ về cuộc sống, sự nghiệp … và còn nhiều khóa học cũng như giải thưởng giá trị giúp chị em phụ nữ có thể thoải mái thể hiện năng lực của bản thân” - nữ CEO chia sẻ với Huffington Post.

Mogul là diễn đàn dành cho phái đẹp, nơi thu hút 18 triệu thành viên mỗi tuần từ 196 quốc gia và 30,470 thành phố trên khắp thế giới. Năm 2015, Mogul được bình chọn là một trong những startup hàng đầu tại New York bởi Tạp chí Doanh nhân, một trong những trang web tìm kiếm tài năng hấp dẫn nhất bởi tạp chí Inc., một trong những website hàng đầu về marketing online bởi Forbes và được vinh danh và công nhận bởi trường Bustle and Harvard Business School.

 

NHỮNG SĨ QUAN CAO CẤP HOA KỲ GỐC VIỆT ĐANG PHỤC VỤ TRONG QUÂN LỰC HOA KỲ

Dưới đây là cập nhật mới nhất (8/15/2016) về những sĩ quan cao cấp người Mỹ gốc Việt đang phục vụ trong các quân chủng Hải, Lục, Không quân, Thủy quân Lục chiến, Lực lượng Duyên phòng, Đoàn Y tế Công cộng và Đoàn Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia. Theo một số tin tức và tài liệu tham khảo, thì ước lượng có trên 4,000 quân nhân gốc Việt đang phục vụ trong các Quân, Binh chủng Hải, Lục và Không quân Hoa Kỳ. Họ mang đủ mọi cấp bậc, từ Binh sĩ, Hạ sĩ quan lên đến Sĩ quan các cấp. Số sĩ quan người Việt khá đông, có thể lên đến 1,000 vị, cấp sĩ quan cao nhất là Chuẩn Tướng (Lương Xuân Việt và Lapthe Flora) và đã có khoảng 30 người Việt đang mang cấp bậc Đại Tá. Đã có trên 10 Đại tá như Đại tá Nguyễn Minh Hùng (USCG), Đại tá Trần Ngọc Nhung (USN), Đại tá Michelle Huỳnh (USAF), Đại tá Dương Nguyễn, Đại tá Patrick Reardon (US Army) v.v.. về hưu trong các năm vừa qua. Đặc biệt, Đại tá Không quân Lê Minh Sơn đã từ trần ngày 8/10/2015. Dù không hy sinh trên chiến trường, tang lễ của Đại tá Sơn đã được cử hành long trọng tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington.

 

blank

 

Phêrô Lê Minh Sơn, Cựu Đại Tá Không Lực Hoa Kỳ (1960-2015)



blank

 

Hoa Kỳ có 7 lực lượng đồng phục liên bang (Uniformed services of the United States) bao gồm năm ngành là Lục Quân, Thủy Quân Lục Chiến , Hải Quân, Không Quân và Tuần Duyên với 5 học viện quân sự: Lục quân (USMA tại West Point, New York), Hải quân (USNA t ại Annapolis, Maryland), Tuần duyên (USCGA tại New London, Connecticut), Hàng hải Thương thuyền (USMMA tại Kings Point, New York) và Không quân (USAFA tại Colorado Springs, Colorado). Ngành Hàng hải Thương thuyền trực thuộc Bộ Giao Thông. Một số trường Đại học Hoa Kỳ như Norwich University - Norwich Corps of Cadets, Texas A&M University - Texas A&M University Corps of Cadets, The Citadel - The Military College of South Carolina, University of North Georgia, Virginia Military Institute, Virginia Tech - Virginia Tech Corps of Cadets có chương trình Đại học Quân sự cao cấp (Senior Military Colleges: SMCs) với tiêu chuẩn tương đương với các học viện quân đội.

 

Ngoài ra có 2 Đoàn Ủy nhiệm Y tế Công cộng Hoa Kỳ (United States Public Health Service Commissioned Corps: USPHS) và Đoàn Ủy nhiệm Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia (National Oceanic and Atmospheric Administration Commissioned Corps: NOAA). Các viên chức thuộc hai đoàn nói trên và ngành Hàng hải Thương thuyền đều mặt đồng phục có gốc từ đồng phục Hải quân Hoa Kỳ, trừ các khí cụ, nút áo quần và phù hiệu phản ánh ngành nghề đặc biệt mà họ phục vụ.  

 

NGÀNH TÁC CHIẾN - QUÂN LỰC HOA KỲ

 

Army Brigadier General Viet Xuan Luong

 

Chuẩn tướng Lương Xuân Việt, thăng cấp 2014, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Lục quân Trung ương Hoa Kỳ - Photo: javadc.org

 

https://i0.wp.com/bloximages.newyork1.vip.townnews.com/roanoke.com/content/tncms/assets/v3/editorial/f/8a/f8a0961d-64b6-5f87-b602-be83825a096d/5755e815a7e70.image.jpg

 

Chuẩn tướng Lapthe Flora (Châu Lập Thể), thăng cấp 2016, Vệ binh Quốc gia, tiểu bang Virginia - Photo: roanoke.com

 

blank

 

Đại tá William H. Selly III (không thấy tên Việt) cùng vợ và 2 con, thăng cấp 2010, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh An ninh Không gian mạng Thủy quân Lục Chiến kiêm trưởng phòng 2 các lực lượng bộ chiến Hoa Kỳ tại Irag, được Thượng viện chấp thuận thăng cấp Chuẩn tướng vào ngày 26/5/2016 - Photo: Harry Gerwien

 

blank

 

Đại Tá Phương Pierson - Năm 2011 đã lên Đại tá - Nguyên Tùy viên Quân Sự Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội - Hiện phục vụ tại Army International Affairs (AIA: G35)

 

blank

 

Đại tá Thomas Nguyễn, thăng cấp 2012, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Phòng thủ hỏa tiễn và Không gian Lục quân/Bộ tư lệnh các lực lượng Lục quân chiến lược Hoa Kỳ - Photo:  smdc.army.mil

 

https://i2.wp.com/vausa.us/wp-content/uploads/2015/03/0218-978x1024.jpg

 

Đại tá Tôn Thất Tuấn, thăng cấp 2012, Tùy viên Quốc phòng Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Photo: Vausa

 

https://i0.wp.com/cdn.csgazette.biz/cache/r960-386f346b8c7ec7c8d77ace75f61c0fad.jpg

 

Đại tá Danielle J. Ngô, thăng cấp 2014, Công binh Lục quân Hoa Kỳ, nguyên sĩ quan phụ tá quân sự cho Đại tướng Chủ tịch Ủy ban Quân sự khối NATO - Hình chụp khi còn mang cấp Trung tá - Photo: gazette.com

 

https://i1.wp.com/www.bettercharacterbetterlife.com/public/frontend/uploads/kceditor/images/45-2.jpg

 

Đại tá Nguyễn Huấn, thăng cấp 2014, ngành Cơ khí Hải quân Hoa Kỳ (Hình chụp lúc còn Trung tá) - Photo: bettercharacterbetterlife.com

 

USAF Col Harold T Hoang

 

Đại tá Harold T. Hoàng, thăng cấp 2014, Chỉ huy trưởng phòng 6, điều hành hệ thống An ninh không gian mạng và hệ thống C4 của Bộ tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (North American Aerospace Defense Command) tại Peyton, tiểu bang Colorado - Photo:  linkedin.com

 

blank

 

Đại tá Không quân Micheal H. Phan, thăng cấp 2014, Phụ tá cao cấp cho Phụ tá Thứ trưởng Bộ Không quân, giám sát, cung cấp và đề nghị những thay đổi kịp thời về các luật định và chính sách liên quan đến các lãnh vực đầu tư về nhân lực để bảo đảm thành công trong nhiệm vụ hiện tại và tương lai của Không quân trừ bị.

 

https://c2.staticflickr.com/8/7298/27445941572_4c57db30af_b.jpg

 

HQ Đại tá Lê Bá Hùng, thăng cấp 2015, Chỉ huy trưởng Phân đội 7 Khu trục hạm – PĐ7KTH dời BCH từ San Diego qua Singapore để tăng cường cho Đệ 7 Hạm đội – Photo: flickr.com/photos/compacflt/albums

blank

HQ Đại tá Dương Hữu Ngân (Hình chụp lúc còn là Trung tá), thăng cấp 2015, Chỉ huy trưởng Phi đoàn 116, trang bị phi cơ E-2 Hawkeye Radar tiền thám (Carrier Airborne Early Warning Squadron 116) trên USS Carl Vinson - Đại tá Ngân là bạn cùng khóa với Đại tá Hùng tại Học viện Hải quân Annapolis – Photo: VAW-116.

 

254f6f3

 

Đại tá Trần T. Chung, Công binh Lục quân, Trưởng phòng Kế hoạch, Bộ tư lệnh Đệ tam Lục quân Hoa Kỳ (Third US Army) - Photo: media.licdn.com.

 

Trung Tá Hải quân Cao Hùng (giữa), Chỉ huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Người Nhái và Trục Vớt thuộc Hải Quân Hoa Kỳ

 

HQ Trung tá Cao Hùng – CHT Trung tâm Huấn Luyện Người Nhái và Trục vớt Cứu Nạn thuộc Hải Quân Hoa Kỳ

 

NGÀNH CHUYÊN MÔN - QUÂN LỰC HOA KỲ

 

https://dongsongcu.files.wordpress.com/2016/07/26265-11666171_892736037458679_659667493485410510_n.jpg?w=657&h=435

 

Đại tá Thu Phan GetkaBác sĩ Nha khoa Hải quân, thăng cấp 2001, là sĩ quan cấp Đại tá với 15 năm thâm niên – Hiện là Trưởng khoa Periodontics tại trường hậu đại học Nha Khoa Hải quân Hoa Kỳ (Naval Postgraduate Dental School) - Photo: Naval Postgraduate Dental School

 

blank

 

Đại tá Bác sĩ Không quân Paul Đoàn nguyên là Chỉ huy trưởng các Liên đoàn 332, 379 và 435 Quân y Không quân Viễn chinh. Thăng cấp năm 2009. Hiện nay là Chỉ huy trưởng Personnel Reliability Program, Bộ tư lệnh Không quân Hoa Kỳ.

 

https://scontent-syd1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/10370997_773664955988714_6239303420474329816_n.jpg?oh=14f6857dd95a0fd8d278bba0e459b793&oe=57ED936E

 

Đại tá Bác sĩ Lynda K. Vũ, thăng cấp 2014, Chỉ huy trưởng phi đoàn 48 Quân y Hàng không không gian Không quân Hoa Kỳ - Photo: 48 AMDS is on facebook

 

blank

 

Đại tá Bác sĩ Không quân Đại Trần - thăng cấp 2014 – Không đoàn Quân Y Phi hành 779th (Flight Medicine Wing) - là em trai của cựu Đại tá Michelle Huỳnh - Hình trên là của Đại tá Michelle Huỳnh cùng mẹ, bà Trần Đoàn Đại tá Trịnh Hưng (USPHS), bạn học.

 

https://dongsongcu.files.wordpress.com/2016/07/ce2c5-trung2bta2bbac2bsi2bhq2bhoang2bn2btuan2bva2bsong2bthan.jpg?w=662&h=421

 

HQ Đại tá Hoàng Ngọc Tuấn, thăng cấp 2015 (hình chụp khi còn mang cấp Trung tá), Bác sỉ Hải quân Hoa Kỳ - Hiện là Y sĩ trưởng tại Căn cứ Thủy quân Lục chiến Camp Penleton, San Diego - Photo:  votruongtoan.org

 

https://vuthat.files.wordpress.com/2015/09/thuy12.jpg?w=657&h=438

 

Đại tá Vũ Thế Thùy Anh, thăng cấp 2015, Dược sĩ đoàn Y tế công cộng Hoa Kỳ, (United States Public Health Service Commissioned Corps) - Photo:  vuthat.files.wordpress.com

 

https://scontent-syd1-1.xx.fbcdn.net/t31.0-8/12891508_1157406517622936_54632726735181121_o.jpg

 

Đại tá Bác sĩ Trịnh Bá Minh Trí, thăng cấp 2016, Chỉ huy trưởng Phi đoàn 349 Quân y Hàng không Không gian Không quân Hoa Kỳ - Photo:  facebook.com/349AMW

 

https://i0.wp.com/vausa.us/wp-content/uploads/2016/04/0116-905x1024.jpg

 

Tân đại tá Mimi Phan, thăng cấp 2016, Dược sĩ đoàn y tế công cộng Hoa Kỳ (hình chụp khi còn mang cấp trung tá) - United States Public Health Service Commissioned Corps - Photo: Vausa.

 

THAM KHẢO

  1. Bài viết “Startup Việt lọt vào chung kết cuộc thi khởi nghiệp tại Mỹ” đăng trên mạng Doanh Nhân Sài Gòn ngày 5/5/2016.

  2. Bài viết “Nữ cố vấn gốc Việt đặc biệt trong phái đoàn Tổng thống Obama thăm Việt Nam” đăng trên mạng Café.VN ngày 23/5/2016.

  3. Nguyễn Thanh Việt - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

  4. Bài viết “Cô gái gốc Việt làm chủ công ty truyền thông tại Mỹ” đăng trên mạng Zing.VN ngày 9/7/2016.

  5. Navy Times; Army Times; Marine Corps Times; Air Force Times; Military Times; Military Commissioned Officer Promotions – General Officer Promotions; Navy Officer Promotions; Navy – Officer Promotion Process; CGMS General Messages; FY11 U.S. MARINE CORPS OFFICER PROMOTION SELECTION BOARDS; Association of the United States Navy; VAAFA.

  6. Những sĩ quan Hoa Kỳ gốc Việt đang phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ – Phần 1 do Trần Anh tổng hợp.

Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri@yahoo.com

Tu chỉnh: 17 tháng 8 năm 2016




Ý kiến bạn đọc
17/08/201617:03:00
Khách
Cám ơn tác giả về bài viết điểm mặt những nhân vật xuất chúng của cộng đồng người Việt hải ngoại .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 28 ngày màn trời chiếu đất, đói khát, bệnh hoạn, những người dân cùng khổ rủ nhau lên trước tòa nhà gọi là Quốc Hội của thành phố mang tên Hồ Chí Minh
Vừa nghe thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam: Trong đợt thi vào lớp 10 ở TP. HCM mới đây, có tới 13.000 học sinh (mười ba ngàn) đạt kết quả điểm thì cao
Dường như đảng Cộng sản Việt Nam không biết chán khi nói đi nói lại các vấn đề : Tư tưởng đảng viên đã mòn; Nội bộ Đảng đã ruỗng; Cán bộ thích làm quan
Sau 26 ngày dầm mưa dãi nắng, chịu đựng đói khát lên khiếu kiện mất nhà mất đất ở
Quốc hội Châu Âu ra Quyết Nghị định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam và tố cáo Việt Nam đàn áp nhân quyền và tôn giáo...
Ngày hôm qua 18, Tổng thống Bush đã tránh được một viên đạn giấy từ Thượng viện phóng ra khi viện trên của Quốc hội Mỹ vẫn không hội đủ
Cho tới 11 giờ đêm Thứ Hai 17-7, khoảng 300 công an CSVN sắc phục, vũ trang vẫn đang bủa vây đoàn dân oan biểu tình tại Saigon.
Từ khi xuất hiện tại Việt Nam tới nay, lúc nào đảng Cộng Sản cũng nói tới chuyện ‘ cách mạng, giải phóng ‘, khiến cho ai đã nghe rồi
Cuộc biểu tình của dân oan khiếu kiện nhà đất bị CS cướp giật đã kéo dài đến ngày thứ 23. Từ những ngày đầu, khi đồng bào hải ngoại được tin cuộc biểu tình
Tường thuật về những ngày cùng bà con các tỉnh phía nam biểu tình đòi lại tài sản bị cướp đoạt phi pháp tại Văn Phòng Đại Biểu Quốc Hội 194 Hoàng Văn Thụ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.