Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Trương Vĩnh Ký

12/08/201600:01:00(Xem: 5191)
Trang Sử Việt: Trương Vĩnh Ký 
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần).
________________ 
TRƯƠNG VĨNH KÝ
(1837 - 1898)
.
    Trương Vĩnh Ký còn tên là Trương Chánh Ký tự Sĩ Tài, tên thánh là Jean Baptiste, thường gọi ông là Pétrus Ký. Ông quê tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Chợ Lách, Bến Tre). Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Trương Vĩnh Ký là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ. Tên ông được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19.
.
     Ông học chữ Hán từ lúc 5 tuổi, năm 10 tuổi cha ông mất, mẹ gởi ông cho giáo sĩ Tám, ông bắt đầu học Quốc ngữ. Sau khi Giáo sĩ Tám mất, ông được Linh mục Pháp đưa về nhà dòng chánh ở Cái Nhum, bắt đầu học chữ Latin. Năm 1848, ông được qua Cao Miên học ở Chủng viện Pinhalu, nơi đây học sinh các nước: Việt, Tàu, Thái, Lào, Miến Điện. Ông có trí thông minh phi thường, đã học thông thạo các ngôn ngữ  các dân tộc nước khác từ bạn học cùng lớp. Năm 1851, ông đến học ở Chủng viện Giáo Hoàng ở Pénang (Malaysia), có dịp học thêm tiếng: Nhật, Ấn Độ, Hy lạp, Anh, Pháp.
 .
     Sau khi về nước, ông đến sống ở Sài Gòn, vào ngày 8-5-1862, Pháp thành lập trường Thông ngôn (Collège des Interprètes), ông được nhận vào dạy. Năm 1863, ông tháp tùng phái đoàn Phan Thanh Giản qua Pháp với nhiệm vụ thông dịch. Nhân dịp, ông viếng thăm các nước: Anh, Hy Lạp, Ý, khi đến La Mã được Giáo hoàng Pio IX tiếp kiến. 
.
     Năm 1865, Trương Vĩnh Ký về nước, bắt đầu viết cho tờ Gia Định báo (tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên) do ông Ernest Potteaux làm chủ nhiệm. Năm 1866, ông thay thế Linh mục Croc làm Hiệu trưởng trường Thông ngôn. Ngày 15-9-1869, ông được Thủy sư đô đốc Pháp là Ohier bổ nhiệm làm chủ bút tờ Gia Định báo và tờ An Nam chính trị và xã hội.
.
     Ngày 1-1-1871, trường Sư phạm (École normale) thành lập, Pétrus Ký được cử làm Hiệu trưởng. Ngày 1-4-1871, ông làm thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn. Năm 1886, ông dạy ngôn ngữ Đông phương ở trường Thông ngôn, Năm 1873, Pétrus Ký được giao nhiệm vụ điều hành trường Tham biện Hậu Bổ (Collège des administrateurs stagiaires), dạy Quốc văn và Hán văn. Từ đó, ông bắt đầu viết các sách.
.
    Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và người Việt đầu tiên được cử làm Ủy viên Hội đồng Sài Gòn. Năm 1883, ông được Hàn lâm viện Pháp phong hàm Viện sĩ (Officier d’Académie). Năm 1886, Paul Bert là Thống đốc Nam kỳ nhờ ông liên lạc với triều đình Huế. Đến Huế, ông được vua Đồng Khánh phong chức Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ. Sau đó không lâu, Paul Bert bị bệnh chết, ông bị nhóm thực dân không cùng phe cánh nghi ngờ là không thật lòng với Pháp. Ngược lại triều đình Huế nghi kỵ ông thân Pháp. Nên ông từ chức trở về Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách.
     Trước khi mất, ông để lại bài thơ “Tuyệt bút” thống thiết:
.
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời
Học thức gửi tên con mọt sách
Công danh rốt cuộc cái quan tài
Dạo hòn, lũ kiến men chân bước
Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài
Cuốn sổ bình sanh công với tội
Tìm nơi thẩm phán để thưa khai
 .
     Ông thông thạo 15 ngôn ngữ Tây Phương và 11 ngôn ngữ Đông phương; ròng rã 33 năm nghiên cứu, sáng tác và dịch thuật về: Triết, khoa học, sử, ngôn ngữ học... để lại 119 tác phẩm giá trị, đủ thể loại. Những thành quả của ông: 
 - Hội viên Hội chuyên khảo Văn hóa Á Châu năm 1876. 
 - Hội viên Hội chuyên học địa dư ở Paris ngày 7-7-1878. 
 - Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng bội tinh (Palmes d'Académie) của Hàn Lâm viện Pháp ngày 17-5-1883. 
 - Huy chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha (Spain, Spanish) vào năm 1886.
 - Tứ đẳng Long tinh, Ngọc khánh, của Nam triều năm 1886. 
 - Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của Pháp ngày 4-8-1886. 
 - Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Pháp ngày 3-6-1887. 
 - Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Cam Bốt. 
 - Vua Đồng Khánh ban Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ. 
- Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri. 
 - Vua Bảo Đại ban hàm Lễ Bộ Thượng Thư. 
.
 *- Thiết nghĩ: Ông Trương Vĩnh Ký là một học giả lỗi lạc, nhưng sau này lại bị một số thực dân Pháp không cùng phe cánh nghi ngờ là không thật lòng với Pháp. Ngược lại, triều đình Huế lại nghi ông a dua theo Pháp?! Thực sự ông có không thật lòng với người Pháp hoặc a dua theo Pháp không?! Có lẽ không, vì ông có thời gian dài làm việc với Pháp nhưng ông nghĩ mượn câu cách ngôn Latin mà sống: “Ở với họ nhưng không theo họ” (Sic vos non vobis). Nên ông luôn giữ thái độ của một nhà trí thức ôn hòa, mong mỏi bắt nhịp cầu kết nối những dị biệt văn hóa và chính trị của hai dân tộc Việt-Pháp, tìm kiếm sự hữu hảo giữa hai nước để mưu cầu đời sống yên ổn và thịnh vượng cho dân tộc Việt. Điều này, chúng ta thấy rõ nét là bao nhiêu người làm việc với Pháp tìm cách vào quốc tịch Pháp, nhưng ông đủ điều kiện này vẫn không vào quốc tịch Pháp?!. Vua Đồng Khánh đã tặng ông danh hiệu “Nam Trung Ẩn Sĩ” là chính xác vậy.  
.
     Ngày 8-11-1870, ông có lời di huấn: “Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hễ nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong...”. 
     Những đóng góp về văn hóa của Trương Vĩnh Ký đáng được vinh danh, nhất là ông đã nhúm nhen chữ Quốc ngữ từ buổi ban đầu. Ông chẳng những là nhà văn hoá mà còn là một nhà bác học lừng danh ở Việt Nam và trên thế giới. Thế nên, ai biên khảo về các nhân vật lịch sử, mong xem xét kỹ càng, trung thực từng nhân vật trong khi biên soạn?!  
  .
Cảm niệm: Trương Vĩnh Ký
 .
Trương Vĩnh Ký, tài đức rạng ngời
Khen chê, ngẫm nghĩ khó khăn vơi!
Tâm tình trang trải, luôn mong mỏi
Văn hóa thiết tha, nhung nhớ hoài!
.
Nguyễn Lộc Yên  

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
Cách đây hơn 100 năm, có một thanh niên, mới ngoài 20 tuổi, sinh tại Nghệ An đã tới Anh để tìm kế mưu sinh sau khi gia đình gặp hoạn nạn. Theo một nguồn tin chính thống của Hà Nội, đó là thanh niên có tên Nguyễn Tất Thành tới Luân Đôn bằng đường biển vào khoảng giữa năm 1914...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.