Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Trương Vĩnh Ký

12/08/201600:01:00(Xem: 5236)
Trang Sử Việt: Trương Vĩnh Ký 
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần).
________________ 
TRƯƠNG VĨNH KÝ
(1837 - 1898)
.
    Trương Vĩnh Ký còn tên là Trương Chánh Ký tự Sĩ Tài, tên thánh là Jean Baptiste, thường gọi ông là Pétrus Ký. Ông quê tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Chợ Lách, Bến Tre). Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Trương Vĩnh Ký là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ. Tên ông được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19.
.
     Ông học chữ Hán từ lúc 5 tuổi, năm 10 tuổi cha ông mất, mẹ gởi ông cho giáo sĩ Tám, ông bắt đầu học Quốc ngữ. Sau khi Giáo sĩ Tám mất, ông được Linh mục Pháp đưa về nhà dòng chánh ở Cái Nhum, bắt đầu học chữ Latin. Năm 1848, ông được qua Cao Miên học ở Chủng viện Pinhalu, nơi đây học sinh các nước: Việt, Tàu, Thái, Lào, Miến Điện. Ông có trí thông minh phi thường, đã học thông thạo các ngôn ngữ  các dân tộc nước khác từ bạn học cùng lớp. Năm 1851, ông đến học ở Chủng viện Giáo Hoàng ở Pénang (Malaysia), có dịp học thêm tiếng: Nhật, Ấn Độ, Hy lạp, Anh, Pháp.
 .
     Sau khi về nước, ông đến sống ở Sài Gòn, vào ngày 8-5-1862, Pháp thành lập trường Thông ngôn (Collège des Interprètes), ông được nhận vào dạy. Năm 1863, ông tháp tùng phái đoàn Phan Thanh Giản qua Pháp với nhiệm vụ thông dịch. Nhân dịp, ông viếng thăm các nước: Anh, Hy Lạp, Ý, khi đến La Mã được Giáo hoàng Pio IX tiếp kiến. 
.
     Năm 1865, Trương Vĩnh Ký về nước, bắt đầu viết cho tờ Gia Định báo (tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên) do ông Ernest Potteaux làm chủ nhiệm. Năm 1866, ông thay thế Linh mục Croc làm Hiệu trưởng trường Thông ngôn. Ngày 15-9-1869, ông được Thủy sư đô đốc Pháp là Ohier bổ nhiệm làm chủ bút tờ Gia Định báo và tờ An Nam chính trị và xã hội.
.
     Ngày 1-1-1871, trường Sư phạm (École normale) thành lập, Pétrus Ký được cử làm Hiệu trưởng. Ngày 1-4-1871, ông làm thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn. Năm 1886, ông dạy ngôn ngữ Đông phương ở trường Thông ngôn, Năm 1873, Pétrus Ký được giao nhiệm vụ điều hành trường Tham biện Hậu Bổ (Collège des administrateurs stagiaires), dạy Quốc văn và Hán văn. Từ đó, ông bắt đầu viết các sách.
.
    Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và người Việt đầu tiên được cử làm Ủy viên Hội đồng Sài Gòn. Năm 1883, ông được Hàn lâm viện Pháp phong hàm Viện sĩ (Officier d’Académie). Năm 1886, Paul Bert là Thống đốc Nam kỳ nhờ ông liên lạc với triều đình Huế. Đến Huế, ông được vua Đồng Khánh phong chức Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ. Sau đó không lâu, Paul Bert bị bệnh chết, ông bị nhóm thực dân không cùng phe cánh nghi ngờ là không thật lòng với Pháp. Ngược lại triều đình Huế nghi kỵ ông thân Pháp. Nên ông từ chức trở về Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách.
     Trước khi mất, ông để lại bài thơ “Tuyệt bút” thống thiết:
.
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời
Học thức gửi tên con mọt sách
Công danh rốt cuộc cái quan tài
Dạo hòn, lũ kiến men chân bước
Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài
Cuốn sổ bình sanh công với tội
Tìm nơi thẩm phán để thưa khai
 .
     Ông thông thạo 15 ngôn ngữ Tây Phương và 11 ngôn ngữ Đông phương; ròng rã 33 năm nghiên cứu, sáng tác và dịch thuật về: Triết, khoa học, sử, ngôn ngữ học... để lại 119 tác phẩm giá trị, đủ thể loại. Những thành quả của ông: 
 - Hội viên Hội chuyên khảo Văn hóa Á Châu năm 1876. 
 - Hội viên Hội chuyên học địa dư ở Paris ngày 7-7-1878. 
 - Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng bội tinh (Palmes d'Académie) của Hàn Lâm viện Pháp ngày 17-5-1883. 
 - Huy chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha (Spain, Spanish) vào năm 1886.
 - Tứ đẳng Long tinh, Ngọc khánh, của Nam triều năm 1886. 
 - Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của Pháp ngày 4-8-1886. 
 - Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Pháp ngày 3-6-1887. 
 - Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Cam Bốt. 
 - Vua Đồng Khánh ban Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ. 
- Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri. 
 - Vua Bảo Đại ban hàm Lễ Bộ Thượng Thư. 
.
 *- Thiết nghĩ: Ông Trương Vĩnh Ký là một học giả lỗi lạc, nhưng sau này lại bị một số thực dân Pháp không cùng phe cánh nghi ngờ là không thật lòng với Pháp. Ngược lại, triều đình Huế lại nghi ông a dua theo Pháp?! Thực sự ông có không thật lòng với người Pháp hoặc a dua theo Pháp không?! Có lẽ không, vì ông có thời gian dài làm việc với Pháp nhưng ông nghĩ mượn câu cách ngôn Latin mà sống: “Ở với họ nhưng không theo họ” (Sic vos non vobis). Nên ông luôn giữ thái độ của một nhà trí thức ôn hòa, mong mỏi bắt nhịp cầu kết nối những dị biệt văn hóa và chính trị của hai dân tộc Việt-Pháp, tìm kiếm sự hữu hảo giữa hai nước để mưu cầu đời sống yên ổn và thịnh vượng cho dân tộc Việt. Điều này, chúng ta thấy rõ nét là bao nhiêu người làm việc với Pháp tìm cách vào quốc tịch Pháp, nhưng ông đủ điều kiện này vẫn không vào quốc tịch Pháp?!. Vua Đồng Khánh đã tặng ông danh hiệu “Nam Trung Ẩn Sĩ” là chính xác vậy.  
.
     Ngày 8-11-1870, ông có lời di huấn: “Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hễ nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong...”. 
     Những đóng góp về văn hóa của Trương Vĩnh Ký đáng được vinh danh, nhất là ông đã nhúm nhen chữ Quốc ngữ từ buổi ban đầu. Ông chẳng những là nhà văn hoá mà còn là một nhà bác học lừng danh ở Việt Nam và trên thế giới. Thế nên, ai biên khảo về các nhân vật lịch sử, mong xem xét kỹ càng, trung thực từng nhân vật trong khi biên soạn?!  
  .
Cảm niệm: Trương Vĩnh Ký
 .
Trương Vĩnh Ký, tài đức rạng ngời
Khen chê, ngẫm nghĩ khó khăn vơi!
Tâm tình trang trải, luôn mong mỏi
Văn hóa thiết tha, nhung nhớ hoài!
.
Nguyễn Lộc Yên  

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đâu phải tự nhiên mà người Cộng sản Việt Nam rộ lên “phong trào” bàn về “hòa hợp dân tộc” sau 3 năm thi hành Nghị quyết 36
Khoa học tân tiến nhất của loài người ngày nay đã tìm đến Nguyệt cầu, Hoả tinh, và đã có các phi hành gia bay bổng ra ngoài tầng khí quyển
Khóa giảng hàng năm của đức Đạt Lai Lạt Ma là ngày hội cho Dharamsala... Hàng năm, cứ sau Tết Âm lịch
Khi một xã hội chỉ tìm thấy mẫu mực để bắt chước hay học hỏi từ ở bên ngoài thì rất dễ đánh mất bản sắc của mình vì thần tượng của họ
Trong đoàn quân Pháp sang đô hộ VN có một số quân nhân gốc Phi Châu ưa phá làng phá xóm khiến dân chúng Việt Nam căm ghét
Tình hình ở trong nước các tuần gần đây trước cuộc bầu Quốc hội (QH) vào 20.5.07 đã cho thấy hai chiều hướng phát triển
Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lià xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra Trung, Hà Nôi vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình
Bước vào thế kỷ 21, việc xử dụng đa dạng năng lượng (energy diversity) trong chuyển vận là một trong những suy nghĩ lớn
Cuộc đấu tranh cho dân chủ trong nước đang nở rộ, và tấm gương bất khuất ngàn xưa của Việt Nam đang được lật lại từng trang
Việt Nam là một quốc gia có nhiều danh lam thắng cảnh, với niềm tự hào về nòi giống Rồng Tiên, một nền văn hóa đa dạng và một dân tộc siêng năng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.