Hôm nay,  

Lập trường đối ngoại của bà Clinton và ông Trump

31/07/201600:01:00(Xem: 6831)
Lập trường đối ngoại của bà Clinton và ông Trump
 
Đoàn Hưng Quốc
 

Cuộc bầu cử năm 2016 sẽ vô cùng sôi nổi giữa người phụ nữ đầu tiên ứng cử Tổng Thống Mỹ bà Hillary Clinton với nhà tỷ phú bạo miệng Donald Trump. Người viết xin tóm tắt quan điểm ngoại giao của hai ứng cử viên như sau:


Lập trường và thành tích của bà Clinton rõ ràng vì tiếp nối truyền thống ngoại giao Hoa Kỳ từ sau Thế Chiến Thứ Hai:


  1. Hoa Kỳ cần duy trì và bảo vệ trật tự quốc tế thông qua các hiệp ước hỗ tương với những nước đồng minh.

  2. Mỹ phải chủ động phát huy hai giá trị phổ quát gồm dân chủ và nhân quyền.


Nước Mỹ trông đợi bà Clinton sẽ cứng rắn hơn đối với Nga, Trung và tại Trung Đông so với Tổng Thống Obama hiện thời.


Ngược lại quan điểm của ông Trump phản truyền thống (unconventional) và gồm ba điểm chính:


  1. Mỹ sẽ tôn trọng các cam kết nếu những nước đồng minh gánh vác phần trách nhiệm của mình.

  2. Chính sách của Hoa Kỳ bừa bãi áp đặt dân chủ tại Trung Đông là sai lầm.

  3. Đặt quyền lợi của nước Mỹ trước tiên (Make America Great Again).


Ông Trump vốn là doanh nhân nên tính toán lời lỗ không theo khuôn mẫu ngoại giao thông thường từ trước đến nay:


  1. Toàn cầu hoá và trật tự thế giới hiện giờ khiến Mỹ mỗi năm buôn bán lỗ lã 800 tỷ USD và mất hàng triệu việc làm nên cần tổ chức lại cho phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ.


  1. Mỹ không thể tiếp tục bao thầu NATO nếu Âu Châu cắt giảm ngân sách quốc phòng để chi phí cho an sinh xã hộI trong khi chính Âu Châu bị Nga và khủng bố Hồi Giáo đe doạ trực tiếp, vì làm điều này không khác đem tiền cho nhà giàu (welfare for the rich).


  1. Nếu Nga đe doạ các nước NATO ở vùng Baltic thì những cường quốc Âu Châu phải chống trả ở tuyến đầu chớ không phải Mỹ.


  1. Việc lật đổ các nhà độc tài ở Trung Đông chẳng những ngu xuẩn mà còn mang đến thảm hoạ nhân loại: hất Saddam Hussein của Iraq làm hỏng thế cân bằng giữa Sunni-Ả Rập và Shiite-Iran; lật Mubarak ở Ai Cập vốn là đồng minh lâu đời của Mỹ; Khadaffi của Lybia và Assad của Syrie không hề đe dọa Tây Phương. Hơn thế các lãnh tụ này dù tàn ác nhưng vẫn khá hơn rất nhiều so với ISIS.


  1. Nhật phải tự trang bị vũ khí nguyên tử để răn đe Trung Quốc chớ không thể chờ Hoa Kỳ can thiệp (Đã có vài chuyên viên giải thích lập trường này vì ba lý do: 1. Nhật sớm muộn sẽ bị Trung Quốc đè bẹp về dân số, kinh tế và quân sự; 2. Dân Mỹ chưa chắc chấp nhận chiến tranh với Trung Quốc dù là để bảo vệ Nhật; 3. Nhưng Hoa Kỳ sẽ phải can thiệp để chận đứng một cuộc chiến tranh hạch nhân Hoa-Nhật).


Ông Trump nếu thành Tổng Thống sẽ mặc cả trả giá (make deals) chớ không đàm phán thương lượng theo lề lối ngoại giao. Điều làm NATO và Nhật-Hàn kinh sợ là ông Trump không chỉ dọa xuông mà dám ngưng mặc cả (walk away from the offer) nếu không có lợi.


Ông Trump chưa phát biểu về biển Đông, nhưng dựa trên lập trường của ông thì người viết có thể dự đoán:


  1. Muốn Mỹ đem tàu chiến vào biển Đông hay Cam Ranh thì Hà Nội phải trả… tiền xăng, chớ không thể tiếp tục đem tiền thu vén trong nước chạy ra ngoại quốc mua nhà trong khi núp bóng Hoa Kỳ chống Trung Quốc mà vẫn tìm mua bán với Hoa Lục.


  1. Mỹ chỉ giúp Hà Nội đu dây nếu hành động đu dây nếu có lợi cho Hoa Kỳ, chẳng hạn khiến bang giao Việt-Trung ngày thêm rạn nứt còn nhà cầm quyền cộng sản càng thêm cô lập với dân chúng.


  1. Hoa Kỳ và Trung Quốc không giao tranh mà sẽ mặc cả về biển Đông nhưng Bắc Kinh đừng vội mừng vì cò ke giá cả với ông Trump không phải dễ ăn.









.
.

Ý kiến bạn đọc
01/08/201603:17:06
Khách
Bài học Kennedy lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm ngày trước khiến Mỹ phải ôm đầu máu rút khỏi Việt nam với hơn 56000 lính Mỹ tử trận và 300000 bị thương các tổng thống Mỹ về sau này cũng chưa tỉnh ngộ .
31/07/201615:40:57
Khách
Người Mỹ liệu sẽ tiếp tục "gồng" thêm với gánh nặng "bao dàn" hiện thời để chúng (Âu châu) vừa hưởng vừa chửi Mỹ?

Người Mỹ có muốn thấy nước Nhật, nước Hàn ngày nay dù kinh tế đã vượt trội nhưng không bỏ ra một xu teng để CÙNG VỚI MỸ chung lo bảo vệ cho chính họ (và hoà bình thế giới) hay cứ thấp thỏm một ngày nào đó chúng xua đuổi mình khỏi các căn cứ quân sự như bấy lâu nay trên đất...Nhật?

Nước Mỹ ngày nay là "Siêu Cường Duy Nhất", sự cạnh tranh gay gắt để "lãnh đạo thế giới" không còn là nhu cầu cấp thiết.
Chính quyền Mỹ phải yêu cầu đồng minh chia xẻ trách nhiệm!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày xưa, Bác Hồ dưới bút hiệu Trần Dân Tiên đã viết CẢ một cuốn sách ngợi ca Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chữ "cả" ở đây là của tác giả họ Trần
Theo một nghiên cứu mới do Asian Americans/Pacific Islanders in Philanthropy (AAPIP) thông báo hôm nay, xu hướng tài trợ của các hội hàng đầu ở Hoa Kỳ
Vừa đặt chân đến Nữu Ước (New York) chiều 18-6, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm Mỹ 5 ngày, Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Cộng sản Việt Nam
Công viên rộng một dặm vuông. Nhiều cây cao bóng mát vươn lên từ những thảm cỏ xanh mướt. Nắng chưa lên mà đã có người đi bộ hoặc chạy bộ lướt qua khu vực
Trước năm 1975 quân nhân các quân binh chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau khi thụ huấn quân sự, trước khi ra trường đều tuyên thệ trung thành
Đọc bài viết trên VietNamNet về buổi nói chuyện của Ngài Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết ở Liên Hợp Quốc, tôi thấy có nhiều câu trả lời chưa thỏa đáng
Nhân dịp ông viếng thăm Hoa kỳ lần đầu tiên , tôi viết lá thư ngỏ này để bày tỏ nỗi quan tâm của cộng đồng người Việt sống ở Hoa Kỳ về hiện tình độc tài đảng trị
Khi Tổng thống George W. Bush tiếp Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tại Bạch Ốc vào ngày Thứ Sáu, đó là lần đầu tiên một Chủ tịch Nhà Nước Việt Nam Cộng sản
Chuyến đi Mỹ của Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết trong tuần này là dấu chỉ cho thấy quan hệ Mỹ-Việt tiếp tục được phát triển, dù gần đây nổi lên những khác biệt
Cách đây đúng 10 năm, hàng loạt các nước Đông Á bị khủng hoảng tài chính rồi kinh tế và qua năm 1998 cuộc khủng hoảng đã lan rộng ra thế giới
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.