Hôm nay,  

Lê Thành Phương (1825-1887)

29/07/201600:00:00(Xem: 5318)

Nguyễn Lộc Yên
(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của mỗi nhân vật. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Sử Việt luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt. Trang Sử Việt đăng trên Vietbao Online thứ Ba và thứ Sáu hằng tuần).

LÊ THÀNH PHƯƠNG (1825 - 1887)

Lê Thành Phương quê huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ông đỗ Tú tài năm 1855, nên thường gọi là Tú Phương. Cụ thân sinh của ông là Lê Thành Cao, làm quan đốc học ở kinh đô Huế, tính ngay thẳng, sống thanh bạch. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Minh, người cùng tỉnh Phú Yên. Bà là người hiểu biết lễ giáo, cần cù, thương chồng lo con.

Năm 1885, hưởng ứng dụ Cần Vương, Lê Thành Phương mộ quân chống Pháp, với lòng yêu nước nồng nàn của người Phú Yên, chỉ trong tháng đầu cả 1.000 thanh niên địa phương cùng về tề tựu dưới lá cờ đại nghĩa. Họ cùng nguyền cắt máu ăn thề, quyết tâm chống giặc Pháp. Ngày 15-8-1885, ông cùng các sĩ phu dựng cờ khởi nghĩa tại núi Một, thôn Tân An, tổng Xuân Vinh, phủ Tuy An. Dưới lá cờ tụ nghĩa, ông được các nghĩa sĩ tôn làm Thống soái. Ông bắt đầu luyện tập binh sĩ và chia thành đội ngũ. Lê Thống soái chia quân chiếm giữ các nơi trọng yếu. Ông tổng chỉ huy toàn lực lượng, đóng quân trên núi Chóp Vung thuộc huyện Tuy An, Phú Yên.

Phó soái Bùi Giảng chỉ huy phân khu Bắc, đóng đại đồn ở núi Hòn Đồn (Định Trung). Hữu tham quân Lê Thành Bính (con trai thứ tư của ông) đóng đồn tại Long Cấm. Tham tán quân vụ Nguyễn Hào Sự giữ Tổng binh, đóng quân tại đồn Bình Tây kiểm soát dãy núi La Hiên và Võ Thiệp. Các đồn hỗ tương lẫn nhau. Nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Tuy Hòa bắt được tên Tổng binh, dân chúng hoan hô chiến thắng.

Trước khí thế của lực lượng kháng chiến, thán phục ông là một người có kiến thức vững về quân sự. Tirant, một công sứ Pháp đã gửi thư cho Thống đốc Nam Kỳ, nói về Lê Thành Phương: “Người chỉ huy chính của phong trào khởi nghĩa ở Phú Yên, là một người dũng cảm hiếm có, nghị lực phi thường. Ông đã tổ chức thành một trung tâm hoạt động mạnh mẽ ở làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh, là nơi quê quán của ông. Từ đó, ông đã cho xây đắp đồn lũy để phòng thủ với một sự thông minh hiếm có và cho tiến hành những vụ uy hiếp các đồn bót của ta, ông là người thông thạo binh pháp.”

Nghĩa quân vừa củng cố lực lượng, vừa tiến chiếm các đồn của Pháp. Để mở rộng vùng hoạt động, ngày 30-8-1885, Thống soái cử Phó soái Bùi Giảng đem 3.000 quân, tiến vào Khánh Hòa và Bình Thuận. Đến ngày 23-11-1885, quân Bùi Giảng lần lượt hạ thành Ninh Thuận, Phan Rí và Bình Thuận, rồi cho người liên lạc với các lực lượng chống Pháp vùng Nam Bộ, để cùng đoàn kết trong một mặt trận diệt giặc cứu quốc.

Nghĩa quân tiến đến phủ Ninh Thuận, đã giải thoát được những tù nhân yêu nước, đang bị Pháp giam giữ ở đây và cho họ tham gia vào lực lượng kháng chiến. Trong cuộc đụng độ ác liệt vào ngày 12-12-1885, quân Bùi Giảng bị thất bại phải rút về Khánh Hòa. Sau đấy, đội quân của Lê Thành Bính từ Tu Bông vừa đến. Ngày 14-12-1885, hai đạo quân phối hợp mở cuộc tấn công vào thành Diên Khánh, đánh đuổi được chính quyền thân Pháp ở tỉnh Khánh Hòa. Từ ngày 20-8-1886 đến 4-2-1887, quân Pháp và quân Triều đình phản công, đụng độ ác liệt với Nghĩa quân tại tỉnh Khánh Hoà. Các vị chỉ huy: Nguyễn Khanh, Lê Nghị, Trịnh Phong, Trần Đường, bị tử trận. Nghĩa quân phải bỏ Khánh Hoà rút về Phú Yên.


Thống soái Pháp ở Nam kỳ điều Thiếu tá Chevrieux chỉ huy 500 quân thiện chiến và Trần Bá Lộc đưa 1.000 quân tiến ra Phú Yên, cố tiêu diệt lực lượng Nghĩa quân dũng lược này. Ngày 5-2-1887, quân Pháp đổ bộ vịnh Xuân Đài, cuộc chiến khốc liệt. Vũ khí Pháp tối tân nên quân ta thất trận. Ông cho rút quân về đại đồn Định Trung, rồi rút về đồn Vân Hoà. Trần Bá Lộc cho bắt vợ con ông, ông khẳng khái bảo: “Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục” (Thà chết chứ không sống nhục). Ông bị bắt ngày 13-2-1887. Giặc dụ hàng, ông bất khuất, chúng đem hành hình tại bến đò Cây Dừa, phường Lụa, phủ Tuy An, ngày 20-2-1887 (28 tháng Giêng Đinh Hợi).

Ngày 23-2-1887, Hữu tham quân Lê Thành Bính bị giặc phục kích ở Vân Hòa, bị thương nặng qua đời.

Dân chúng nhớ ơn đã lập đền thờ Lê Thành Phương ở thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An, Phú Yên. Hằng năm, đông đảo đồng bào tổ chức Lễ hội tại Đền Lê Thành Phương ngày 28 tháng Giêng âm lịch.

*- Thiết nghĩ: Anh hùng Lê Thành Phương là một tướng lãnh tài giỏi về sách lược chống ngoại xâm. Lực lượng kháng chiến của ông đã chiếm trọn tỉnh Phú Yên, từ tay chính quyền Pháp. Chẳng những thế, mà tất cả những tỉnh từ Phú Yên vào Nam của miền Trung, đều được Nghĩa quân của ông giải phóng hay gây cho giặc Pháp bị thiệt hại nặng nề.

Sau khi chiếm trọn tỉnh Phú Yên, chế độ quân quản được thiết lập liền lạc, các tướng lãnh vừa đảm nhiệm việc chỉ huy về quân sự để đối phó với giặc Pháp, vừa là người lãnh đạo chính quyền để bảo vệ và lo lường đời sống đồng bào. Chính quyền mới của tỉnh Phú Yên, được chia thành 3 quân khu, đã giúp cho ông điều hành việc hành chánh và điều động việc quân sự được nhanh chóng và tiện lợi.

Lê Thành Phương đã tiên liệu cuộc kháng chiến đầy gian nguy và thử thách, nên đã cho xây dựng các căn cứ sơn phòng tại vùng rừng núi hiểm trở, làm căn cứ rút quân khi cuộc khởi nghĩa gặp khó khăn. Các căn cứ: Vân Hòa, Tổng Binh trên vùng rừng núi phía tây huyện Đồng Xuân là những căn cứ hiểm yếu, mà sau này nghĩa quân rút lui an toàn sau khi lực lượng ở đồng bằng bị thất baị, Nhờ vào các căn cứ này mà lực lượng nghĩa quân đã tiếp tục kháng chiến một thời gian khá dài, sau khi vị thủ lĩnh của mình đã hy sinh.

Sách lược kháng chiến của ông, thần tốc và toàn diện. Ông chỉ đạo các cánh quân: Bùi Giảng, Lê Thành Bính... tiến vào Khánh Hòa, Bình Thuận lật đổ chính quyền thân Pháp, mở rộng vùng giải phóng. Từ đấy, có thể bắt tay với các lực lượng đang kháng chiến ở miền Nam, với mong mỏi cùng phối hợp giải phóng toàn đất nước. Khi Pháp và Trần Bá Lộc đem đại quân từ Nam Kỳ ra đàn áp cuộc khởi nghĩa, ông đã lãnh đạo nghĩa quân nhanh chóng bố trí lực lượng để chiến đấu. Các trận đụng độ ở vịnh Xuân Đài và căn cứ Xuân Vinh vào tháng 2-1887, rất ác liệt và hào hùng.

Vùng đất do Nghĩa quân của ông giải phóng (4 tỉnh) lớn hơn hết so với bất cứ vùng đất kháng chiến nào khác.

Cảm phục: Lê Thành Phương

Lê Thành Phương, trọn sắt son lòng!
Đánh đuổi quân Tây, cứu nước mong
Kháng chiến, vẫy vùng trên bốn tỉnh
Đồng bào cung kính, nhớ nhung trông!

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vấn đề chính danh được đặt ra nhân bài trao đổi ý kiến giữa một cơ quan truyền thông của Chính Phủ Hoa Kỳ là Đài Á Châu Tự Do
Trong các ngày 24 và 25 tháng 8 năm 2007, đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN
Bài phát biểu sau đây của Giáo sư Nhật Bản Teruo Tonooka được ông trình bày trong Đêm Hội Ngộ tại Nhà hàng Emeral Bay Seafood
Có người hay "ví von" rằng Cộng Đồng người Việt hải ngoại nói chung, ở Quận Cam nói riêng, giống như những con cua bị nhốt chung trong một cái giỏ
Trong các loại hàng tiêu thụ, thì chỉ số tăng giá đã lên cao nhất cho lương thực, thực phẩm và dịch vụ ăn uống, là mặt hàng cần yếu cho đa số người dân
Hồi đó tôi chưa đủ 50 kí lô, lại hay bị xây xẩm bất ngờ, trong khi thấy các sư huynh, sư muội quật nhau rầm rầm, nên hơi hoảng.
Vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới tức World Trade Organization (WTO).
Từ xưa cho tới nay, đại đa số dân "sồn sồn" đều thích xem phim chưởng với những kiếm sĩ, võ sĩ Trung Hoa bay lượn như chim
Ngày 17/3/2003 tổng thống Bush ra lệnh tấn công lật đổ Saddam Hussein. Chiến trường Iraq chưa êm tiếng súng các nhà quan sát Tây phương
Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.