Hôm nay,  

Cô dâu 10 tuổi kể về những đêm ác mộng bị chồng đánh đập và cưỡng hiếp

27/07/201614:24:00(Xem: 12023)

 

        http://p4.img.cctvpic.com/program/newshour/20140220/images/1392878453857_1392878453857_r.jpg  http://smithsonianapa.org/bookdragon/wp-content/uploads/sites/10/2011/06/I-Am-Nujood-400x400.jpg

 

1* Mở bài

"Cháu không muốn ngủ với ông ta nhưng ông ta bắt cháu phải làm vậy. Ông ta còn đánh đập và chửi rủa cháu", Nujood Ali, 10 tuổi, kể về những đêm dài kinh hãi với người chồng gấp 3 lần tuổi cô bé.

“Vì không muốn ngủ với ông ta” nên người chồng tức giận, chửi bới, đánh đập và dùng sức mạnh cưỡng hiếp mỗi đêm và kéo dài suốt hai tháng như vậy. Cô bé than phiền với mẹ chồng thì bà còn đánh em thêm nữa.

Thế giới ngạc nhiên vì cô bé người Yemen nầy mới có 10 tuổi mà đã có chồng và đã ly hôn. Sự dũng cảm của Nujood Ali là dám một mình lên xe bus đến thủ đô Sanaa, rồi lấy taxi đến tòa án, xin ly hôn. Dám nói sự thật. Dám đương đầu với một tập tục đã ăn sâu vào gia đình, xã hội đương thời. Cả triệu cô gái cùng cảnh ngộ không ai dám làm việc đó cả.

Ali đã thành công. Được ly hôn. Được thoát khỏi người chồng thuộc loại đa dâm, bạo dâm (Sadism), ấu dâm (Pedophilia) là biểu tượng của người đàn ông Á Rập Hồi Giáo. Sau cùng anh ta có 4 vợ và 14 đứa con.

Cha mẹ của Nujood đã gả em cho một người đàn ông ở độ tuổi 30 hồi tháng 2 năm 2008, khi đó Ali mới có 9 tuổi. Câu chuyện thương tâm của cô bé Nujood Ali đã làm thay đổi luật lệ và tục lệ tảo hôn ở Yemen. Sự can đảm của Ali chống lại nạn tảo hôn và việc bạo hành đối phụ nữ đã gây tiếng vang khắp thế giới. Hình ảnh cô bé can đảm nầy và cuộc chiến pháp lý đã biến cô trở thành một nữ anh hùng trong việc đấu tranh nhân quyền của phụ nữ.

Tháng 11 năm 2008, tạp chí phụ nữ Mỹ, Glamour, đã bình chọn Nujood Ali và luật sư của cô bé là Shada Nasser, là nhân vật của năm 2008.

2* Cô dâu 10 tuổi đi xin ly hôn

              https://ilblogdibarbara.files.wordpress.com/2012/12/nojoud_ali.jpg?w=523 http://media.glamour.com/photos/56965c5216d0dc3747efec11/master/w_400,h_533,c_limit/women-of-the-year-0202-hilary-clinton-nujood-ali-shada-nasser_at.jpg

Nujood Ali * Bà Hillary Clinton và LS Shada Nasser

Vào buổi sáng, một bé gái ngồi một mình trên băng ghế trong hành lang của tòa án ở thủ đô Sanaa của nước Yemen. Nhiều người qua lại trước mặt cô nhưng không ai để ý đến đứa con nít nầy cả. Cô không biết phải gặp ai, nói chuyện với ai nên ngồi suốt nửa ngày như thế.

Đến giờ cơm trưa, một người đàn ông đến hỏi cô làm gì ở đây. Cô bé trả lời: “Cháu đến để xin ly hôn”. Đó là ông thẩm phán tên Mohammed al Ghadha. Sau khi nghe câu chuyện kinh hoàng, ông mở ra một vụ kiện ly hôn. Nữ luật sư Shada Nasser , nhà hoạt động nhân quyền Yemen, tình nguyện đại diện cho cô bé trong vụ án nầy. Ông thẩm phán đưa Ali về nhà chơi với đứa con gái 8 tuổi của ông, và đồng thời ra lịnh bắt giam người cha và chồng cô bé, vì ông đã nói dối về tuổi tác của con và người chồng đã hành hạ cô.

Tại tòa án, luật sư Shada Nasser lý luận rằng hôn nhân của cô bé Ali vi phạp luật pháp kể từ khi bị chồng cưỡng hiếp. Luật của Yemen cho phép phụ nữ được kết hôn ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng việc giao hợp phải chờ cho đến khi cơ thể người phụ nữ sẵn sàng cho việc chăn gối, nói tổng quát là đến tuổi dậy thì, và cụ thể hơn là sau lần kinh nguyệt đầu tiên chấm dứt.

Luật pháp quy định một cách mơ hồ như thế thì làm sao ngăn chặn được mấy ông Á Rập Hồi Giáo có truyền thống ấu dâm như thế được.

Cũng tại tòa, Nujood Ali không chấp thuận đề nghị của ông chánh án, là Ali sẽ tiếp tục sống chung với người chồng nầy sau một thời gian từ 3 năm hoặc 5 năm, lúc đó việc quan hệ tình dục sẽ  hợp pháp vì cơ thể sẵn sàng cho việc giao hợp.

Ngày 15-4-2008, tòa chấp thuận cho Nujood Ali được phép ly hôn.

Theo luật Shariah của Hồi Giáo, người chồng Faez Ali Thamer không bị khởi tố mà trái lại, anh ta đòi bồi thường chi phí đám cưới là 250USD. Đó là một số tiền rất lớn ở một đất nước mà 16% người dân sống dưới một đô la mỗi ngày.

Một luật sư tự nguyện trả số tiền bồi thường đó cho người chồng Faez Ali Thamer.

Câu chuyện thương tâm của Ali đã làm thay đổi luật lệ và tục lệ tảo hôn ở Yemen. Các nhà làm luật ở nước nầy ấn định tuổi kết hôn của phụ nữ là 17 tuổi. Tuy nhiên, “phép vua thua lệ làng”, không phải ai cũng tuân theo luật pháp. Nhất là cái văn hóa hủ lậu thâm căn cố đế đã ăn sâu vào đầu óc của những người mê tín Hồi Giáo.

Năm 10 tuổi, cô bé giành thắng lợi trong vụ kiện ly hôn mang tính lịch sử. Cô dâu ly hôn nhỏ tuổi nhất thế giới.

3* Thảm cảnh bắt đầu

3.1. Cô bé Nujood Ali không biết hôn nhân có ý nghĩa là gì

         http://static4.libertatea.ro/wp-content/uploads/2010/02/4313-227073-32fetita1-1024x768.jpg http://blog.lefigaro.fr/iran/nojoud-muhammad-nasser-sanaa-yemen_104.jpg   

Người chồng Faez Ali Thamer. LS Shada Nasser. Ali và cha Ali Mohamed Ahdal

Hồi tháng 2 năm 2008, người cha của Nujood Ali là ông Ali Mohamed Ahdal, bị thất nghiệp mà phải nuôi hai bà vợ và 16 đứa con. Ông đã xếp đặt việc gả Nujood Ali cho Faez Ali Thamer, 30 tuổi, một người giao hàng bằng xe máy. Và ông đã nhận số tiền là 750 bảng Anh của Faez Ali Thamer.

Hôn lễ được cử hành. Quà tặng đám cưới là 3 chiếc váy mới và chiếc nhẩn kết hôn trị giá 20 USD.
Khi đó, chú rể hứa sẽ không đụng chạm đến người vợ trước khi cô tròn 20 tuổi.

Cô bé Ali biết rằng cô được gả cho một người đàn ông nhưng không biết điều đó có ý nghĩa là gì. Cũng như những bé gái khác, Ali thích ăn kẹo sô cô la, chơi trốn kiếm, vẽ tranh bằng bút chì màu, và muốn cấp sách đến trường để có bạn.

Sau lễ cưới, cô bé được ngủ ở nhà với cha mẹ và 15 anh chị em. Sáng hôm sau theo chồng về sống tại ngôi nhà trong làng ở ngoại ô thủ đô Sanaa.

3.2. Giáo chủ Hồi Giáo Mohamed mở màn cho việc tảo hôn

Tại Yemen, trường hợp như của Nojoud không phải là hiếm. Ở các vùng quê, trong những bộ lạc có câu châm ngôn “Kết hôn với một thiếu nữ 9 tuổi là bảo đảm cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc”.

Chính giáo chủ Mohamed của đạo Hồi cũng đã lấy vợ khi cô 9 tuổi. Đó là năm 620, người bạn thân giàu có là Abu Bakr gả con gái tên Aisha cho Mohamed. Lúc đó Aisha mới có 6 tuổi. Aisha vẫn sống với cha mẹ. Đến năm 9 tuổi thì Aisha chính thức về làm vợ của Mohamed. Mohamed có 5 vợ và một tiểu thiếp. Cha nội nầy dường như có một chút xíu máu ấu dâm.

Cô bé Ali biết rằng cô được gả cho một người đàn ông nhưng không biết điều đó có ý nghĩa gì, vì thế cô chống cự và không hợp tác nên người chồng nổi giận chửi bới, đánh đập và dùng sức mạnh cưỡng bức cô mỗi đêm. Cô than phiền với mẹ chồng thì bà còn đánh em thêm nữa.

Ngày 2-4-2008, sau 2 tháng sống trong ác mộng, hằng đêm bị chồng đánh đập và cưỡng hiếp, Ali quyết định trốn khỏi nhà chồng. Cô bé về xin cha mẹ hủy bỏ hôn nhân, nhưng bị từ chối. Theo lời khuyên và giúp đỡ tiền bạc của người vợ thứ hai của cha cô là bà Dowla, cô đến tòa án ở thủ đô Sanaa để xin ly hôn.
4* Cô dâu 10 tuổi ly hôn gây chấn động thế giới

         http://2.bp.blogspot.com/_pGKKSeIs0ow/TC9tRdibPZI/AAAAAAAAAzc/J6dxo4b0oLU/w1200-h630-p-nu/nujood.jpg http://media.gettyimages.com/photos/nujood-ali-and-shada-nasser-attend-the-2008-glamour-women-of-the-year-picture-id83639395  Shada Nasser Nujood Ali and...

           Nujood Ali, Shada Nasser và bà Katie Couric của tạp chí Glamour

Câu chuyện cô dâu 10 tuổi ly hôn không kết thúc sau phiên tòa, vì báo chí ở Yemen đưa vụ việc ra công chúng. Sau đó, các phóng viên của tờ New York Times và Los Angeles Times phổ biến câu chuyện gây tiếng vang khắp thế giới.

Lần đầu tiên, cô dâu 10 tuổi người Yemen ly dị được tạp chí phụ nữ Mỹ, Glamour bình chọn Nujood Ali và luật sư Shada Nasser là nhân vật của năm 2008, ngang hàng với những phụ nữ nổi tiếng đã có thành tích hoạt động nâng cao vai trò phụ nữ và trẻ em trên toàn cầu như: Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, Thượng Nghị sĩ Hillary Clinton, diễn viên điện ảnh người Úc là Nicole Kidman… Diển viên điện ảnh được mệnh danh là con thiên nga của nước Úc, đoạt giải Oscar, tình nguyện làm Đại sứ Thiện chí (Goodwill Ambassador của LHQ, hoạt động nữ quyền.

Buổi lễ vinh danh được tổ chức vào cuối tháng 11 năm 2008 tại Carnegie Hall, Manhattan, New York.

Luật sư Shada Nasser là một nhà hoạt động nhân quyền đã tích cực chống lại nạn tảo hôn và bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em. Shada sinh ngày 1-5-1964 ở Aden, Yemen. Là nữ luật sư đầu tiên đã bỏ khăn che mặt khi đứng trước tòa. Bà tốt nghiệp cử nhân luật tại Đại học Charles University ở Prague, Cộng hòa Czech.(1989)

Nhà báo Pháp Delphine Minoui của tờ Le Figaro viết hồi ký về cô dâu ly dị trẻ nhất thế giới với tựa đề “ Tôi tên Nujood, 10 tuổi, và đã ly hôn” (Moi, Nojoud, 10 Ans, Divorcée. - I Am Nujood. Age 10 and Divorced). Hồi ký được dịch ra 16 thứ tiếng và bán trên 35 quốc gia trên thế giới. Cuốn hồi ký đã từng là sách bán chạy nhất trong nhiều tháng ở Pháp.

Ali đến Paris để cùng nhà báo Delphine Minoui thực hiện cuốn hồi ký của cô.

Phiên bản tiếng Anh được xuất bản tại Mỹ vào năm 2010.

5* Cô dâu 10 tuổi ly hôn bị tôn giáo, xã hội và gia đình hành hạ

5.1. Trường nhà nước ngăn cản việc học của Nujood Ali

Sau phiên tòa, Nujood Ali trở về sống chung với gia đình ở ngoại ô Sanaa. Mùa thu năm 2008, Ali trở lại trường học với ước mơ trở thành một luật sư.

Cuốn hồi ký của Ali được xuất bản năm 2009. Nhà báo Delphine Minoui cho biết, số tiền thu được từ cuốn hồi ký đã giúp gia đình Ali mua một căn nhà hai tầng, tầng trệt được mở một cửa hàng tạp hóa giúp gia đình có thu nhập ổn định.

Tiền bản quyền còn dùng để trả học phí cho cô bé nhưng cô không được đi học thường xuyên, vì chính quyền, xã hội, tôn giáo và hàng xóm láng giềng phản đối vụ việc của cô bé. Người cha cho rằng cô đã làm nhục gia đình. Những người đàn ông trong dòng họ tấn công cô bé, cho rằng cô đã bôi nhọ danh dự dòng họ. Vì qua vụ án, báo chí thế giới lên án và chỉ trích chính quyền Yemen.

Tháng 3 năm 2009, giấy thông hành của Ali bị chính quyền Yemen tịch thu để ngăn cấm, không cho cô đến dự lễ trao Giải Thưởng Phụ Nữ Thế Giới được tổ chức ở Vienna, nước Áo (Austria). Việc ngăn cấm của chính quyền Yemen khiến cho giới truyền thông đặt câu hỏi, liệu số tiền bản quyền của cuốn hồi ký, có được chính quyền chuyển đến tận tay gia đình của Ali hay không?

5.2. Nujood Ali theo học tại một trường tư

Trường nhà nước ngăn cản việc học của Ali nên cô bé theo học toàn thời gian ở một trường tư, do các nhà xuất bản gởi mỗi tháng 1,000$ cho cha cô để trả học phí cho cô đến năm cô lên 18 tuổi, đủ tuổi để nhận tiền từ nước ngoài.

Tháng 3 năm 2010, phiên bản tiếng Anh của hồi ký được xuất bản ở Hoa Kỳ. Nhà bình luận của tờ New York Times, Nicholas Kristof, ca ngợi nội dung cuốn sách vì đã nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội như chế độ đa thê, nạn tảo hôn (Child marriage), cưỡng ép kết hôn (Forced marriage) và cả việc chống khủng bố nữa.

Ông cho rằng, cô gái nhỏ như Nujood Ali chứng minh có hiệu quả hơn so với hỏa tiễn để đánh bại khủng bố.

Trên thực tế, trường hợp của Ali đã tạo cảm hứng cho việc loại bỏ nạn tảo hôn, cụ thể như vụ của cô bé 8 tuổi người Saudi Arabia đã được ly hôn với người chồng  50 tuổi hồi năm 2009. Đó là người cha của cô gái 8 tuổi đã nhận số tiền 13,000$ để gả cô cho một ông già như thế.

Hai bé gái ở Sanaa, một cô 9 tuổi, một cô 12 tuổi đã nạp đơn xin ly hôn và đã thắng kiện.

5.3. Nujood Ali bị cha lấy tiền và đuổi ra khỏi nhà

Năm 2013, Ali báo cho truyền thông biết là người cha đã đuổi cô ra khỏi nhà và lấy tất cả số tiền mà các nhà xuất bản gởi đến cho cô.

Cô nói, người cha đã lấy hết số tiền đóng học phí của cô để mua thêm hai người vợ nữa cho ông. (Như vậy, ông có 4 vợ và trên 16 đứa con)

6* Những mẫu chuyện thương tâm về hôn nhân trẻ em ở Yemen

Bản tin ở Yemen cho biết, một cô dâu trẻ từ trong làng được đưa đến bịnh viện 4 ngày sau đám cưới, vì quan hệ tình dục đã hủy hoại phần nội tạng của cô gái. Các bác sĩ cho biết cô đã chảy máu đến chết. Chỉ mới 13 tuổi.

6.1. Bà mẹ 12 tuổi chết khi đau bụng đẻ

Cô dâu trẻ con Fawziya Abdullah Youssef, người Yemen, đã tử vong vì mất máu quá nhiều sau 3 ngày vật lộn với cơn đau đẻ.

Theo thông tin từ một tổ chức nhân quyền ở Yemen, Youssef (12 tuổi) chết hôm 11-9-2009 trong bệnh viện thuộc quận al-Zahra, tỉnh Hodeida – cách thủ đô Sanaa 225 km về phía tây.

Youssef mới 11 tuổi khi bị cha gả cho một thanh niên 24 tuổi làm việc đồng áng. Bộ An sinh Xã hội Yemen cho biết có hơn 1/4 bé gái nước này kết hôn trước tuổi 15. Đám cưới trẻ em rất phổ biến tại Yemen, quốc gia nghèo nhất thế giới Ả-rập, và là nơi các tập tục truyền thống có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

Ông Al-Quraishi, chủ tịch tổ chức nhân quyền Siyaj, cho biết “Đây là một trong nhiều trường hợp còn tồn tại ở Yemen. Nguyên nhân chính là sự thiếu giáo dục và hiểu biết, nên không ít bé gái phải lấy chồng lúc còn quá trẻ”. Các ông bố, bà mẹ nghèo khổ của Yemen thỉnh thoảng vẫn gả con gái nhỏ tuổi của họ để đổi lấy những món tiền hậu hĩ.

6.2. Những cái chết của các cô “dâu nhí” ở Yemen

             https://3.bp.blogspot.com/-pQw8-ZA_IT8/VtJnvIcbiMI/AAAAAAAABUM/hFqSN-dHlJk/s1600/child%2Bmarriages%2Bin%2Bmioddle%2Beast.png http://www.artsandopinion.com/2011_v10_n3/volume_images/12yearoldbride.jpg

           Cô dâu 8 tuổi chết vì bị chảy máu trong đêm tân hôn, chồng 40

Số phận bi đát của nhiều “cô dâu nhí” ở Yemen, một quốc gia thuộc Á Rập Hồi Giáo ở Trung Đông vẫn còn tồn tại.

Cô bé Raswan, 8 tuổi, vừa qua đời trong tháng 9 năm 2009 ngay sau đêm tân hôn vì lý do chảy máu âm đạo.

Cô bé Sally Al-sabahi, 10 tuổi, bị cưỡng hiếp, đánh đập bởi người đàn ông hơn em 13 tuổi mà người ta bảo đó là “chồng” của em. Cô bé Ilham Mahdi al Assi, 13 tuổi, đã chết hồi năm 2010 sau khi kết hôn 4 ngày vì chảy máu âm đạo.

Trước những tin tức đau lòng này, thế giới đã thể hiện thái độ mạnh mẽ: nhiều chiến dịch tình nguyện, nhiều nhà hoạt động xã hội đã đến Yemen để trực tiếp can thiệp vào vấn đề gây nhức nhối này. Cuối cùng, sau nhiều năm tác động, chính phủ Yemen đã quyết định sẽ thực hiện các giải pháp nhằm ngăn chặn nạn tảo hôn đối với các bé gái ở đây. Tuy nhiên, phép vua thua lệ làng. Luật pháp không được thi hành ở những bộ lạc xa thủ đô.

6.3. Những vụ sắp xếp “Shighar”

Nhiều cuộc hôn nhân được mô tả như một cuộc trao đổi gọi là Shighar, trong đó hai người đàn ông trao đổi con gái cho nhau để làm vợ. Con gái ông nầy làm vợ ông kia, và ngược lại.

6.4. Câu chuyện con voi với con chuột ở Yemen

Chuyện kể rằng cô bé 10 tuổi tên Ayesha kết hôn với một người đàn ông 50 tuổi có cái bụng to tướng, giống hệt như con chuột nhắt với con voi.

6.5. Tảo hôn ở Yemen

       alt http://i.cbc.ca/1.2839219.1416332101!/fileImage/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/16x9_620/india-child-marriage.jpg

Asia, bà mẹ trẻ 14 tuổi, 2 con.

Tảo hôn hay là hôn nhân trẻ em (Child marriage) là trường hợp kết hôn mà trong đó, cô dâu hay chú rể, hoặc cả hai đều là người chưa đến tuổi kết hôn. (Thường là chưa đến tuổi dậy thì).

Tập tục tảo hôn hiện còn tồn tại ở một số vùng thuộc Châu Phi, nhất là ở các nước Á Rập Hồi Giáo. Ở Yemen có 52% thiếu nữ kết hôn trước 18 tuổi, thường về làm vợ thứ hai hoặc thứ ba của những ông chồng già. Các lãnh đạo Hồi Giáo cho rằng kinh Koran không ấn định phụ nữ phải lấy chồng ở tuổi nào cho nên việc hôn nhân phải do tôn giáo và gia đình sắp xếp, không thông qua luật pháp vì luật pháp do một số ít người lập ra. Đó là lý do được nêu ra để không thi hành luật pháp của chính phủ.

7* Câu chuyện về ông già ó đâm ở Saudi Arabia

         Người dân phẫn nộ vì cụ ông 90 kết hôn bé 15 tuổi 1 http://kenh14.mediacdn.vn/A3YmnWqkHeph7OwGyu6TwbX57tgTw/Image/2012/05/05A/120515kptaohon09_372fb.jpg

       Roshan (11 tuổi) và Mohammed (55 tuổi).

Một ông già người Saudi Arabia, 90 tuổi, đã bỏ ra số tiền 17,500USD để cưới một cô gái 15 tuổi về làm vợ kế.

Ngay đêm tân hôn, cô vợ trẻ vào phòng trước, đóng chặt cửa phòng không cho ông vào. Cô dâu xé nát áo cưới và nức nở khóc, ở luôn trong phòng suốt hai ngày. Cha già dịch ó đâm nầy gọi nhà gái đến khuyên giải. Nhà gái quyết định bắt con về, hủy bỏ hôn nhân.

Ông già cho rằng nhà gái tổ chức lừa gạt ông để lấy tiền và đâm đơn khởi kiện.

Tin tức giựt gân được đưa lên trang nhất các báo. Nhiều tranh luận nổ ra. Nhiều người đổ lỗi cho cha mẹ cô gái vì ham tiền mà gả ép con cho người đàn ông ở tuổi ông cố của cô.

Nhiều người nhận xét ông già đồi trụy, dâm loạn, mất nết thuộc loại già dịch, ó đâm. Một ý kiến khác cho rằng chính quyền tham nhũng, bất lực, không có khả năng bảo vệ quyền lợi phụ nữ. Cuối cùng là chỉ trích các giáo sĩ chủ trương duy trì nạn tảo hôn. Các ý kiến nêu ra đều đúng cả.

Phần ông già mất nết nầy, ông cho biết, ông muốn cưới người vợ khác vì người vợ hiện tại là một bà già ở tuổi 80, không đáp ứng được lạc thú vợ chồng của ông.

8* Nạn tảo hôn ở Ấn Độ

                       Ảnh: Newslaudry

       http://images.vov.vn/w490/Uploaded/hieu/2012_10_14/tao%20hon%20an%20do2.jpg Những hình ảnh khó tin về nạn tảo hôn Những hình ảnh khó tin về nạn tảo hôn
         Người cha cõng đứa con gái 5 tuổi đi kết hôn chui ban đêm

Lúc nửa đêm, em Rajani 5 tuổi bị đánh thức dậy và được bác bồng tới đám cưới dành cho em. Vì tảo hôn là bất hợp pháp tại Ấn Độ nên những nghi lễ như thế này thường được tổ chức vào ban đêm và nó sẽ trở thành một bí mật được cả làng giữ kín.

Ấn Độ có nạn tảo hôn cao nhất thế giới. Theo ước tính của chính phủ thì Ấn Độ có 1/3 trong tổng số cô dâu là dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã hội cho rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều, bởi vì có rất nhiều cuộc hôn nhân không làm hôn thú. Đặc biệt là trong tháng Akshaya Tritiya, tháng lễ hội may mắn của đạo Hindu, nhiều đám cưới tập thể được tổ chức.

             Hon le buon cua nhung co dau nhi An Do hinh anh 4 https://i.ytimg.com/vi/qYleXcpbzKY/maxresdefault.jpg

Những chú rể cũng thường ở độ tuổi thiếu niên. Bablu, 14 tuổi, chỉnh sửa khăn trùm đầu cho vợ, Mata Bai, 12 tuổi, trong lễ cưới. Tuy nhiên, nhiều trẻ em gái phải kết hôn với người lớn tuổi hơn

Theo Luật Hôn Nhân của Ấn Độ thì nữ dưới 18 tuổi và nam dưới 21 tuổi mà kết hôn là vi phạm luật pháp và bị tù 2 năm, bị phạt 3,200USD.

Tuy nhiên, theo ước tính của LHQ thì trong năm 2014 vẫn còn 47% thiếu nữ kết hôn khi chưa tới 18 tuổi. Thế là những đám cưới chui được thực hiện, nhất là tổ chức ban đêm, hạn chế số người tham dự.

8* Tảo hôn ở Bangladesh

     alt http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/sotnzj/2015_06_24/Zing_ando2.jpg https://pbs.twimg.com/media/Ckxp-0sXIAA17mv.jpg

(Hình giữa) Chú rể Raja, 16 tuổi, và cô dâu Sintu, 15 tuổi, tổ chức đám cưới trong ngôi đền Balaji ở Kankheda, Rajasthan.

Tảo hôn ở Bangladesh đứng thứ tư trên thế giới. Mặc dù chính phủ quyết tâm đưa ra những biện pháp xóa bỏ nạn tảo hôn, nhưng chính sách đưa ra thường bị tác dụng ngược trở lại.

Theo tổ chức theo dõi nhân quyền HRW (Human Rights Watch) thì hôn nhân trẻ em là một vấn nạn của nước nầy. 29% nữ giới kết hôn trước tuổi 14.

Tổ chức Nhi Đồng LHQ cho biết, đa số người dân Bangladesh sống trong cảnh nghèo khó. Không có việc làm nhưng lại đông con, nên gả sớm con gái để bớt một miệng ăn và cũng là cơ hội để con gái có đời sống khá tốt hơn.

Theo tục lệ của nước nầy, gia đình chú rể thường giao cho nhà gái một số tiền. Thế nên nhiều gia đình xem đó là dịp để kiếm tiền.

Cô bé gái tên Lucky C., 15 tuổi, nói với nhân viên Nhân Quyền (HRW): “Mặc dù cha mẹ muốn chúng tôi đi học nhưng không đủ điều kiện nên ép buộc chúng tôi lấy chồng”.

Trước đó hai chị của Lucky C. cũng đã kết hôn ở tuổi 11 và 12. Nguồn gốc của tảo hôn một phần là do nghèo đói.

9* Ngày Nữ Nhi Quốc Tế và nạn tảo hôn

        https://www.askideas.com/media/61/International-Day-Of-The-Girl-Child-Wishes-Picture.jpg  http://media.mehrnews.com/d/2015/10/10/3/1864122.jpg?ts=1465445058251  

Ngày 29-12-2011, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết số 66/170, lấy ngày 11 tháng 10 hàng năm là Ngày Nữ Nhi Quốc Tế (International Day of the Girl Child) nhằm bảo vệ quyền lợi cho những thiếu nữ chưa đến tuổi trưởng thành.

Quỹ Nhi Đồng LHQ (UNICEF= United Nations Children’s Fund) đưa ra những chủ đề khác nhau mỗi năm để thúc đẩy chương trình nầy.

Năm 2012. Chấm dứt nạn tảo hôn (Ending Child Marriage). Năm 2013. Đổi mới giáo dục nữ nhi (Innovating for Girls’ Education). Năm 2014. Chấm dứt nạn bạo lực đối với nữ nhi (Empowering Adolescent Girls: Ending the Cycle of Violence).

Mặc dù quốc tế đã đưa ra những chủ trương nhưng tệ nạn tảo hôn vẫn còn hoành hành ở Châu Phi và Châu Á.

      http://3.bp.blogspot.com/-oAkUectGC9s/UpjVcJpY-JI/AAAAAAAACmI/VW91zz4f7mc/s1600/child+bride+2.jpg http://i.cbc.ca/1.2839219.1416332101!/fileImage/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/16x9_620/india-child-marriage.jpg http://baocantho.com.vn/img_post/3793/151.jpg

Một giới chức của UNICEF cho nhà báo biết: “Tệ nạn tảo hôn thế giới vô cùng trầm trọng. Mỗi năm có 150 triệu thiếu nữ vị thành niên bị cưỡng bách kết hôn. Tính ra, cứ mỗi hai giây thì có một thiếu nữ vùng nghèo, thiếu văn hóa, trọng nam khinh nữ… bị cưỡng bách tảo hôn. Hiện nay có 720 triệu cô dâu chưa đến tuổi trưởng thành chiếm 1/10 dân số thế giới (Dân số thế giới: 7,021,836,029 người tính ngày 1-7-2012).

Các nước Châu Phi có nạn tảo hôn cao nhất, như: Cộng Hòa Niger, Cộng Hòa Trung Phi, Cộng Hòa Chad…

Kế đến là các nước Châu Á như Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia… Ấn Độ đứng đầu thế giới về tảo hôn.

     http://newstig.com/assets/img/postimages/xwHH9vcbchild-marriage1-(2).jpg http://resources3.news.com.au/images/2015/02/17/1227222/082739-5dff326e-b561-11e4-a05f-87b0515cbaed.jpg

Cô dâu nhí có 2 con

Các quan chức LHQ cho rằng để thành công trong trận chiến tảo hôn thì trước hết phải diệt nạn nghèo đói, lạc hậu, bất bình đẳng về giới tính về phân biệt đối xử đối với phụ nữ.

Cái khó khăn nhất không thể dễ dàng vượt qua là niềm tin lạc hậu của Hồi Giáo về đa thê và ấu dâm. Do đó nạn tảo hôn nhiều nhất tại các nước Á Rập Hồi Giáo ở Trung Đông và Châu Phi.

Chúa tể đạo Hồi lấy vợ khi cô dâu lên 9 tuổi. Đó là tấm gương để tín đồ noi theo. Các giáo sĩ Hồi Giáo kêu gọi tín đồ thánh chiến, tử vì đạo sẽ được lên thiên đàng Hồi Giáo, được ngồi bên trái đấng Allah và được thưởng hai thiếu nữ đồng trinh 13 tuổi.

10* Kết luận

Nujood Ali không phải chỉ là nạn nhân của một hợp đồng hôn nhân, cô bé còn là nạn nhân của bạo lực tình dục. Tâm hồn thơ ngây và thân xác trong trắng bị chà xát, hủy hoại bởi những toan tính của người lớn.
Nujood Ali, từ một nạn nhân vô danh trở thành một nữ anh hùng của thời đại. Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton cho biết: “Một trong những phụ nữ vĩ đại nhất mà tôi biết, cô bé Nujood Ali là một tấm gương về lòng dũng cảm”.

Hành động của Nojoud được xã hội văn minh ca ngợi, nhưng đáng buồn thay, nhiều người Yemen và một số đông người Á Rập khác, thì lại cho đó là điều sỉ nhục, bôi lọ danh dự gia đình và đáng bị trừng phạt.

Làm thay đổi được cái “tư duy” hủ lậu, xoá bỏ được cái tục lệ lạc hậu đã bám sâu vào đầu óc thành thâm căn cố đế trong những con người dốt nát, cuồng tín, thiếu hiểu biết, không phải là một chuyện dễ.

Trúc Giang

Minnesota ngày 27-7-2016






Ý kiến bạn đọc
29/07/201604:04:39
Khách
Ở vào thế kỷ 21 này, không ngờ tục tảo hôn vẫn còn xảy ra một cách tệ hại như vậy ở một số quốc gia .

Cám ơn tác giả về bài viết .
27/07/201622:21:26
Khách
My God!
Sao ma con nhung Nguoi Nhu the nay!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.