Hôm nay,  

Âm Nhạc Và Trái Tim

22/07/201600:00:00(Xem: 6757)

Vừa rời khỏi dòng người xếp hàng rồng rắn trước các cửa sổ phục vụ khách hàng, bận rộn vào giờ tan sở chiều thứ sáu trong ngân hàng Wells Fargo, đầu óc còn váng vất hình ảnh những bàn tay lăm lăm cầm tấm chi phiếu trả lương cho cả tuần làm việc (không bao giờ kịp ấm túi,) những khuôn mặt âm u, những đôi mắt bồn chồn nhìn vơ vẩn ra xung quanh chờ đến lượt, tôi ngồi vào ghế lái chiếc xe hơi nhỏ mới khởi động, ngạc nhiên một cách dễ chịu khi nghe tiếng hát Ý lan chợt cất lên từ đài phát thanh: “…Người dẫu xa, tình thiết tha, hoa ơi có biết lòng ta nhớ người?” Bài hát nghe lần thứ hai, vẫn chưa biết tên tác giả, đánh thức trí nhớ tôi chập chờn ngủ quên hơn mười năm qua, cho tôi thấy lại giữa những giòng xe xuôi ngược trên con đường Harbor đông đúc chiều cuối tuần, khung cảnh khi tôi nghe đúng câu này lần đầu.Thời gian ấy, tôi mới dọn vào căn chung cư trên đường Garden Grove. Đêm hôm đó, tình cờ thấy mình đứng trước cửa sổ phòng ngủ không kéo rèm, ngước nhìn lên bầu trời trên cao trắng đục màu sữa loãng, chơi vơi một vầng trăng tròn lạnh băng màu nguyệt bạch, lòng bỗng dưng nghe ra chừng như thiếu vắng một người.

Đêm sâu hút vì không gian tuyệt đối thinh lặng. Những tán lá phong đứng yên không động cựa và ánh trăng mênh mang, lạnh lẽo, như một nỗi buồn hóa đá… Hoa ơi, có biết lòng ta nhớ người? Hóa ra, âm nhạc là tiếng nói của thân phận. Khi phóng chiếu về tương lai, nó vẽ ra những giấc mơ thần tiên. Khi la đà quay về vùng trời quá khứ, nó là một thứ hồi quang làm sống lại một kỷ niệm, một quãng đời nào đó gắn bó với người nghe. Cho nên, âm nhạc là một hạnh phúc ngọt ngào, một khổ đau êm ái được hát lên và không thể thiếu trong đời sống nhân gian. Tuổi nào cũng yêu mê và đón đợi âm nhạc. Của một bắt đầu long lanh huyền thoại. Của một kết thúc dù buồn vui cũng đẹp như cổ tích. Âm nhạc sống giữa loài người và sống lâu hơn đời người. Nhiều thế hệ nhạc sĩ sáng tác làm nên tuổi xuân bất tận của âm nhạc. Nhiều thế hệ người hát nối tiếp nhau thắp ngọn lửa không bao giờ tàn của âm nhạc. Hí viện không bao giờ ngưng bán ra những lượt vé và “những con ma trong nhà hát” không bao giờ thôi ám ảnh người nghe.

blank
Vợ chồng nhạc sĩ Trần Duy Đức - Nguyệt Hạnh.

Tuần lễ trước đến chơi với con cháu, cô con gái hào hứng hỏi mẹ: “Mẹ đã nghe Tùng Dương hát bao giờ chưa?” Lục lọi thật nhanh trong trí nhớ, không thấy tí tăm hơi nào về hai chữ Tùng Dương, con người hay chỉ nghệ danh. Lắc đầu. Cô càng hào hứng: “Mẹ chờ chút, con cho mẹ xem.” Lúc sau này, tôi hơi lấn cấn về hai chữ “nghe” và “xem” khi ai đó nói với tôi về âm nhạc. Loay hoay mãi mới nghiệm ra câu trả lời cho mình. Người ta thường nói “Đi xem đại nhạc hội” và “Đi nghe nhạc thính phòng.” Rất rõ ràng. Đi “xem” phải mở to hai mắt nhìn tả hữu, thưởng thức ngoại hình, trang phục, các động tác của người trình diễn kể cả người phụ diễn và cảnh trí sân khấu. Đi “nghe” hát thì nghe là chính. Mỗi thính giả là một ốc đảo, có khi mắt nhắm lại để tâm hồn nương theo tiếng hát, tìm về một không gian, một cuộc tình, bốn mùa xuân hạ thu đông, một ngày nắng, một chiều mưa, một bến tàu, một sân ga, một gặp gỡ, một chia tay, ôi thôi, biết bao cảnh ngộ trong đời mà người nhạc sĩ sáng tác đã sống qua, đã sống giùm để thể hiện giùm, để người ca sĩ hát lên những riêng tư mà cũng rất chung ấy, những khoảnh khắc thời gian mong manh mà cũng thiên thu ấy, để cái sân khấu nhỏ của mỗi thính chúng buông màn đã lâu, sống lại trên cái sân khấu lớn ấm áp đèn màu và giai điệu…  Nhạc sĩ và ca sĩ được nhân quần ưu ái vì sự hy sinh chấp nhận mình bị tan biến trong cảm xúc tuôn trào của người nghe. Họ không là ai cả nếu không là những nốt nhạc, là tiếng hát đem theo nó những ve vuốt, những thổn thức, những nhớ thương tràn trề như cơn giông mùa hạ tắm gội ký ức; như cơn mưa mùa thu nhỏ giọt hàng hiên xoáy vào kỷ niệm; như cơn lũ cuốn trôi mọi ưu phiền sau một thời kinh Bát Nhã hay một buổi dọn mình xưng tội và được giải tội trước tòa.


Một hôm, chuông điện thoại reo. Đầu giây bên kia là tiếng nói của Nguyệt Hạnh kèm với tiếng cười nhẹ: “Chị H. ơi, chị tệ thì thôi, làm sao mà chị không nhớ tác giả của bản nhạc “Hoa ơi có biết lòng ta nhớ người?” Tôi thấy ngực nhói khẽ, thảng thốt: “Vậy là anh Đức ư?” Nguyệt cười thành tiếng, có chút mãn nguyện: “Anh Đức phổ thơ Nguyễn Dũng Tiến đó chị!”

Tôi biết nhạc sĩ Trần Duy Đức, chồng Nguyệt Hạnh và Nguyệt Hạnh ngoài 20 năm, cũng từ một buổi nhạc thính phòng ấm cúng chia sẻ với bằng hữu những bản nhạc sáng tác hoặc phổ thơ nổi tiếng một thời của anh: Khúc Mưa Sầu, Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi, Chỉ Nhớ Người Thôi Đủ Hết Đời, Em Hiểu Vì Đâu Chim Gọi Nhau, Nếu Có Yêu Tôi và nhiều nhiều nữa. Tất nhiên có cả Hoa Ơi Có Biết Lòng Ta Nhớ Người…

Tuy không thực sự có nhiều dịp gặp gỡ nhau nhưng vài lần gặp hiếm hoi để lại trong tôi ấn tượng khó quên. Anh tiếp đón bạn bè khiêm cung, giản dị nhưng trau chuốt từng lời nói, cử chỉ, của một người cầu toàn, có lẽ cùng một cung cách thận trọng như khi anh chọn một bài thơ để hát lên với những âm giai lộng lẫy nhất. Anh không có một gia tài sáng tác đồ sộ nhưng những gì anh có thể hiện trọn vẹn tình yêu cái đẹp không chỉ của người nhạc sĩ, người nghệ sĩ vui chơi giữa cuộc đời mà của một điêu khắc gia say mê khắc chạm cảm hứng của mình lên đá quý.

Trong căn nhà nhỏ có khung cửa sổ đong đưa những nhánh hoa leo, bên người bạn đời cùng sống giấc mơ âm nhạc không biết đến phai tàn, ngày tháng về chiều của lứa đôi dệt bằng cảm xúc chứa chan trong thinh lặng. Của những thanh âm, những tiếng hát vẫn mãi vút cao, vẫn mãi chìm sâu, lồng lộng bay lên, ngậm ngùi lan tỏa, đâu đó, là màu nắng lạ, cơn mưa lạ, vầng trăng lạ, trong một không gian như có giây tơ, bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu, êm êm chiều ngẩn ngơ chiều, mênh mông, không còn một thứ gì hiện hữu ngoài âm nhạc ru lòng tan chảy…

Giữa cuộc sống nhọc nhằn, cảm ơn Thượng đế đã ban cho loài người tiếng nói, cho hàng cây tiếng chim hót, cho vũ trụ tiếng suối reo, tiếng gió vi vu, tiếng mưa thì thầm, tiếng biển vỡ trên ghềnh đá…để trái tim người nhạc sĩ rung động viết thành giai điệu ngợi ca cuộc sống. Thời gian bào mòn mọi thứ ngoại trừ tiếng nói đẹp nhất của trái tim nhân loại ở tuổi hai mươi được hát lên, được đóng khung trên năm giòng kẻ You told me you love me, when we were young one day…

Riêng tôi, ở tuổi không còn nhớ gì nhiều, vẫn còn một thanh âm ở lại bền chặt trong ký ức, được nghe lại, rất xa xăm, mỗi đêm trước giờ đi ngủ: tiếng con chim từ quy gọi bạn đến khàn hơi từ bên này rừng chiều Bạch Mã bay về bên kia rừng và chỉ gặp lại chính nó lúc hừng đông, cho một ngày chờ đợi khác.

Bùi Bích Hà

.

GHI CHÚ:

Chiều Nhạc Thính Phòng Trần Duy Đức & Bằng Hữu: Kỷ Niệm 45 Năm Tình Ca với những tình ca lãng mạn, đậm tình nghĩa yêu thương… qua sự trình diễn tuyệt vời của các danh ca: Lệ Thu, Lê Uyên, Trần Thái Hoà, NS Vũ Thành An, Diễm Liên, Y Phương, Minh Phượng, Hàn Phúc, Mai Thanh Thuý, Nguyễn Cao Nam Trân… lúc 2:30 PM Chủ Nhật 21 tháng 8, 2016 tại Majesty Restaurant., 5015 W. Edinger Ave, Santa Ana, CA. 92704 Tel (714) 775 - 5161.

Vé bán tại NS Tú Quỳnh & NS Tự Lực - Đồng hạng $45 - Bảo Trợ $75 (mỗi bàn 10 người - Bao Giải khát -Không ẩm thực)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.