Hôm nay,  

Khúc quanh lịch sử: Tại sao Trung Cộng bị PCA xử án "nặng" về Biển Đông ?

12/07/201615:23:00(Xem: 8526)

   

Description: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d4/Permanent_Court_of_Arbitration_-_Cour_permanente_d%27arbitrage.svg/300px-Permanent_Court_of_Arbitration_-_Cour_permanente_d%27arbitrage.svg.png

Permanent Court of Arbitration (PCA) / Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye


Hôm nay, 12/7/2016, có lẽ là một trong những ngày "đen tối" nhứt của lịch sử bành trướng cộng sản Trung Hoa. Bởi lẽ Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA ở La Haye (Den Haag / Hòa Lan) lúc 11 giờ sáng hôm nay đã đưa ra phán quyết rất "nặng" một cách bất ngờ về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines & Trung Cộng.


Nội dung của phán quyết

Phán quyết thu gọn với 8 điểm chánh này tựa như cú tát tai nóng bỏng vào bộ mặt "ma giáo quỷ quyệt" của Bắc Kinh:


Description: http://ichef.bbci.co.uk/wsimagechef/ic/624x580/amz/worldservice/live/assets/images/2016/07/12/160712091039_south_china_sea_110716_624map_vietnamese.png


1) "Không có cơ sở pháp lý" cho sự kiện Trung Cộng đòi làm chủ trên những tài nguyên tại các vùng nằm trong bản đồ đường chín đoạn (mà còn được gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”).

2) Mặc dù các ngư dân và nhà hàng hải của Trung Hoa, cũng như của những nước khác, trong lịch sử đã từng sử dụng các đảo ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Hoa trong lịch sử đã từng độc quyền kiểm soát các vùng biển và các nguồn tài nguyên tại đây.

3) Không một thực thể mà Trung Cộng đòi chủ quyền “có thể tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế”.

4) Trung Cộng đã vi phạm chủ quyền của Philippines ở vùng đặc quyền kinh tế của nước này, vì đã cản trở việc thăm dò dầu khí và đánh cá của Philippines, xây dựng các đảo nhân tạo, cũng như đã không ngăn cản ngư dân Trung Hoa đến đánh cá trái phép ở vùng này.

5) Các ngư dân Philippines (cũng như Trung Hoa) có quyền đánh cá ở vùng bãi cạn Scarborough và Bắc Kinh đã cản trở việc thực thi các quyền đó khi hạn chế việc đi vào vùng này.

6) Các tàu chấp pháp của Trung Cộng đã hành xử trái phép khi họ cản đường các tàu Philippines gây nguy cơ đụng tàu nghiêm trọng.

blank


7) Các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Cộng trong thời gian gần đây đã làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường bãi san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường sinh thái biển.

8) Các hành động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Cộng không phù hợp với nghĩa vụ của một Nhà nước trong tiến trình giải quyết tranh chấp, gây ra những tổn hại không thể khắc phục được đối với môi trường biển, xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, tàn phá môi trường tự nhiên của các thực thể ở Biển Đông.


Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA

Được biết Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA ở La Haye (Den Haag / Hòa Lan) là một tổ chức quốc tế lâu đời được thành lập vào năm 1899 trong Hội Nghị Hòa Bình tại La Haye (Den Haag / Hòa Lan) và rất có uy tín chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài và các biện pháp hoà bình khác.

Cho đến nay hầu hết các phán quyết của PCA đều được hai bên tôn trọng tuân thủ (xem phía dưới Nguồn 1). Trung Cộng có lẽ là quốc gia đầu tiên "ngang bướng" không chấp nhận  vai trò và quyền phán xét của PCA. Điều này rất dễ hiểu vì Trung Cộng từ xưa đến nay đều chơi "luật rừng" để thủ lợi cho mình. Kỳ này Trung Cộng biết trước sẽ thua vì lý luận căn cứ dựa vào một bản đồ vẽ ra từ năm 1947 để chiếm cả 3 triệu cây số vuông biển cả. Lý luận kiểu này thì đến con nít cũng thấy vô lý chứ đừng nói đến các quan toà PCA.

Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA không phán quyết về chủ quyền biển đảo, mà chỉ xác định là những thực thể nào trên biển có thể tạo ra chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển xung quanh chiếu theo luật quốc tế.

Bắc Kinh đã không chấp nhận & không tham gia vào vụ kiện của Philippines. Nhưng, PCA nhận định "chặn đầu" trước cho rằng, việc Bắc Kinh từ chối tham gia không ảnh hưởng gì đến thẩm quyền xét xử của tòa và việc Philipines đơn phương kiện không phải là một hành động vi phạm các thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.


Tại sao Trung Cộng bị PCA xử án "nặng" về Biển Đông ?  

Dư luận báo chí cũng không ngờ nổi là Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA đưa ra một phán quyết rất "nặng" như vậy đối với Bắc Kinh.

Câu hỏi tại sao Tòa Án PCA đó lại hành động như vậy ?

Rất dể hiểu: Rỏ ràng họ rất ác cảm với thái độ "kênh kiệu" của Bắc Kinh bất chấp luật lệ đã từng quy định và càng ngày Trung Cộng hành xử như một "ông trời con" vô giáo dục. Đánh chiếm công khai các láng giềng trong quá khứ như Ấn Độ, Việt Nam ... , thao túng hối lộ mua chuộc tại Phi Châu, Nam Mỹ ... , hành xử kiểu côn đồ lục lọi ăn cắp bản quyền & phá hoại trên internet khắp nơi (mà vẫn chối leo lẻo!)..., biết bao nhiêu chuyện "che đậy" gian tà làm hại cả nhân loại không sao kể xiết .. . Nay, PCA có cơ hội để "vạch mặt chỉ tên" cho cả thế giới thấy rõ thủ đoạn của Bắc Kinh qua 8 điểm tố cáo để cùng nhau đề phòng.

Quả nhiên, họ đã thành công vô cùng với phản ứng tán thưởng khắp nơi và đúng là một cú tát tai "trời giáng" cho Bắc Kinh.


Phản ứng khắp nơi

Hoa Kỳ không bỏ cơ hội và ra thông cáo báo chí ngay lập tức (xem Phụ đính 1). Trong đó khôn ngoan nhấn mạnh:

"Theo quy định trong Công ước, quyết định của Toà án là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả Trung Quốc và Philippines. Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng và kỳ vọng rằng cả hai bên sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình."

Liên Hiệp Âu Châu thì dĩ nhiên phải ủng hộ "hết mình" vì PCA nằm tại Hoà Lan ngay trên lãnh thổ Âu Châu. Vã lại nếu Trung Cộng chiếm hết Biển Đông thì con đường giao thông thương mại "đứt" làm sao Âu Châu chịu nổi.

Philippines thì khỏi phải nói biết bao nổi mừng "thắng trận" trước một siêu cường số 2.

Còn phía Nhật Bản thì mừng không kém gì Philippines, bởi lẽ đang tranh chấp kịch liệt với Trung Cộng về vụ đảo Điếu Ngư. Cho nên Nhật Bản tuyên bố phán quyết của tòa án ở Hague là mang tính chung cuộc, ràng buộc pháp l‎ý, yêu cầu các bên liên quan tới vụ kiện thực hiện theo quyết định này. Ngoại trưởng Fumio Kishida nói trong thông cáo rằng Nhật Bản đã luôn ủng hộ tầm quan trọng của luật pháp và việc sử dụng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay cưỡng chế trong giải quyết tranh chấp hàng hải.

Theo luật sư Paul Reicher, tư vấn chính cho Philippines: "Đây là thắng lợi của nước nhỏ trước nước lớn. Đây là chuyện Trung Quốc chống lại toàn bộ các nước láng giềng chứ không chỉ Philippines. Các nước Việt Nam, Indonesia cũng thắng lợi hôm nay về mặt pháp lý."

Đúng vậy, từ trong nước, Ts Trần Công Trực (nguyên Trưởng ban Biên giới) cho rằng điều này "chứng tỏ rằng thượng tôn pháp luật được đề cao", "hoan nghênh, đề cao sự công tâm, minh bạch, đúng đắn của phán quyết của hội đồng trọng tài PCA đứng ra làm việc hết sức có ý nghĩa này". Ts Trần Công Trực cho rằng phán quyết giúp Việt Nam "khẳng định việc Việt Nam vận dụng và thực thi công ước này [Công ước về Luật biển năm 1982] để xác lập quyền và lợi ích của mình trong Biển Đông một cách hợp pháp và nó là cơ sở để Việt Nam tiếp tục đấu tranh để bảo vệ cho các quyền và lợi ích hợp pháp của mình."

Dĩ nhiên đa số các quốc gia tại Á Châu và tại Úc Châu hiện đang "mừng thầm" vì thấy thế lực bành trướng Trung Cộng bị một cú thảm bại nặng nề và rất có thể đây là một khúc quanh lịch sử bước sang một thời kỳ không còn sợ hải không cần nhượng bộ trước những lấn lướt vô lý của Trung Cộng (xem Phụ đính 2).

Tương lai sắp tới sẽ cho thấy rõ tác dụng của phán quyết này đối với bàn cờ thế giới.


Người Xứ Bưởi


Nguồn 1: Permanent Court of Arbitration (PCA) / Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye

https://en.wikipedia.org/wiki/Permanent_Court_of_Arbitration


Phụ đính 1: Phản ứng chính thức từ phía Hoa Kỳ


Trang web Đại sứ quán Hoa Kỳ  ở Việt Nam đã phổ biến:

https://vn.usembassy.gov/vi/20160712-press-statement-decision-philippines-china-arbitration/

12 Tháng Bảy, 2016

Tuyên bố báo chí:

Phán quyết Tòa án trong việc phân xử Philippines-Trung Quốc


Phán quyết ngày hôm nay của Tòa án trong việc phân xử Philippines-Trung Quốc là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu các quyết định và không có bình luận về các giá trị của vụ kiện, nhưng một số nguyên tắc quan trọng đã được thể hiện rõ ràng ngay từ đầu vụ kiện này và có giá trị tái khẳng định.


Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ pháp quyền. Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Nam trung Hoa một cách hòa bình, trong đó có thông qua trọng tài.


Khi gia nhập Công ước Luật Biển, các bên nhất trí về quá trình giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước nhằm giải quyết các tranh chấp. Trong phán quyết của ngày hôm nay và trong phán quyết của Tòa án từ tháng 10 năm ngoái, Tòa án nhất trí phán quyết rằng Philippines đã hành động trong phạm vi quyền hạn của mình theo Công ước về khởi xướng sự phân xử này.


Theo quy định trong Công ước, quyết định của Toà án là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả Trung Quốc và Philippines. Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng và kỳ vọng rằng cả hai bên sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình.


Sau quyết định quan trọng này, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tránh các tuyên bố hoặc hành động khiêu khích. Quyết định này có thể và nên là  một cơ hội mới để làm mới những nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình.


Chúng tôi khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rõ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật pháp quốc tế – như được phản ánh trong Công ước Luật biển – và làm việc với nhau để quản lý và giải quyết tranh chấp của họ. Những bước đi như vậy có thể cung cấp cơ sở cho các cuộc thảo luận nhằm thu hẹp phạm vi địa lý của các tranh chấp hàng hải của họ, thiết lập các tiêu chuẩn về hành xử trong các khu vực tranh chấp , và cuối cùng là giải quyết tranh chấp tiềm ẩn của họ mà không có sự ép buộc hoặc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực.



Phụ đính 2:


Châu Á sẽ nóng thêm sau phán quyết về vụ kiện Biển Đông


Tờ Financial Review của Úc hôm nay, 12/07/2016, đã trích dẫn ý kiến của nhiều chuyên gia châu Á báo động về tác động của phán quyết về vụ kiện Biển Đông lên tình hình châu Á. Những ý kiến này được trích ra từ các cuộc phỏng vấn được trang Asialink của Đại học Melbourne, Úc đăng tải.


Đối với chuyên gia Termsak Chalermpalanupap, thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á- Yusof Ishak, Singapore, việc Tòa Án Trọng Tài Thường Trực bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh thêm giận dữ và càng đẩy nhanh việc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo tại các vùng đang tranh chấp ở Biển Đông.


Bà Elina Noor, giám đốc nghiên cứu an ninh và chính sách đối ngoại của Viện Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế, Malaysia, cũng quan ngại là sau phán quyết của Tòa hôm nay, căng thẳng ở Biển Đông sẽ gia tăng và trầm trọng thêm, với việc Trung Quốc tiếp tục xây đảo nhân tạo, một hành động theo bà là “vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC”. Bà Elina Noor cũng dự báo Bắc Kinh sẽ tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông và đưa thêm nhiều tàu xâm nhập các vùng đặc quyền kinh tế của những nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.


Về phần mình, ông Ngeow Chow Bing, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Malaya, Malaysia, thì lo ngại là một phán quyết có lợi cho Philipines sẽ đẩy Trung Quốc đến tâm lý “một mình đương đầu với nhiều người”, với Philippines và rồi các nước tranh chấp khác trong ASEAN liên kết với hai đối thủ truyền thống của Bắc Kinh là Mỹ và Nhật tạo thành một mặt trận chống Trung Quốc. Theo vị chuyên gia này, điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại về địa chính trị.


Cũng quan ngại không kém, ông Suchit Bunbongkarn, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, Thái Lan, dự báo là việc Trung Quốc không tuân thủ phán quyết sẽ có tác động tiêu cực đến an ninh khu vực. Theo ông, phán quyết của Tòa Án Trọng Tài sẽ không giải quyết xung đột mà sẽ làm vấn đề thêm gay gắt.


Từ góc độ của Jakarta, ông Evan Laksmana, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Indonesia, cho biết nước này sẽ theo dõi sát phản ứng của Trung Quốc và sự leo thang căng thẳng có thể xảy ra ở Biển Đông. Dầu sao thì Jakarta sẽ tìm cách khai thác phán quyết ra hôm nay vì phán quyết này củng cố vị thế của Indonesia nếu nước này cũng đệ đơn kiện về những vụ đánh cá trái phép của tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.


Còn chuyên gia Lee Poh Ping, thuộc Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Malaya, thì lo ngại về một phán quyết hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc. Ông cũng sợ rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ dùng phán quyết này để thi hành chiến lược “bao vây” Trung Quốc, với lý do Trung Quốc là một quốc gia “côn đồ”, xem thường luật pháp quốc tế. Trong trường hợp đó, Bắc Kinh sẽ phản pháo bằng cách lôi kéo các nước Đông Nam Á khác.


Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển và Chiến lược, Philippines, ông Herman Kraft cũng dự đoán là sau phán quyết hôm nay, Trung Quốc sẽ gia tăng các hoạt động trên Biển Đông, đi xa hơn những gì mà họ đã làm để xác quyết chủ quyền trước khi có phán quyết. Theo chuyên gia này, nếu Việt Nam và Philipines đáp trả cái mà họ xem như là chiến thuật hù dọa của Trung Quốc, cộng thêm với việc hải quân Hoa Kỳ can dự nhiều hơn, điều này có thể tại ra một môi trường thù nghịch mà trong đó mọi quyết định vội vã có thể dẫn đến khủng hoảng.


Phó chủ tịch Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nayang, Singapore, chuyên gia Ong Keng Yong thì quan ngại cho sự đoàn kết nhất trí của khối ASEAN vì phản ứng của Trung Quốc sau phán quyết hôm nay sẽ gây khó khăn cho việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, việc thực thi DOC trên nguyên tắc sẽ dẫn đến một bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông COC, có tính chất ràng buộc pháp lý hơn. Tân chính phủ Philippines có thể sẽ buộc có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc và điều này sẽ gây mất đoàn kết nội bộ ASEAN, cản trở sự đồng thuận trong việc ra các quyết định của khối này.


Thanh Phương / RFI /

Ý kiến bạn đọc
14/07/201623:19:44
Khách
ông trời con này là con Diêm Vương nên mới như thế đấy.
Cửu Long cạn nguồn biển Dông dậy sóng đến nơi rồi .
14/07/201604:40:12
Khách
Tàu cộng là lũ bẩn thỉu chuyên ăn cắp và ăn cướp . Ăn cắp sản phẩm trí tuệ của các nước Âu- Mỹ . Ăn cướp biển, đảo của các nước Đông Nam Á .
13/07/201601:11:41
Khách
TC là 1 nước lớn nhưng hành động không thua một lũ vô học và côn đồ.
Riêng với đất nước VN từ bao ngàn năm qua đã nếm mùi và rất thấu hiểu TC với cách hành xử
Côn đồ như vậy.
Chỉ khổ là cái lũ chó nằm ở Hà Nội lại khiếp nhược và ngu si đi theo TC để bán đất nước minh cho lũ côn đồ TC,
Nhưng không có gì là tồn tại mãi mãi, sớm muộn gì thì lũ cs VN cũng sẽ sập, chừng đó toàn dân VN sẽ đứng lên giành lại biển đảo của VN, ngày đó không xa đâu, TC sẽ sập và cs VN cũng sập theo mà thôi.
13/07/201600:02:48
Khách
Ông trời con cứ nghĩ mình là con trời muốn làm gì thì làm. Coi luật pháp quốc tế không ra gì. Kỳ này thua đậm.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.