Hôm nay,  

Nước Sẽ Chết Nếu Đảng Cứ Vô Cảm Để Tự Sát

01/07/201600:00:00(Xem: 4394)

blank
Phạm Trần

Công ty Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan thú nhận là thủ phạm gây ra nạn cá chết ở miền Trung, Việt Nam từ đầu tháng 4/2016 và đồng ý “bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, bồi thường xử lý môi trường biển, số tiền 11.500 tỷ đồng tương đương 500 triệu USD.”

Tuy nhiên câu chuyện không kết thúc dễ dàng như thế vì việc làm sạch môi trường biển Việt Nam của Formosa chưa biết đến bao giờ mới có kết qủa.

Theo kết luận điều tra của Việt Nam thì nước thải ra biển Hà Tĩnh của Formosa có “chứa độc tố như Fenol, Xianua, kết hợp với Hidro, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến Thừa thiên Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt.”

Nhưng cái chết của hải sản và sinh vật biển chưa phải đã hết chuyện ô nhiễm lâu dài ở miền Trung. Các ngư dân và thợ lặn đánh bắt dưới nước đã báo cáo không còn sinh vật nào sống sót sau ngày cá chết hàng loạt. Các mảng san hô trắng nõn nà đã đổi mầu nâu đậm chết tràn lan dưới đáy, ngay cả ở vùng biển xa bờ cả 10 Hải lý (1 hải lý dài 1,852 mét). Họ cũng cho biết, đáy biển và hang đá họ thường đánh bắt trước đây đều đã đổi màu là dấu hiệu chất độc đã bám vào. Một số thợ lặn cho biết một cảnh tượng chết chóc tràn lan của hải sản và sinh vật có vỏ nằm la liệt đáy biển. Nuớc quanh vùng cũng hôi thối khó chịu và ngứa ngáy, nổi mụn trên cơ thể nếu không biết tránh.

Như vậy, cam kết của Formosa sẽ “phục hồi môi trường biển 4 tỉnh miền Trung” của Việt Nam gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế” vẫn chưa có sức thuyết phục vì cả Formosa lẫn Chính phủ Việt Nam chưa công bố kế họach để dân có thể tin sẽ thành công.

5 HỨA - AI TIN ?

Nhưng nếu kế họach gọi là “phục hồi” của Formosa chỉ tập trung vào 4 Tỉnh thôi thì chất độc chảy xuôi xuống Nam vùng biển này sẽ được giải quyết ra sao ?

Có lẽ dự đóan được mối lo ngại này mà Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết:”Trước hết, có biện pháp khắc phục đời sống người dân ven biển như hỗ trợ lãi suất, việc làm, mua hải sản của ngư dân đánh bắt; công bố sớm vùng hải sản an toàn, cảnh báo vùng hải sản không an toàn để người dân tránh dùng sản phẩm không an toàn.”

Nói thì dễ đấy, nhưng khi bắt tay vào việc khoanh vùng“ hải sản an toàn, cảnh báo vùng hải sản không an toàn” cũng đòi hỏi những nghiên cứu và thử nghiệm khoa học không kém khó khăn như điều tra chất thải của Formosa.

Nhưng khi trả lời câu hỏi: “Cơ quan công an có khởi tố vụ án hình sự (đối với Formosa) hay không?, ông Dũng nói: “Việc đấu tranh tìm ra thủ phạm là thái độ cương quyết của Đảng, Chính phủ Việt Nam; xử nghiêm không loại trừ bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Nhưng, Việt Nam đang xây dựng môi trường đầu tư, tạo lập hình ảnh trong thời kỳ hội nhập, được các nhà đầu tư đánh giá cao về ổn định chính trị, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thành công là thể hiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Formosa đã nhận lỗi trước người dân Việt Nam, đưa ra 5 cam kết về bồi thường, hỗ trợ. “Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại”, Chính phủ có thái độ rõ ràng, đó là xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm pháp luật nhưng cũng có chính sách độ lượng. Nếu các nhà đầu tư cam kết thực hiện đúng pháp luật Việt Nam thì Chính phủ đảm bảo cho hoạt động hiệu quả. Việc đưa vụ án ra khởi tố hay không thì cần cân nhắc. Người dân Việt Nam vốn khoan hồng, độ lượng.”

Nói như thế thì rõ ràng phía nhà nước Việt Nam đã thỏa mãn với lời xin lỗi và hành động đền bù của Formosa.

Theo Thông báo phổ biến tại cuộc họp báo của phía Việt Nam chiếu 30/06/2016 thì từ ngày 28/6, Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm gây ra ô nhiễm môi trường, đồng thời cam kết 5 điểm:

(1) công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng;

(2) thực hiện việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD);

(3) khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, bảo đảm xử lý triệt để các chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh để không tái diễn sự cố môi trường như đã xảy ra;

(4) phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung, bảo đảm phòng, chống ô nhiễm, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự để tạo niềm tin với người dân Việt Nam và quốc tế;

(5) thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước; nếu vi phạm thì sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

MỞ ĐƯỜNG ĐẾN NGHĨA TRANG

Dư luận ở Việt Nam có thể đã thỏa mãn, nhưng vụ cá chết ở miền Trung Việt Nam đã mở đường đến nghĩa trang cho hàng triệu người dân nếu đảng và báo chí Cộng sản Việt Nam cứ tiếp tục vô cảm với tệ nạn ô nhiễm môi trường và thực phẩm độc hại để tự sát.

Chuyện này ai ở Việt Nam cũng đã thấy, riêng nhà nước thì không. Ô nhiễm môi trường và trong thực phẩm đã vào nhà dân mà không ai biết phải chống đỡ bằng cách nào.

Chỉ khi xẩy ra vụ cá chết, cả nước mới cuống lên lo chống đỡ bằng các biện pháp cấp thời nhưng vá víu, miễn sao giữ cho tình thế không vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Những gì xẩy ra trong biến cố cá chết ở 4 Tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế là bằng chứng về sự vô cảm và vô trách nhiệm của đảng cầm quyền Cộng sản đối với sinh mệnh của dân vùng đất nghèo khó này.

Về mặt đảng, các Đảng ủy và Hội đồng Nhân dân vùng bị nạn đã bình chân như vại rồi rối như canh hẹ ngay từ ngày đầu tiên 6/4/2016, khi dân phát hiện cá nuôi lồng bị chết hàng loạt ở vùng biển Vũng Áng, xã Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh.

Không có bất cứ biện pháp cấp thời nào giúp dân bảo vệ vệ sinh, sức khỏe và môi trường khiến đến bây giờ, 3 tháng sau, khỏang 5 triệu dân vùng nhiễm độc vẫn hoang mang lo sợ.

Người ta không biết đã có bao nhiêu con cá chết nhiễm độc đã nằm trong dạ dầy người dân trong những ngày đầu tiên. Có bao nhiêu con cá khác đã được tiêu thụ trên thị trường khi chúng mới chết trôi dạt vào bờ? Và có ai biết có chai mắm hay nước mắm nào làm bằng cá chết đang bán trên thị trường?

Còn muối làm từ nước biển thì sao? Liệu chất độc Formosa có chứa trong mỗi hạt muối trong trắng kia không?

Tất cả những chuyện lo âu này thuộc về tính mạng của dân mà sao chưa thấy Bộ Y tế Việt Nam có biện pháp điều tra hay thử nghiệm nào? Các Viện nghiên cứu khoa học và mấy chục ngàn Tiến sỹ, Nhà Khoa học đang ngủ ở đâu?

Cũng cần phải biết trước ngày có cá chết thì đã có chuyện tử vong của thợ lặn chuyện nghiệp Lê Văn Ngày hôm 24/04/2016. Ông Ngày qua đời sau khi khi thi công xây dựng đê chắn sóng ở cảng Sơn Dương thuộc KCN Formosa - Vũng Áng.

Chính quyền không cho điều tra nguyên nhân gây ra cái chết oan khiên của ông Ngày. Các cơ quan y tế và khoa học nhà nước cũng làm ngơ trước sự kiện này như họ và chính quyền địa phương từng bỏ ngoài tai các báo cáo từ nhiều tháng trước của ngư dân và thợ lặn về chất độc thoát ra từ ống dẫn thải của Formosa.

Những việc làm tắc trách, vô trách nhiệm của các viên chức đảng và nhà nước trong biến cố Formosa Hà Tĩnh đã chứng minh đảng và cán bộ đã coi thường dân và không quan tâm đến đời sống của dân.

Do đó, một nhà báo đã đặt câu hỏi tại cuộc họp báo ngày 30/6/2016 tại Hà Nội: “Formosa từng có nhiều vi phạm trong đầu tư, vì sao Hà Tĩnh vẫn chào đón. Tới đây có gì thay đổi trong thu hút đầu tư?

Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đáp: “Sau sự cố này, chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ Việt Nam là nhất quán, đảm bảo đúng cam kết với các nhà đầu tư nước ngoài. Một sự cố xảy ra là điều đáng tiếc. Đây cũng là bài học cho các cơ quan quản lý nhà nước, rà soát chức năng nhiệm vụ để việc thu hút đầu tư nước ngoài theo đúng quy định pháp luật. Chính phủ Việt Nam không đánh đổi đầu tư nước ngoài bằng mọi giá, không đánh đổi môi trường để thu hút đầu tư nước ngoài.”

BÁO CHÍ LẠNH CẢM

Trong thời gian điều tra cá chết, Ban Tuyên giáo đảng và Bộ Thông tin-Truyền thông đã tìm mọi cách bưng bít sự thật để bảo vệ uy tín cho đảng cầm quyền.

Không những chỉ có báo, đài trung ương mà cả của địa phương thọ nạn cũng không được phép thông tin đầy đủ và minh bạch.

Ban Tuyên giáo không cho phép báo cử phóng viên đến tận nơi điều tra, phỏng vấn dân về các vụ cá chết. Các báo cũng đứng ngoài đợi lệnh xem có được phỏng vấn các Nhà Khoa học và các chuyên viên môi trường để làm sáng tỏ nguyên nhân tại sao con cá, con tôm và các sinh vật biển đã chết tức tưởi như thế.

Ngược lại, báo nhà nước lại được khuyến khích đưa tin rộng rãi ra rả ngày đêm về những việc làm như điều tra và giúp dân của đảng và nhà nước. Họ cũng được ban Tuyên giáo tra lệnh phản biện quyêt liệt chống các đòi hỏi điều tra thằng vào Formosa của nhiều tầng lớp nhân dân.

Báo đài nhà nước, điển hình như báo Quân đội Nhân dân (QĐND) đã phản ứng ngày từ ngày 6/5/2016: “Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương, các thế lực phản động ở hải ngoại cấu kết với một số đối tượng cực đoan, chống đối trong nước đã lợi dụng mạng lưới truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội, “ký sinh” vào sự cố về môi trường nói trên để thực hiện mưu đồ chính trị, ra sức tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, chống đối Đảng, Nhà nước, phá hoại an ninh kinh tế, chính trị của đất nước. Một bộ phận cộng đồng mạng, do thiếu thông tin và ảnh hưởng của “hội chứng đám đông”, đã gián tiếp cổ vũ, tiếp tay cho các hành vi sai trái này.”

Khi nhiều người dân biểu tình bênh dân đòi nhà nước điều tra minh bạch để bảo vệ môi trường thì báo đài đảng không loan tin. Ngược lại họ đã chụm đầu vào để ca tụng nỗ lực của nhà nước giúp dân ổn định cuộc sống.

Báo QĐND còn bịa ra tin: “Sau khi Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc, sự cố môi trường ở 4 tỉnh ven biển Miền Trung từng bước được xử lý, ngư dân vùng bị thiệt hại được hỗ trợ để tái sản xuất, ổn định cuộc sống…”

Làm gì có chuyện gọi là “tái sản xuất” hay “ổn định cuộc sống”?

Sự mạo nhận trơ trẽn này đã bị Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, người bị nhà nước ép phải rởi nhiệm sở Hà Nội năm 2010, lột mặt nạ trong chuyến đi thăm Giáo dân Giáo xứ Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày 16/06/2016.

Ngài nói: “Khi chứng kiến tất cả đời sống của họ cũng như đi thăm tất cả các bờ biển, tôi cảm thấy đau xót, có thể nói là một cảnh chết chóc. Tôi vào một nhà nghỉ khá lớn của Hà Tĩnh thấy khách vắng hoe, chả thấy khách đâu cả. Rồi đi ra bãi biển thấy thuyền nằm chất đống ở đó, có những con thuyền chỉ còn đậy những tấm vải y hệt như những thân thể bị liệt thì đúng là một cảnh chết chóc. Ở bờ biển không có một sinh vật nào cả, trên bãi cát không có một con dã tràng nào….”

Trở lại xứ đạo, Đức cha Kiệt đau xót kể: “Trong làng trong xóm sự chết chóc đang dần mòn đi tại vì những người dân đánh cá đã ba tháng nay không ra biển thì chả còn thu nhập gì cả. Thành ra chúng tôi thấy sự chết dần mòn. Người ngư dân chết trực tiếp, cá chết thì người đánh cá cũng chết, những người làm nghề liên quan đến nghề cá như người bán xăng cho những tàu đánh cá cũng chết, những người làm chài lưới cũng chết, những người buôn bán hải sản cũng chết, những người chế biến hải sản cũng chết, ngành du lịch cũng chết, bao nhiêu sự chết kéo theo. Người ta đoán là có ít nhất là 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết này. Hết sức là đau xót, xung quanh đó hết sức là hoang tàn, không còn sức sống, người ta ai cũng mệt mỏi, rã rời và buồn chán.”

(Theo báo điện tử Tin mừng Cho Người Nghèo)

BẼ BÀNG VÀ XẤU HỔ

Câu chuyện làng báo nhà nước lạnh cảm đứng bên lề cảnh khổ của người dân vùng thọ nạn miền Trung còn xấu hổ đen mặt khi họ phải chứng kiến những hình ảnh và nghe chuyện ngư dân nói với Phóng viên Đài Truyền hình PTS của Đài Loan đến vùng Vũng Áng làm phóng sự về cá chết.

Phóng sự dài 60 phút của PTS đã chiếu 2 lần, ngày 20/6 và 25/6.

Theo báo Tuổi Trẻ tường thuật thì: “Các phóng viên của PTS đã xuống tận địa bàn các khu vực bị giải tỏa để làm nhà máy thép của Formosa, gặp gỡ và phỏng vấn những người bị ảnh hưởng bởi môi trường biển thay đổi.

Một cảnh quay trong phóng sự cho thấy một số người dân đang tức giận và tranh luận vì không hiểu tại sao lại mắc các bệnh về da, họ cũng không dám ăn hay bắt cá biển như trước.

Tuy nhiên, ảnh hưởng nặng nề nhất lại là các ngư dân ở những vùng này. Để dẫn chứng, PTS phỏng vấn một ngư dân tại Hà Tĩnh.

Anh này cho biết lúc xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, đang là mùa đánh bắt cá của ngư dân trong vùng.

Cá chết suốt hai tháng 4 và 5 khiến gia đình anh cùng nhiều ngư dân khác lâm vào cảnh khốn cùng vì không thể ra khơi, cá bắt về phải chứa trong tủ đông vì không người mua.”

Như vậy, câu hỏi đặt ra với Ban Tuyên giáo đảng và Bộ Thông tin-Truyền thông là tại sao cho phép TV Đài Loan đến tận vùng cá chết làm phóng sự mà không cho báo chí đảng làm công tác này?

Hay là vì Đài Loan là một phần của Trung Quốc nên phía Việt Nam đánh phải “nhắm mắt đưa chân” cho vừa lòng láng giềng Phương Bắc?

QUỐC HỘI VIỆT ĐÂU?

Ngoài báo chí, Quốc hội Nhà nước Việt Nam cũng nên soi mặt vào gương để học biết xâu hổ. Trong khi cả 500 Đại biểu Quốc hội Việt Nam chỉ biết cúi đầu chờ đảng bật đèn xanh về vụ cá chết thì nhiều nghị sĩ và nhà hoạt động Đài Loan đã công khai phẫn nộ và đòi Chính quyền Đài Loan điều tra Công ty Formosa vì bị tố cáo gây ra nạn cá chết và hủy oại môi trường ở Việt Nam.

Linh mục người Việt, Peter Nguyễn, sống lâu năm ở Đài Loan nói chính quyền cần chắc chắn Formosa sẽ phải làm sạch vùng ô nhiễm và đền bù thiệt hại thỏa đáng.”

Câu chuyện hỗn hợp của các Nhà lập pháp Đài Loan và một Linh mục người Việt lên tiếng đòi điều tra Formosa vì vụ cá chết ở Việt Nam đã nói lên hai điều:

Thứ nhất, Quốc hội của nhà nước Việt Nam đúng thật là một cơ quan bù nhìn được dựng lên chỉ để phục vụ cho quyền lợi đảng. Khi quyền lợi của dân vùng biển miền Trung bị xâm phạm nghiêm trọng thì cái Quốc hội này lại ngỏanh mặt làm ngơ. Không ai trong số 500 Đại biểu, kể cả những Dân biểu của địa phương dám đi thăm dân hay điều tra tại sao con cá phải chết. Họ có còn xứng đáng là đại diện của dân nữa không?

Thứ hai, trong suốt gần 3 tháng có khủng hỏang môi trường và kinh tế của 4 tỉnh miền Trung mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nơi quy tụ tất cả những tổ chức chính trị và xã hội của đảng, đã không có bất cứ hành động nào được gọi là “ích quốc lợi dân”.

Trong số các tổ chức được đảng nuôi ăn có cả các Tôn giáo lớn như Giáo hội Phật giáo, một bộ phận nhỏ Công giáo (Công giáo yêu nước), Tin Lành, Hòa Hảo và Cao Đài, Hồi Giáo, v.v… nhưng không thấy có ai dám hé răng về cá chết hay đến thăm dân để an ủi và trao cho họ 1 đồng bạc hay 1 bát cơm?

Chẳng lẽ lòng từ bi và bác ái của số người này cũng đã lạnh như đồng rồi sao, hay tất cả mọi thành phần con người của đảng và nhà nước đã vô cảm trước tệ nạn môi trường ô nhiễm và thực phẩn độc hại đang lan nhanh ở Việt Nam?

Thảm họa môi trường của Formosa Hà Tĩnh, vì vậy không chỉ là giọt nước tràn ly mà là ngòi thuốc súng đang nằm trong tay những kẻ muốn đẩy Việt Nam đến chỗ tự sát. -/-

Phạm Trần
(06/016)

Ý kiến bạn đọc
01/07/201616:20:47
Khách
Dân chúng nên xuống đường, 500 triệu không
Là gì so với những thảm họa lâu dài,
BP phải đền cả 20 tỉ đô, vì lỗi lầm của họ.
500 triệu chỉ là con số quá nhỏ.

nếu bắt được thằng trọng lú thì đem Nó ra xử trảm Vì chỉ có cách đó mới xứng đáng với một thằng Đi bợ đít mấy thằng chệt rồi đem dâng đất
Nước cho tụi chệt mà cha ông ta đã bao đời phải Luôn tranh đấu để giữ từng tấc đất của
Quê hương,
thằng lú này không phải lú Không mà còn ngu nữa. Xử trảm nó đi.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.