Hôm nay,  

Tình Hình Biển Đông Sáu Tháng Đầu 2016

01/07/201600:01:00(Xem: 5749)

TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG SÁU THÁNG ĐẦU 2016
.

Tình hình Biển Đông sáu tháng đầu 2016 là các cuộc đấu khẩu liên tục giữa lãnh đạo và quan chức hai nước Mỹ-Trung cho thấy Biển Đông vẫn là vấn đề gây bất đồng ngày càng khó giải tỏa giữa hai siêu cường quốc này. Bắc Kinh thì kiên quyết bảo vệ “chủ quyền”, còn Washington thì dứt khoát bảo vệ “tự do hàng hải”, hai khái niệm ngày càng đối chọi, làm gia tăng nguy cơ xảy ra đụng độ giữa hai bên ở vùng biển chiến lược này. Trong bản tuyên bố chung đưa ra hôm 11/4/2016, sau khi kết thúc hai ngày họp tại Hiroshima, Nhật Bản, các ngoại trưởng của 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới nói: “Chúng tôi quan ngại về tình hình tại Biển Đông và biển Hoa Đông, và nhấn mạnh đến tầm quan trọng căn bản của việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình”. Tiếp đó, trong buổi họp thượng đỉnh của các nguyên thủ G7 vào cuối tháng 5/2016, bản tuyên bố của Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Italy và Canada cũng khẳng định “Bất cứ tuyên bố chủ quyền nào cũng đều phải dựa trên luật pháp quốc tế và các nước cần tránh các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để tuyên bố chủ quyền.” Trong diễn đàn đối thoại Shangri-La tại Singapore từ 3 đến 5/6/2016, bộ trưởng quốc phòng Mỹ đưa ra lời tuyên bố rằng Bắc Kinh “dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” nếu họ tiếp tục những hoạt động quân sự hóa có tính chất gây hấn tại những hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông. Đô đốc Tôn Kiến Quốc của Trung Quốc phản bác lại: “Chúng tôi không bị cô lập trong quá khứ, chúng tôi không bị cô lập ở hiện tại và chúng tôi sẽ không bị cô lập trong tương lai.” Đối thoại chiến lược thường niên Mỹ-Trung lần thứ 8 khai mạc vào ngày 6/6/2016 tại Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông. Trước mặt chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố: Hoa Kỳ kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng “một giải pháp ngoại giao, tôn trọng luật pháp và chuẩn mực quốc tế”. Bị tấn công dữ dội ở diễn đàn an ninh khu vực vì gây căng thẳng ở Biển Đông, đại diện Trung Quốc đã phải đề nghị Singapore điều chỉnh chương trình của Đối thoại Shangri-La.

Ông Obama trong bài phát biểu tại căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật ngày 27/5 đã nói: "Là tổng thống, tôi đảm bảo rằng Hoa Kỳ đang lại dẫn đầu tại vùng châu Á-Thái Bình Dương, bởi đây là khu vực vô cùng quan trọng" và “Chúng tôi không ảo tưởng những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông có thể thay đổi một sớm một chiều. Nhưng nếu chúng ta đứng cùng nhau trong việc giữ gìn trật tự quốc tế mà chúng ta đã nỗ lực rất nhiều để xây dựng, tôi nghĩ rằng nhiều khả năng chúng ta có thể làm cho Trung Quốc trở thành một đối tác để duy trì trật tự đó".

TRUNG QUỐC

Càng gần tới ngày toà án quốc tế ở La Haye ra phán quyết, Bắc Kinh và  Washington càng tăng áp lực để thuyết phục công luận thế giới ủng hộ lập trường của mình về vai trò của toà án trọng tài quốc tế trong cuộc tranh chấp Biển Đông. Ngoại  trừ một số nước nhỏ không dính dáng gì  đến Tranh chấp Biển Đông như  Afghanistan, Gambia, Niger, Sudan và Vanuatu chính thức ủng hộ lập trường của Trung Quốc còn các nước khác như ASEAN, Liên Âu, Úc Đại Lợi đã tuyên bố ủng hộ việc tuân thủ các thủ tục pháp lý quốc tế. Nga cho rằng các cuộc tranh chấp này phải được giải quyết song phương. Nhật Bản và Ấn Độ chia sẻ các quan tâm của Mỹ về những tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong các vùng biển của khu vực.

Trên lãnh vực quân sự ,Trung Quốc loan báo những thay đổi cấu trúc quan trọng trong quân đội. Theo bản tin của Tân Hoa Xã ngày 2/1/2016 : Lục quân được thống nhất chỉ huy, thành lập đơn vị yểm trợ tác chiến và đơn vị giám sát tên lửa chiến lược. Trong tháng 5/2016, Tập Cận Bình lệnh quân đội không lãng phí ngân sách vì tình hình kinh tế chậm lại tại Trung Quốc. Ngày 2 và 6/1/2016, đã có các chuyến máy bay dân dụng của Trung Quốc cất cánh từ Hải Nam và đã đáp xuống sân bay trên Đá Chữ Thập. Ngày 17/4, một máy bay vận tải quân sự Y-8 lấy cớ đưa 3 công nhân bị bệnh về đảo Hải Nam đã đáp xuống đường băng trên bãi Đá Chữ Thập.

Máy bay của hãng hàng không Phương Nam, Trung Quốc, trên đường băng phi pháp ở đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Tân Hoa xã

Máy bay của hãng hàng không Phương Nam, Trung Quốc, trên đường băng phi pháp ở đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam –

Ảnh: Tân Hoa xã


TÌNH HÌNH KINH TẾ


  • Trong năm 2016, Trung Quốc cố gắng giữ GDP khoảng 6.7% nhưng trên thực tế có thể thấp hơn. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 7 năm qua. Tình hình kinh tế suy giảm của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến toàn thể thế giới. Tỷ phú Soros của Hoa Kỳ cảnh báo rằng thế giới có thể phải đối mặt với một cuộc khủng tương tự như vào thời điểm 2008. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos - Thụy Sĩ hôm 21-1, ông Soros cho biết: “Hạ cánh cứng là thực tế không thể tránh khỏi. Dĩ nhiên là tôi chẳng mong đợi điều đó và đang theo sát”. Chính phủ Trung Quốc đã thi hành một loạt các giải pháp khác nhau nhằm ngăn chặn đà suy giảm của tăng trưởng. Các giải pháp quan trọng có thể kể đến việc phá giá đồng nhân dân tệ (CNY) và cắt giảm lãi suất.

  • Hiện tượng bong bóng bất động sản Trung Quốc đang đặc biệt nguy hiểm. Một khi bong bóng bất động sản bị vỡ, 75% của cải của gia đình Trung Quốc sẽ bị bốc hơi, và đây sẽ là thảm họa mất tài sản chưa từng có trong lịch sử thế giới hiện đại. Theo dự tính, tổng của cải của các gia đình Trung Quốc hiện vào khoảng 27,700 tỷ USD, con số này gấp 3 lần tổng sản phẩm quốc nội Trung Quốc. Nhưng có đến 75% số của cải này đầu tư vào bất động sản, tương ứng với 20,400 tỷ USD. Nếu giá bất động sản sụt giá ở mức 60% như Nhật Bản trước đây thì của cải của người Trung Quốc bị bốc hơi khoảng 12,200 tỷ USD. Nếu mức giảm giá là 80% thì bị bốc hơi 16,000 tỷ USD trở lên.

  • Về vấn đề đầu tư tại Trung Quốc, theo Bloomberg, số vốn ra khỏi Trung Quốc năm 2015 là khoảng 1,000 tỷ USD, lớn gấp 7 lần so với con số 134.3 tỷ USD năm 2014. Dân Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài với mức cao kỷ lục trong lúc nền kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Theo tường thuật của thông tín viên Shannon Van Sant của đài VOA tại Hồng Kông, xu thế này làm giá nhà đất tăng cao ở nhiều nơi trên thế giới, gây ra nhiều mối quan tâm. Theo dữ liệu của hiệp hội địa ốc National Association of Realtors, chỉ tính tại Hoa Kỳ, người ngoại quốc chi ra $68.2 tỉ để mua nhà ở Hoa Kỳ trong thời gian 12 tháng tính đến ngày 31 Tháng Ba, trong đó dân Trung Quốc chiếm hết 18% và đa số trả bằng tiền mặt.

  • Theo thông báo của Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) ngày 7/6, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc trong tháng 5/2016 giảm 28 tỷ USD, xuống 3.19 nghìn tỷ USD, thấp hơn so với dự đoán 3.2 nghìn tỷ USD của các nhà kinh tế học trong khảo sát của Bloomberg. Mặc dù dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tương đối ổn định từ đầu năm đến nay, chặn đứng đà giảm mạnh trong năm 2015, nhưng số liệu về dự trữ ngoại hối tháng 5/2016 cho thấy dự trữ ngoại hối đã giảm 20% từ mức đỉnh gần 4 nghìn tỷ USD hồi tháng 6/2014.

  • Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu của nước này trong tháng 5/2016 giảm 4.1% (tính theo USD) so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu giảm 0.4% - mức giảm nhỏ nhất kể từ cuối năm 2014, đưa thặng dư thương mại đạt 50 tỷ USD. Do nhân dân tệ giảm giá, nếu tính theo nội tệ, số liệu về xuất nhập khẩu của Trung Quốc khả quan hơn.


MẶT TRẬN QUÂN SỰ

  • Bản tin ngày 14/2 của Fox News/ISI cho biết 8 bệ phóng tên lửa phòng không HQ-9 xuất hiện ở Phú Lâm, Hoàng Sa. Một quan chức Mỹ khẳng định tính chính xác của các bức ảnh với Fox News và cho rằng, hệ thống tên lửa mà Trung Quốc vừa bố trí (bất hợp pháp) ở Phú Lâm là HQ-9, gần giống với S-300 của Nga. HQ-9 có tầm bắn 125 dặm, có thể đe dọa bất kỳ máy bay nào, quân sự cũng như dân sự đi ngang qua bán kính này. Đồng thời, Trung Quốc cũng đã xây phi trường cho các trực thăng chống ngầm Z-18F trên đảo Quang Hòa. Cũng trên trang mạng Trung Quốc Weibo, ngày 20 tháng 3, 2016, hỏa tiễn chống hạm tầm xa YJ-62 đã được Bắc Kinh đưa tới Phú Lâm cùng một khoảng thời gian với hỏa tiễn phòng không HQ-9. Stars and Stripes ngày 13/4 đưa tin, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ giấu tên nói với báo này hôm Thứ Tư, Trung Quốc đã triển khai 16 chiếc chiến đấu cơ J-11 ra đảo Phú Lâm - Hoàng Sa, một hành động leo thang chưa từng có.

  • Các biến cố khác lại bùng nổ, điển hình là việc Hải quân của Indonesia rồi Malaysia đã ứng xử với việc tàu đánh cá của Trung Quốc xâm nhập hải phận và cướp cá của họ tại quần đảo Natuna của Indonesia vào ngày 19 và tại Cụm Bãi Đá Luconia của Malaysia vào ngày 25/3.

  • Hai chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc đã cắt ngang đường bay của phi cơ thám thính EF-3 của Hoa Kỳ trên Biển Đông gần đảo Hải Nam, Ngũ Giác Đài cho biết. Sự việc xảy ra trên không phận quốc tế vào ngày 17/5 khi máy bay trinh sát của Hải quân Hoa Kỳ bay tuần tra trong khu vực như thường lệ. Ngày 7/6 lại xảy ra hành vi ngăn chặn thứ hai trong khu vực Biển Hoa Đông.

blank


Lộ trình bay trinh sát trên Biển Đông của Hoa Kỳ (Khu vực màu da cam)


HOA KỲ


Ngày 16/2, Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean tại Sunnylands, Hoa Kỳ, ra tuyên bố chung về hợp tác kinh tế và giải quyết các tranh chấp trên biển nhưng không đề cập đến Trung Quốc. Tuyên bố chung bao gồm 17 điểm chính sẽ là kim chỉ nam cho mối quan hệ hợp tác Mỹ và ASEAN tiến lên phía trước. 4 trong số 17 nguyên tắc của Tuyên bố chung Sunnylands được Nhà Trắng phát đi tuy không nêu rõ từ “South China Sea” (Biển Đông) nhưng khái niệm 'biển' ở đây được những người tham dự sự kiện hiểu là khu vực này. Tướng Michael Hayden, cựu tổng giám đốc Cục An Ninh Quốc Gia (NSA) Mỹ cảnh cáo rằng “không đối phó đúng cách với sự trỗi dậy (tham vọng nuốt trọn Biển Đông) sẽ là thảm họa.” Tổng thống Obama viếng thăm Việt Nam từ 23 đến 25/5/2016 và đã hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam.

MẶT TRẬN KINH TẾ


Bộ thương mại Hoa Kỳ đưa tin: tăng trưởng GDP quý 1, 2016 điều chỉnh là tăng 0.8%, thay vì tăng 0.5% trong báo cáo trước. Tăng trưởng của quý 1 không mạnh như mong đợi nhưng đây là phản ảnh sự chậm lại chung của nền kinh tế toàn cầu.


MẶT TRẬN KINH TẾ - HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)


Trong chuyến viếng thăm Việt Nam cuối tháng 5/2016, khi đề cập đến hiệp ước TPP, Tổng thống Obama chia sẻ: “Từ quan điểm của Mỹ, TPP là một điều đúng đắn phải làm. Tôi tự tin TPP sẽ được thông qua, vì trong quá khứ đã có những hiệp định thương mại vấp phải phản đối nhưng cũng được thông qua”.

MẶT TRẬN NGOẠI GIAO

Liên quan đến vấn đề biển Đông, Hoa Kỳ cho rằng những khác biệt trong quan điểm giữa Mỹ và Trung Quốc không thể cản trở quan hệ hai nước nhưng Hoa Kỳ bắt đầu có những quyết định cứng rắn về những hành động đòi chủ quyền đơn phương gây mất ổn định tại khu vực từ Trung Quốc:

  • Năm 2016 khởi đầu bằng hội nghị thượng đỉnh ASEAN do Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì diễn ra ngày 15 và 16/2 tại trung tâm Sunnylands ở Rancho Mirage, California.

  • Ngày 12/4/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Art Carter bắt đầu chuyến thăm Á Châu hai tuần mà quan trọng nhất là Ấn Độ và Philippines. Trước đó, Lầu Năm Góc thông báo hủy lịch trình thăm Trung Quốc của ông.


MẶT TRẬN QUÂN SỰ

  • Ngày 30/1, tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Wilbur Curtis của hải quân Hoa Kỳ đã vào trong khu vực lãnh hải 12 hải lý của đảo Tri Tôn, đảo lớn thứ ba trong quần đảo Hoàng Sa trong điều mà Hoa Kỳ gọi là "chiến dịch tự do hàng hải" (FONOP). Ngày 3/3, hải quân Hoa Kỳ loan tin tàu sân bay USS John C. Stennis, 2 tàu khu trục, 2 tàu tuần dương cùng với soái hạm Blue Ridge của Hạm Đội 7 đã tiến vào Biển Đông trong lúc tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam, cùng một số nước láng giềng khác đang gia tăng căng thẳng. Trước đó, hai chiến hạm đổ bộ USS Ashland và USS Essex cùng với các binh sĩ Lữ đoàn Viễn Chinh 31 của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cũng vừa kết thúc một chuyến tuần tra tại Biển Đông. Hoa Kỳ cũng đang thương thuyết với Hàn Quốc về việc phối trí cụm tàu sân bay thứ hai này tại Hàn Quốc.

  • Theo lời một viên chức chính phủ Washington, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam, hai chính phủ đang thảo luận để Mỹ sử dụng Đà Nẵng như một địa điểm tồn trữ các trang bị quân sự trên danh nghĩa dùng để đối phó với các thiên tai và thảm họa thiên nhiên trong khu vực.

  • Ba tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Decatur DDG-73, USS Momsen (DDG 92) và USS Spruance (DDG 111)và của Hạm đội 3, đã được triển khai tới Đông Á. Đây đều là các tàu khu trục hiện đại nhất của Hải quân Mỹ hiện nay và được bố trí tại Hawaii. Ngoài ra, trong một cuộc nói chuyện tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (Center for Strategic and International Studies/CSIS), ở Washington D.C., Tư lệnh Thủy quân lục chiến, tướng John Wissler, cho biết sẽ triển khai ở nam Thái Bình Dương một đ ơn v ị t ư ơng t ự như đơn vị thủy quân lục chiến 31st đang đồn trú tại đảo Okinawa, Nhật Bản. Điều này sẽ cho phép quân đội Mỹ có thể hiện diện mạnh hơn tại khu vực rìa phía nam Biển Đông.

  • Kể từ ngày 14/06/2016, và liên tiếp trong ba ngày, Hải Quân ba nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ đã tham gia một cuộc tập trận có quy mô thuộc loại rầm rộ và phức tạp nhất từ trước tới nay tại vùng Biển Philippines. Cuộc tập trận hải quân ba bên Mỹ-Nhật-Ấn được xem là bước khởi đầu của việc hình thành một liên minh có khả năng định ra một trật tự mới trên vùng đại dương châu Á nhằm chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán với sức mạnh quân sự ngày càng tăng. Tiếp đó, ngày 19/6, hai hàng không mẫu hạm Mỹ USS John C. Stennis và USS Ronald Reagan cùng với 140 máy bay và 12,000 thủy quân bắt đầu cuộc tập trận tấn công ở ngoài khơi phía Đông Philippines, trong một hành động được xem là để bảo vệ đồng minh trước sức mạnh đe dọa của Trung Quốc tại biển Đông. Một tướng Mỹ là Phó đề đốc Marcus Hitchcock, chỉ huy trưởng không đoàn chiến đấu cơ khẳng định là không một hải quân nước nào có thể tập trung sức mạnh hùng hậu như thế.


Hai tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis (trái) và USS Ronald Reagan tập trận phối hợp, ảnh chụp ngày 18.6.2016 trên biển Philippines /// Hải quân Mỹ


Hai tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis (trái) và USS Ronald Reagan tập trận phối hợp, ảnh chụp ngày 18/6/2016 trên biển Philippines


VIỆT NAM



2016 đánh dấu sự chấm dứt kỷ nguyên Nguyễn Tấn Dũng và thay thế bằng tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.  Tình hình Việt Nam đã bắt đầu có những chuyển động mạnh mẽ sau chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Obama. Ngày 23/5/2016, trong chuyến thăm viếng Việt Nam đầu tiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Trong bài phỏng vấn với Reuters 2 hôm sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Việt Nam không tìm cách tăng cường hoạt động quân sự ở Biển Đông. Việt Nam không tăng cường quân sự nhưng Việt Nam cần phải bảo vệ chủ quyền, trước tiên là bằng các giải pháp hòa bình, ngoại giao và thậm chí là pháp lý. Ngày 26/5, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang cũng hy vọng Nhật Bản và các quốc gia khác sẽ nỗ lực giúp duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Trong cuộc hội đàm diễn ra chiều 28/5 tại Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe chia sẻ quan ngại sâu sắc về hành động tôn tạo, xây đảo trên Biển Đông.


KINH TẾ & TÀI CHÁNH: Các con số mà The Economist dự đoán về kinh tế Việt Nam năm 2016 bao gồm: tăng trưởng GDP là 6.8%; GDP đầu người khoảng 2,250 USD; lạm phát 3.6%; thâm thủng ngân sách là 3.8 tỷ USD.


  • Ngày 13/1, tập đoàn ANA, chủ sở hữu hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản, loan báo sẽ mua 8.8% cổ phần của Công ty Hàng Không Việt Nam trị giá 108 triệu đôla, để trở thành cổ đông chiến lược của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines.

  • Danh sách “Best Countries” (Những quốc gia tốt nhất) bao gồm 60 quốc gia, do trang US News của Mỹ phối hợp với công ty chiến lược thương hiệu BVA Consulting và trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania thực hiện. Đây là một bảng xếp hạng thường niên, nhưng năm nay là lần đầu tiên được công bố. Việt Nam đứng thứ 32 nhờ đạt được các tiêu chí: sự khác biệt và đặc trưng, mức độ cởi mở với kinh doanh, chất lượng cuộc sống, di sản, ảnh hưởng trên trường quốc tế, khả năng phát triển kinh doanh, mức độ hấp dẫn về du lịch, ảnh hưởng văn hóa… Các nước khác trong khu vực Đông Nam Á được xếp hạng gồm Singapore (15), Thái Lan (21), Malaysia (28), và Indonesia (42).

  • Trong diễn biến mới nhất ngày 25/5, Thượng viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) được công bố từ cuối năm 2015. Mặc dù để có hiệu lực, Nghị quyết này cần được Hạ viện thông qua và Tổng thống Mỹ Barack Obama ký thành luật. Nhưng hai quốc gia có quyền hy vọng về một tương lai tốt đẹp, như tiêu đề bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal cùng ngày:Kết thúc cuộc chiến cá da trơn”.

  • Theo Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương), trong 4 tháng đầu năm 2016, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam (chỉ đứng sau Trung Quốc) với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 13.92 tỷ USD, chiếm 13.3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, tăng 13.5% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 11.45 tỷ USD, nhập khẩu từ Hoa Kỳ 2.47 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại với Hoa Kỳ 8.98 tỷ USD, tăng 1.48 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015.

CHÍNH TRỊ & NGOẠI GIAO:

  • Trong công hàm số 344/HC-2015 đề ngày 29/12/2015, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc nêu rõ rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc và luật Biển 1982. Ngày 2/1/2016, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc Trung Quốc đã thực hiện việc bay thử nghiệm ra sân bay mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào cùng ngày.

  • Từ tháng 3 đến cuối tháng 5, 2016, các chiến hạm của Singapore (17/3), Pháp và Nga Sô (2/5) và Ấn Độ (cuối tháng 30/5), đã lần lượt cập Cảng quốc tế Cam Ranh. Đặc biệt Nhật Bản trong 2 tháng đã có 2 chuyến thăm viếng liên tiếp. Tháng 12/4 với 2 chiếc tàu khu trục Ariak (DD 109) và Setogiri (DD 156) và ngày 29/5 với 2 chiếc tàu vớt mìn Uraga (MST 463) và Takashima (MSC 603).


Image result for js arikate

Hai tàu hộ vệ của Nhật Bản cập cảng quốc tế Cam Ranh trưa 12-4, bên trái là tàu JS Ariake, bên phải là tàu JS Setogiri - Ảnh: Duy Thanh

blank

Ngày 29/5/2016, hai tàu vớt mìn JS Uraga và Takashima Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cập cảng Cam Ranh - Nguồn ảnh: Asahi Shimbun.


QUÂN SỰ & TĂNG CƯỜNG PHÒNG THỦ:  Sáu tháng đầu 2016 đánh dấu sự hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với Nga, Hoa Kỳ, Israel, Ấn Độ, Đức Quốc và Ý trong nỗ lực mua các hệ thống pháo bảo vệ bờ biển mới, phi cơ chiến đấu và vận tải, máy bay săn ngầm, tàu tuần tra bờ biển, tàu cảnh sát biển v.v…

  • Ngày 20/10/2015, trong bài viết "Xây dựng lực lượng phòng không - không quân hiện đại, bảo vệ vững chắc bầu trời" của Trung tướng Lê Huy Vịnh - Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đăng trên báo Quân đội nhân dân đã xác nhận việc Việt Nam đặt mua hệ thống tên lửa phòng không tối tân SPYDER do Israel chế tạo.

  • The Diplomat dẫn truyền thông Anh đưa tin, tháng 12/2015, Việt Nam công bố loại máy bay không người lái có tầm bay cao, thời gian bay dài, kích cỡ lớn. Bài báo ngày 28/12/2015 cho biết, máy bay nguyên mẫu của máy bay không người lái này được chế tạo xong vào đầu tháng 11/2015, sẽ bắt đầu bay thử trên bầu trời Biển Đông vào mùa hè năm 2016.

  • Ngày 8/3, Hải quân Việt Nam vừa khánh thành Cảng Quốc tế Cam Ranh, cung cấp dịch vụ cho cả quân sự và dân sự. Giai đoạn 1 đã hoàn tất với cầu tàu dài 640 m. Giai đoạn 2 sẽ hoàn thành cầu cảng dài 2 km, sâu 20 m, đủ sức chứa Hàng Không Mẫu Hạm trên 100,000 tấn.

blank

Cầu tàu cảng Quốc tế Cam Ranh – Giai đoạn I

  • Một số trang tin Mỹ hôm 16/3 trích lời Chỉ huy Bộ tư lệnh Hậu cần Lục quân, Tướng Dennis Via nói rằng Lục quân Mỹ có kế hoạch cất trữ thiết bị ở Việt Nam, Campuchia và một số nước khác ở vùng Thái Bình Dương, nhằm giúp các lực lượng Mỹ triển khai nhanh chóng hơn vì các thiết bị và tiếp liệu đã có sẵn tại chỗ. Mức độ dự trữ tùy thuộc thỏa thuận chiến lược giữa 2 nước. Báo Người Việt ngày 21/5 cũng lại loan tin Mỹ đang thảo luận với phía Việt Nam để lập kho tồn trữ trang bị quân sự ở nước này kể từ khi chiến tranh chấm dứt năm 1975, theo lời một viên chức chính phủ Washington D.C.

  • Theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ ngày 18/3, đô đốc Scott H. Swift - tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ và trung tướng John A. Toolan - tư lệnh thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương đã có chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Hai ông đã gặp đô đốc Phạm Hoài Nam - tư lệnh Quân chủng hải quân Việt Nam và Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, TTMT/QĐNDVN tại Bộ Quốc Phòng.

  • Ngày 13/4, một đoàn sĩ quan Hải quân Việt Nam đã có chuyến bay quan sát thử nghiệm trên máy bay tuần biển và săn ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ ở Hawaii.

Đoàn Hải quân VN trên máy bay săn ngầm P-3 Hải quân Mỹ - ảnh 3


  • Nikkei Asian Review ngày 26/6 bình luận, dường như Việt Nam đã tìm được phương án thay thế từ Nhật Bản, các máy bay săn ngầm đã qua sử dụng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản rẻ hơn (trong khi vẫn đảm bảo tính năng, nhu cầu sử dụng) nếu vũ khí Mỹ quá đắt.


CÁC CƯỜNG QUỐC TRONG VÙNG


NHẬT BẢN: Luật an ninh mới của Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 29/3/2016. Đây là bước tiến giúp Nhật Bản vượt ra bên ngoài khuôn khổ những khái niệm hòa bình, dân chủ mơ hồ và không còn thực tế trong bối cảnh địa-chính trị đang thay đổi nhanh chóng, cho phép Lực lượng phòng vệ Nhật Bản điều quân ra nước ngoài để hỗ trợ và bảo vệ các đồng minh, cũng như việc Tokyo đẩy mạnh hợp tác với các bên.


  • Theo tạp chí National Interest (Mỹ), Tokyo đang thiết lập một chuỗi phòng thủ gồm các khẩu đội tên lửa chống hạm và phòng không dọc 200 hòn đảo ở biển Hoa Đông kéo dài 1,400 km từ Nhật Bản tới Đài Loan. Đây là phiên bản chống tiếp cận được một cựu quan chức Nhật mô tả là “ưu thế áp đảo về hải quân và không quân” chống hải quân Trung Quốc.


NGA SÔ: Tại cuộc họp báo của hai ngoại trưởng Nga và Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 29/4, Nga đã ủng hộ lập trường của Trung Quốc là các nước không có tuyên bố chủ quyền như Mỹ chớ nên “can thiệp” vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trước đó, hôm 18/4, tại cuộc gặp ở Moscow, hai ông nói cả hai nước đều chống lại “việc quốc tế hóa” tranh chấp Biển Đông, đồng thời kêu gọi giải quyết thông qua đàm phán và tham vấn giữa “các bên liên quan”, một thuật ngữ mà Bắc Kinh sử dụng để loại ra những nước không có tuyên bố chủ quyền. Trên thực tế, quyền lợi của Nga sẽ quyết định Nga sẽ quyết định lập trường của Nga đối với các quốc gia liên hệ. Việc Nga không muốn quốc tế hóa Biển Đông lại không phải để vuốt ve Trung Quốc mà chính là ngăn Hoa Kỳ can thiệp quá sâu vào các vấn đề của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mặc dù Trung - Nga đều đối mặt với áp lực từ Hoa Kỳ và hợp tác mang tính tượng trưng giữa hai nước sẽ ngày càng tăng, nhưng do trình độ phát triển quân sự giữa hai nước khác nhau và thiếu lòng tin chiến lược, khả năng Trung - Nga kết thành đồng minh vẫn còn xa.

ẤN ĐỘ: Giới quan sát thời sự ngạc nhiên khi Ấn Độ cùng với Nga và Trung Quốc tuyên bố “không nên quốc tế hóa tranh chấp tại Biển Đông.” Từ 2002 đến nay, các ngoại trưởng của Ấn Độ, Nga và Trung Quốc vẫn duy trì hội đàm thường niên. Cuộc hội đàm năm nay diễn ra vào ngày 19 tháng 4 tại Moscow. Hai ngày sau, tuyên bố chung của cuộc hội đàm được công bố. Trong đó Biển Đông là vấn đề được Ấn Độ, Nga và Trung Quốc bày tỏ cả sự quan tâm lẫn sự đồng thuận rằng, tất cả những tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông cần phải được “giải quyết bằng con đường đối thoại giữa các bên có liên quan.” Tuy Ấn Độ, Nga và Trung Quốc cùng cho rằng, trong vấn đề Biển Đông, các bên phải tôn trọng Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cũng như tuyên bố chung về cách ứng xử tại Biển Đông (DOC) nhưng việc ủng hộ “đối thoại giữa các bên có liên quan” chính là sự hậu thuẫn cho Trung Quốc thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông.

  • Theo bản tin đăng trên tờ The Economic Times ngày 4/1, chính phủ Ấn Độ đã thông báo tới Quốc hội về việc thành lập một trạm theo dõi, tiếp nhận và xử lý dữ liệu vệ tinh cho các nước ASEAN, được đặt tại Việt Nam.

  • Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã sang thăm Việt Nam từ  5 đến 8/6. Phái đoàn bao gồm đại diện của hầu hết các công ty vũ khí chính yếu của Ấn Độ.

ÚC ĐẠI LỢI: Một tin nổi cộm là vụ vùng Lãnh Thổ Phía Bắc (Northern Territory) của Úc, đã cho tập đoàn Landbridge của Trung Quốc thuê cảng Darwin trong thời hạn 99 năm với giá chỉ hơn 500 triệu đô la Úc một chút, tương đương với khoảng 360 triệu đô la Mỹ. Dù rằng vụ này đã xảy ra từ tháng 10 năm ngoái, 2015, nhưng trong những ngày qua lại nổi cộm trở lại với thông báo hôm 18/03/2016 vừa qua của Bộ trưởng Tài chính Úc Scott Morrison. Theo quan chức này, kể từ ngày 31/03 tới đây, mọi dự án bán hoặc cho thuê các hạ tầng cơ sở quan trọng gồm cảng, sân bay, mạng lưới điện …, cho giới đầu tư tư nhân nước ngoài đều phải xin ý kiến Hội Đồng Thẩm Định Đầu Tư Ngoại Quốc của chính quyền liên bang Úc. Tuy rằng đây là một cảng tuy nhỏ, nhưng có giá trị chiến lược rất lớn trong chính sách xoay trục của Mỹ - mà đối tượng nhắm tới là Trung Quốc – lại lọt vào vòng kiểm soát của một công ty Trung Quốc, trên danh nghĩa là tư nhân, nhưng lại rất gần gụi với bộ Quốc Phòng Trung Quốc. Hoa Kỳ đã nhiều lần tỏ ý bất bình, thậm chí phê phán nước đồng minh là thiếu cẩn trọng, trong lúc chính quyền liên bang Úc thì cố tìm cách vớt vát.

  • Bản tin BBC ngày 26/4/2016 cho biết, Pháp đã giành được hợp đồng 50 tỷ đôla Úc (27 tỷ bảng) đóng 12 tàu ngầm cho Hải quân Úc, vượt qua các nhà thầu từ Nhật Bản và Đức. Thỏa thuận được Thủ tướng Malcolm Turnbull công bố là hợp đồng quốc phòng lớn nhất từ trước tới nay của Úc. Trung Quốc đã nhắc khéo nếu tàu ngầm mới của Úc tham gia gây sức ép quân sự thì sẽ gây thiệt hại cho quyền lợi của Úc, đừng quên rằng Trung Quốc là bạn hàng số một. Điểm hài lòng duy nhất của Trung Quốc là Nhật Bản bị loại trong cuộc đấu thầu chế tạo tàu ngầm cho Úc.

  • Australia hôm 12/5 đã hậu thuẫn Mỹ về cuộc hành quân tự do hàng hải của Mỹ gần một đảo đá có tranh chấp ở Biển Đông.

LIÊN ÂU: Động thái của Liên minh châu Âu (EU) và một số thành viên của khối này liên quan đến hồ sơ tranh chấp Biển Đông đang tạo ra nhiều chú ý:  

  • Gần đây, Hải quân Mỹ liên tiếp công khai hình ảnh tàu chiến Mỹ cùng tiến hành tuần tra chung với chiến hạm Pháp ở Biển Đông.

  • Tại Diễn đàn Shangri-La thứ 15 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã chính thức gửi đi thông điệp là Pháp sẽ có những động thái mạnh mẽ hơn liên quan đến Biển Đông. Sau đó, ông đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5-7/6.


CÁC NƯỚC ASEAN

Ngày 14/6, sau cuộc họp với Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc tại thành phố Ngọc Khê trong tỉnh Vân Nam, khối ASEAN đã đưa ra một tuyên bố với lời lẽ rất cứng rắn gián tiếp chỉ trích Trung Quốc qua việc bày tỏ “sự quan tâm sâu sắc” về những mối căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông và cảnh báo rằng những hành động như xây đảo nhân tạo và tiến hành hoạt động quân sự hóa trong vùng biển tranh chấp “sẽ gây tổn hại cho hoà bình, an ninh và ổn định của khu vực.” Lời tuyên bố bị rút lại mấy tiếng đồng hồ sau đó. Đây là lần đầu tiên ASEAN bị Bắc Kinh ép rút lại tuyên bố chung về vấn đề Biển Đông, họp báo chung bị nước chủ nhà trì hoãn hơn 5 tiếng, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan bỏ họp báo lên đường về nước. Dẫu sao thì thông điệp phê phán các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đã được công bố rộng rãi, qua báo chí cũng như qua trang web của bộ Ngoại Giao của ít ra là 5 nước ASEAN.

PHILIPPINES: Tòa trọng tài thường trực (PCA) cho biết sẽ công bố phán quyết của họ về vụ kiện của Philippines vào ngày 12/7.


  • Ngày 12/1/2016, tòa án tối cao Philippines đã phê duyệt Hiệp định Tăng cường Hợp tác Phòng thủ (EDCA) với Mỹ.

  • Vào tháng 3/2016, Philippines cho phép Mỹ triển khai quân lực tại năm căn cứ, trải đều trên khắp Philippines bao gồm gồm căn cứ không quân Basa, căn cứ Fort Magsaysay ở phía Bắc, căn cứ không quân chiến lược Antonio Bautista gần thủ phủ tỉnh đảo Palawan, cận kề quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, căn cứ không quân Mactan-Benito Ebuen nằm trên đảo Mactan ở miền trung trong khi căn cứ không quân Lumbia nằm ở đảo Mindanao ở phía nam. Một số căn cứ cũ của Mỹ nằm ở khu vực tây bắc Philippines như Naval Station Subic Bay, Naval Air Station Cubi Point và căn cứ không quân Clark không nằm trong thỏa thuận.

  • Ngày 14/4/2016,  Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tiết lộ quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành 2 cuộc tuần tra chung ở Biển Đông với Philippines và đang gia tăng sự hiện diện tại đây với các lực lượng và thiết bị luân phiên. Sau cuộc thao dượt quân sự Mỹ-Philippines kéo dài 10 ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter hôm 14/4 cho biết 5 phi cơ tấn công mặt đất A-10, 3 trực thăng H-60G và một phi cơ phục vụ biệt kích MC-130H sẽ được để lại ở Căn cứ Không quân Clark ở phía bắc Manila cùng 300 người của phi hành đoàn.

  • Trung Quốc vừa cho ngư dân Philippines đánh bắt ở gần bãi cạn Scarborough, động thái được cho là muốn lấy lòng Tổng thống tân cử của Philippines, theo South China Morning Post ngày 6/6.

  • Trong một thông cáo c ủa Hải quân Hoa Kỳ đưa ra ngày 16/6/2016, một phi đội gồm bốn phi cơ điện tử EA-18G Growler cùng với 120 quân nhân đã đến căn cứ Clark Air Base ngày 15/6 để yểm trợ các hoạt động thường xuyên của hải quân Philippines. Phi cơ EA-18G Growler được thiết kế để phát hiện, gây nhiễu và phá hủy các sóng radar của địch, cũng như làm rối loạn các cuộc tấn công bằng vũ khí điện tử của đối phương. Phi đội của Mỹ cũng sẽ yểm trợ các hoạt động thuờng xuyên nhằm “nâng cao hiểu biết về hàng hải khu vực và bảo đảm việc tiếp cận các vùng biển và vùng trời theo đúng luật pháp quốc tế”.


ĐÀI LOAN: Tân chính phủ Đài Bắc hôm 31/5 tỏ ý cho thấy sẽ có quan điểm cứng rắn hơn nữa về biển Đông, và theo nhận định của giới quan sát, điều đó có thể làm “vừa lòng” Bắc Kinh, nhưng lại khiến các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Đông Nam Á, như Việt Nam và Philippines, cảnh giác. Tuy nhiên, Đài Loan có thể tham dự một liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo.


MALAYSIA & INDONESIA & BRUNEI: Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi hôm 5/5 cho hay Indonesia, Malaysia và Philippines đã đồng ý phối hợp tiến hành tuần tra ở những vùng hay có cướp biển ở Biển Đông. Bà nói 3 nước cũng sẽ lập các trung tâm ứng phó với khủng hoảng để xử lý những trường hợp khẩn cấp trên biển. Việt Nam không tham dự buổi họp này. Trước việc Trung Quốc ra oai tại Biển Đông, Malaysia đang cân nhắc phản ứng cứng rắn hơn. Trong một phóng sự công bố hôm 1/6/2016, hãng tin Anh Reuters đã đưa ra nhận định như trên về chuyển biến gần đây trong chính sách Biển Đông của Kuala Lumpur, từ một thái độ nhẫn nhịn đang ngày càng có dấu hiệu cứng rắn hơn trước các động thái hung hăng áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng đã thăm quần đảo Natuna nhằm khẳng định chủ quyền của Indonesia với quần đảo trên biển Đông.


CAMPUCHIA VÀ LÀO: Hai nước này nhất là Campuchia giữ chính sách thân Bắc Kinh nhưng họ cũng phải rất thận trọng. Nếu một liên minh gồm các cường quốc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Singapore, Việt Nam hình thành thì 2 nước này sẽ đối diện những khó khăn trong đường lối ngoại giao.


KẾT LUẬN

Không một nước nào, kể cả Hoa Kỳ có thể ngăn chận Trung Quốc trong việc xây các đảo nhân tạo tại Biển Đông. Chiến lược của Trung Quốc là dồn ép Mỹ đến tận đỉnh điểm, rồi sau đó đánh giá giới hạn của Mỹ. Và một khi nhận thấy Mỹ chỉ phản ứng chiếu lệ, Trung Quốc sẽ gia tăng sức ép mạnh hơn để tạo ra giới hạn mới. Trung Quốc đã chứng minh rằng, họ xem chiến tranh là phương tiện để đạt được mục tiêu ở Biển Đông và Bắc Kinh chỉ xem xét các lựa chọn thay thế khi hiểu ra rằng nó không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến và phải trả giá quá đắt cho hành động của mình. Nếu trong thời gian sắp tới, Trung Quốc nâng cấp bãi đá Scarborough thành đảo nhân tạo, chiếm bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) của Philippines và quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Trường Sa mà không gặp sự ngăn chận của Hoa Kỳ thì xem như Hoa Kỳ, dù bất cứ lý do nào, đã thất bại trong nỗ lực ngăn chận âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, luật pháp quốc tế và rủi ro mất uy tín chỉ là những chuyện phụ. Trung Quốc chỉ sợ sức mạnh quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ cũng như thế liên minh chặc chẻ của các quốc gia trong vùng.

trung quoc se xay them mot dao nhan tao moi o bien dong

Các nguồn tin ngoại giao ngày 20/6/2016, hãng tin Kyodo biết là Trung Quốc đã nói với các nước châu Á khác là họ có thể rút ra khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để trả đũa, nếu như Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết trái với lập trường của Bắc Kinh trong các tranh chấp ở Biển Đông. Như vậy, việc hình thành một liên minh gồm các cường quốc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Singapore, Việt Nam và có  thể  cả Đài Loan và Pháp, là một điều cần thiết với khả năng định ra một trật tự mới trên vùng đại dương châu Á nhằm chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán với sức mạnh quân sự ngày càng tăng.


Hồ sơ: ITN-070116-QT-Tinh hinh Bien Dong sáu tháng đầu 2016.doc


Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
Tu chỉnh: 1  tháng 7 năm 2016




.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.